Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Làm gì khi trẻ hay bịa chuyện docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.16 KB, 5 trang )




Làm gì khi trẻ hay bịa
chuyện
Nhiều khi, con trẻ bịa chuyện chưa hẳn là vì muốn lừa dối bố mẹ. Khi 3
- 4 tuổi, đầu óc đứa trẻ còn chông chênh giữa thực tế và tưởng tượng.

Và vai trò của chúng ta là phải giúp con phân biệt đâu là sự thật.

Trẻ muốn gì khi kể chuyện bịa?



Chính câu chuyện kể của trẻ sẽ cho chúng ta chìa khoá giải mã

Bé Bi 4 tuổi, đi học về kể với mẹ rằng bạn của bé bị chết vì bệnh nặng. Khi
gặp cô hiệu trưởng để hỏi thêm thông tin về chuyện này, mẹ Bi mới biết
rằng điều đó hoàn toàn không có thật. Bà kể: "Thằng bé nói chắc chắn đến
nỗi tôi cũng tin theo. Tôi thực sự không hiểu chuyện gì xảy ra trong đầu nó
ngày hôm đó".

Thực ra, chính câu chuyện kể của trẻ sẽ cho chúng ta chìa khoá giải mã. Để
thoát khỏi những ràng buộc trong cuộc sống hằng ngày, nhiều trẻ bịa ra
những câu chuyện, trong đó mình là "người hùng" bởi vì chúng nhanh chóng
hiểu được tác động của những câu chuyện này đến người nghe.

Những giờ nghỉ giải lao ở lớp học là dịp để trẻ tuôn ra những chiến công
tưởng tượng để thu hút sự chú ý của bạn bè. Một cậu bé đi học về kể rằng,
trường học bị cháy, cậu đã giúp lính cứu hoả dập tắt đám cháy. Cha của bé
cười và khi biết rằng không ai tin mình, cậu bé đã bật khóc nức nở.



Các chuyên gia tâm lý giải thích: ngay cả khi bịa chuyện để thu hút sự chú ý
của chúng ta, con trẻ đã thực sự đắm chìm trong những câu chuyện của mình
và tin những điều mình kể.

Thái độ của cha mẹ



Bạn đừng đánh giá đạo đức trẻ là như thế này, thế nọ

Cha mẹ nên phản ứng thế nào trước những câu chuyện này của trẻ. Trước
tiên, đừng bi kịch hoá tình huống. Để biết sự thật mà con trẻ muốn thể hiện,
chúng ta phải nghe nó nói dối như thế nào. Sẽ rất sai lầm nếu bạn la mắng
hoặc trừng phạt trẻ. Nếu những câu, từ đó có "dối" đi nữa thì cũng xuất phát
từ một cảm giác thật của con. Tốt nhất là tìm hiểu sự thật mà trẻ diễn tả qua
những câu chuyện bé bịa.

Bạn đừng đánh giá đạo đức trẻ là như thế này, thế nọ nhưng cũng đừng để
trẻ kể huyên thuyên mà không phản ứng. Ai cũng biết rằng không nói gì tức
là đồng ý. Vì vậy, công việc của chúng ta là phải giúp trẻ phân biệt giữa thực
tế và tưởng tượng. Hãy đối thoại với trẻ khi bạn nghi ngờ tính xác thực của
câu chuyện và khuyến khích trẻ tiếp tục kể nhiều hơn.

Hãy chọn phản ứng hóm hỉnh để chứng tỏ rằng bạn không bị lừa mà không
làm căng thẳng tình hình. Khi một đứa trẻ dính đầy sôcôla trên người mà
khẳng định, nó cho chó ăn cái bánh và chính con chó làm bẩn nó, bạn có thể
trả lời kèm theo nụ cười: "Con có chắc không? Có phải đó là con chó nhỏ
mặc quần màu vàng áo màu xanh, hơi giống con phải không?"


Theo các chuyên gia tâm lý, các tốt nhất để phân biệt thật - giả là hãy luôn
nói thật với con.

×