Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN tích hợp hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa khi dạy bài 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI MỘT SỐ KHU DI
TÍCH, LỄ HỘI VÀ LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN THỌ XUÂN,
TỈNH THANH HÓA KHI DẠY BÀI 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI, DU LỊCH – ĐỊA LÝ 12 BAN CƠ BẢN, NHẰM
GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC VÀ NIỀM
TỰ HÀO DÂN TỘC CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Đỗ Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Địa lý

THANH HỐ NĂM 2019
a

download by :


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu


2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Một số kinh nghiệm tích hợp Địa lý địa phương
2.3.2. Các biện pháp thực hiện
2.3.2.1. Chọn nội dung tích hợp Địa lý địa phương
2.3.2.2. Xác định kiến thức Địa lý địa phương đưa vào bài học
2.3.2.3. Chọn phương pháp dạy học dạy học phù hợp: Phương
pháp dạy học theo dự án
2.3.3. Kế hoạch bài dạy tích hợp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đối với học sinh.
2.4.2. Đối với giáo viên.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
4
4
5

5
5
5
12
18
18
19
19
19
20

b

download by :


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Theo Điều 23 của Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ
thơng là: "giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con  người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc". Để thực hiện các mục tiêu giáo dục trên, Luật Giáo dục năm 2005 đã
quy định nguyên lý giáo dục là: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận
gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội". 
Địa lý là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thơng nhằm
mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về Trái Đất, các thành

phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa
chúng; một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư
và các hoạt động của con người trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt
động sản xuất và môi trường; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. Đặc điểm tự nhiên, dân
cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên
thế giới, một số đặc điểm của thế giới đương đại. Đặc điểm tự nhiên, dân cư và
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ; những vấn đề đặt ra đối với
cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói
riêng. Đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập và nghiên cứu địa
lý; thu thập, xử lí, tổng hợp và báo các thông tin địa lý; vận dụng những kiến
thức địa lý vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội
xung quanh. Góp phần hình thành ở học sinh tình u q hương đất nước và
niềm tự hào dân tộc. Để làm được điều đó, việc sử dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học phải linh hoạt, phù hợp với từng bài, từng phần, phù hợp với đối
tượng học sinh, để giúp các em nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào
thực tiễn đời sống. Từ đó tạo cho các em có sự say mê hứng thú trong học tập
mơn Địa lý.
Thực tiễn dạy học trong những năm qua tôi nhận thấy rằng nhiều giáo
viên chỉ chú trọng dạy các kiến thức lý thuyết cho học sinh, trong khi bộ mơn
Địa lý có đối tượng nghiên cứu rất rộng, trải dài trên nhiều vùng lãnh thổ và mỗi
nơi lại có những nét đặc trưng. Vì thế, khi hình thành khái niệm, đặc điểm, các
quy luật, mối quan hệ địa lý... khơng có gì tốt bằng việc giáo viên minh hoạ
bằng các kiến thức địa lý địa phương. Bỡi vì, thơng qua những sự vật, hiện
tượng ở gần, thân thuộc với các em như một ngọn núi, một dịng sơng, một di
tích lịch sử ... cạnh nơi các em đang sinh sống sẽ tạo điều kiện để hình thành
biểu tượng địa lý rõ nét. Bài giảng Địa lý khi đó sẽ có tính thuyết phục, hấp dẫn
và làm cho học sinh nắm kiến thức chắc, nhớ kiến thức lâu.
Trong thực tiễn dạy học tại trường THPT Thọ Xuân 5 tôi nhận thấy học
sinh có hiểu biết rất hạn chế về địa lý địa phương nơi các em đang sinh sống.

1

download by :


Khi được giáo viên hỏi một số câu hỏi như “em hãy kể tên một số địa điểm du
lịch tiêu biểu của huyện Thọ Xuân” hay “em hãy kể tên một lễ hội ở huyện ta
được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”…nhiều học sinh chỉ
biết “cười” hoặc trả lời em chưa tìm hiểu, em không biết…
Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc tích hợp các kiến thức địa lý
địa phương là rất cần thiết. Từ đó tơi chọn đề tài “Tích hợp hoạt động du lịch
tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa khi dạy bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch – Địa lý12 ban cơ
bản, nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho
học sinh” là đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 – 2019 của tôi.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài nghiên cứu nhằm
- Làm phong phú thêm kiến thức địa lý địa phương cho học sinh: Kiến thức về
các hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch ở các khu di tích, lễ hội,
làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức bài thông qua việc vận dụng kiến thức địa
lý địa phương.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khảo sát thực tế, thu thập thông tin, viết báo
cáo.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho học sinh.
- Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các lớp 12 tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Từ thực tế dạy học tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Quan sát kết quả học tập của học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
- Các phương pháp liên quan đến lý luận dạy học đổi mới.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
* Vai trò của kiến thức địa lý địa phương trong dạy học
Kiến thức địa lý địa phương là những kiến thức địa lý ở không gian hẹp
của một nước. Ở chương trình Địa lý THPT, địa lý địa phương được bố trí ở
phần thứ 4 trong chương trình Địa lý lớp 12 sau các phần Địa lý tự nhiên, Địa lý
dân cư, Địa lý kinh tế và được tích luỹ dần trong q trình dạy học các bài trong
chương trình từ lớp 10 đến hết lớp 12. Với mục đích phục vụ giáo dục, nội dung
địa lý địa phương phải xuất phát từ những yêu cầu giảng dạy và học tập ở trường
phổ thông, gắn liền với chương trình và thời gian quy định. Yêu cầu học tập địa
lý địa phương đối với học sinh là các em phải có được những kiến thức tối thiểu
về địa phương mình đang sinh sống, có khả năng nhận biết, giải thích và phân
tích được các hiện tượng địa lý diễn ra ngay tại địa phương. Địa lý địa phương là
2

download by :


một bộ phận và có liên quan mật thiết với địa lý Tổ quốc nên kiến thức địa lý địa
phương có vai trị là cơ sở để học sinh nắm kiến thức địa lý Tổ quốc, kiến thức
địa lý nói chung. Ngược lại, việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy
học địa lý phổ thơng có tác dụng bổ sung kiến thức địa lý địa phương cho các
em, từ đó bồi dưỡng tình u q hương đất nước trong mỗi con người.
* Dạy học tích hợp
- Tích hợp là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt, “tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của
một hệ thống để tạo nên một hệ thống đồng bộ”
Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động
các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề,
qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau
- Dạy học tích hợp là gì?
+ Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể nêu rõ: “Dạy học tích hợp là định
hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ
năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề
trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội
tri thức và rèn luyện kĩ năng”
+ Chương trình GDPT mới thực hiện dạy học tích hợp theo ba định hướng sau:
Thứ nhất: Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa yêu cầu
trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng trong cùng một mơn học, tích hợp
giữa.
Thứ 2: Tích hợp kiến thức của các mơn học, khoa học có liên quan với
nhau; ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với những kiến thức có liên quan
trong dạy học; ở mức cao là xây dựng các mơn học tích hợp.
Thứ 3: Tích hợp một số chủ đề quan trọng (ví dụ: các chủ đề về chủ
quyền quốc gia, phát triển bền vững, bảo vệ mơi trường, bình đẳng giới, giáo
dục tài chính,…) vào nội dung chương trình nhiều mơn học.
- Vai trị của dạy học tích hợp:
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển
ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để
giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thơng qua dạy học tích hợp,
học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ
sở nền móng cho q trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải
quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Trên thực tế, khi dạy bài 31: vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch,

cả giáo viên và học sinh chỉ cơ bản là trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan tới
nội dung gị bó trong bài dạy, ít có cơ hội mở rộng vấn đề bên ngoài thực tế. Đặc
biệt khi dạy phần ngành du lịch, khi giáo viên liên hệ thực tế, yêu cầu học sinh
nêu các tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch ở địa phương, một số
học sinh có thể kể được tên khu di tích, lễ hội, làng nghề tại địa phương –
huyện Thọ Xuân. Tuy nhiên các em mới chỉ dừng lại ở việc kể được tên, còn
3

download by :


hoạt động, ý nghĩa, tình hình phát triển của các khu di tích, lễ hội, làng nghề...
đa số các em khơng nêu được.
- Vì vậy, việc tích hợp kiến thức về hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ
hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khi dạy bài 31: Vấn đề
phát triển thương mại, du lịch – Địa lý12 ban cơ bản, nhằm giáo dục tình yêu
quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho học sinh là rất cần thiết. Tuy
nhiên để việc tích hợp đạt hiệu quả cao cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Học sinh phải lĩnh hội đủ kiến thức cần thiết về địa phương – huyện Thọ
Xuân, đặc biệt là các kiến thức về hoạt động du lịch.
+ Giáo viên phải tạo cơ hội để học sinh chủ động tìm đến với những kiến thức
kể trên.
+ Học sinh phải có được sự hứng thú, niềm đam mê trong quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu.
- Để giải quyết vấn đề trên, tôi đã đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
hợp kiến thức địa lí địa phương vào bài dạy: bài 31. Vấn đề phát triển ngành
thương mại và du dịch.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Một số kinh nghiệm tích hợp địa lý địa phương vào dạy học địa lý
- Muốn tích hợp địa lý địa phương vào bài giảng đạt hiểu quả cao cần thực hiện

theo 3 bước sau:
Bước 1: Chọn bài học hoặc nội dung trong bài học có khả năng tích hợp
địa lý địa phương. Trong các bài học địa lý khơng phải bài nào cũng có thể tích
hợp kiến thức địa lý địa phương, vì thế phải nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để
chọn bài phù hợp.
Bước 2: Xác định kiến thức địa lý địa phương sẽ đưa vào bài học. Các
kiến thức địa lý địa phương rất đa dạng và phong phú vì vậy sau khi chọn được
nội dung có khả năng tích hợp kiến thức địa lý địa phương thì phải cân nhắc
chọn nội dung kiến thức tích hợp cho phù hợp.
Bước 3: Xác định phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp: căn
cứ vào nội dung từng bài, từng phần của bài học mà cân nhắc lựa chọn phương
pháp dạy học, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện học
tập.
- Để việc tích hợp kiến thức Địa lí địa phương đạt hiệu quả cần đảm bảo nguyên
tắc: 
Thứ nhất, phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức Địa lí địa
phương đưa vào bài học phải có mối quan hệ logic chặt chẽ với các kiến thức có
sẵn trong bài học. Các kiến thức của bài học được coi như là cái nền làm cơ sở
cho kiến thức Địa lí địa phương có chỗ dựa. Nói cách khác, dạy bài nào chúng ta
cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài đó, từ đó mới đi tìm và lựa chọn
các kiến thức phù hợp với nội dung của bài học.
 
Thứ hai, các kiến thức đưa vào bài phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp,
phải thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải đối với nhận thức
của các em trong việc lĩnh hội nội dung chính của bài học. Theo nguyên tắc này,
những kiến thức đưa vào bài cần được sắp xếp đúng chỗ, hợp lý, làm cho kiến
4

download by :



thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn và logic của môn học. Bài học
không bị phá vỡ, học sinh hứng thú học tập vì ln được cung cấp những kiến
thức mới. 
2.3.2. Các biện pháp thực hiện.
2.3.2.1. Chọn nội dung tích hợp địa lý địa phương.
Trong bài 31. Vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch có ba nội
dung kiến thức học sinh cần đạt được là:
- Phân tích được vai trị, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội
thương và ngoại thương.
- Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các
trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ mơi
trường.
Tơi đã chọn tích hợp địa lý địa phương vào nội dung các tài nguyên du
lịch và tình hình phát triển du lịch nước ta.
2.3.2.2. Xác định kiến thức địa lý địa phương sẽ đưa vào bài học.
Để minh họa và khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh tôi chọn kiến
thức địa lý địa phương sẽ đưa vào bài học này là: Hoạt động du lịch tại một số
khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2.3.2.3. Chọn phương pháp dạy học phù hợp: Phương pháp dạy học theo dự
án
Để áp dụng phương pháp dạy học theo dự án đạt hiệu quả cao khi tích hợp
hoạt động du lịch tại một số khu di tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hóa trong bài 31, tôi thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn dự án:
- Trước khi dạy “bài 31. Vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch” một
tuần giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện dự án: “Tìm hiểu về hoạt động du lịch
tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
- Đây là một dự án đối với học sinh có quy mơ khá lớn vì huyện Thọ Xn có

mật độ di tích lịch sử văn hố dày đặc. Tính đến thời điểm hiện tại, tồn huyện
có tới 55 di tích được xếp hạng trong đó có 02 di tích Quốc gia đặc biệt, 04 di
tích cấp Quốc gia và 48 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 01 di sản văn hóa Phi
vật thể quốc gia. Ngoài ra số lượng lễ hội và làng nghề cũng rất nhiều. Nên để
giảm bớt áp lực cho học sinh tơi chỉ chọn những khu di tích, lễ hội và làng nghề
tiêu biểu đã được huyện Thọ Xuân đưa vào khai thác để phát triển du lịch như
khu di tích Lam Kinh, khu di tích đền thờ Lê Hồn, lễ hội làng Xuân Phả và
làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ.
- Tơi chia lớp thành 4 nhóm, nhiệm vụ của mổi nhóm là tìm hiểu về hoạt động
du lịch tại một khu di tích, lễ hội hay làng nghề mà giáo viên phân công. Cụ thể
tôi phân công như sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu hoạt động du lịch ở khu di tích Lam Kinh.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu hoạt động du lịch ở khu di tích đền thờ Lê Hồn.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu hoạt động du lịch ở lễ hội làng Xn Phả.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu hoạt động du lịch ở làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ.
5

download by :


Bước 2: Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương của dự án như sau:
- Đối với nhóm tìm hiểu về hoạt động du lịch ở khu di tích, giáo viên hướng dẫn
học sinh thực hiện theo sơ đồ sau:

ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN
TÊN
DỰ
ÁN


Quy mơ và vị trí địa

Giới thiệu về khu di
tích
Giới thiệu về lễ hội
gắn với khu di tích

TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH
+ Điều kiện phát triển du lịch:
Tìm hiểu về quy mơ và vị trí địa lý, học sinh cần tìm hiểu được diện tích
của khu di tích; khu di tích nằm trên địa bàn của xã nào trong huyện Thọ Xuân?
Khu di tích đã được xếp hạng chưa? Nếu đã được xếp hạng thì xếp hạng gì?
Phần giới thiệu về khu di tích, học sinh cần tìm hiểu được cấu trúc của
khu di tích; ý nghĩa của khu di tích.
Phần giới thiệu về lễ hội gắn với khu di tích, học sinh cần tìm hiểu được
tên lễ hội; thời gian tổ chức và các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội.
+ Tình hình phát triển du lịch: Học sinh cần tìm hiểu được hoạt động du lịch ở
khu di tích diễn ra như thế nào? Số khách du lịch đến khu di tích hàng năm có
tăng lên khơng? …
- Đối với nhóm tìm hiểu về hoạt động du lịch ở lễ hội, giáo viên hướng dẫn học
sinh thực hiện theo sơ đồ sau:
Vị trí của lễ hội
TÊN
DỰ
ÁN

Thời gian tổ chức lễ hội
Các hoạt động chính diễn ra

trong lễ hội
Tình hình phát triển du lịch ở
lễ hội

+ Tìm hiểu về vị trí của lễ hội, học sinh cần tìm hiểu được lễ hội được tổ chức
trên địa bàn của xã nào trong huyện Thọ Xuân? Lễ hội đã được xếp hạng gì?
6

download by :


+ Tìm hiểu về thời gian tổ chức lễ hội, học sinh cần tìm hiểu được lễ hội được tổ
chức vào thời gian nào trong năm?
+ Phần giới thiệu về các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội, học sinh cần tìm
hiểu rõ các hoạt động cụ thể diễn ra trong lễ hội, trong các hoạt động đó hoạt
động nào là nét đặc trưng của lễ hội?
+ Tình hình phát triển du lịch: Học sinh cần tìm hiểu được hoạt động du lịch ở lễ
hội diễn ra như thế nào? Nêu về số khách du lịch đến lễ hội hàng năm? …
- Đối với nhóm tìm hiểu về hoạt động du lịch ở làng nghề, giáo viên hướng dẫn
học sinh thực hiện theo sơ đồ sau:
Vị trí của làng nghề
TÊN
DỰ
ÁN

Sự ra đời và phát triển của làng
nghề
Tiềm năng phát triển du lịch của
làng nghề


+ Tìm hiểu về vị trí của làng nghề, học sinh cần tìm hiểu được làng nghề được
đặt trên địa bàn của xã nào trong huyện Thọ Xuân?
+ Tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của làng nghề, học sinh cần tìm hiểu được
những nét chính về sự ra đời của làng nghề; hiện nay làng nghề đang phát triển
như thế nào?
+ Tìm hiểu về tiềm năng phát triển du lịch của làng nghề, học sinh cần tìm hiểu
được thế mạnh của làng nghề là gì? Làng nghề đã sử dụng những thế mạnh đó
để phát triển du lịch như thế nào? Kết quả ra sao?
* Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện dự án như sau:
- Đi khảo sát thực tế: Các nhóm học sinh đến các khu di tích, lễ hội làng nghề
được phân cơng tìm hiểu thực tế, chụp ảnh, phỏng vấn người dân địa phương…
- Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau như thông tin từ người ban
quản lý khu di tích, ban tổ chức lễ hội, người lao động trực tiếp tại các làng
nghề, các bài báo về khu di tích, lễ hội, làng nghề ở huyện Thọ Xuân...
- Xử lí thơng tin và viết báo cáo: Học sinh viết báo cáo theo sơ đồ giáo viên đã
hướng dẫn. Ngoài phần báo cáo bằng sơ đồ kiến thức, học sinh cần cung cấp
thêm các hình ảnh minh họa cho báo cáo của nhóm mình.
- Giáo viên định thời gian thực hiện dự án cho các nhóm là 1 tuần.
Bước 3: Học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm.
Các nhóm giới thiệu sản phẩm của mình bằng bài viết và hình ảnh.

7

download by :


- Sản phẩm của nhóm 1:

Đại diện nhóm 1 giới thiệu dự án “Tìm

hiểu hoạt động du lịch ở khu di tích
Lam Kinh”

Sản phẩm của nhóm 1

Một số hình ảnh về khu di tích Lam Kinh

8

download by :


- Sản phẩm của nhóm 2:

Đại diện nhóm 2 giới thiệu dự án “Tìm
hiểu hoạt động du lịch ở khu di tích
đền thờ Lê Hồn”

Sản phẩm của nhóm 2

Một số hình ảnh về khu di tích đền thờ Lê Hồn
9

download by :


- Sản phẩm của nhóm 3:

Đại diện nhóm 3 giới thiệu dự án “Tìm
hiểu hoạt động du lịch ở lễ hội làng

Xn Phả”

Sản phẩm của nhóm 3

Một số hình ảnh về lễ hội làng Xuân Phả
10

download by :


- Sản phẩm của nhóm 4

Đại diện nhóm 4 giới thiệu dự án “Tìm
hiểu hoạt động du lịch ở làng nghề
làm bánh gai Tứ Trụ”

Sản phẩm của nhóm 4

Một số hình ảnh về làng nghề bánh gai Tứ Trụ
11

download by :


Bước 5. Đánh giá dự án
- Sau mổi nhóm giới thiệu dự án, giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.
- Giáo viên đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng
nhóm.
- Giáo viên tổng kết kiến thức “tìm hiểu hoạt động du lịch ở một số khu di tích,

lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân” như sau:
+ Điều kiện phát triển du lịch:
Huyện Thọ Xuân có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhất là du lịch
nhân văn: Với nền văn hoá, lịch sử lâu đời, văn hoá dân gian đặc sắc vẫn còn
giữ được những nét truyền thống. Có nhiều lễ hội truyền thống; nhiều làng nghề
với các sản phẩm nổi tiếng như bánh gai, bánh lá răng bừa, nem chua, bưởi luận
văn, đồ mỹ nghệ,.... Đặc biệt huyện Thọ Xuân là địa phương có 02 di tích Quốc
gia đặc biệt là khu di tích Lam Kinh, khu di tích Đền thờ Lê Hồn và 01 di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia là lễ hội làng Xuân Phả. Đây là những lợi thế rất
lớn đối với du lịch của huyện.
+ Tình hình phát triển du lịch:
Theo báo cáo về thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn
huyện Thọ Xuân, hiện nay huyện Thọ Xuân có 01 khu du lịch là Khu du lịch
Lam Kinh; có 01 điểm du lịch là Điểm du lịch Đền thờ Lê Hoàn.
Số lượt khách du lịch tăng lên đáng kể từ 243.500 lượt khách năm 2016
tăng lên 280.000 lượt khách năm 2018.
Sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch văn hóa, tâm linh (du lịch ở các khu
di tích, lễ hội) và du lịch làng nghề.
2.3.3. Kế hoạch bài dạy tích hợp.
Tiết 34 - Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân tích được vai trị, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội
thương và ngoại thương.
- Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các
trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi
trường.
2. Kỹ năng: Rèn luyện các kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại

thương, du lịch.
- Sử dụng bản đồ, Átlat để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm
thương mại và du lịch (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...)
- Khảo sát thực tế, thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, viết báo cáo về hoạt động
du lịch tại địa phương.
3. Thái độ.
12

download by :


- Có nhận thức đúng đắn về tình hình phát triển ngành nội thương và ngoại
thương nước ta.
- Có ý thức bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho học sinh.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng
dụng CNTT; năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử
dụng bản đồ; Năng lực sử dụng bảng số liệu thống kê; Năng lực khảo sát thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên.
- Các bảng số liệu, biểu đồ về hoạt động thương mại của nước ta.
- Bản đồ du lịch Việt Nam
- Atlat địa lí Việt Nam
- Trang ảnh về một số địa điểm du lịch của nước ta.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Học sinh.
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
1. Mục tiêu: Định hướng chuẩn kiến thức, kĩ năng cho học sinh
2. Phương thức: Nêu vấn đề
3. Tổ chức hoạt động
GV đưa ra một số hình ảnh về hoạt động của chợ, trung tâm thương mại;
ảnh về hoạt động xuất khẩu nông sản; ảnh về các di sản thế giới ở nước ta.
Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân học sinh trả lời câu
hỏi: Những hình ảnh trên có liên quan đến ngành kinh tế nào của nước ta?
- Học sinh trả lời. Giáo viên chuẩn kiến thức về những thơng tin trên hình ảnh
sau đó dẫn dắt học sinh vào bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành thương mại
1. Mục tiêu:
- Phân tích được vai trị, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội
thương và ngoại thương.
- Rèn luyện các kĩ năng: Phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê về các ngành
nội thương, ngoại thương; Sử dụng bản đồ, Át lat để nhận biết và phân tích sự
phân bố của các trung tâm thương mại (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...)
2. Phương thức:
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề; sử dụng Átlat, biểu đồ, số liệu thống kê.
- Hình thức cá nhân, cả lớp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV tách ra thành 2 hoạt động nhỏ là: Tìm 1. Thương mại.
13

download by :



hiểu về hoạt động nội thương và tìm hiểu về
hoạt động ngoại thương.
a. Tìm hiểu hoạt động nội thương
* GV giao nhiệm vụ cho HS:
Dựa vào hiểu biết của bản thân (thông qua
những câu chuyện kể của ông bà, cha mẹ về
đời sống, về hoạt động buôn bán của gia đình
và địa phương trước đây; thơng qua những
quan sát hàng ngày của bản thân về hoạt động
buôn bán của gia đình và địa phương hiện
nay); dựa vào nội dung SGK trang 137 và
hình 31.1 trong SGK, trả lời câu hỏi sau:
- Em có nhận xét gì về hoạt động nội thương
của nước ta trước đổi mới?
- Tình hình phát triển nội thương ở nước ta
hiện nay?
- Nhận xét về cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành
phần kinh tế của nước ta.
- Cho biết sự phân bố của họat động nội
thương và giải thích ngun nhân của sự
phân bố đó?
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện
nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi cặp đơi.
Trong q trình thực hiện GV quan sát và
điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với
đối tượng học sinh.
* GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, các
HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận

thêm.
* GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ của HS
b. Tìm hiểu hoạt động ngoại thương.
* GV giao nhiệm vụ cho HS:
Dựa vào hiểu biết của bản thân; dựa vào nội
dung SGK trang 137, 138,139 và hình 31.2,
31.3 trong SGK; dựa vào Átlat Địa lý Việt
Nam , trả lời câu hỏi sau:
- Nhận xét chung về hoạt động buôn bán của
nước ta với các nước trên thế giới.
- Nhận xét về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của nước ta
- Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất nhập
khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990-2005.

a) Nội thương:
- Sau đổi mới, cả nước đã hình
thành thì trường thống nhất, hàng
hóa phong phú đa dạng.
- Nội thương đã thu hút được sự
tham gia của nhiều thành phần kinh
tế
- Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa
và dịch vu phân theo thành phần
kinh tế có sự chuyển biến tích
cực :Có sự chuyển biến tích cực
theo nền kinh tế thị trường:
+ Tỉ trọng khu vực nhà nước giảm.
+ Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước

lớn nhất và có xu hướng tăng
+ Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi mặc dù cịn nhỏ nhưng
đang tăng lên.
- Các trung tâm buôn bán lớn nhất
cả nước : Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

b) Ngoại thương:
- Sau đổi mới, thị trường bn bán
mở rộng theo hướng đa dạng hóa,
đa phương hóa.
- Hoạt động ngoại thương có sự
chuyển biến rõ rệt:
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
tăng nhanh.
- Cán cân xuất nhập khẩu :
+ Trước đổi mới nước ta la một
nước nhập siêu
+ năm 1992, cán cân xuất nhập
14

download by :


- Nhận xét về cán cân thương mại của nước khẩu tiến tới sự cân đối
ta.
+ Từ 1993 đến nay nước ta tiếp tục
- Nhận xét tình hình xuất khẩu, nhập khẩu; nhập siêu nhưng bản chất khác
nêu các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của trước đổi mới.
nước ta; nêu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu - Xuất khẩu:

chủ yếu của nước ta.
+ Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh.
- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển hoạt + Mặt hàng xuất khẩu gồm: hàng
động ngoại thương những năm gần đây.
cơng nghiệp nặng và khống sản,
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hàng công nhẹ và tiểu thủ cơng
nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi cặp đơi.
nghiệp, hàng nơng lâm thủy sản.
Trong q trình thực hiện GV quan sát và + Tuy nhiên tỉ trọng hàng gia công
điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với lớn và phải nhập nguyên liệu.
đối tượng học sinh.
+ Thị trường mở rộng: lớn nhất là
* GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, các Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận - Nhập khẩu:
thêm.
+ Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh.
* GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là
quả thực hiện nhiệm vụ của HS
nguyên liệu và tư liệu sản xuất, còn
GV phát vấn gợi mở đối với học sinh:
lại là hàng tiêu dùng.
- Để tính cán cân xuất nhập khẩu ta làm thế + Thị trường nhập khẩu chủ yếu là
nào? Tính cán cân xuất nhập khẩu của nước khu vực châu Á - Thái Bình Dưong
ta trong giai đoạn 1990 – 2015 (bảng số liệu và châu Âu.
về xuất nhập khẩu đã cập nhật trên màn hình
máy chiếu
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành du lịch
1. Mục tiêu:
- Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các

trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ mơi
trường.
- Rèn luyện các kĩ năng:
+ Phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê về ngành du lịch.
+ Sử dụng bản đồ, Átlat để nhận biết và phân tích sự phân bố của các vùng du
lịch và các trung tâm du lịch của nước ta.
+ Khảo sát thực tế, thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, viết báo cáo về hoạt động
du lịch tại địa phương.
2. Phương thức:
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; dạy học dự án; sử dụng Átlat, biểu đồ.
- Hình thức cá nhân, nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
a. Tìm hiểu tài ngun du lịch.
2. Du lịch.
Nội dung 1: Khái niệm tài nguyên du lịch.
a)Tài nguyên du lịch
* GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào SGK * Khái niệm(SGK)
15

download by :


trả lời câu hỏi sau:
- Tài nguyên du lịch là gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó trả
lời.
* GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

Nội dung 2: Tài nguyên du lịch
* Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: HS thực
hiện nhiệm vụ theo nhóm: Dựa vào SGK, bản
đồ du lịch Việt Nam, Átlat Địa lý Việt Nam,
hình 31.4 và những hiểu biết của bản thân, trả
lời câu hỏi sau:
- Vịng 1: Nhóm chun gia: GV chia lớp
thành 2 nhóm
+ Nhóm 1: Trình bày các tài ngun du lịch tự
nhiên của nước ta.
+ Nhóm 2: Trình bày các tài nguyên du lịch
nhân văn của nước ta.
HS làm việc cá nhân trong 2 phút và ghi lại
những ý kiến của mình. Sau đó thảo luận
nhóm 3 phút.
- Vịng 2: Nhóm mảnh ghép: GV hình thành 4
nhóm mới, mổi nhóm gồm các thành viên của
cả hai nhóm ở vịng chun gia. Nhiệm vụ của
các nhóm là trả lời câu hỏi sau:
+ Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của
nước ta tương đối phong phú và đa dạng.
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm
vụ theo nhóm.
Trong q trình thực hiện GV quan sát và điều
chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối
tượng học sinh.
* GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, các
nhóm khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận
thêm.
* GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết

quả thực hiện nhiệm vụ của HS
GV phát vấn gợi mở đối với học sinh:
- Kể tên các bãi biển đẹp của nước ta.
- Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới, di sản
văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể thế
giới ở nước ta.
b. Tìm hiểu tình hình phát triển và các trung
tâm du lịch chủ yếu.

* Tài nguyên du lịch:
- Tài ngun du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: có 200 hang động đẹp;
125 bãi biển ; Vịnh Hạ Long,
động Phong Nha (được UNESCO
công nhận là di sản thiên nhien thế
giới làn lượt vào năm 1994 và
2003).
+ Khí hậu: Tương đối thuận lợi
phát triển du lịch.
+ Nguồn nước: các hồ tự nhiên,
hồ nhân tạo, sơng ngịi chằng chịt
ở vùng sơng nước ĐBSCL, các
thác nước. Nguồn nước khống tự
nhiên có giá trị đặc biệt đối với
phát triển du lịch.
+ Sinh vật: nước ta có hơn 30
vườn quốc gia, nhiều động vật
hoang dã, thủy hải sản là cơ sở
phát triển du lịch sinh thái.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Di tích : 4 vạn di tích; nhiều di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể
thế gới.
+ Lễ hội: Các lễ hội diễn ra quanh
năm nhưng tập trung nhiều nhất
vào mùa xuân.
- Các làng nghề truyền thống, văn
nghệ dân gian….

b) Tình hình phát triển và phân bố
du lịch theo lãnh thổ
16

download by :


* GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào SGK,
bản đồ du lịch Việt Nam, Átlat Địa lý Việt
Nam, hình 31.6 và những hiểu biết của bản
thân, trả lời câu hỏi sau:
- Phân tích và giải thích tình hình phát triển
du lịch ở nước ta.
- Về phương diện du lịch, nước ta chia thành
mấy vùng? Kể tên các vùng đó.
- Kể tên các trung tâm du lịch quốc gia và
trung tâm du lịch vùng của nước ta.
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm
vụ cá nhân, sau đó trao đổi cặp đơi.
Trong q trình thực hiện GV quan sát và điều
chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối

tượng học sinh.
* GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, các HS
khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
* GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ của HS
GV phát vấn gợi mở đối với học sinh:
- Theo em, phát triển du lịch bền vững là gì?
- Nêu các giải pháp phát triển du lịch bền vững
ở nước ta
c. Tìm hiểu hoạt động du lịch tại một số khu
du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
* GV giao nhiệm vụ cho HS: Đại diện các
nhóm giới thiệu sản phẩm là các dự án mà GV
đã phân cơng chuẩn bị trước ở nhà.
+ Nhóm 1: Giới thiệu dự án “Tìm hiểu hoạt
động du lịch ở khu di tích Lam Kinh”.
+ Nhóm 2: Giới thiệu dự án “Tìm hiểu hoạt
động du lịch ở khu di tích đền thờ Lê Hồn”.
+ Nhóm 3: Giới thiệu dự án “Tìm hiểu hoạt
động du lịch ở lễ hội làng Xuân Phả”.
+ Nhóm 4: Giới thiệu dự án “Tìm hiểu hoạt
động du lịch ở làng nghề làm bánh gai Tứ
Trụ”.
* GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả,
các nhóm khác lắng nghe và bổ sung, thảo
luận thêm.
* GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
GV: Việc tơn trọng, giữ gìn, phát huy, quảng


* Tình hình phát triển
- Ngành du lịch nước ta hình
thành từ những năm 60 của thế kỉ
XX. Tuy nhiên, chỉ phát triển
mạnh từ đầu thập kỉ 90 đến nay
nhờ chính sách Đổi mới của Nhà
nước.
- Số lượt khách du lịch và doanh
thu ngày càng tăng nhanh
* Sự phân hoá theo lãnh thổ
- Cả nước hình thành 3 vùng du
lịch: Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Nam
Trung Bộ và Nam Bộ
- Các trung tâm du lịch quốc gia:
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế,
Đà Nẵng.
- Các trung tâm du lịch vùng: Hạ
Long, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng
Tàu, Nha Trang…

17

download by :


bá về khu di tích, lễ hội và làng nghề nơi các
em sinh sống chính là cách thể hiện rõ nhất về
tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào
dân tộc của các em.

Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu: Nhằm cũng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện các kĩ năng trong bài
học.
2. Phương thức: Học động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
a. GV giao nhiệm vụ cho HS: HS làm các câu hỏi và bài tập sau:
- Dựa vào biểu đồ hình 31.3, nhận xét về hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.
- Vẽ sơ đồ các tài nguyên du lịch của nước ta.
- Dựa Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, kể tên các trung tâm du lịch quốc gia và
trung tâm du lịch vùng của nước ta.
b. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS
học ở nhà
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học để làm các câu
hỏi và bài tập cuối bài.
2. Nội dung: Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài học
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm của
HS
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đối với học sinh.
Thông qua việc áp dụng và lấy ý kiến thăm dò đối với 1 số lớp học
sinh thuộc khối 12 cho thấy kết quả như sau:
- Đối với lớp không thực nghiệm: Học sinh học các kiến thức gị bó trong bài
nên một phận học sinh chưa tích cực học tập, hay “kêu chán” khiến lớp học trở
nên nặng nề. Từ đó chưa tạo được hứng thú và niềm đam mê học tập cho các
em. Ngoài ra kiến thức về địa lý địa phương của các em cũng rất hạn chế.
- Đối với lớp thực nghiệm: Trong giờ học, học sinh tích cực học tập, tìm hiểu
kiến thức, thảo luận, khơng khí lớp học sơi nổi. Từ đó tạo được hứng thú và
niềm đam mê học tập cho học sinh, ý thức học tập và rèn luyện của học sinh
ngày càng được nâng cao. Tơi nhận thấy học sinh của mình có nhiều chuyển

biến tích cực trong học tập, đặc biệt có một số học sinh lâu nay trong giờ học
hay “ngáp ngắn, thở dài” vì nội dung kiến thức gị bó cũng đã rất sôi nổi phát
biểu ý kiến, tranh luận về các vần đề trong bài học mà giáo viên đưa ra. Tơi cịn
nhận thấy rằng ngồi việc học sinh đã nắm chắc kiến thức trong bài học, thì kiến
thức địa lý địa phương nơi các em sinh sống cũng được lĩnh hội tốt.Từ đó giáo
dục tình u q hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho học sinh.
- Để đánh giá kết quả thực hiện tôi cho cả 2 lớp là lớp thực nghiệm và lớp chưa
thực nghiệm làm bài trắc nghiệm sau:
18

download by :


Câu 1. Làng nghề bánh gai Tứ Trụ nằm trên địa bàn xã nào của huyện Thọ
Xuân?
A. Thọ Lâm
B. Thọ Diên.
C. Xuân Lam
D. Xuân Thiên
Câu 2. Tên di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở huyện Thọ Xuân là:
A. Lễ hội làng Xuân Phả
B. Lễ hội Lê Thánh Tơng.
C. Lễ hội Lê Hồn.
D. Lễ hội Lam Kinh.
Câu 3. Huyện Thọ Xn có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4. Lễ hội Lam Kinh được tổ chức vào thời gian nào trong năm?

A. ngày 18 và 19/8 âm lịch hàng năm. B. ngày 19 và 20/8 âm lịch hàng năm.
C. ngày 21 và 22/8 âm lịch hàng năm. D. ngày 23 và 24/8 âm lịch hàng năm.
- Kết quả bài trắc nghiệm như sau:
+ Đối với lớp chưa thực nghiêm: Sĩ số lớp là 41 học sinh: có 3 em trả lời đúng
cả 4 câu chiếm 7,3%; có 10 em trả lời đúng 3 câu chiếm 24,4%; có 13 em trả lời
đúng 2 câu chiếm 31,7%; có 8 em trả lời đúng 1 câu chiếm 19,5% và có tới 7 em
khơng trả lời đúng câu nào chiếm 17,1%
+ Đối với lớp thực nghiệm: Sĩ số lớp là 40 học sinh: có 28 em trả lời đúng cả 4
câu chiếm 70%; có 9 em trả lời đúng 3 câu chiếm 22,5%; có 3 em trả lời đúng 2
câu chiếm 7,5%; khơng có em nào chỉ trả lời đúng 1 câu hoặc không trả lời đúng
câu nào.
2.4.2. Đối với giáo viên.
Qua thực tiễn giảng dạy đã giúp tôi và các đồng nghiệp hiểu rõ hơn, sâu sắc
hơn tầm quan trọng của việc tích hợp địa lý địa phương vào bài giảng nói chung
và tích hợp hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện
Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khi dạy bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
– Địa lý12 ban cơ bản nói riêng, nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước và
niềm tự hào dân tộc cho học sinh. Từ đó khơng ngừng tìm tịi, ứng dụng những
phương pháp tốt nhất để việc tích hợp địa lý địa phương vào bài dạy có hiệu quả
hơn nữa. Góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc
cho học sinh và đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, hội tụ đầy đủ
các yếu tố “đức, trí, thể, mĩ”.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Như vậy, việc tích hợp địa lý địa phương là rất cần thiết và quan trọng
trong dạy học môn Địa lí. Thơng qua việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương
vào dạy học địa lý phổ thơng vừa có tác dụng giúp học sinh nắm vững kiến thức,
vừa bổ sung kiến thức địa lý địa phương cho các em, từ đó giúp học sinh có
hứng thú học tập, chủ động học tập, làm chủ kiến thức. Ngồi ra, cịn giúp bồi
dưỡng tình u q hương đất nước, lịng tự hào dân tọc trong mỗi học sinh.

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và những kết quả nghiên cứu khi thực
hiện đề tài tích hợp kiến thức địa lý địa phương trong các bài học cho học sinh
trường THPT Thọ xuân 5, thu được kết quả sau:
19

download by :


- Góp phần làm phong phú thêm kiến thức về địa lý địa phương cho học
sinh. Từ các kiến thức địa lí của địa phương các em có thể khái qt để hiểu
đuọc các kiến thức địa lí chung.
- Học sinh tìm được hứng thú trong việc học bộ mơn địa lí.
- Nhận thấy việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào bài học không những
giúp cho học sinh nắm vững kiến thức địa lý chung mà cịn góp phần giúp học
sinh học tập tích cực cũng như giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học
hiệu quả.
- Rèn luyện cho học sinh một sỗ kĩ năng cần thiết như kĩ năng làm việc theo
nhóm, kĩ năng khảo sát thực tế, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng quan sát, kĩ
năng xử lí thơng tin, kĩ năng viết báo cáo khoa học, kĩ năng trình bày một vấn đề
và bảo vệ ý kiến trước tập thể.
- Với những nội dung đã đạt được hi vọng đề tài này sẽ là tài liệu hữu ích cho
các thầy cơ giáo và các em học sinh.
3.2. Kiến nghị
Từ những việc làm được cũng như những tồn tại do điều kiện khách quan
tơi có một số kiến nghị sau đây:
- Trong dạy học cần tăng cường nhiều hơn việc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa, tham quan, dã ngoại để học sinh có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về địa lý
địa phương nơi mình đang sinh sống.
- Cần phải nâng cấp cơ sở vật chất trường học, bên cạnh các thiết bị dạy học
phục vụ cho chuyên môn, cần đầu tư các phim tư liệu, tài liệu, báo chí, tranh

ảnh, thiết bị phục vụ công tác dạy địa lý địa phương.
Thông qua SKKN tôi đã đúc rút những kinh nghiệm của cá nhân trong
việc tích hợp địa lý địa phương qua mơn Địa lí 12. Tơi mong học sinh của mình
được phát triển một cách toàn diện, biết yêu quê hương đất nước và có niềm tự
hào dân tộc để bản thân xứng đáng trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Trên đây là việc “Tích hợp hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ
hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khi dạy bài 31: Vấn đề
phát triển thương mại, du lịch – Địa lý12 ban cơ bản, nhằm giáo dục tình yêu
quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho học sinh” mà tôi đã áp dụng
trong thời gian qua. Với trình độ và kinh nghiệm cịn hạn chế rất mong nhận
được sự đóng góp chân thành từ đồng nghiệp. Xin trân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thọ xuân, ngày 27 tháng 5 năm 2019
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác

Đỗ Thị Dung
20

download by :


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn Địa lí lớp 12 - Nhà xuất bản
ĐHSP - Lê Thông (chủ biên), Đỗ Anh Dũng, Vũ Đình Hịa, Trần Thị Tuyến.
2. Các tài liệu có liên quan đến lí luận dạy học -Tác giả Lê Thơng.
3. Sách giáo khoa địa lí lớp 12- Nhà xuất bản Giáo dục - Lê Thông (Tổng chủ

biên), Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), Nguyễn Kim Chương, Phạm Xuân Hậu,
Đặng Duy Lợi, Phạm Thị Sen, Phí Cơng Việt .
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông - Nhà xuất bản
giáo dục - Bộ giáo dục và đào tạo - năm 2007.
5. Đề án phát triển du lịch huyện Thọ Xuân đến năm 2025 – Phịng văn hóa
huyện Thọ Xn.

21

download by :


PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về khu di tích Lam Kinh

Lăng mộ của vua Lê Thái Tổ

Cầu Bạch

Giếng cổ

Nghi thức của lễ hội Lam Kinh

22 1

download by :


Một số hình ảnh của khu di tích đền thờ Lê Hồn


Khai mạc lễ hội Lê Hồn 2018

Một góc trong khuôn viên đền thờ

Đầm sen trong khuôn viên đền

Cổng vào đền thờ Lê Hoàn
2
23

download by :


×