Đoàn Hùng Dũng
CQ520589
Kinh tế quốc tế
Đề tài: Đánh giá kết quả đạt được và vấn đề tồn tại trong việc thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt nam trong thời gian qua
Bố cục bài tiểu luận:
I. LÝ THUYẾT CHUNG
1. Khái niệm đầu tư quốc tế
3. Khái niệm đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI)
3. Nguồn gốc và động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài
II. VAI TRÒ CỦA FDI
1. Với nước nhận đầu tư
2. Với nước đi đầu tư
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRỰC TIẾP
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM
V. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY THU HÚT FDI
I. Lý thuyết chung
Xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và sâu
sắc. Việt Nam với chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế đã từng bước
hội nhập vào nền kinh tế - thương mại toàn cầu: là thành viên của ASEAN, APEC,
ASEM, đã ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ và gia nhập tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) . . . Các nước đánh giá cao vai trò và vị trí của Việt Nam ở khu vực và thế giới,
đồng thời đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) là một loại hình hoạt động kinh tế quốc tế ra, đời và phát triển có tính tất yếu, lâu
dài cùng với xu thế toàn cầu về kinh tế. FDI có vai trò vị trí quan trọng, tích cực đối với cả
nước tiếp nhận FDI lẫn nước đi đầu tư. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nhiệm vụ của
Đảng, Nhà nước và dân ta trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Trong suốt quá trình
này, chúng ta cần nhiều vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Nên việc thu hút vốn của
các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nước tiên tiến . . . là rất quan trọng. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài góp phần làm tăng thêm vốn để đầu tư phát triển sản xuất, cung cấp cho nền
kinh tế nước ta những máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất ra
nhiều mặt hàng có chất lượng cao, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động,
góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần
ổn định nền tài chính tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế phát triển .
Với luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành từ năm 1987, được sửa đổi
bổ sung qua các năm 1990,1992,1996 và năm 2005 vừa qua đến nay luật đầu tư nước
ngoài đã thông thoáng hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư , góp
phần quan trọng đưa nền kinh tế nước ta phát triển và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và
khu vực.
1. Khái niệm đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức
hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt được các
hiệu quả xã hội.
Hợp tác đầu tư quốc tê giữa các nước là xu hướng có tính quy luật trong điều kiện
tăng cường quốc tế hóa đời sống kinh tế hiện nay
2. Khái niệm đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư do các cá nhân hay tổ chức kinh tế
thực hiện nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường ở một nước khác
thông qua việc di chuyển vốn, hay bất kỳ hình thức giá trị nào như máy móc thiết bị, công
nghệ và thiết lập quyền sở hữu về vốn đầu tư của mình tại nước đó
Đây là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và người sủ dụng vốn là một
chủ thể. Có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài (các chủ đầu tư) trực
tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư
nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam đầu tư trực tiếp nước ngoài bao
gồm các hình thức chủ yếu sau :
2. 1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh .
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa hai bên hay nhiều bên để
cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở qui định
trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một pháp
nhân mới. Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức liên kết kinh doanh giữa
chủ đầu tư trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài theo từng trường hợp cụ thể,
trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng chứ không tạo nên bất cứ một
pháp nhân mới nào. Ở đây cũng không chỉ góp vốn và các phương tiện sản xuất mà còn
thoả thuận về nghĩa vụ và quyền hạn của mỗi bên bằng hợp đồng trong việc tiến hành một
công việc sản xuất kinh doanh và những quyền lợi mà họ được hưởng. Hình thức này rất
đa dạng và phù hợp với những dự án có qui mô nhỏ thời hạn hoạt động ngắn.
2. 2 Doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư trong đó bên nước ngoài và Việt Nam
cùng góp vốn thành lập liên doanh theo một tỷ lệ đã thỏa thuận. Theo luật định doanh
nghiệp liên doanh được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký hoặc là
doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt
Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp
đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh đươc thành lập theo hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gan hoạt động của
các doanh nghiệp khoảng từ 30-50 năm. Doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ về tài chính vì
vốn pháp định do mỗi bên liên doanh góp (mức góp của bên Việt Nam ít nhất là 30%).
Trong quá trình liên doanh, doanh nghiệp không được giảm vốn nếu muốn tăng vốn phải
làm biên bản giải trình lên Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư để xem xét và giải quuyết. Thông
thường, khi thành lập liên doanh phía Việt nam có lượng vốn rất nhỏ, vì vậy sẽ dẫn đến tỷ
lệ phần quyền lợi rất ít. Do đó, vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh được qui định
luôn nhỏ hơn vốn đầu tư thực tế để đảm bảo quyền lợi cho phía Việt Nam cũng như đảm
bảo tỷ lệ chia lãi hợp lý hơn. Đối với loại hình này, nhà nước đã giành được nhiều ưu đãi
mà cả bên nước ngoài và bên Việt Nam đều được hưởng.
2. 3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam (luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) Doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam . Vốn pháp định của doanh nghiệp ít nhất
phải bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp
không được giảm vốn pháp định. Các doanh nghiệp này thường ở trong khu chế xuất hay
trong khu công nghệ cao.
3. 4. Ngoài ra còn có một số hình thức biến dạng khác như :
+ Hình thức đầu tư BOT: BOT là hình thức hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư
và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng một công trình, trong đó nhà đầu tư
bỏ vốn để kinh doanh và khai thác công trình trong một thời gian nhất định đủ để thu hồi
vốn và lợi nhuận thoả đáng sau đó chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà
nước sở tại. Hình thức BOT ra đời nhằm tạo ra loại hình công việc có chất lượng ở các
nước chậm và đang phát triển khi các nước này không có đủ vốn. Đặc điểm chung của
hình thức này là nhà đầu tư nước ngoài phải bỏ vốn nhiều, thời gian thu hồi vốn chậm .
Các công ty ký hợp đồng BOT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền được hưởng nhiều ưu
đãi về thuế, được nhà nước bảo lãnh để tránh rủi ro… Hình thức hợp đồng BOT là hình
thức đầu tư mới xuất hiện ở Việt Nam, song nó có vai trò to lớn làm thay đổi bộ mặt mặt
nền kinh tế. Nhờ nó chất lượng kết cấu hạ tầng được nâng cao một cách rõ rệt, tạo đà thu
hút hơn nữa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu tăng lên
của nhân dân.
+ Hình thức đầu tư BTO: BTO ( Built-Transfer-Operate) hợp đồng xây dựng
chuyển giao kinh doanh là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình, sau khi đã xây dựng xong nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao công trình đó cho nước sở tại và được dành quyền kinh doanh công
trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
+ Hình thức đầu tư BT: BT (Built-Transfer) hợp đồng xây dựng chuyển giao là văn
bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng
công trình, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho
nước chủ nhà và tạo điều kiện thực hiện dự án khác nhằm thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
hợp lý
3. Nguồn gốc và động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở trên ta thấy đặc điểm cơ bản nhất
của nó là việc người nước ngoài đưa vốn vào một nước khác để mở rộng cơ sở sản xuất
kinh doanh mở rộng thị trường. Việc sản xuất hàng hoá tại nước mình rồi xuất sang nước
khác như vậy làm cho chi phí vận chuyển tăng lên. Thay vào đó, chủ đầu tư đưa vốn sang
nước khác để sản xuất và bán ngay tại thị trường nước sở tại thì họ không những giảm
được chi phí vận chuyển mà còn tránh được thuế nhập khẩu hàng hoá vốn do các nước đặt
ra để bảo vệ nền kinh tế của họ. Điều này lý giải tại sao lại có dòng vốn đầu tư cùng chảy
vào và chảy ra tại cùng một nước, tại sao đầu tư vốn mà không nhập khẩu hàng hoá.
Theo học thuyết của D. Ricardo, mỗi nước có lợi thế riêng về các yếu tố sản xuất
mà ông gọi đó là lợi thế so sánh, ở các nước phát triển đó là lợi thế về vốn, công nghệ,
kinh nghiệm sản xuất còn ở các nước đang phát triển đó là lao động rẻ, tài nguyên tại chỗ
phong phú, thị trường sơ khai. Do vậy, khi chi phí sản xuất ở một nước (thường là nước
phát triển) cao họ tìm cách đưa vốn sang nước khác để tận dụng hết lợi thế so sánh của
mỗi nước bằng cách đó họ đã nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận biên/chi phí biên. Mọi nhà
kinh doanh đều có xu hướng đa dạng hoá danh mục đầu tư. Thiết lập nhiều cơ sở sản xuất
kinh doanh ở các nước khác, tức là họ đã thực hiện mục tiêu của mình một cách hợp lý.
Sự thay đổi thường xuyên của tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố khiến cho việc di chuyển tư
bản trên phạm vi quốc tế diễn ra mạnh hơn. Chẳng hạn, khi đồng USD tăng giá so với
đồng Việt Nam thì hàng hoá nhập khẩu của Mỹ tại thị trường Việt Nam trở nên đắt hơn so
với trước. Nhưng nếu hàng hoá đó sản xuất tại Việt Nam sử dụng đầu vào tại chỗ thì nó sẽ
không thay đổi về giá cả, thậm chí khi đó chủ đầu tư còn có lợi nếu xuất khẩu trở lại Mỹ.
Tuy nhiên, vấn đề này có tính hai mặt tức là khi tỷ giá hối đoái biến động ngược lại thì
chủ đầu tư lại bị thiệt hại.
Trước những năm 1970, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường chỉ diễn ra ở các nước
phát triển với nhau hoặc từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Sau đó cùng
với sự thịnh vượng của khối OPEC (tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) và các nước
công nghiệp mới (NICs) thì một lượng vốn đầu tư lớn do các nước này đưa sang nước
phát triển và đang phát triển khác. Thể hiện rõ nét cho các xu hướng này là đầu tư từ các
nước Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapo. . . sang khu vực Tây Âu và các nước
đang phát triển ngày càng tăng. Sự phát triển của thương mại và thị trường tài chính quốc
tế và các công ty đa quốc gia đã tạo điều kiện cho FDI phát triển mạnh. Các công ty đa
quốc gia thường là các phương tiện cho việc đi vay và cho vay quốc tế chiếm 70% từ FDI
quốc tế. Công ty mẹ thường chuyển giao vốn của mình qua các công ty chi nhánh ở nước
ngoài. Vì vậy, khi nói tới FDI người ta cũng thường ám chỉ các dòng lưu chuyển vốn quốc
tế, trong đó một công ty ở một nước tạo ra hoặc mở rộng chi nhánh ở nước khác. Vì vậy
FDI luôn gắn liền với công ty đa quốc gia ở đó việc chuyển giao vốn không đơn thuần là
sự chuyển giao nguồn lực mà còn là sự mở rộng thị trường mở rộng sự kiểm soát và quản
lý .
II. Vai trò của đầu tư trực tiếp FDI
1. Với nước nhận đầu tư
1. 1
Tích cực
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không những đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của nước
chủ đầu tư mà còn giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước tiếp
nhận đầu tư. Nó thể hiện ở những khía cạnh sau :
Thứ nhất : Đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp cho nước sở tại một nguồn vốn lớn
để bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn trong nước. Hầu hết các nước, nhất là các nước đang
phát triển đều có nhu cầu vốn để thực hiện công nghiệp hoá và nâng cao tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Nhiều nước đã thu hút được một lượng vốn nước ngoài lớn từ đầu tư trực
tiếp để giải quyết khó khăn về vốn và do đó đã thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá đất
nước.
Thứ hai : Cùng với việc cung cấp vốn là kỹ thuât. Qua thực hiện đầu tư trực tiếp
nước ngoài, các chủ đầu tư đã chuyển giao công nghệ từ các chi nhánh, nhà máy của họ ở
nước khác sang nước sở tại. Chuyển giao công nghệ là kết quả của quá trình nghiên cứu
và phát triển nhằm vào việc phát minh ra sản phẩm hay kỹ thuật sản suất mới hoặc cả hai.
Cho nên, nhờ có sự chuyển giao đó mà các nước đang phát triển có điều kiện tốt hơn để
khai thác các thế mạnh sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, tăng sản xuất, sản lượng và khả
năng cạnh tranh với các nước khác trên thị trường Thế giới nhằm thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.
Thứ ba : Việc thiết lập các cơ sở sản xuất ở nước sở tại, chủ đầu tư cần sử dụng lao
động ở chính nơi đây. Sự xuất hiện hàng loạt các nhà máy mới, nông trại mới đã thu hút
được nhiều lao động vào làm việc. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư nước ngoài còn phải đào
tạo những người lao động thành những công nhân lành nghề cho doanh nghiệp của mình.
Điều này góp phần tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động cho nhân
dân nước sở tại, do đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở những nước này.
Thứ tư : FDI đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của
nước nhận. Điều này có nghĩa là việc thiếu hụt thương mại có thể được bổ xung bằng
nguồn vốn FDI. Khi FDI chảy vào một nước nó có thể làm giảm thâm hụt cán cân vãng
lai. Nó cũng có thể làm triệt tiêu khoản thâm hụt đó qua thời gian khi các công ty nước
ngoài thu được những khoản xuất khẩu ròng. Thêm nữa khi những lợi thế của nền sản xuất
nước ngoài được đưa vào nước chủ nhà như công nghệ, kỹ năng sản xuất . . . chúng cũng
làm nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các hãng trong nước do đó có thể làm tăng xuất
khẩu góp phần tạo ra ngoại tệ cải thiện cán cân thương mại .
Thứ năm : Tác động giữa FDI và công nghệ được coi như một trong những nội
dung quan trọng trong việc xem xét đầu tư nước ngoài cả cho nước nhận đầu tư và nước đi
đầu tư. Lý do của điều này là công nghệ mang lại những lợi ích cho cả hai đặc biệt là nước
nhận đầu tư . Đầu tiên người ta hy vọng FDI đem đến những công nghệ tiên tiến cho nước
sở tại. FDI có thể mang đến cho nước chủ nhà các bí quyết sản xuất và công nghệ tiên
tiến. FDI có thể thúc đẩy quá trình cải tiến công nghệ của các nước đang phát triển làm
tăng năng suất lao động. Thông qua FDI các nước chủ nhà sẽ có được những tiến bộ trong
nền sản xuất và xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ cung cấp cho nước chủ nhà các
kỹ năng, khả năng quản lý mới thông qua việc đầu tư của mình các nhà đầu tư nước ngoài
mang đến những kinh nghiệm quản lý kỹ năng áp dụng công nghệ mới thực hiện thông
qua các chương trình đào tạo vừa học vừa làm .
Thứ sáu : Do tác động của vốn và khoa học công nghệ, đầu tư trực tiếp sẽ tác động
mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu kỹ thuật, cơ
cấu sản phẩm và lao động. Bên cạnh đó, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ
nhà sẽ có thêm điều kiện để mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các nước nhận đầu
tư sẽ có thêm nhiều sản phẩm để không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà
còn để xuất khẩu sang các nước khác và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Ngoài ra,
việc đầu tư nước ngoài vào nước sở tại sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh về đầu tư của các nước ở
ngay nước sở tại làm cho môi trường đầu tư ngày càng phát triển.
1. 2 Tiêu cực
Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài không khi nào và bất cứ đâu cũng phát huy
vai trò tích cực đối với đời sống kinh tế xã hội của nước chủ nhà. Nó chỉ có thể phát huy
tốt trong môi trường kinh tế, chính trị xã hội ổn định, đặc biệt là khi Nhà nước biết sử
dụng và phát huy vai trò quản lý của mình. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao hàm trong nó
những mặt hạn chế đối với nước nhận đầu tư như :
- Các nước nhận FDI thường không dễ giải quyết mối quan hệ giữa mở cửa thu hút
FDI với việc bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, thị trường trong nước, giữ vững độc lập
chủ quyền về kinh tế, an ninh chính trị và ổn định, an toàn xã hội .
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài gây sự rối ren, mất ổn định cho nền kinh tế nước sở
tại.
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp do chủ đầu tư quản lý trực tiếp và sử dụng theo những
mục tiêu của họ.
- Những công nghệ chuyển giao sang các nước đang phát triển thường không phải
là những công nghệ tiên tiến nhất mà là những công nghệ không còn được sử dụng ở các
nước tư bản phát triển vì đã quá thời hạn sử dụng hoặc không còn đáp ứng được những
yêu cầu mới về chất lượng và gây ô nhiễm môi trường. Trên thực tế đã diễn ra nhiều hiện
tượng chuyển giao công nghệ nhỏ giọt, từng phần và mất nhiều thời gian.
- Nếu không định hướng và quản lý tốt FDI, nợ quốc gia sẽ tích tụ, tăng dần , ảnh
hưởng tiêu cực đến cán cân thanh toán quôc tế và sự ổn định của đồng tiền.
- Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học , dễ dẫn tới
đầu tư tràn lan kém hiệu quả tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột quá mức.
- Nước sở tại phải đương đầu với chủ đầu tư giầu kinh nghiệm, sành sỏi trong kinh
doanh. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng những sở hở trong luật pháp sở tại để
trốn thuế, xâm phạm lợi ích của nước sở tại.
Mặc dù vậy, những hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể phủ nhận
được vai trò tích cực của nó đối với cả nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư. Vấn đề là ở
chỗ các nước tiếp nhận đầu tư phải kiểm soát đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hữu
hiệu để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
2. Với nước đi đầu tư
2. 1 Tích cực
Thứ nhất, để mở rộng thị trường tiêu thụ, ngay tại nước chủ đầu tư, nhà đầu tư có
thể đã có một vị trí nhất định trên thị trường. Cũng có thể loại hàng hoá hoặc dịch vụ mà
nhà đầu tư có cung cấp đang bị cạnh tranh gay gắt tại thị trường trong nước. Việc tìm
kiếm những thị trường ngoài nước với những nhu cầu lớn về loại hàng hoá hoặc dịch vụ
của nhà đầu tư sẽ đáp ứng được việc mở rộng sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
Ngoài ra, các chủ đầu tư có thể có lợi thế độc quyền nhờ sở hữu một nguồn lực hay kỹ
thuật mà các đối thủ cạnh tranh của họ không có được ở thị trường sở tại. Điều này sẽ
mang lại cho nhà đầu tư nhiều lợi nhuận hơn.
Thứ hai là xâm nhập thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Theo lý thuyết về tỷ
suất lợi nhuận giảm dần, nếu cứ tiếp tục đầu tư vào một dự án nào đó ở một quốc gia nào
đó, tỷ suất lợi nhuận chỉ tăng đến một mức độ nhất định rồi sẽ giảm dần. Vì vậy, các nhà
đầu tư luôn chú trọng tìm kiếm những thị trường đầu tư mới mẻ đề đạt được tỷ suất lợi
nhuận cao hơn. Đồng thời, ở các nước công nghiệp phát triển thường có hiện tượng thừa
“tương đối” vốn nên việc đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà tư bản nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
Thứ ba, sử dụng các yếu tố sản xuất ở nước nhận đầu tư. Do sự phát triển không
đều về trình độ của lực lượng sản xuất, ở các quốc gia khác nhau chi phí sản xuất là không
giống nhau. Giữa các quốc gia có sự chênh lệch về giá cả hàng hoá, sức lao động, tài
nguyên, khoa học kỹ thuật, vị trí địa lý . . . Các nhà đầu tư thường lợi dụng sự chênh lệch
này để thiết lập hoạt động sản xuất ở những nơi có chi phí sản xuất thấp nhằm hạ giá
thành sản phẩm. Đầu tư ra nước ngoài có thể giúp các nhà đầu tư hạ thấp chi phí sản xuất
do khai thác được nguồn lao động dồi dào với giá rẻ ở nước sở tại. Đồng thời, khi đầu tư
sản xuất ở nước sở tại, nhà đầu tư có thể sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành
sản xuất của mình ở chính nước này. Việc này giảm bớt được chi phí vận tải cho việc
nhập nguyên nhiên liệu, nhất là khi các nhà đầu tư muốn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng ở
nước ngoài. Đối với việc thiết lập nhà máy sản xuất ở các nước Tư bản phát triển các nhà
đầu tư có thể học tập công nghệ tiên tiến của các nước đó. Và những công nghệ này có thể
sẽ được áp dụng ở nhiều nhà máy hay chi nhánh của công ty ở các nước khác. Những
công nghệ hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất để
đưa đến mục đích cuối cùng của nhà đầu tư là lợi nhuận cao.
Cuối cùng, đó là tránh được các hàng rào thương mại. Xu thế bảo hộ mâu dịch trên
Thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển. Đầu tư ra nước
ngoài là biện pháp hữu hiệu để xâm nhập chiếm lĩnh thị trường và tránh được các hàng rào
bảo hội mậu dịch giúp các chủ đầu tư giảm bớt chi phí sản xuất nhằm tránh được các
trướng ngại cho việc tiêu thụ hàng hoá hay dịch vụ của mình như tránh được thuế nhập
khẩu, hạn ngạch.
2. 2 Tiêu cực
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tích cực trên đây, FDI cũng có thể chứa đựng
những thách thức đối với nước có đầu tư ra nước ngoài. Đó là các vấn đề quản lý vốn,
công nghệ, sự ổn định của đồng tiền, cán cân thanh toán quốc tế, vấn đề việc làm của lao
động trong nước :
- Có khả năng làm lộ các bí quyết kinh doanh: Do CGCN nên nhà ĐTNN thường
phải hướng dẫn, truyền đạt một số kinh nghiệm của mình cho đối tác bên nước sở tại để có
thể nâng cao hiệu quả kinh doanh cho cả hai bên
- Dễ tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai: Trong thời gian dài của quá trình
CGCN, đối tác nước sở tại thường có nhiều cơ hội học hỏi, hiện đại hoá chính mình và từ
đó làm tăng khả năng trở thành đối thủ mạnh trong tương lai đối với các nhà ĐTNN .
- Chịu nhiều rủi ro và có thể không thu hồi được vốn: Hoạt động ĐTQT là hoạt
động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro do sự khác biệt về môi trường kinh doanh giữa nước
này với nước kia và những tác động củ yếu tố ngoại cảnh
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRỰC TIẾP
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng hoà các yêu tố đối nội, đối ngoại,
chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hoá và xã hội. . . Có liên quan đến các hoạt động của các
nhà đầu tư. Qua thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy, một môi trường được coi
là hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:
1. Sự ổn định về chính trị-xã hội.
Yếu tố này giữ vai trò quyết định đối với hoạt động của các nhà đầu tư. V ì thực tế
tình hình chính trị có ổn định, xã hội có trật tự, kỷ cương thì các chính sách, chủ trương
của Nhà nước mới có giá trị thực thi bền vững, đặc biệt là các chủ trương chính sách nhất
quán về đầu tư nước ngoài. Qua kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế
giới, ta thấy rằng ở các quốc gia luôn xảy ra những biến động về chính trị (mâu thuẫn sâu
sắc giữa các Đảng phái, sắc tộc, đảo chính, nội chiến, chiến tranh biên giới. . . )thì rất khó
thu hút các dự án đầu tư hoặc đang là quốc gia thu hút nhiều dự án nhưng bất ngờ xảy ra
những biến động kể trên thì ngay lập tức các nhà đầu tư sẽ thu hẹp lại phạm vi hoạt động,
chuyển vốn về nước hoặc sang nước khác, còn các nhà đầu tư mới được cấp giấy phép
hoặc đang nghiên cứu tiền khả thi sẽ “lặng lẽ” rút lui. Thực trạng này có thể thấy ở các
nước trong khu vực như: Philipines, Malaixia, Indonexia, Thái Lan. . . hoặc các nước khác
trên thế giới như CHLB Nga, Brazin. . . hoặc các nước đi theo chủ nghĩa cực đoan như
Apganistan, Algieri. . . thì chẳng có một nhà đầu tư nào giám mạo hiểm thực hiện các dự
án của mình. Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu những năm 80 (khi ta mới chỉ có Nghị định
của Chính phủ về đầu tư nước ngoài và đất nước mới được giải phóng) các nhà đầu tư còn
thăm dò và chỉ đến khi chính sách của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổi căn bản
(chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN), có Bộ luật đầu tư nước ngoài khá hoàn
chỉnh và đặc biệt là tình hình chính trị-xã hội ở đất nước ta rất ổn định nên mới thu hút
một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể (khoảng 37 tỷ USD) như ngày nay. Thêm vào
đó, tình hình qu ốc tế, khu vực có nhiều chuyển biến tích cực có lợi cho việc mổ rộng
quan hệ kinh tế của Việt Nam nói chung và của hợp tác đầu tư nói riêng. Hiện nay, Việt
Nam là thành viên của ASEAN, tham gia APEC, ASEM. . . đang đàm phán gia nhập
WTO, đã ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, cùng với các chính sách đối ngoại mềm
dẻo trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ đã tạo ra lợi thế so sánh đáng kể của Việt Nam trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.
2. Sự phát triển về kinh tế.
Sự phát triển kinh tế ở đây được hiểu là sự phát triển đồng bộ về các mặt: tăng
trưởng kinh tế, thu nhập GDP tính trên đầu người, kim ngạch xuất nhập khẩu, hệ thống
giao thông, bưu chính viễn thông, dịch vụ các loại. Thực tế cho thấy ở các nước phát triển,
tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao giờ cũng cao hơn các nước đang phát triển. Ở
nước ta sự phát triển về kinh tế chưa được coi là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì hệ
thống giao thông tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn lộn xộn, hệ thống bưu chính viễn
thông có nhiều tiến bộ nhưng giá cước phí vẫn được xếp vào hạng nhất nhì thế giới về đắt
đỏ, hệ thống ngân hàng và các hoạt động dịch vụ khác còn nhiều bất cập, chưa thuận lợi
đối với các nhà đầu tư. Nhìn vào phân bố địa bàn đầu tư ở nước ta, chúng ta nhận ra ngay
rằng chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM, Hải Phòng. Bà Rịa Vũng Tàu mới có
nhiều dự án hoặc ở các địa phương có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư
như Bình Dương, Đồng Nai mới thu hút được nhiều dự án đầu tư. Còn ở các tỉnh miền
núi, vùng sâu, vùng xa như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ban Mê Thuật, Đắc Lắc, Kiên
Giang, An Giang. . . Có rất ít thậm chí không có dự án nào đầu tư vì cơ sở hạ tầng yếu
kém, may ít rủi nhiều.
3. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài.
Đây là một yếu tố không thể thiếu được của môi trường đầu tư. Hệ thống pháp luật
về đầu tư ở đây được hiểu là Luật quốc gia điều chỉnh hoạt động đầu tư như Luật đầu tư,
các Luật khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn thi hành Luật (như Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị) và Luật quốc tế áp dụng
đối với quan hệ đầu tư như các Hiệp định đa phương (Công ước MIGA, Hiệp định khung
về đầu tư ASEAN) và Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Nội
dung các quy định của hệ thống pháp luật kể trên phải đảm bảo hai vấn đề quan trọng, đó
là các quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư (như ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế, quyền
hoạt động kinh doanh ) và các quy định về đảm bảo đầu tư (bảo đảm tài sản, lợi ích hợp
pháp của các nhà đầu tư, bảo đảm những thiệt hại do có sự thay đổi về luật. . . ). Ngoài ra,
hệ thống pháp luật (quốc gia và quốc tế) về đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tính đồng bộ,
tính minh bạch, tức là không được mâu thuẫn, chồng chéo và đặc biệt là phải mang tính ổn
định, nhất quán. thực tế cho thấy để đáp ứng yêu cầu này không hoàn toàn đơn giản đối
với các nước đang phát triển. Ở nước ta, mặc dù hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài
khá đầy đủ với nhiều quy định ưu đãi, bảo đảm đầu tư nhưng các văn bản hướng dẫn thi
hành luật lại vô cùng rắc rối, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Đáng ngại hơn là việc áp
dụng luật của các cơ quan thi hành pháp luật với những thủ tục hành chính rườm rà, kém
hiệu quả và thái độ nhũng nhiễu của cán bộ thi hành. Điều này đôi khi dẫn đến tác hại
không nhỏ đối với môi trường đầu tư, làm nản lòng các nhà đầu tư. Do vậy để cải thiện
môi trường pháp lý về đầu tư, ngoài việc sửa đổi và bổ sung thường xuyên các quy định
của pháp luật còn phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thi hành pháp luật để hạn chế những yếu
kém về nghiệp vụ và nâng cao nhận thức của họ.
Ngoài các yếu tố kể trên của môi tường đầu tư còn phải kể đến một số yếu tố khác
như văn hoá, du lịch. . . Có tính chất bổ trợ cho môi trường đầu tư hấp với các nhà đầu tư.
Thực tế cho thấy ở các quốc gia giầu truyền thống văn hoá, thái độ hiểu biết, cởi mở của
người dân và là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh thì số dự án đầu tư tăng lên nhiều
hơn so với các quốc gia chỉ có ba yếu tố cơ bản kể trên. Ở Việt Nam mặc dù chúng ta có
lợi thế về văn hoá, du lịch nhưng thực tế chưa khai thác hết thế mạnh này, ngoài ra chưa
kể đến có những lúc thái độ đối với các nhà đầu tư nước ngoài còn thiếu thiện chí, chưa
đánh giá đúng về vai trò của đầu tư nước ngoài đối với đất nước mình. . .
Để có được môi trường hấp dẫn, thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài cần phải tiếp
tục cải thiện các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư như đã phân tích ở trên, đồng thời
phải đặc biệt chú ý cải thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, tiến tới áp dụng
một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh cho tất cả các nhà đầu tư nước ngoài vào
đầu tư trong nước. Thêm vào đó cần chú trọng cải cách thủ tục hành chính, đào tạo đội
ngũ cán bộ và quan tâm đúng mức đến hoạt động xúc tiến đầu tư để cho mọi người quan
tâm đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có được ấn tướng tốt đẹp về môi trường đầu tư ở
Việt Nam.
IV. Kết quả đạt được và những tồn tại của nước ta trong
việc thu hút vốn FDI
Gần 25 năm đã qua kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời vào tháng
12 năm 1987. Thành tựu nhiều, nhưng không phải là không có những hạn chế trong thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Giờ là lúc cần phải dựa trên hệ tiêu chí khoa
học để đánh giá khách quan, toàn diện kết quả, tác động của FDI, phát hiện những vấn đề
cần giải quyết làm căn cứ để đề ra định hướng mới, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
dòng vốn FDI trong thời gian tới
Sáng 27/3/2013, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức Hội nghị Tổng
kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
1. Thành tựu
Dấu ấn từ những con số
Cuối năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua,
khi nước ta còn trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát phi mã, sản
xuất và lưu thông chậm phát triển, làm không đủ ăn, buộc phải dùng tem phiếu “phân phối
sự thiếu thốn”; khi các nước “phương Tây” cấm vận đối với Việt Nam, quan hệ kinh tế
đối ngoại hầu như chỉ bó hẹp trong khung khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế với 12 nước xã
hội chủ nghĩa (cũ).
Luật Đầu tư nước ngoài 1987 được dư luận quốc tế đánh giá cao. Hoạt động FDI là
khâu đột phá trong hội nhập kinh tế quốc tế nhờ thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam
có sức hấp dẫn hàng trăm nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nước đang thi hành chính
sách cấm vận đối với nước ta, điển hình là Mỹ. Mặc dù cuối năm 1994, Tổng thống Bill
Clinton mới bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, nhưng một số nhà đầu tư nước này thông
qua nước thứ ba đã thực hiện nhiều dự án FDI ở nước ta từ năm 1989.
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động
rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Nhưng từ năm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra
làn sóng FDI thứ nhất, với 2. 230 dự án và vốn đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện
12,98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5
lần năm 1991.
Tuy nhiên, từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng
kinh tế khu vực, nên trong số 3. 968 dự án mới, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn đăng ký
năm 1998 chỉ là 5, 099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD, năm 2004 là 4,547 tỷ USD.
Trong khi đó, vốn thực hiện trong giai đoạn này là 17,66 tỷ USD, chỉ tăng 36% so với giai
đoạn 1991-1997.
Nhưng năm 2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với vốn đăng ký
6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD. Từ năm 2006 tới nay, Việt Nam đã thu hút
được một lượng lớn vốn FDI. Con số giải ngân cũng khá tích cực (xem bảng).
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung, từ năm 1988 đến năm
2011, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13. 496 dự án FDI là 195,9 tỷ USD, vốn thực
hiện là 88,2 tỷ USD, chiếm 43,2% vốn đăng ký.
Và đến sáng 27/3/2013 mới đây, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức
Hội nghị Tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Vốn
FDI đang chiếm 25% tổng vốn đầu tư xã hội. Tính đến hết tháng 2/2013 Việt Nam đã thu
hút được 14. 550 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn thực
hiện đạt gần 100 tỷ USD.
Dòng vốn FDI đã góp phần hình thành các khu đô thị hiện đại, nhiều khách sạn 4-5
sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp
Những đóng góp to lớn
Theo HSBC, nếu tính tỷ lệ với GDP, Việt Nam là nước lớn đứng thứ hai về thu hút
vốn FDI tại Đông Nam Á sau Singapore. Thành quả này có được là do Việt Nam có
nguồn lao động giá rẻ nhất trong số các nước Đông Nam Á và môi trường kinh doanh
cạnh tranh hơn so với Ấn Độ, Philippines, Indonesia, mặc dù Việt Nam vẫn còn thua đáng
kể so với Thái Lan và Malaysia
Có thể nói, FDI góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế, tỷ trọng FDI
trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 1991 - 2000 là 30%, 2001 - 2005 là 16%, 2006 - 2011 là
28%, hiện nay chiếm khoảng 25%, khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
trong nước. Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào GDP thời kỳ 2001 - 2005 là 14,5%, tăng
lên 20% năm 2010, đạt khoảng 19% vào năm 2011. FDI tạo ra khoảng 40% giá trị sản
lượng công nghiệp, có tốc độ tăng khá cao, 2001- 2010 tăng 17,4% / năm trong khi toàn
ngành công nghiệp tăng 16,3%/năm. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh,
2001 - 2005 là 57,8 tỷ USD,2006 - 2010 là 154,9 tỷ USD, bằng 2,67 lần, chiếm khoảng
64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 (kể cả dầu thô) góp phần mở rộng thị trường
quốc tế, bên cạnh thị trường truyền thống, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng
dần tỷ trọng hàng chế biến; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng góp tích cực vào ngân sách nhà
nước thể hiện qua việc thu ngân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ
USD từ 2005. Giai đoạn 2001 - 2005 nộp ngân sách 3,6 tỷ USD tăng gấp 2 lần 5 năm
trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,3 tỷ USD bằng cả 5 năm 1996 - 2000, năm 2007 nộp
ngân sách 1,57 tỷ USD, năm 2008 là 1,98 tỷ USD và năm 2009 là 2,47 tỷ USD. Nộp ngân
sách nhà nước năm 2010 là 3,1 tỷ USD gần bằng cả 5 năm 2001 - 2005 (3,5 tỷ USD).
Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế, như khai
thác, lọc hóa dầu, ô tô, xe máy, điện tử, xi măng, sắt thép, thực phẩm, thức ăn gia súc;
cũng như góp phần hình thành một số khu đô thị hiện đại như Phú Mỹ Hưng, Nam Thăng
Long, nhiều khách sạn 4- 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho thuê. . . Lĩnh vực
dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ đã du nhập phương thức kinh
doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân
cư.
Theo đánh giá của bộ kế hoạch và đầu tư do bình đẳng trong kinh doanh và phát
triển, nhiều doanh nghiệp trong nước dần quen với việc phải cạnh tranh với các sản phẩm
của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nên đã chủ động đổi mới công nghệ bằng việc nhập
khẩu các thiết bị và công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt. Từ đó,
doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng cường năng lực về công nghệ và nâng cấp về
trình độ quản lý nhất là đào tạo nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, FDI đã có tác động tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành
trong nền kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng CNH, HĐH; FDI cũng
góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cả về máy móc thiết bị, tri thức và kinh
nghiệm quản lý, từ đó có ảnh hưởng nhất định trong việc cải thiện trình độ công nghệ
trong nước.
Đặc biệt, FDI góp phần tạo việc làm (hiện nay khu vực FDI tạo ra trên 2 triệu lao
động trực tiếp và khoảng 3-4 triệu động gián tiếp), tạo ra thu nhập ổn định cho một bộ
phận dân cư, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành
nghề, với thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý
tiên tiến. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động. . .
Để đánh giá cụ thể hiệu quả của sử dụng vốn FDI, theo PGS. TS Ngô Doãn Vịnh,
Nguyên Viện trưởng Viện Phát triển Chiến lược, "Khi xét về hiệu quả của FDI, chúng ta
nên đánh giá hiệu quả trực tiếp của FDI là năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn FDI
và đánh giá hiệu quả của khu vực FDI đóng góp cho nền kinh tế quốc dân."
2. Hạn chế
Còn đó những nỗi lo
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động FDI cũng đã bộc lộ những nhược
điểm và khuyết điểm, như chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế,
một số máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu đã được nhập khẩu, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. . . Chuyện ô nhiễm ở sông Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ là ví dụ điển hình.
- Trước hết đầu tư nước ngoài đã tạo ra một cơ cấu bất hợp lí. Mục đích của các nhà
đầu tư nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều do đó họ chủ yếu đầu tư vào các
ngành công nghiệp, dich vụ nơi có mức tỷ suất lợi nhuận cao.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại hiện tượng “chảy máu chất xám”.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi về thu nhập, việc làm do đó đã lôi
kéo một bộ phận không nhỏ cán bộ khoa học, nhà nghiên cứu, công nhân lành nghề của
nước ta về làm việc cho họ.
- Chuyển giao công nghệ lạc hậu. Dưới sự tác động của cách mạng khoa học – kỹ
thuật, quá trình nghiên cứu ứng dụng ngày càng được rút ngắn, máy móc thiết bị nhanh
chóng trở nên lạc hậu. Để loại bỏ chúng, nhiều nhà đầu tư đã cho chuyển giao sang các
nước nhận đầu tư như một phần vốn góp. Việc làm đó đã làm cho trình độ công nghệ của
các nước nhận đầu tư ngày càng lạc hậu.
- Chi phí để tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Các nước nhận đầu tư đã
phải áp dụng nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài như: giảm thuế, miễn thuế, giảm
tiền thuê đất, nhà xưởng ….
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra sự canh tranh với các doanh
nghiệp trong nước. Với ưu thế về vốn, công nghệ, các dự án đầu tư nước ngoài đã đặt các
doanh nghiệp trong nước vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt về thị trường, lao động và
các nguồn lực khác.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có thể gây ra những bất ổn về chính trị,
mang theo nhiều tệ nạn xã hội mới xâm nhập vào nước ta.
Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời nhà đầu
tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng tiêu cực đến phúc
lợi chung của cộng đồng. Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI.
Gần đây, việc “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI, gây ra tình trạng “lỗ giả lãi
thật” nổi lên như vấn đề thời sự.
Trong đó chúng ta cần lưu ý 2 thông tin chính :
Một là, theo báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010” của Cơ quan
Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI)
trên cơ sở khảo sát 1.155 doanh nghiệp của 47 quốc gia, đại diện cho 21% số doanh
nghiệp FDI đang hoạt động thì “doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ
và có lợi nhuận thấp, chủ yếu làm thầu phụ cho các công ty đa quốc gia lớn hơn, do đó
thường nằm trong khâu thấp nhất của giá trị sản phẩm”; khoảng 5% doanh nghiệp FDI
hoạt động trong ngành công nghệ hiện đại, 5% vào dịch vụ khoa học - công nghệ 3,5%
vào dịch vụ tài chính, quản lý đòi hỏi kỹ năng cao.
Hai là, khi trả lời câu hỏi doanh nghiệp có ý định cân nhắc đầu tư ở nước khác hay
chỉ tập trung đầu tư ở Việt Nam, thì 55% doanh nghiệp tham gia phỏng vấn cho biết, có
cân nhắc đầu tư ở nước khác, trong đó 30% sang Trung Quốc, 10% sang Thái Lan, 8%
sang Campuchia, 6% sang Indonesia, 4% sang Philippines và 4% sang Lào.
Mặc dù các tư liệu điều tra chọn mẫu chỉ có tính tham khảo, nhưng cũng báo động
rằng, nước ta đã chậm chuyển đổi định hướng chính sách FDI từ đầu thế kỷ XXI. Môi
trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì chưa đủ
hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng lớn. Đối với Việt Nam, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư
càng gay gắt hơn khi theo xếp hạng năm 2011, Trung Quốc vẫn dẫn đầu, Indonesia,
Malaysia và Singapore lọt vào top 10 quốc gia có môi trường đầu tư tốt nhất thế giới; và
khi trong số 5 nước mới nổi BRICS, thì 4 nước đã lọt vào danh sách 10 quốc gia có nền
kinh tế hàng đầu thế giới, là Trung Quốc (thứ 2), Brazil (thứ 6), Nga (thứ 9) và Ấn Độ
(thứ 10). Với dân số gần 3 tỷ người,4 nước này là những thị trường hấp dẫn FDI nhất thế
giới.
Bộ KHĐT cũng chỉ ra một số hạn chế trong thu hút FDI 25 năm qua, gồm: hiệu quả
tổng thể nguồn vốn FDI chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam và khả năng tham
gia chuỗi giá trị thấp, định hướng thu hút FDI theo ngành, đối tác còn hạn chế; Mục tiêu
thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), chuyển giao công nghệ chưa đạt
yêu cầu; hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn
chế; một số dự án chất lượng chưa cao, quy mô bình quân dự án nhỏ, tỷ lệ giải ngân thấp
so với yêu cầu; đời sống người lao động chưa cao, tranh chấp và đình công có xu hướng
gia tăng, có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế.
Nguyên nhân gây ra những hạn chế nêu trên, theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Đào
Quang Thu, do: điều kiện kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và sự phát triển của doannh
nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của FDI; hệ thống luật pháp, chính sách và thủ tục
đầu tư chưa đồng bộ, chưa thực sự minh bạch, thiếu nhất quán và hay thay đổi; công tác
quản lý nhà nước về FDI còn nhiều bất cấp.
Trước thực trạng đó, Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh nhấn mạnh: “FDI rất
quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta. 25 năm qua, chúng ta rút ra nhiều bài học vô cùng
quan trọng. Việt Nam cần có sự chuyển đổi mạnh hơn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh hơn; tạo
ra môi trường kinh doanh tốt hơn đang là nhu cầu cấp bách”.
Thu hút FDI chất lượng cao: Nan giải chính sách
Mặc dù hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực sự là một kênh tạo vốn
quan trọng giúp Việt Nam thực hiện được mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, cải thiện năng
lực công nghiệp và xuất khẩu nhưng cho đến nay, thu hút FDI cũng đang bộc lộ những tồn
tại làm cản trở quá trình hiện thực hóa mục tiêu thu hút được dòng FDI chất lượng cao để
phát triển bền vững, đồng thời giải quyết được công ăn việc làm hàng năm cho 1,6 triệu
lao động.
Công nghệ thấp và trung bình chiếm ưu thế
Dự thảo báo cáo Đầu tư công nghiệp 2011 (VIR 2011) được Tổ chức phát triển công
nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) công bố tại Hội thảo tham vấn ngày 9/3, tại Hà Nội cho
thấy trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp FDI sản xuất với công
nghệ thấp (dệt may, da giày, đồ gỗ) đang chiếm ưu thế lớn nhất khi không chỉ chiếm số
lượng lớn nhất mà còn mang lại giá trị gia tăng cho người lao động cao hơn 8 lần so với
doanh nghiệp FDI sản xuất với công nghệ cao (điện tử, hóa dược), hơn gần 6 lần so với
doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình (cơ khí lắp ráp, luyện kim).
Chính vì vậy, mục tiêu thu hút FDI thời gian qua đã không giúp tối đa hóa hiệu ứng
lan tỏa với ngành sản xuất công nghiệp của Việt Nam. Theo kết quả khảo sát của UNIDO
ở gần 1.500 doanh nghiệp tại Việt Nam, ở cấp độ công nghiệp, hiệu ứng lan tỏa chuyển
giao công nghệ và tri thức của FDI lên nền kinh tế là thấp.
Hiện nay, các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu phụ thuộc nhiều vào hàng hóa trung
gian và nguyên vật liệu thô nhập khẩu; chưa có được mối liên kết với các chuỗi cung cấp
là các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh thách thức này, thu hút FDI của Việt Nam cũng
đang đối mặt với thách thức lớn khác khi khoảng cách giữa vốn FDI đăng ký và vốn FDI
thực hiện ngày càng lớn.
Đặc biệt, cơ cấu FDI cũng không hợp lý khi những lĩnh vực không mong muốn (sản
xuất với công nghệ thấp, bất động sản ) lại được tiếp nhận lượng FDI lớn trong khi
những lĩnh vực cần đầu tư (hạ tầng, nông nghiệp, công nghệ cao) lại không hấp dẫn dòng
FDI này. Số liệu thống kê đến hết năm 2011 cho thấy: Vốn FDI đăng ký theo dự án tập
trung tới gần 120 tỷ USD trong lĩnh vực bất động sản, cao hơn 20 tỷ USD so với lĩnh vực
dịch vụ cung cấp điện, gas và cao hơn gần 100 tỷ USD so với lĩnh vực sản xuất.
Khảo sát của UNIDO cũng chỉ ra các doanh nghiệp FDI không thể khai thác hết
năng lực sản xuất do Việt Nam thiếu lao động có tay nghề cao cũng như việc cung cấp
điện không ổn định. Theo đó, các doanh nghiệp FDI với năng lực chưa được khai thác tối
đa có thể tăng trưởng chậm hơn, lợi nhuận ít hơn, đầu tư ít hơn, tuyển dụng ít hơn, thậm
chí có thể buộc phải rút khỏi thị trường Việt Nam.
Thực trạng của những tiêu cực đó được thể hiện rõ nét trong những vấn đề sau:
- Hứa nhiều làm ít
+ Các nhà FDI khi mới vào thường hứa hẹn với các dự án hấp dẫn song có
tường tận mới thấy giật mình. Những công bố về thu hút FDI chỉ là số đăng ký, còn thực
hiện thế nào xin đợi đấy. Từ 1988 đến 2009, tổng số vốn FDI thực hiện được 66,9 tỷ USD,
bằng 34,7% tổng số vốn đăng ký. Năm 2008 mức vốn đăng ký kỷ lục là 71,7 tỷ USD, gấp
3 lần năm 2007, cao nhất từ trước đến nay, nhưng chỉ thực hiện được 11,5 tỷ USD bằng
16% số vốn đăng ký. Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ta lại kỳ vọng có làn
sóng mới thu hút FDI. Ba năm qua, quy mô dự án tăng, nhưng tỷ lệ vốn điều lệ so với số
vốn đăng ký lại giảm, giai đoạn 1988 - 2005 là 45%, gần đây chỉ còn 30%.
- Ăn sổi
+ FDI vào công nghiệp và xây dựng đứng đầu. Kế theo là dịch vụ và sau
chót là nông nghiệp. Đầu tư vào công nghiệp, các nhà FDI lại ngại công nghệ phụ trợ. Họ
“bao sân” nguyên vật liệu, phụ tùng, chi tiết máy móc nhập vào lắp ráp, hoàn thiện, buộc
chặt ta vào guồng máy kinh tế của họ, “ẵm gọn” chuỗi lợi nhuận tạo ra từ quá trình đó.
+ Nở rộ khách sạn nhiều sao, nhà hàng sang trọng, khu nghỉ dưỡng cao cấp
(resort), sân Golf nhiều lỗ. Có khu nghỉ dưỡng chiếm luôn một khúc bãi biển.
- Thất vọng chuyển giao công nghệ
+ Mặt bằng công nghệ của các FDI khi mang vào cao hơn mặt bằng của ta,
song ngần ấy chưa đủ để vực nền công nghiệp nhằm làm rường cột cho mộng ước “đi tắt,
đón đầu”. Một số nhà đầu tư đã đưa vào máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, thải loại.
+ Gia công dệt may, da giày, phần mềm; lắp ráp điện tử không thể là tiêu chí
của quốc gia “cơ bản là nước công nghiệp”.
- Bấp bênh xuất khẩu
+ FDI (không kể phần dầu thô) đóng góp trên dưới 20% kim ngạch xuất
khẩu của cả nước. Nếu loại trừ phần nguyên liệu ngoại nhập rất cao trong cấu thành trị giá
hàng dệt may, da giày, điện tử, phần mềm , kim ngạch thực thụ của nó sẽ rất thấp, kéo
theo tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta vốn đã đì đẹt còn lùn hơn. Họ lo cả đầu ra, nên
xuất khẩu nước ta đã, đang và sẽ phụ thuộc vào bên ngoài. Được vài mặt hàng mới trong
màn chào hỏi, từ đó đến nay danh mục mặt hàng xuất khẩu của khối FDI vẫn y nguyên.
+ Nền xuất khẩu của Việt Nam - dù đã được tiếp sức của FDI, so sánh với
chính mình thấy rạng rỡ, nhưng chỉ cần liếc sang các nước trong khu vực thì thấy vẫn dẫm
chân tại chỗ, với những đặc trưng: Gia công - manh mún - hàng thô; trung gian - giá cả -
mấp mô thị trường.
- Khấp khểnh vùng, miền