1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỘC NGƯỜI KHMER Ở
NAM BỘ
Cho đến nay, việc nghiên cứu nhân chúng học và khảo cổ học ở vùng Đông
Nam Á tuy đã có bước phát triển mạnh mẽ nhưng nhiều vấn đề về người Khmer cổ
đại ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay vẫn là một vấn đề còn đang phải
nghiên cứu nhiều. Tuy vậy, theo một số công trình khoa học về nhân chủng và khảo
cổ trong thập niên gần đây cũng đã hé mở được một số vấn đề về nguồn gốc và sự
hình thành tộc người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt khảo cổ học,
những kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy: Ở thời kỳ đồ đá mới, ít nhất có 3 loại
hình nhân chủng cư trú ở Campuchia: Nêgritto, Proto Mélanesien và Indonesien.
Các nhóm Mélanesien và Indonésien hiện vẫn hãy cịn hiện diện trong các nhóm
dân tộc ở vùng đồi núi Campuchia. Ngơn ngữ của các nhóm này gần gũi với người
Thái và Xêmăng ở Malacka. Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng nói (ngơn
ngữ) của các nhóm này có thể đã phổ biến ở phần lớn Đông Dương trong thời kỳ
đồ đá mới. Trong khi đó, tiếng Khmer có mặt ở vùng này chậm hơn.
Nghiên cứu về mặt nhân chủng, bác sĩ G. Olivier – một nhà nhân chủng học
nổi tiếng người Pháp cho biết, người Khmer (Campuchia) có họ gần gũi với nhóm
người tiên Mã Lai, nhưng cũng không đồng nhất lắm mà đã lại tạp nhiều do họ từ
hướng Tây Bắc đi xuôi vào các hành lang của Campuchia trước năm 2000 (trước
công nguyên) cộng cư với dân bản địa. Từ thế kỷ thứ III trước công nguyên đến thế
kỷ thứ X sau công nguyên, nhiều người n đã di cư đến đây làm ăn, tạo ra quá trình
pha trộn chủng tộc với người Campuchia. Đến thế kỷ XI trở đi, người Mã Lai,
người Thái di cư rầm rộ vào Campuchia đã làm cho chúng tộc người Khmer bị lai
tạp thêm và ngày càng trở nên khó xác định).
Trong khi đó, ở đồng bằng Nam Bộ ngày nay cũng đã tồn tại một bộ phận
lớn người Khmer cổ (theo cách gọi của chúng ta). Xét về sự hình thành tộc người
này, GS Ruffié - nhà nhân chủng học người Pháp đã đưa ra những luận cứ xác định
nguồn gốc tộc người Khmer ở đồng bằng Nam Bộ dựa trên những thành tựu về
huyết chủng học (chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu tính chất di truyền của hệ
thống tuần hoàn trong cơ thể người). Trên cơ sở nghiên cứu huyết chủng học của
các sắc dân ở vùng Đông Nam Á trên phạm vi dân tộc, đã cho phép ông xác lập
được những cơ sở khoa học về sự khác nhau giữa những yếu tố huyết học của các
sắc dân nơi đây. Những yếu tố huyết học được xác định là ABO, RHÉSUS, KELL,
DIEGO, SUTTER, UIA, HBE và HBC, Trên cơ sở so sánh những đặc điểm huyết
chủng, ông đã thành lập bản đồ phân bố chủng loại màu theo sắc dân hoàn toàn mới
mẻ và chỉ ra sự khác biệt nổi bật về huyết cầu HBE giữa các dân tộc: người Việt
(1%); người Thái (15%), người Campuchia (28%)... Đối với người Khmer ở Nam
Bộ, chỉ số này là 2%, Kết quả này có thể cho phép ta xác định tộc người Khmer
Nam Bộ có nguồn gốc từ Vãh Nãh (Phù Nam) mà từ cuối thế kỷ thứ VỊ trở đi đã bị
bộ tộc TchenLa (Kampuchäh hay Chân | Lạp) thống trị và đồng hoá dân trong
khoảng gần 1000 năm (từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ XV). Cho đến khi đồng bằng
Nam Bộ thuộc quyền quản lý của triều đình nhà Nguyễn thì tính chất đồng hố trên
mới ddược xố bỏ và cho đến nay, người Khmer Nam Bộ đương nhiên là một thành
viên trong cộng đồng các dân tộc cùng chung một tổ quốc: VIỆT NAM.
2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH XÃ HỘI
So với các dân tộc khác hiện đang cư trú trong vùng, dân tộc Khmer là lớp di
dân sớm nhất đến khai khẩn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trước thế kỷ thứ X
thế kỷ XI, giữa một vùng hoang vu, lầy lội, từ những ngày đầu lập nghiệp, người
Khmer buộc phải chọn lấy những giống cát lớn để dựng nơi ở. Vốn là cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước, lại sống trong điều kiện biệt lập một thời gian dài, lại phải
chịu sự chi phối và quản lý của bất kỳ quốc gia nào vào thời đó, nên các di dân dễ
dàng chọn cho mình những địa điểm thích hợp để sinh sống. Hơn nữa, di dân ở
những thời điểm này là di dân tự nhiên diễn ra đơn lẻ, chưa đủ lực lượng để tác
động làm thay đổi mạnh mẽ địa lý tự nhiên khu vực vì sự phân bố tản mạn theo
nhóm nhỏ. Sau đó, trong quá trình hoạt động sống và khai phá đất đai, để chống
chọi với môi trường thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt và thú dữ, đạo tặc... những
nhóm dân cư Khmer cổ đã liên kết lại với nhau và tổ chức thành những điểm tụ cư,
hình thành đơn vị xã hội của mình,
Lúc này sự phân hố giai cấp chưa diễn ra sâu sắc, tính cộng - động của
những người cùng số phận được đề cao tính dân chủ, - bình đẳng giữa các thành
viên được coi trọng... Do đó, họ đã tạo lập ra một tổ chức thiết chế xã hội truyền
thống, thích ứng với điều kiện canh tác lúa nước và để phịng ngừa bất trắc, khó
khăn của mơi trường thiên nhiên. Đó là tổ chức xã hội cộng đồng, cộng cử với bộ
máy quản lý được tổ chức dựa trên cơ sở tự quản, mang nhiều yếu tố dân chủ cơng
xã nơng thơn. Một đặc điểm khác có thể thấy rõ là vào thời điểm này, yếu tố dân
tộc, họ tộc tuy có sơng chưa đủ lớn để hình thành nên những tổ chức xã hội riêng
như những dạng phum họ tộc, phum thân thuộc sau này. Thêm nữa, khi đến đồng
bằng Nam Bộ người Khmer cũng đã mang theo tơn giáo của mình – là Phật giáo
pha trộn với Bà la môn giáo. Phật giáo Theravada – vốn chỉ mới được thịnh hành từ
thế kỷ thứ XV như một tơn giáo dân tộc. Chính tại nơi đây, Phật giáo Nam tông
Khmer vừa đáp ứng được nhu cầu tâm linh của nhân dân trong việc đối phó với
những tác động thiên nhiên, vừa là yếu tố, chỗ dựa tinh thần trong việc giải thoát
những cùng quẫn của hiện thực xã hội nên trở thành men cố kết, quy tụ mọi thành
viên trong cộng đồng theo giáo lý, nghi lễ của Phật giáo. Văn hố tộc người cư dân
nơng nghiệp lúa nước kết hợp với giáo lý Phật môn đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời
sống cộng đồng và để lại dấu ấn đậm nét trong bộ máy tự quản truyền thống - phum
(tổ chức xã hội vị mô - micro).
Từ thế kỷ XII, người Khmer nghèo khổ trốn tránh sự bóc lột hà khắc, nạn lao
dịch nặng nề của giai cấp phong kiến và vua chúa các triều đại Angkor, đã tìm cách
di cư đến đồng bằng Nam Bộ màu mỡ, tạo nên những đợt di cư cơ chế Những đợt
di dân này tạo nên những thay đổi căn bản đối với những vùng địa lý thiên nhiên do
những hoạt động khai phá, lập nên những vùng sinh thái nhân văn mới. Q trình
này gắn liền với sự phân hóa giai cấp bắt đầu xuất hiện, đồng thời các yếu tố họ tộc
cũng dần mạnh lên nên một dạng tổ chức xã hội nội bộ hình thành và phát triển, tạo
thành một cơ chế quản lý xã hội rất đặc thù của người Khmer Nam Bộ. Đó là cơ
chế quản lý lưỡng hợp: Xã hội - Tơn giáo mang tính chất cơng xã sóc (tổ chức xã
hội vĩ mơ - macro). Nhưng dù sao, tính chất cố kết truyền thống và tính tự quản, tự
trị chưa có hệ thống chính quyền vẫn là điều cần thiết đối với sự tồn tại của cộng
đồng, nên các dạng phum vẫn không thể tách rời khỏi sự quản lý của bộ máy điều
hành chung lớn hơn là sóc. lalinks ed - Thật ra, theo nhiều nguồn sử liệu cho biết
thì từ những năm 300 – 200 trước Cơng ngun, đã có những nhóm người “tiền
Khmer” xuất hiện ở đồng bằng Nam Bộ, họ sống tập trung lại thành những tập thể
láng giềng, định cư trên một điểm, bám sát đất trồng trọt gọi là phum. Phum lớn có
khoảng 50 - 60 gia đình, phum nhỏ thì có từ 10 - 15 gia đình, nhà cất bằng gỗ và
lợp bằng lá dừa nước. Khi nền văn hoá Phù Nam tàn lụi, một bộ phận dân cư đã di
trú đến vùng Đông Nam Bộ (ngày nay), cư trú rải rác trên các giống đất cao, một số
khác trôi dạt vào các vùng núi cao Hà Tiên, An Giang (ngày nay) sống phân tán
bằng nghề nông và ngư nghiệp. Sau đó, q trình mở mang lãnh thổ Việt và những
cuộc chiến tranh bộ tộc ở vùng Nam Trung Bộ ngày nay (bao gồm các tiểu quốc
như Ba Lịa, Chu Nai. Xương Tịnh, Chân Lạp ...) một lần nữa đã đấy các nhóm ng
Khmer ở đó tìm cách vượt sông Tiền đến định cư ở Nam Bộ. Như vậy, đến thế kỷ
XV, ở đồng bằng Nam Bộ về cơ bản có 3 nhóm dân cư quần tụ trên 3 khu vực: Sóc
Trăng - Bạc Liêu, Trà Vinh - Vĩnh Long và Hà Tiên - An Giang.
Đến thế kỷ thứ VIII, cùng với quá trình khai phá vùng Mang Khảm thành lập
trấn Hà Tiên, vùng đất Kiên Giang được mở rộng theo hướng ngược từ Hà Tiên lan
toả ra các vùng phụ cận chung quanh, cư dân Khmer cùng với các dân tộc Kinh,
Hoa ở Hà Tiên, An Giang tiến sâu vào Nam Bộ hình thành nên bộ phận dân cư
Khmer Nam Bộ ngày nay.
Như vậy, sự hình thành xã hội Khmer Nam Bộ mang một số đặc điểm đáng
lưu ý như sau:
- Thứ nhất, xuất phát từ nguồn gốc là dân cư nơng nghiệp, xã hội Khmer
mang tính thuần nơng, lấy canh tác nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu.
- Thứ hai, xã hội Khmer Nam Bộ mang tính truyền thống, cơ chế quản lý
lưỡng hợp (xã hội – tôn giáo), ít nhiều có tính chất cơng xã.
- Thứ ba, xã hội Khmer Nam Bộ chủ yếu hình thành từ quá di dân theo chiều
ngược (tức là đi theo quá trình khai phá mở đất từ rìa ngồi vào sâu nội địa) mang
nhiều yếu tố hỗn dung và giao thoa văn hóa.
Ngồi ra, do nằm gần với nguồn gốc văn hóa Khmer Campuchia và do tính
chất cộng sự dân tộc lâu đời nền văn hố Khmer vừa mang tính bảo lưu truyền
thống lại vừa mang nhiều yếu tố mở của Đồng bằng sông Cửu Long tạo nên những
đặc trưng riêng của văn hoá Khmer Nam Bộ.
3. TẬP QUÁN CƯ TRÚ
Tập quán cư trú của người Khmer Nam Bộ được hình thành do nhiều yếu tố
khác nhau: nguồn gốc lịch sử tộc người, địa lý tự nhiên, đặc điểm hoạt động kinh
tế, sự giao lưu văn hoá, những biến động của xã hội ... Tổng hợp tất cả những yếu
tố trên tạo thành phương thức cư trú và tập quán của người Khmer Kiên Giang.
3.1. Phương thức cư trú trên đất giồng
Có thể nói, đất giồng là nơi cư trú đầu tiên của người Khmer.Trong thời kỳ
lịch sử xa xưa khi đồng bằng Nam Bộ chưa được khai phá, phần lớn nơi đây hoang
vu, ngập nước, lầy lội ... thì chân giồng là nơi dừng chân thích hợp đầu tiên của con
người để từ đó dần dần lấn đất, khai mở ra xung quanh. Đất giồng được tạo thành
do sự phân chia dịng chảy của các con sơng mang nhiêu phù sa, mặt trên là đất cát
pha thịt, dưới sâu là đất sét. Do đó, vừa dễ thốt nước ở mặt trên lại giữ được nước
ở dưới sâu. Cũng như gò, đất giống cao hơn mặt ruộng, nhưng lại khá rộng hơn về
bề ngang nên có thể cất nhà để ở, vừa có đất để trồng một số loại hoa màu, cây ăn
trái... Do diện tích lớn nên trên giơng thường có thể lập thành nhiều phun hoặc
nhiều sóc , dân cư quần tụ sinh sống và sinh hoạt cộng đồng thuận lợi, đơng đúc
Lúc đầu, dân cư lập phum, sóc ngay ở phần giữa của giống nên thường trục giao
thông chính nằm ở giữa và dân cư phát triển dọc theo hai bên đường, tạo thành
“xương sống” của khu vực. Sau đó, q trình khai khẩn đất hoang ngày càng mạnh
mẽ, đồng thời dân cư mỗi ngày một đông lên, nên các phum lập sau lần lượt được
phát triển về phía ngồi, đất canh tác được mở rộng ra vùng chân giống (đất “đây
tua”), đất đai màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa và các loại hoa màu mà họ canh
tác trên những khoảng trống giữa các giống chính và giống nhanh, nơi đây có loại
đất rất tốt (đất “lat tơ”), có thể dùng để canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.
3.2. Phương thức cư trú trên đất ruộng
Dưới áp lực của sự gia tăng dân số và cả việc các phần đất | tốt, thuận lợi cho
sản xuất trên giống đã được sở hữu hết, những
người Khmer mới đến (do di dân tự nhiên và chuyển cư tại chỗ) hoặc những
hộ Khmer mới tách ra phải đi xa hơn, vào sâu hơn khai phá những mảnh đất xa
giồng hơn. Để tiện lợi trong quản lý đất ruộng đồng thời cũng để giải phóng với
dân cư trong các phum, sóc, người Khmer bắt đầu chuyển xuống các vùng đất
ruộng tạo lập thành các phum mới ...Với cách cư trú này, phổ biến là dạng đồng
bào Khmer quần tụ thành những cụm nhỏ dọc theo các con kênh. Tuy cư trú trên
đất ruộng nhưng người Khmer vẫn đắp đất để tạo thành những khoảng gò “nhân
tạo” để cất nhà. Kiểu cư trú độc đáo này phản ánh một tập qn cư trú đã thành thói
quen và khả năng thích ứng sáng tạo của người Khmer trong cuộc đấu tranh sinh
tồn để khai phá vùng đất này.
3.3. Phương thức cư trú theo ven sông kênh rạch
Hệ thống kênh rạch ở Nam Bộ nhìn chung rất phong phú với đủ các loại như:
sông (tự nhiên và nhân tạo), kênh (tự nhiên và nhân tạo), rạch, lạch, xẻo... có thể
nói khá chắc chắn rằng . phương thức cư trú ven sông kênh, rạch đường giao thông
thuỷ là hiện tượng phổ biến khá đặc trưng của người Khmer ở Nam Bộ, kể cả ở
những vùng hệ thống thuỷ lộ tương đối hạn chế hoặc kém phát triển.
Hệ thống sông, kênh, rạch ở Nam Bộ chiếm vị trí vơ cùng quan trọng đối với
hoạt động sản xuất nơng nghiệp nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung. Đó vừa
là nguồn tài nguyên nước dồi dào tưới tiêu đồng ruộng, để sinh hoạt, vừa là nơi
chứa đựng nguồn tài nguyên thủy sản phong phú dồi dào phục vụ bữa ăn hàng
ngày, vừa tham gia điều tiết lũ, lụt hàng năm từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về
mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ. Đồng thời, đó cũng là hệ thống
đường giao thơng, lưu thơng hàng hố, mua bán sản phẩm. Chính vì vậy, Sống
kênh, rạch ln gắn liền với hoạt động lao động sản xuất và đời sống nhân dân,
nhất là đối với cư dân sống bằng nghề trồng lúa nước. Phần lớn phum, sóc ở nơng
thơn Nành Bộ phát triển dọc theo các con sông, kênh, rạch và bị biến dạng đi nhiều,
ít mang tính chất quần tụ đậm đặc như trên đất rộng, mà phân tán theo chiều dài ...
Dọc theo bờ sông, bờ kênh, các ngôi nhà của người Khmer được xây dựng nối tiếp
nhau, mặt trước quay ra kênh rạch, mặt sau quay về phía ruộng, khn viên xung
quanh nhà gần giống với nhà của người Kinh. Trước nhà có khoảng sân rộng, bên
hơng nhà có một ít đất trống, phía sau nhà có khi là mảnh vườn nhỏ, có khi là ao cá,
mương vườn, phía xa là đất ruộng. Ngăn cách giữa hai nhà có thể là con mương
bao hoặc có khi là một hàng rào ước lệ cũng có khi là một mơ đất chạy thẳng từ
trước đến sau ra bờ ruộng.
3.4. Phương thức cư trú dọc theo trục lộ giao thông nhà đường bộ
Nếu như cư dân trên đất giồng là phương thức quần cư truyền thống của
người Khmer Nam Bộ ngày nay, phương thức cư trú dọc theo đường giao thông bộ
đang dần trở nên phổ biến hơn. Nhận thức về tính tiện lợi đối với việc sinh sống ở
gần đường giao thông ngày càng được chú ý nhiều hơn, vì điều đó sẽ tạo điều kiện
tốt hơn trong việc đi lại, vận chuyển, mua bán sản phẩm, vật tư, học hành, giao lưu,
quan hệ qua lại ... Do vậy, hầu hết các vùng có trục lộ giao thơng đường bộ đi qua,
nhà ở của cư dân Khmer phát triển khá nhanh. Do dấu ấn quần cư trên đất giống
vẫn còn đậm nét và kinh nghiệm sống chung với điều kiện bất lợi của tự nhiên (lũ,
lụt), nên người Khmer vẫn có tập quán đắp nền, tôn. Đển nhà hoặc cả khuôn viên
nhà lên cao. Quan sát toàn cảnh một phum Khmer theo dạng này, chúng ta vẫn có
thể nhận thấy được cao độ của phum so với chân đất từ 40 – 50 cm, họ cịn có nơi
cao hơn, tạo thành giống hẹp nhân tạo với bề ngang từ 30 – 40 cm. Kiểu cư trú dọc
theo các trục lộ giao ông của người Khmer là hệ quả của quá trình phát triển
mạng lưới giao thông đường bộ, đồng thời cũng là sự thích ứng với điều kiện
sản xuất trong cơ chế kinh tế mới - kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù dọc theo các trục đường giao thông và tụ cư
quanh các chợ nông thôn, nhưng tỷ lệ hộ dân Khmer hoạt động thương mại, buôn
bán vẫn cịn khá trầm lắng, chủ yếu là bán bn bán lẻ (<5%) và phần lớn vẫn sống
bằng hoạt động nông nghiệp. Điều này cho thấy sự đổi thay tập quán cư trú chỉ là
một yếu tố thích nghi với hồn cảnh kinh tế mới, chứ hoàn toàn chưa phải là nhu
cầu của sự chuyển đổi từ hoạt động nông nghiệp sang hoạt động thương mại – dịch
vụ.
3.5. Phương thức cư trú ven chân núi .
Đây có lẽ là kiểu cư trú cổ truyền của người Khmer ở Kiên Giang và An
Giang. Ở các vùng có núi (hịn) như vùng Hà Tiên, Hòn Đất, cư dân Khmer trước
đây thường thiết lập các phum, sóc quanh các sườn đồi, núi thành từng lớp từ triền
núi trải dài xuống chân núi. Phần ruộng đất được ngăn cách với các phun, sóc bằng
con đường chạy quanh chân núi. Hình thức này ngày nay vẫn còn tồn tại nhưng đã
được biến thể ngày càng mạnh mẽ, chuyển dần sang dạng cư trú ven kênh, rạch và
dọc theo các trục lộ giao thông đường bộ.
Như vậy, chỉ xét riêng tập quán cư trú của người Khmer, chúng ta có thể thấy
những nét khá đặc biệt như sau:
- Nguồn gốc hình thành tập quán cư trú của người Khmer Nam Bộ bắt nguồn
từ nhiều yếu tố, nhưng nổi bật hơn cả là hoàn cảnh địa lý tự nhiên, áp lực gia tăng
dân số cộng đồng và điều kiện hoạt động kinh tế. Trong đó, sự thích nghi để phát
triển sản xuất, cải thiện đời sống là yếu tố cơ bản hiện nay tạo nên những thay
đổi tập quán cư trú truyền thống.
- Trong quá trình phát triển cộng đồng, người Khmer Nam Bộ có 5 phương
thức cư trú thích nghi với hoạt động kinh tế đặc trưng của mình – canh tác cây lúa –
theo địa lý cư trú. Sự phân chia trên đây chỉ mang tính tương đối bởi trong thực tế
thì có nhiều nơi người Khmer cư trú trên một địa bàn có nhiều loại hình địa lý khác
nhau. Nói khác đi, đó là kiểu cư trú hỗn hợp nhiều phương thức trên cơ sở thích
nghi với điều kiện tự nhiên. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam nói
chung và Nam Bộ nói riêng, ngày nay các phương thức đó đã chuyển thể và thu
gọn thành 2 kiểu cư trú cơ bản, phổ biến là: kiểu cư trú tập trung trên vùng đất cao
(giống, gò) và kiểu cư trú phân bố theo chiều dài dọc theo các trục lộ giao thông
thuỷ, bộ, kể cả ở những vùng ven chân núi.
- Tập quán cư trú của người Khmer Kiên Giang thể hiện khá rõ nét những giá
trị văn hoá đặc sắc của nền văn minh lúa nước”, biểu hiện qua một số điểm sau:
+ Thể hiện tính thích nghi với hồn cảnh kinh tế - xã hội.
+ Bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống tộc người
+ Tận dụng môi trường tự nhiên xung quanh để tồn tại và phát triển.
Có thể nói, địa bàn cư trú của cộng đồng Khmer cũng dịch chuyến dần từ tập
quán cư trú truyền thống sang phương thức cư trú.
Điều đó cho thấy những giá trị mới đang hình thành mà trước hết là biểu hiện
nhân văn về sự hồ nhập giữa văn hố tộc hi và sự phát triển của xã hội nông thôn
hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần đáng lưu ý trong tập quán cư trú này:
chưa khai thác hết những ưu thế địa lý xã hội trong cư trú để tạo nên sự đa dạng
trong phát triển một số hoạt động kinh tế; sự phát triển theo chiều dài (hàng dọc),
gây nên những khó khăn trong đầu tư các vấn đề phúc lợi cơng cộng, thiết chế văn
hố nói chung và thiết chế văn hố Khmer nói riêng. Ở một số mặt khác, sự phân
bố theo chiều dọc cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên các chợ
ven đường (chợ “chồm hổm” hay chợ “cóc”), gây nên mất trật tự, thiếu an toàn và
hạn chế mỹ quan đường phố, vi phạm Nghị định 36/CP của Thủ tướng Chính Phủ.
4. THIẾT CHẾ XÃ HỘI
4.1. Sóc của người Khmer
Theo tổ chức xã hội truyền thống, sóc là một đơn vị xã hội . khu vực. Từ
“Sóc” theo tiếng Khmer có rất nhiều ý nghĩa: là xứ, vùng (neakata méchar brok:
Ông tà chủ xứ), là địa phương, quê hương (Neak srók : người bản địa), là vùng
quê, miệt vườn (srók sre: miệt ruộng)... ở người Khmer Campuchia, sóc là đơn vị
hành chính tương đương cấp quận, huyện nhưng đối với người Khmer Nam Bộ,
mới được dùng để chỉ một đơn vị cư trú theo quy mô, của xã hội tự quản truyền
thống (tương đương với làng của người Việt, buôn của người Tây Ngun). Vì
khơng nằm trong hệ thống quản lý hành chính Nhà nước nên thơng thường hiện
quy đồng bào Khmer gần như đồng nhất phum và sóc trong cách gọi của mình, với
nghĩa định vị nơi mình cư trú thuộc về đơn vị quản lý (truyền thống) nào mà thôi.
Thật ra, trong tổ chức quản lý xã hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ
có 2 loại hình tụ cư rõ ràng, có sự phân biệt về chức năng và cấu trúc. Đó là phum
(kiểu tổ chức xã hội micro) và sóc (kiểu tổ chức xã hội macro). Các sóc cổ thường
cư trú trên đất giồng, tuỳ theo quy mô lớn hay nhỏ, dài hay ngắn, rộng hay hẹp, mà
sự phân bố các phun trực thuộc có những thay đổi khác nhau. Tại Nam Bộ, chúng
ta có thể hình dung sóc truyền thống của người Khmer như sau: mỗi sóc thường
chiếm lấy một giống đất hoặc một đoạn của khúc giống giữa các sóc, có sự quy
định ranh giới rõ rệt theo quy ước của dân giữa các sóc (ví dụ có thể là một rặng
tre, một con đường mòn, một khoảng đất hẹp, một cây cổ thụ hoặc một con mương
nhỏ). Ở vùng Hà Tiên, sóc cổ . thường có 2 loại chính: loại quần tụ trên các giồng
đất, giữa các sóc là một con đường lớn (đường cá) chạy thơng qua các sóc. Các dãy
nhà của phum quay ra mặt đường (thường là theo hướng Đông); loại cịn lại là các
sóc quần tụ ven chân núi, các phum tập trung quây quần xung quanh chùa theo
dạng tròn hoặc hình rẻ quạt. Sự ngăn cách giữa các sóc ở Nam Bộ nói chung là khó
xác định, phần vi ranh giới chỉ là một vật tượng trưng sơ sài hoặc khơng có vật làm
mốc, phần vì sự quan hệ theo tính chất “mở” mạnh mẽ giữa các sóc, nên vơ hình
chung đã xố đi ranh giới giữa các sóc. Do đó, để định tính được các sóc thì cách
phổ biến là xác định thông qua ngôi chùa Khmer. Thông thường thì mỗi sóc đều có
một ngơi chùa Khmer, nhưng cũng có nhiều sóc chưa có chùa thì cùng sinh hoạt tại
một ngơi chùa của sóc gân do (thường là sóc liên kế).
Về mặt địa lý, vị trí của chùa trong sốc khơng nhất thiết phải đặt ở trung tâm,
có khi là ở giữa, có khi là đầu hoặc cuối sóc. Tuy nhiên, một cách phổ biến ở một
số tỉnh mà chúng tơi quan sát được thì phần lớn các chùa thường đặt ở vị trí trung
tâm sóc. Đây có thể là sự định vị ngẫu nhiên vì phần lớn các vùng đồng bào Khmer
cư trú là vùng chiến sự ác liệt trong thời chiến, dân cư tản mát. Sau đó hồ bình,
đồng bào Khmer mới trở lại định cư và phát triển các phum từ xung quanh chùa
kéo dần ra xa.
Về mặt quản lý cộng đồng, cơ chế quản lý ngày nay của sóc được dựa trên
phong tục - tập qn, văn hố - xã hội truyền thống của người Khmer. Đó là sự
dung hợp giữa đặc điểm văn hoá dân tộc và hệ thống chính sách pháp luật của nước
ta hiện nay. Vì vậy, phần lớn thành viên của Ban Quản trị sóc cũng đồng thời là
thành viên của tổ tự quản ấp hoặc chính quyền xã. Ở một số địa phương, Mê sóc người đứng đầu sóc – thường cũng chính là người các đồng bào Khmer bầu chọn
làm người Trưởng ấp (theo cơ chế dân chủ). Điều đó cũng nói lên được vị trí, vai
trị và nhân cách của vị Mễ sóc ngày xưa là một người đứng tuổi có kinh nghiệm
sống phong phú, am hiểu phong tục, tập quán dân tộc, biết chữ và khéo léo trong
ứng xử, có khả năng quan hệ – ngoại giao với bên ngoài ... Nhưng trên hết, Mê sóc
phải là người có uy tín với nhân dân, được nhân dân kính trọng và tín nhiệm bầu
chọn. Chính vì vậy, Mê sóc thường là những người xuất thân từ những Achar trong
sóc, là những người có học vấn nhất định, hầu hết họ là những trí thức ở nơng thơn
Khmer. Do đó, Mê sóc – hay trưởng ấp Khmer ngày nay hồn tồn khơng-có nghĩa
là ơng trưởng xóm với nhiều đặc quyền, đặc gia như ngày xưa, mà các ông là
những người được cộng đồng thừa nhận đủ uy tín, tư cách nhận lấy sự uỷ nhiệm
của cộng đồng đứng ra điều khiển mọi sinh hoạt của địa phương. Trong một khả
năng cho phép, Mê sóc có thể quyết định và xử lý cơng việc của mình một cách tốt
nhất nhằm đảm bảo duy trì và phát triển của cộng đồng theo chiều hướng tích cực,
Ở chiều ngược lại, cộng đồng phum, sóc sẽ thông qua dự luận xã hội (không phải là
tin đồn), trong đó phong tục tập quán, đạo đức truyền thống của Cộng đồng được
xem như là một định chế để định hướng cho sự vận hành đó. Cơ chế tự quản của
sóc nhằm đảm bảo cho quyền lực, ý chí và nguyện vọng của cộng đồng được thực
hiện một cách tối ưu. Dĩ nhiên, trong xã hội hiện nay, những quy định của chính
sách pháp luật là yếu tố hàng đầu trong tổ chức quản lý địa phương và cơ chế tự
quản truyền thống của người Khmer nằm trong khuôn mẫu chung đó.
4.2 Phum - đơn vị cộng đồng cơ bản
Phun theo tiếng Khmer có nghĩa là “đất”, “thổ cư có - Gốc từ tiếng Sanskrit
“Bhumi” (nghĩa là mảnh đất, đất - Ở một góc độ khác thì có tác giả cho rằng phum
có nghĩa là vườn. Theo GS Bùi Thế Khánh, từ “phum” trong tiếng Khmer , nguồn
gốc từ tiếng Sanskrit “Bhumitra” có nghĩa là đất của bạn bè, do chịu ảnh hưởng của
văn hố Ấn Độ, nó được chuyển nghĩa thành “xứ”, chỉ một khoảng đất, một vùng
đất cư trú của một nhóm cư dân nhỏ.
Theo cấu trúc truyền thống, phum là nơi trú ngụ của một số gia đình (5 - 10
gia đình) theo 2 mối quan hệ chính là quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân.
Một cách phổ biến, đa số các thành viên trong phum nằm trong 2 mối quan hệ nêu
trên. Bắt nguồn từ xu hướng kết hôn nội tộc bằng hệ và đặc điểm không phân biệt
nơi cư trú sau hơn nhân đã hình thành nên một cấu trúc quần cư mang tính đặc thù
của người Khmer là cấu trúc phum. Như vậy, phum vừa mang tính chất kín trong
khuynh hướng xác lập hơn nhân, vừa mang tính chất mở trong quan hệ cư trú theo
cả 2 hệ thống đường nam lẫn đường nữ.
Trong xã hội hiện đại, cấu trúc xã hội micro (phum) truyền thống có phần bị
phá vỡ, tính chất mở phát triển mạnh mẽ hơn do quá trình phát triển dân số cộng
đồng các dân tộc; do sự thay đối quan hệ sản xuất; do sự tăng nhanh lực lượng lao
động đa sắc tộc, đa nguồn gốc và tiến trình giao lưu, hỗn dung văn hố. Do đó, so
với các dân tộc khác thì tính bảo lưu truyền thống của phum ngày càng khá mạnh
mẽ, nhưng ngày nay số lượng phun thuần Khmer ngày càng thu hẹp, thay vào đó là
các dạng phum hỗn hợp: Việt, Hoa, Khmer được hình thành dựa trên các mối quan
hệ khác: quan hệ kinh tế, quan hệ láng giềng... và kể cả quan hệ di trú tự do với lưu
dân từ nơi khác đến.
Bảng 1: Quan hệ cư trú giữa các hộ Khmer trong các phum.
ST
T
1
2
3
4
5
Loại quan hệ
% hộ
Huyết thống
Hôn nhân
Láng giềng
Kinh tế
Di trú tự do và các loại quan hệ khác
38.94
36.57
15.86
6.40
2.23
Về đại thể, phum là một đơn vị xã hội cơ bản với quy mô lớn nhỏ khác nhau,
cùng định cư trên một vùng nhất định, thường là các giống đất cao. Trước đây,
phum có thể định dạng khá dễ dàng với kết cấu chung nhất như có những dãy bờ,
bụi tre trúc dọc theo phum, có những cổng vào ra cũng như những thiết kế chung
khác: chuồng trâu bị, giếng nước, nhà để nơng cụ và giới hạn giữa hai phum liền
kề có một hàng rào tre. Dạng phun ngày nay với tính chất “nở” nên có phần khá mờ
nhạt, ranh giới hàng rào giữa các phun thường khơng cịn nữa, các thiết chế chung
của phum cũng khơng còn phổ biến, mà đã được thay băng xu hướng “tư hữu hố”,
“gia đình hóa” khá mạnh mẽ. Cách bố trí kiểu, hướng nhà cũng có sự thay đổi lớn
so với trước dây. Tập quán sinh sống của người Khmer phụ thuộc vào hệ thống triết
lý, tư tưởng của Phật giáo nên cách phân bố nhà cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc. Do
đó, đã tạo nên tập quán làm (nhà theo dãy liền kề, cùng nhau quay mặt về hướng
Đông); ngoại trừ vườn cây, ao cá các thiết chế của phum gần như đều nằm ở mặt
trước của phum... Dạng phun truyền thống này thỉnh thoảng vẫn còn thấy ở những
phum thành lập lâu đời, song ít nhiều cũng đã có thay đổi so với khn mẫu cổ
truyền, có chăng cũng chỉ là những vết tích, “dư âm” của ngày xưa mà thôi. Phổ
biến hơn là loại phum mà các ngôi nhà được dựng cất thành dãy quay mặt ra lộ
hoặc ra sông, giữa các nhà có hoặc khơng có những khoảng đất trống trồng cây ăn
trái, làm mướng dẫn nước... Ở loại phum này, mang đậm những dấu tích của phun
truyền thống khi xưa, tức là phần đa số các nhà chủ yếu cũng vẫn là quay về hướng
Đơng, chỉ có một số ít hộ mà thường là các hộ mới cất nhà quay theo hướng ngược
lại (vì phải quay ra mặt lộ), trước nhà là khoảng sân rộng, phía sau là đồng ruộng.
Dạng phum này xem là một dị bản của loại phum trên, được hình thành hồn cảnh
xã hội mới, điều kiện đất đai canh tác khơng cịn thoải mái như trước đây, những
yếu tố tư hữu liên quan hoạt động kinh tế gia đình hình thành và ngày càng có vai
trị quan trọng đối với cuộc sống. Chẳng hạn như phun ở Kiên Giang ngày nay đã
được giản lược nhiều chi tiết, một số chi tiết khơng cịn tồn tại chung, một số khác
đã ẩn dấu bên trong mỗi gia đình và một số nữa thì đã biến dạng mang tính đa
dạng.
4.3 Ngơi chùa trong đời sống tinh thần của người Khmer
Do nhu cầu tôn giáo là chỗ dựa tinh thần nên hầu hết ở các địa phương của
người Khmer, hơn nữa phum – sóc khơng có nhà làng nên chùa là một thiết chế xã
hội không thể thiếu được, cho dù mật độ dân cư đông đúc hay thưa thớt. Chùa
Khmer là kiến trúc duy nhất vừa là trung tâm hoạt động văn hoá xã hội tộc người,
đồng thời đó cũng chính là bảo tàng nghệ thuật đặc sắc, điển hình của người
Khmer, thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc được các thế hệ trân trọng, gìn giữ chu đáo.
Về mặt xã hội, hình thức và nội dung hoạt động của chùa Khmer phần nào phản
ánh đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Khmer trong khu vực ánh hưởng của
chùa.
Đối với bộ phận người Khmer Nam Bộ, chùa Khmer thường được xây dựng
bắt đầu trên một khu đất trung tâm sóc. Chùa được đặt ở nơi mà về sau này dân cư
sẽ phát triển lan toả xung quanh, sự định vị này thường bắt đầu khi tiến hành chọn
đất lập chùa chịu ảnh hưởng sâu sắc của những quan niệm Phật giáo.
Các chùa Khmer ở Nam Bộ, về đại thể, đều tuân thủ theo một quy cách bố
cục và kiến trúc động nhất. Ngơi chính điện được đặt ở vị trí trung tâm, mặt trước
ln ln quay về hướng Đông, chiều dài gấp hai lần chiều rộng, chiều cao bằng
5/4 chiều dài; hai bên chính điện là tháp để cốt; phía sau chính điện là sala và các
thiết chế khác.
Đa số các chùa Khmer ở Nam Bộ có những điểm chung nhất là chùa được
xây dựng trên một khoảng đất khá rộng, khn viên thống đãng, có nhiều cây tạo
bóng mát. Các phần chính của chùa bao gồm: Cổng chùa, chính điện, sala, nhà
tăng, tháp để cốt, giếng nước. Ngồi ra, ở chùa Khmer cịn có một số thiết bị phụ
khác như phòng tiếp khách, thư viện nhỏ, phịng dạy học, có hoặc khơng có nhà
thiêu. Tuy nhiên trong điều kiện đất đai và điều kiện khách quan khác, một số chùa
ở Nam Bộ hiện nay vẫn chưa đảm bảo đầy đủ các thiết chế chính và phụ này. Mỗi
bộ phận của chùa Khmer từ những chi tiết thông thường như hành lang, bậc thang,
hàng cột... đến những kết cấu trọng yếu như: cổng chùa, mái nóc chính điện, sala,
tượng phật... đều bao hàm các yếu tố mỹ thuật tinh xảo của người Khmer, nổi bật
nhất là mái chính điện và cổng chùa. Về cơ bản là vậy, song mỗi chi tiết kiến trúc,
trang trí ở mỗi ngơi chùa (kể cả phần mái chùa) thì đều có những nét khác nhau,
mỗi nơi một vẻ, thậm chí ngay trong chính một ngơi chùa, các chi tiết trang trí có
thể cũng đã thay đổi nhiều lần do quá trình xây dựng kéo dài và được trùng tụ
nhiều lần. Ở góc độ chủ quan, thị hiếu thẩm mỹ của từng vị sãi cả chủ trì (lục Khru)
có tính quyết định đến tổng quan nghệ thuật của chùa.
Hệ thống quản lý nhà chùa nằm trong hệ thống quản lý chung của Giáo hội
Phật giáo tỉnh Khmer. Tuy nhiên đối với hoạt động tơn giáo của người Khmer, cịn
có một hệ thống quản lý mang tính tín ngưỡng tơn giáo dân tộc riêng biệt nằm
trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nói chung hệ thống quản lý nhà chùa
như sau: trước hết là Giáo hội Phật giáo Trung ương, ở cấp tỉnh có Hội đồng kỹ
thuật sư sãi (Xalaken) do Me Kon đứng đầu, ở cấp huyện có Am Kong; ở từng khu
vực có Upachea và chùa có sãi cả (trụ trì). Ngồi ra cịn có Hội Đồn kết sư sãi yêu
nước cấp tỉnh, huyện và các vùng có cư dân Khmer.
Riêng đối với nhà chùa, hệ thống quản lý nhà chùa có vai trị hết sức quan
trọng vì bộ máy này khơng chỉ có vai trị điều khiển mọi hoạt động của nhà chùa
thuần tuý trên góc độ tơn giáo mà cịn liên quan đến nhiều vấn đề văn hố - xã hội
khác của khu vực mình phụ trách. Đặc biệt là trong vấn đề giáo dục. Đứng đầu mỗi
ngôi chùa là một vị sãi cả (lục khru) là trụ trì ngơi chùa, là người thủ lĩnh tôn giáo
cao nhất của một đơn vị dân cư nhất định. Ơng thường là người cao tuổi, có thâm
niên xuất thế, thông hiểu giáo lý Phật pháp, giỏi chữ Phạn và văn hố truyền thống
của người Khmer. Đặc biệt, ơng phải là người tình nguyện trung thành trọn đời.
Đối với người Khmer, sãi cả có một vị trí rất cao q, tơn kính, uy tín và vị thế đặc
biệt của ơng được nhân dân hết lịng kính trọng, có khi cịn hơn cả Mê sóc - Ơng
được xem như người đại diện cho đức Phật, mang những điều giáo huấn của Người
đến cho dân. Vì vậy, trong sinh hoạt xã hội, nhất là khi có những tranh chấp, mâu
thuẫn trong các mối quan hệ thường được dàn xếp, hoà giải nhanh chóng khi có sự
góp ý của các vị sãi cả. Trợ lý, giúp việc cho sãi cả thường có một hoặc hai vị sãi
phó chịu trách nhiệm quản lý điều hành các việc trong chùa và những việc ngoài
đời có liên quan đến chùa. Ngồi ra, cịn có thể có một hoặc những Achar chuyên
phụ trách các phần việc giảng dạy đạo lý, văn hoá truyền thống... các vị này thường
là những người đạt được những chức danh như đại sư. Giới chức | thứ ba trong
chùa là các tỳ khưu (Pikh u) và sadi... Tỳ khưu là những người đã tự hành lâu, từ 20
tuổi trở lên và tiếp tục tu hành
chùa (khơng hồn tục). Họ có nhiệm vụ đi khất thực, đi giảng kinh, đi làm lễ
ở các gia đình hoặc khấn ở trong hoặc ngoài chùa. Tu hành ở bậc tỳ khưu phải thọ
227 giới luật của nhà chùa. Ở bậc sadi, thường là những em từ 10 – 12 tuổi được
cha mẹ cho vào chùa tu học, phục vụ các sư sãi quét dọn chùa, lau chùi tượng
phật... Bậc sự chỉ thọ 105 giới luật của nhà chùa. Đến năm. 20 tuổi, tuỳ người, nếu
tiếp tục ở lại chùa tu hành thì sẽ được chuyển tiếp sang bậc tỳ khưu, cịn nếu khơng
muốn tu tiếp thì được hồn tục về nhà làm ăn bình thường. Riêng các chùa Khmer
ở Kiên Giang, số tỳ khưu thường chiếm khoảng từ 1/4 1/3 tổng số sư sãi của chùa.
Về mặt tổ chức các tín đồ, hầu hết các chùa đều có ban quản trị chùa (Khneh
Am nha ba watt) - đây là một bộ phận hiểu theo nghĩa đen là bộ phận phụ trách các
hoạt động kinh tế, xã hội của chùa. Cơng việc chính yếu của ban quản lý chùa là
điều phối mối quan hệ giữa chùa và Phật tử trong sóc trên cả hai phương . diện văn
hố xã hội và tài chính kinh tế. Mỗi ban quản trị này được bầu ra theo cơ chế dân
chủ, đứng đầu ban quản trị là ông Whum watt (nghĩa đen là người ủng hộ chùa),
thành viên ban quản trị là ông Achar watt (thầy lo chuyện nghi lễ và các vị phụ
trách về tài chính, phật sự mà thường nói là các mê Wêl . Nói tóm lại, các vị này là
những người sùng đạo, biết cách tổ chức các nghi lễ, đồng thời am hiểu phong tục
tập quán của dân tộc . Khmer. Thông thường, ban quản trị các mặt nhà chùa quyết
định mọi việc, dĩ nhiên công việc này đều phải được thông qua ban lãnh đạo tôn
giáo cao nhất của chùa trước khi tiến hành. Về mặt xã hội, ở các sóc Khmer cịn tồn
tại một tổ chức tín đồ phật tử khác gọi là Wêl. Wêl là tập hợp các hộ gia đình theo
tín đồ ở từng khu vực cư trú nhất định, có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch công việc
của nhà chùa. Đứng đầu mỗi Wêl là mê Wêl, ngày nay phần lớn các mê Wêl là ủy
viên ban quản trị chùa, họ cũng được bầu chọn ra theo cơ chế dân chủ. Tuỳ theo
phân vùng địa lý và quy mô, số lượng dân cư đơng hay thưa mà số Wêl trực thuộc
nhiều hay ít, sự phân chia các Wêl chỉ nhằm tạo thuận lợi trong công việc của nhà
chùa và thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng, xã hội...
Trên góc độ tơn giáo, hoạt động của nhà chùa có thể phân ra làm 3 loại
chính:
- Một là, các hoạt động thường kỳ vào những ngày 5 , 8 , 15 10 , 15 , 30
(theo Phật lịch) hàng tháng, nhà chùa tổ chức thọ ngũ giới và bát giới cho các tín
đồ.
- Hai là, các lễ hội Phật giáo hàng năm được tổ chức tại nhà chùa cho mọi tín
đồ tham dự.
- Ba là, những lễ hội truyền thống dân tộc hàng năm được tổ chức cùng với
toàn dân. .
Đối với các lễ nghi Phật giáo và lễ truyền thống dân tộc thường kết hợp với
các hình thức vui chơi dân gian như múa Ayai; diễn Robam, Yukê; hoà nhạc ngữ
âm, nhạc nhẹ hiện đại ... nên thường gọi chung là lễ hội - phần hội là phần vui chơi,
sinh hoạt giải trí dân gian.
Chùa Khmer khơng những là nơi diễn ra các sinh hoạt tôn giáo xã hội nêu
trên mà xét trên phương diện văn hóa, nơi đây còn là trung tâm bảo tồn và phổ biến
kinh điển, giáo lý, sách báo, văn học, nghệ thuật và đặc biệt là giáo dục ngôn ngữ
dân tộc Khmer của một khu vực cộng đồng người Khmer. Ở hầu hết các chùa, tuỳ
theo quy mơ (nhu cầu) mà có trường hoặc lớp dạy đạo lý, văn hoá dân tộc, Phạn
ngữ và Khmer ngữ cho cư dân Khmer. Ở một số chùa cịn tổ chức dạy các mơn
khoa học tự nhiên, văn hoá Việt Nam và tổ chức dạy nghề . Nếu quan sát chùa
Khmer theo góc độ mỹ thuật thì mỗi ngơi chùa là một cơng trình nghệ thuật tiêu
biểu, thể hiện một trình độ điêu khắc, hội hoạ, tạo hình ở mức cao và biểu hiện
nhân sinh quan điển hình của người Khmer. Như đã trình bày ở phần trên, nổi bật
nhất trong chùa Khmer là ngơi chính điện, song nói một cách đầy đủ là mỗi thiết
chế của ngơi chùa đều tàng ẩn một kho tàng nghệ thuật điêu luyện, tinh tế, đầy màu
sắc, mang nét đặc trưng của văn hoá tộc người gắn liền với các đặc điểm tâm linh
của người Khmer. Cổng chùa với những tháp trên nóc cổng khắc các biểu tượng
Reahu, những phù điêu tượng Phật; các tháp để cốt lớn nhỏ với cách trang trí khác
nhau, những hang hiện cột trạm khắc cầu kỳ; Các biểu tượng rắn, rồng (Đồng
Khmer) được đắp nổi trên mái chùa, trên các thành bậc lên xuống; các tượng người
chim (Garuda), tượng tiên nữ (Kayno) được gắn như những con sơn đỡ tầu mái,
tượng nữ thần đất (Niêng liêng pattoni) được đắp nổi ở phía sau tượng Phật ngồi
hoặc ở trên vách ngồi phía sau chính điện, hoặc ở trên các tảng đá chân cột hiên;
tượng con linh thú (Reachsci) được dựng ở hành lang các sala, ở bậc thang lên
chính điện; tượng vua khỉ Hanuman được bố trí ở các bệ thờ, ở đầu cổng hoặc ở
hành lang chính điện; tượng vũ nữ Apsara ở chính điện, cột, cửa hoặc được gắn trên
những mảnh chạm khắc trên gỗ hoặc đổ khn xi măng, những hình vẽ voi, ngựa
chim khỉ, hình hoa sen, hoa cúc, hoa mây, hoa dây leo, hoa lửa... ở vách chùa, cột
hoặc trần chính điện, những bức tranh hồnh tráng về sự tích đức Phật, những
truyền thuyết, sự tích lịch sử, những dãy sala với cổng, mái điêu khắc khéo léo...
Đặc biệt là mái chính điện với những cấp mái, những đường cong góc mái, những
hình tượng chạm khắc trên hai đầu hồi, trên tháp nóc... tất cả được thực hiện cơng
phu, tinh xảo, kết hợp với những gan màu nguyên gốc và sự pha chế chuẩn mực đã
thể hiện bút pháp tài hoa và trình độ thẩm mỹ cao của người Khmer. Do đó, có thể
nói chùa Khmer là một cơng trình văn hố nghệ thuật mang đặc điểm tín ngưỡng
tơn giáo tộc người tiêu biểu của một khu vực dân cư Khmer.
3.3.4. Gia đình - mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng
Như ở các gia đình cư dân nơng nghiệp khác, cơ cấu gia đình của người
Khmer ở Kiên Giang cũng hiện diện cùng lúc 3 loại gia đình sau:
* Gia đình hạt nhân (nuclear family) là loại gia đình chỉ có cha mẹ và các
con (chưa lập gia đình) - đây là loại hình cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu
gia đình của người Khmer. Thơng thường, mỗi gia đình hạt nhân là một đơn vị cư
trú liêng biệt, có mái nhà riêng và cuộc sống kinh tế tương đối độc lập. Tuy nhiên,
cũng có trường hợp những gia đình hạt nhân vì lý do kinh tế nên phải chia xẻ với
gia đình lớn cũng một ngơi nhà và các phương tiện sinh hoạt chung khác. Trong
trường hợp này, họ vẫn dành những khoảng không gian riêng biệt cho đời sống tình
- cảm và cả những hoạt động kinh tế riêng của gia đình họ. Ở một số hộ gia đình,
do ảnh hưởng của những điều kiện kinh đình, sự gia tăng dân số hộ quá nhanh,
trong khi khả năng ứng của gia đình về điều kiện sống và sinh hoạt có nhiều hạn
nên xu thế tách hộ sau hôn nhân không thể tiến hành đưa tạo nên một loại gia đình
khác nữa - gia đình phức hợp.
* Gia đình phức hợp (complex family) là dạng gia đình lồng ghép đa tuyến
nhiều hộ cùng cư trú trong một không gian, cùng sử dụng chung một số các phương
tiện sinh hoạt của gia đình. Trong điều kiện hiện nay, loại gia đình phức hợp đang
ngày càng chiếm ưu thế hơn so với loại gia đình hạt nhân (loại gia đình chiếm số
đơng cách đây vài mươi năm).
* Gia đình mở rộng (extended family) loại gia đình bao gồm nhiều thế hệ:
thế hệ trên “tôi” (tôi = ego), thế hệ “tôi” và thế hệ dưới “tôi” cùng cư trú trong một
gia đình (phải là đơn tuyến: ơng bà - cha mẹ – con cái – cháu chắt, gần như tam đại,
tứ đại đồng đường người Việt, Hoa) hoặc một địa bàn cư trú lân cận nhau. Đây là
loại đơn vị cơ bản cấu thành nên phun nhỏ hay phum thần tộc – một khu hệ cư trú
theo thân tộc, có ranh giới rõ ràng, bao gồm các ngôi nhà riêng của gia đình, có
quan hệ | huyết thống hay hơn nhân với nhau,
Thật ra, gia đình mở rộng khơng nhất thiết chỉ giới hạn trong phạm vi của
phum nhỏ, mà những thành viên trong loại gia đình này có thể cư trú ở các nơi
khác nhau, thường là lân cận nhau. Bởi vì thế quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình mở rộng khơng chỉ dựa trên cộng đồng cư trú mà phần lớn còn do những Quy
tắc văn hố được quy định bằng những liên hệ tình cảm hoặc
những bổn phận phải đối xử với nhau. Quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình chung và các gia đình hạt nhân với gia đình mở rộng là sự tương trợ về kinh
tế, sự gắn bó về tình cảm, sự ràng buộc trong bốn phận cư xử và có thể đồng cư
trong cộng đồng phun nhỏ. Sự giúp đỡ các bà con thân thích được coi là một nghĩa
vụ và những xung đột giữa những người trong gia đình là một điều bị xã hội lên án.
Mặc dù có sự phân biệt rõ ràng giữa những người trong thân tộc và những
người ngoài tộc như thế, nhưng có thể thấy ở người Khmer nói chung khơng có
một loại gia đình có kết cấu chặt chẽ và to lớn để tạo thành những họ tộc. Bởi vì gia
đình mở rộng của người Khmer thường chỉ gồm khơng quá 4 thế hệ, trong đó bao
gồm cả những gia đình hạt nhân vốn là những đơn vị kinh tế độc lập, sinh hoạt
riêng biệt. Một điểm khác biệt so với người Việt là người Khmer khơng có vị trí
trưởng tộc trong cơ cấu quan hệ gia tộc, thay vào đó là ở mỗi phum, nhất là những
phu được hình thành từ sự phát triển của mỗi gia đình mở rộng (phum thân tộc) thì
thường có người đứng đầu gọi là mê phun. Mê phum thường là người có uy tín, có
khả năng giải quyết tốt những vấn đề nội bộ phum cũng như có những mối quan hệ
tốt với các cộng đồng bên ngồi.
Trong mỗi gia đình hạt nhân, người đứng đầu gia đình là người đàn ơng có
vai trị chủ yếu trong sản xuất nơng nghiệp và thay mặt gia đình xử lý mọi cơng
việc với bên ngồi.
Bảng 2 . Tính quyết định trong xử lý cơng việc giữa vợ và chồng
STT
Quyền(trách nhiệm) thực hiện %
%
công việc
Nam Nữ
1
Ăn uống
*
***
2
Chữa bệnh
**
**
3
Học hành
***
*
4
Mua sắm
**
**
5
Lễ hội
***
*
6
Đầu tư sản xuất
***
*
7
Hùn hạp làm ăn
***
*
8
Sửa chữa nhà cửa
***
*
9
Cưới gả , tang mai
**
**
Đối với công việc nội bộ trong gia đình, mối quan hệ giữa vợ và chồng của
người Khmer khá bình đẳng, khơng khí gia đình hồ thuận, ít khi có xung đột. Vai
trị của người đàn ông không giữ ưu thế tuyệt đối mà dựa trên cơ sở thống nhất ý
kiến giữa vợ và chồng (bảng 2). Sự bình đẳng các mối quan hệ khác giới trong gia
đình người Khmer được đề cao, song trong cơng việc vẫn có sự phân cơng trách
nhiệm một cách tự nguyện. Nam giới có xu hướng gánh vác lấy công việc nặng
nhọc và phần lớn liên quan đến bên ngồi. Nữ giới thiên về các cơng việc cần sự tỉ
mỉ, khéo léo và tương đối nhẹ nhàng. Tuy vậy, ngày nay, vai trò của người phụ nữ
được mở rộng hơn, họ tham gia ngày càng nhiều và tự giác chia sẻ nhiều phần công
việc do nam giới phụ trách. Dĩ nhiên, trong một chừng mực nào đó thì người nam
vẫn là chủ lực trong cơng việc đó.
Bảng 3: Quan hệ cộng đồng giữa các hộ trong phum Khmer
Quan hệ giữa các hộ
%
Giúp nhau giải quyết mâu thuẫn
66.89
Đồn kết giúp đỡ khi khó khăn trong cuộc sống
42.19
Tương trợ khi thiếu hụt trong làm ăn
40.37
Bình đẳng giữa các hộ trong hưởng thụ những vấn đề chung
38.72
Theo sự quyết định của mê phum trong phân chia quyền lợi xã hội
16.31
Theo vị trí, uy tín của hộ trong phum để phân chia quyền lợi xã hội
5.25
Không tham gia vào chuyện của người khác
2.17
Quyền lợi kinh tế gia đình là chính, những chuyện chung là phụ
1.96
Ngồi ra hiện nay, con cái gia đình đến tuổi chuẩn bị trưởng thành (16 tuổi
trở lên) cũng có thể được phép tham gia ý kiến vào một số vấn đề thông thường của
gia đình.
Bảng 4: Vai trị của những thành viên gia đình từ 16 tuổi trở lên
Vai trị trong gia đình
%
Được tham gia bàn bạc công việc sản xuất của gia đình
43.17
Được tham gia vào những quyết định quan trọng của gia đình như 3.54
tang ma, cưới gả, xây nhà, mua ruộng đất...
Được tham gia góp ý kiến giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp 18.31
trong nội bộ gia đình.
Được tham gia bàn bạc trước khi gia đình hùn hạp làm ăn với người 32.14
ngồi.
Được đóng góp ý kiến vào những cơng việc chung của phum sóc
7.26
Quan hệ trong gia đình người Khmer dựa trên ngun tắc bình đẳng nên
cũng có phần cởi mở, thoải mái hơn giữa cha mẹ và các con. Vai trò của cha mẹ
thường là định hướng hoạt động và là chỗ dựa tinh thần của con cháu. Ở người cha
khơng có sự phân biệt nặng nề, gay gắt về vấn đề con trai hay con gái, tất cả đều
được cư xử công bằng, thân ái như nhau từ sự chăm lo, phân chia quyền và vai trị
trong gia đình, thừa kế tài sản. Tuy vậy, người con gái thường vẫn phải chịu sự ràng
buộc, quản lý, dạy dỗ nghiêm khắc hơn con trai vì gia đình là nơi duy nhất rèn
luyện uốn nắn nhân cách, còn ở người con trai thì ngồi gia đình (chỉ là phần phụ)
chủ yếu còn được học tập, tu luyện tại chùa khi đến tuổi.
Trong mối quan hệ cộng đồng, cho dù là thuộc loại gia đình nào (hạt nhân,
phức hợp hay mở rộng) thì mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cưu
mang, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống theo khả năng tối đa của bản thân và gia
đình, có thể bằng sự tương trợ về vật chất hoặc bằng sự gắn bó, giúp đỡ về mặt tinh
thần (Bảng 3). Cho dù trong hồn cảnh nào thì cá nhân mỗi thành viên trong phum
đều phải cư xử với nhau như . những người thân, ruột thịt - đây khơng chỉ là tính
cách phổ qt của người Khmer mà còn là yếu tố giúp cộng đồng người Khmer tồn
tại trước những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và đời sống khó khăn từ xưa đến
nay. Điều này khơng chỉ xảy ra trong phạm vi phum, mà còn vượt ra ngoài đến cả
với các mối quan hệ cộng đồng, xã hội và dân tộc khác có thể nhận thấy rõ ràng khi
đặt chân đến hầu hết các phum của người Khmer. Tính phổ biến của đặc điểm này
đủ để khái quát thành một truyền thống thể hiện tính nhân bản, nhân văn cao đẹp
của một cộng đồng dân tộc: truyền thống đồn kết và thân ái của người Khmer. Vì
vậy, cuộc sống của phum hầu như hoà thuận, êm ả, ít có những mâu thuẫn, xung
đột nội bộ – kể cả xung đột nội bộ gia đình – vì đây là vấn đề bị dư luận cộng đồng
lên án rất mạnh mẽ. Trong trường hợp có mâu thuẫn, bất đồng xảy ra thì biện pháp
giải quyết chủ yếu là hồ giải, thông qua dư luận cộng đồng để điều chỉnh theo
phương thức tự quản.