TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lương Minh Hạnh
Họ và tên sinh viên: Trần Anh Tuấn .MSSV: 20196258
Mã lớp bài tập: 126366
Hà Nội, tháng ..7.. năm ..2021.
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Điểm
Nhận xét của giảng viên
TÊN ĐỀ TÀI :… “Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của người Việt
Nam trong xã hội hiện đại” …..
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lương Minh Hạnh
Họ và tên sinh viên: Trần Anh Tuấn .MSSV: 20196258
Mã lớp bài tập: 126366
2
Hà Nội, tháng 8 năm 2021
Mục lục
Phần mở đầu
Nội dung
Chương 1: Tơn Giáo
1.1 Bản chất, nguồn gốc, tính chất của Tơn giáo.
1.1.1 Bản chất của tín ngưỡng, tơn giáo.
1.1.2 Nguồn gốc của tín ngưỡng, tơn giáo.
1.1.3 Một số tính chất tín ngưỡng, tơn giáo.
1.2 Các quan điểm triết học về tôn giáo.
1.2.1 Quan điểm triết học Mác Lênin về Ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống
tinh thần.
1.2.2 Quan điểm triết học của chủ tịch Hồ Chí Minh về Ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn
giáo đến đời sống tinh thần.
Chương 2: Ảnh hưởng của tôn giáo trong xã hội hiện đại.
2.1 Ảnh hưởng tơn giáo tín ngưỡng
2.1.1 Tích cực.
2.1.2 Tiêu cực.
2.2 Nguyên nhân.
2.3 Cần làm gì để khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
3
Phần mở đầu
1.. Lý do chọn đề tài
- Triết học Mác Lênin nghiên cứu rất nhiều các vấn đề quan trọng của cuộc sống như
nguyên nhân - kết quả, cái chung-cái riêng, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, đời
sống tinh thần, .... Trong đó tín ngưỡng tôn giáo là vấn đề được lặp đi lặp lại rất nhiều lần . Giá
trị lớn nhất của đạo đức tơn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá
nhân, hướng con người đến Chân - Thiên - Mỹ. Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo cũng cịn nhiều yếu
tố tiêu cực, nó hướng con người đến hạnh phúc hư ảo và làm mất tính chủ động, sáng tạo của
con người. Vấn đề đặt ra là, cần nhận điện đúng vai trò của đạo đức tôn giáo nhằm phát huy
những giá trị tốt đẹp của tôn giáo và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đối với việc hồn
thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Do đó có thể nói, tơn giáo ảnh hưởng rất sâu sắc
đến đời sống của con người , đặc biệt là đời sống tinh thần. Nhận thấy sự quan trọng của tín
ngưỡng tơn giáo đối với đời sống con người nói chung và người Việt Nam trong xã hội hiện đại
nói riêng. nên em đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống tinh thần của
người Việt Nam trong xã hội hiện đại.” cho bài tiểu luận của mình.
2.. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Trong lịch sử khoa học, có những thời kỳ vấn đề tín ngưỡng tơn giáo được đặc biệt chú
trọng và gặp khó khăn, trở ngại khơng tiến tiếp được. Ngày nay, người ta quan tâm đến vấn đề
tín ngưỡng tơn giáo khi khoa học đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Đối với người
làm triết học nói riêng và những người làm cơng tác nghiên cứu khoa học nói chung thì việc
nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng tơn giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
3.. Mục đích nghiên cứ của đề tài
- Mục đích của đề tài là làm rõ hơn về những ảnh hưởng tín ngưỡng tơn giáo trong triết
học Mác - Lênin từ đó hiểu rõ bản chất và vận dụng vào đời sống tinh thần của người Việt Nam
trong xã hội hiện đại.
4.. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp
môn tu hành được Nhà nước công nhận, với gần 24 triệu tín đồ - chiếm khoảng 27% dân số cả
nước, có 83.000 chức sắc, 350.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tơn giáo, 15 nghìn cơ
sở thờ tự (trong đó Phật giáo có khoảng 11 triệu tín đồ, Cơng giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài
4
khoảng 2,4 triệu tin đồ, Tin lành hơn 1 triệu tin đồ. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này em xin
phép chỉ đề cập đến tôn giáo phật giáo
5.. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Trong bài tiểu luận này, các phương pháp được em sử dụng khi trình bày là: phương
pháp logic và lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp trừu tượng
hóa…
6.. Kết cấu của bài tiểu luận
- Bài tiểu luận được làm theo kết cấu gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Trong
đó phần nội dung gồm 2 chương và 9 tiết:
Chương 1: Tôn giáo
Chương 2: Ảnh hưởng của tôn giáo trong xã hội hiện đại.
Bài làm của em cịn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến bổ sung của giảng viên
để bài làm hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung
Chương 1: Tôn giáo
1.1 Bản chất, nguồn gốc, tính chất của Tơn giáo.
1.1.1 Bản chất của tín ngưỡng, tơn giáo.
- Tơn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử
xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất
lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội.
5
Theo C.Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự
phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp
bức, là trái tim của thế giới không có trái tim … tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Tuy nhiên tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp với đạo đức, đạo lý
của xã hội.
Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật Mác xít và thế giới quan tôn giáo là dối
lập nhau. Tuy vây, những người cộng sản có lập trường mác xít không bao giờ có thái độ xem
thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân dân. Ngược lại, chủ
nghĩa ML và những người cộng sản, chế độ xhcn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và
không tín ngưỡng của nhân dân.
1.1.2 Nguồn gốc của tín ngưỡng, tơn giáo.
- Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo:
Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu
đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức
mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa nhứn sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu
hiện tôn giáo để thờ cúng.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của
thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp
bức, bóc lột, tội ác … tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thành hóa một
số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà
sinh ra tôn giáo.
Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp
bức, bóc lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo:
Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân
mình còn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám
phá và giải thích được nên con người lại tìm đến tôn giáo.
Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần
thành hóa đối tượng.
- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:
6
Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc ính ra
tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”. Lênin
cũng cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản …. sự phá sản “đột ngột” “bất ngờ”,
“ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong …, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa
của tôn giáo hiện đại.
Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể hiện qua
tôn giáo.
1.1.3 Một số tính chất tín ngưỡng, tơn giáo.
- Tính lịch sử của tôn giáo:
Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù
lịch sử. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ
nhất định.
Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù
hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay
đổi, điều chỉnh theo.
Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự
nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây
dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn.
- Tính quần chúng của tôn giáo:
Tôn giáo là nơi sinh hoặt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động.
Hiện nay, số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới.
Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp
bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bát ái … Bởi vì, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo
hướng thiện. Vì vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội.
- Tính chính trị của tôn giáo
Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chi giai cấp, các giai cấp thống trị đã
lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
1.2 Các quan điểm triết học về tôn giáo.
7
1.2.1 Quan điểm triết học Mác Lênin về Ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống
tinh thần.
- Kế thừa những quan niệm đúng đắn của các nhà triết học duy vật đi trước, Mác Ăngghen đã vạch ra một cách khoa học nguồn gốc, bản chất, tính chất và vai trị của tơn giáo
trong đời sống xã hội.
- Khi bàn về vai trị của tơn giáo trong đời sống xã hội, Mác - Ăngghen cho rằng, sự ra
đời của tôn giáo một mặt là sự phản ánh hiện thực khách quan, mặt khác nó cịn là sự phản
kháng xã hội hiện thực với quá nhiều bất công, đau khổ. Mác - Ăngghen, khi bàn đến vai trị của
tơn giáo, cũng đã lưu ý đến khía cạnh tơn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, nhu cầu
của sự phát triển xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định.
- Ăngghen, khi nghiên cứu đạo Cơ Đốc sơ kỳ cũng đã thừa nhận nó như là sự phản ánh
khát vọng của những người nô lệ và trong bản thân nó có những điểm tương đồng với lý tưởng
của chủ nghĩa xã hội. Ông viết: “Trong lịch sử đạo Cơ Đốc sơ kỳ có những điểm giống đáng lưu
ý với phong trào công nhân hiện đại, đạo Cơ Đốc nảy sinh như là một phong trào của những
người bị áp bức; lúc đầu nó là tơn giáo của những người nô lệ và nô lệ đã được tha, của người
nghèo và người vô quyền, của các dân tộc bị La Mã chinh phục hoặc đuổi đi tản mát. Cả đạo Cơ
Đốc lẫn chủ nghĩa xã hội công nhân đều tuyên truyền sự giải phóng con người trong tương lai
khỏi cảnh nô lệ và nghèo khổ”(1).
- Trên lập trường duy vật vô thần triệt để, chủ nghĩa Mác - Lênin dù có thừa nhận những
giá trị tích cực nhất định của tơn giáo, song vẫn phê phán nó, vì xét cho cùng, tơn giáo vẫn
hướng con người vào một thế giới ảo tưởng, an ủi họ quên nỗi đau khổ ở cuộc sống hiện thực và
hứa hẹn sự đền bù cho họ ở một thế giới siêu nhiên. Ăngghen đã chỉ ra điểm khác nhau căn bản
giữa đạo Cơ Đốc và chủ nghĩa xã hội, đó là: “Đạo Cơ Đốc tìm sự giải thốt ấy trong cuộc sống
trên trời, ở thế giới bên kia sau khi chết, còn chủ nghĩa xã hội thì tìm nó ở thế giới bên này, ở
việc tổ chức lại xã hội”(2).
- Tiếp tục quan điểm của Mác - Ăngghen, V. I. Lênin bổ sung, phát triển, hồn thiện thêm
và chỉ ra vai trị của tôn giáo trong đời sống xã hội, về cơ bản, là tác động tiêu cực. Tôn giáo dạy
cho con người chịu đựng những đau khổ để chờ đợi những điều tốt đẹp ảo tưởng, khơng có
thực: “Những điều thiêng liêng của đạo chính thống quý báu là ở chỗ nó dạy người ta chịu đựng
đau khổ “khơng một tiếng kêu ca”! Thực tế, điều thiêng liêng đó có lợi cho giai cấp thống trị
biết chừng nào!…tôn giáo dạy người ta chịu đựng “không một tiếng kêu ca”cái địa ngục trần
gian để chờ đợi một thiên đường nào đấy”(3).
- Lênin cho rằng, một mặt tôn giáo đem lại cho con người sự an ủi mơ hồ, răn dạy họ
nhẫn nhục trong cuộc sống thực để hy vọng được đền bù ở cõi sống khác, mặt khác tôn giáo là
sự biện hộ cho các thế lực bóc lột và khuyên những người bị bóc lột hãy cam chịu cuộc sống
hiện tại.
8
- Do điều kiện và yêu cầu của cách mạng đương thời, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu các khía cạnh khác như văn hóa, tâm lý, tình
cảm, đạo đức... của tơn giáo. Do đó, các ơng rất ít đề cập đến vai trị tích cực của tơn giáo trong
đời sống xã hội. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi các đảng cộng sản và giai cấp công
nhân cần phải tiếp tục vận dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin đi sâu
tìm hiểu tơn giáo từ nhiều góc độ khác nhau để có cách nhìn khách quan, khoa học về hiện
tượng xã hội này.
1.2.2 Quan điểm triết học của chủ tịch Hồ Chí Minh về Ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn
giáo đến đời sống tinh thần.
- Hồ Chí Minh là tấm gương sáng trong vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về vấn đề tôn giáo vào thực tế. Người không chỉ nhìn tơn giáo dưới góc độ chính trị, ý thức hệ,
mà Người đã phát hiện và chỉ ra những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực của tơn giáo. Nhận thức
sâu sắc vai trị của tơn giáo trong đời sống xã hội, bao hàm cả hai mặt tích cực và mặt tiêu cực,
Hồ Chí Minh ln tìm cách khai thác, phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo
để phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đồng thời đấu tranh khắc phục những tiêu cực.
- Hồ Chí Minh đấu tranh với các thế lực lợi dụng tơn giáo vào mục đích chính trị. Bởi
Người nhận thức được rất rõ ràng rằng, trong một quốc gia đa tôn giáo, khi mà nhiệm vụ giải
phóng dân tộc đang được đặt lên hàng đầu thì việc tập hợp sức mạnh của tồn dân khơng phân
biệt dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề sống cịn của cách mạng. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh
hiểu rõ việc phê phán, đấu tranh một cách trực diện với giáo lý tơn giáo sẽ khơng có lợi cho việc
đoàn kết toàn dân. Cách làm của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh đều đúng trong những
hồn cảnh lịch sử cụ thể. Điều đó càng thể hiện rõ, Hồ Chí Minh đã rất thấm nhuần quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm đó vào điều kiện
thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Chương 2: Ảnh hưởng của tôn giáo trong xã hội hiện đại.
2.1 Ảnh hưởng tơn giáo tín ngưỡng
- Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc
xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Giá trị lớn nhất của đạo
đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người
đến Chân – Thiện – Mỹ. Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo cũng cịn nhiều yếu tố tiêu cực, nó hướng
con người đến hạnh phúc hư ảo và làm mất tính chủ động, sáng tạo của con người. Vấn đề đặt ra
là, cần nhận điện đúng vai trị của đạo đức tơn giáo nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn
giáo và hạn chê những tác động tiêu cực của nó đối với việc hồn thiện nhân cách con người
Việt Nam hiện nay.
9
2.1.1 Ảnh hưởng tích cực.
- Đờng bào các tơn giáo trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trong sự nghiệp xây dựng cnxh, nhiều tín đồ và các giáo sĩ đã nhận thức đúng chính
sách, pháp luật của Nhà nước, làm tốt cả “việc đạo” và “việc đời”. Những năm qua, đồng bào
các tôn giáo cũng có những đóng góp rất tích cực vào các hoạt động xã hội. Rất nhiều phòng
khám chữa bệnh, cơ sở nuôi dưỡng người già, trẻ em, người khuyết tật của các tơn giáo đã và
đang góp phần chia sẻ những khó khăn với Nhà nước trong cơng tác an sinh... là những minh
chứng rõ nhất cho thấy các tôn giáo ở Việt Nam đã và đang phát huy vai trò tích cực của mình
trong đời sống xã hội
- Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Nhà nước ta đã nhận đinh tôn
giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tơn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức,
văn hóa
Tơn giáo có ảnh hưởng tích cực như là hình thức phản ánh đặc thù, phản ánh hư ảo thế giới hiện
thực, tơn giáo đã góp phản chế ngự các hành vi phi đạo đức. Do tuân thủ những điều răn dạy về
đạo đức của các tơn giáo, nhiều tin đó đã sống và ứng xử dùng đạo lý, góp phần làm cho xã hội
ngày càng muân khiết
- Ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tình thản của con người. Với tư cách một bộ phận
của ý thức hệ tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội, cho mỗi khu vực mỗi quốc gia mỗt dân
tộc những biểu hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các
yếu tố văn hóa vật chất cũng như tinh thần
2.1.2 Ảnh hưởng tiêu cực.
- Trong những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo có phát triển nhiều hơn trước, số người
tham gia các hoạt động tôn giáo tăng lên, các chùa đình, miếu mạo, nhà thờ … xây cất, tu sửa
lại. Các hoạt động lễ hội mang màu sắc tôn giáo nhiều lên, mang nhiều màu sắc khác nhau, tất
nhiên cũng xuất hiện nhiều hiện tượng mê tín dị đoan. Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu
cầu tinh thần của quần chúng, mặt khác cũng nói lên điều không bình thường vì đó không chỉ có
sự sinh hoạt tôn giáo thuần túy, mà còn biểu hiện lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ
chính trị và hoạt động mê tín dị đoan. Gây ra những ảnh hưởng trái chiều trong xã hội
- Tinh thần nhẫn nhục mà các tôn giáo đề ra thể hiện thái độ cực đoan, thủ tiêu đấu tranh.
Nó tạo cho các tín đồ thái độ bàng quan trước thế giới hiện thực, bằng lịng số phận khơng tích
cực đấu tranh chống lại những cái xắu, cái ác và ru ngủ con người trong niềm tin rằng kẻ gây ra
cái ác sẽ phải chịu quả báo hoặc bị trừng trị ở kiếp sau. Chính tâm lý đó đã ngăn cản con người
đi đến hạnh phúc thực sự của mình nơi trần thế
- Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở quốc
gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn giáo với thế lực
lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, cần nhận
10
thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thõa mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế
đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngoài tơn giáo của
họ.
2.2 Ngun nhân.
- Hiện nay trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học - kỹ thuật còn thấp
nên khả năng cải tạo thế giới chưa cao; trình độ nhận thức cịn hạn chế nên chưa cho phép giải
thích đầy đủ, khoa học những hiện tượng tự nhiên, xã hội; trình độ phát triển kinh tế còn thấp
nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn; thời kỳ quá độ với những quan hệ sản xuất
cũ và mới đan xen nhau nên chưa thể xố bỏ những hiện tượng bóc lột, bất bình đẳng trong xã
hội… Thêm vào đó, chiến tranh, đặc biệt là thiên tai, vẫn xảy ra khiến cho con người cảm thấy
khơng n tâm và vì vậy, một bộ phận người dân vẫn sẽ có nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo như
một tất yếu
2.3 Cần làm gì để khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực
- Do nhận thức không đầy đủ, đã có một thời kỳ chúng ta mắc phải những sai lầm nghiêm
trọng trong việc đấu tranh chống tôn giáo. Chúng ta đã q nơn nóng, cực đoan trong ứng xử
với các tôn giáo cũng như với các cơ sở thờ tự của tôn giáo. Nhiều nhà thờ, chùa chiền, miếu
mạo đã bị đập phá, các sinh hoạt tôn giáo bị ngăn cấm, người có đạo bị kỳ thị. Quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo khơng được đảm bảo. Chính sự nóng vội đó đã dẫn đến hậu quả xấu về mặt
chính trị, tư tưởng, là cơ sở để các thế lực phản động lợi dụng chống phá cách mạng nước ta. ở
điểm này, rõ ràng chúng ta đã không vận dụng tốt những quan điểm về tôn giáo của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, theo em, trước hết cần phải nhận thức rõ một số
vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, những điều kiện tồn
tại của tôn giáo vẫn cịn; vì vậy, sự tồn tại của nó vẫn là một tất yếu khách quan. Vấn đề là ở
chỗ, chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với tôn giáo.
- Thứ hai, cần phải nhận thức rõ rằng, đối tượng đấu tranh trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
không phải là mọi tôn giáo và những sinh hoạt tơn giáo hay tất cả những tín đồ tơn giáo nói
chung, mà chỉ là những bộ phận người lợi dụng tơn giáo để hành nghề mê tín dị đoan hoặc
chống phá cách mạng, gây rối trật tự trị an, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc.
- Thứ ba, để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, không thể dùng mệnh lệnh hành
chính hay tuyên truyền giáo dục đơn thuần mà phải chú trọng đến việc cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới. Xoá bỏ dần phương thức sản xuất tiểu nông lạc hậu, cải thiện, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho người dân, kết hợp với tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ
nhận thức, trình độ văn hoá để người dân tự nhận thức được vai trị thực sự của tơn giáo trong
11
đời sống hiện thực của họ và chính họ, chứ không phải ai khác, tự quyết định theo hay không
theo một tơn giáo nào đó.
- Những năm gần đây, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức về tôn giáo
và giải quyết vấn đề tôn giáo, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp.
KẾT LUẬN CHUNG
- Như vậy trên đây em đã trình bày những nội dung cơ bản của tín ngưỡng tơn giáo và
ảnh hưởng của tns ngưỡng tôn giáo đến xã hội Việt Nam hiện đại. Có thể thấy rằng tơn giáo là
hiện tượng xã hội cịn tồn tại lâu dài. Tơn giáo vẫn phát huy ảnh hưởng của nó trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Trong trường hợp
này, thái độ đúng đắn nhất, biện chứng nhất là khuyến khích phát huy các yếu tố tích cực của
tơn giáo, làm cho các yếu tố này thực sự có ý nghĩa khi tham gia vào q trình phát triển, hồn
thiện con người và xã hội Việt Nam hiện đại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình “Những NLCB của Chủ nghĩa Mác Lênin”- Nxb chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2019
C. Mác và Ph. Ăng-ghen Tồn tập, Tập - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
1995
Trang web :
(1), (2) C.Mác - Ph.Ăngghen Tồn tập, t.22, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr.663, 663.
(3) V.I.Lênin: Tồn tập, t.6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.331
12
13