Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cổ đông nhỏ thiệt thòi vì khó tiếp cận thông tin docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.53 KB, 3 trang )

Cổ đông nhỏ thiệt thòi vì khó tiếp cận
thông tin
Cái lý của doanh nghiệp
Không phải đợi đến khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính thì những con số
thua lỗ mới được nhận diện. Thực ra cổ đông lớn, các đối thủ đều có thể sớm nhìn
ra doanh nghiệp yếu kém đến mức nào, rủi ro ra sao từ trước đó khá lâu. Nhưng
đối với nhiều nhà đầu tư, cổ đông nhỏ không có nguồn tin riêng, cũng không có
khả năng phân tích dự báo tốt, họ là những người gần cuối biết được chuyện thua
lỗ của doanh nghiệp.
Vậy điều này có tạo nên sự bất cân xứng thông tin hay không? Chứng khoán là
một kênh đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro (tất nhiên đi kèm theo đó là lợi nhuận
cũng hấp dẫn), khi tham gia tất nhiên nhà đầu tư phải chủ động tìm kiếm, xử lý
những thông tin của doanh nghiệp trong phạm vi cho phép. Vấn đề không nằm ở
chỗ “biết trước, biết sau” của nhà đầu tư hay tính chất đại chúng, hoặc “bí mật”
của thông tin, quan trọng nhất chính là cách thức doanh nghiệp chuyển tải thông
tin ra công chúng như thế nào.
Việc giám sát của các cơ quan quản lý không chỉ dừng ở mức độ xử phạt nếu
doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin, mà phải có những biện pháp để định
hướng, răn đe doanh nghiệp và cũng là để bảo vệ nhà đầu tư.
Doanh nghiệp thua lỗ cho rằng muốn tạo ra một chút gì đó “tươi sáng” cho hoạt
động của mình, nên đã tạo ra các khoản doanh thu ảo, để mọi người thấy thị phần
của mình vẫn ổn định, giữ được niềm tin nơi công chúng. Điều này nên làm hay
không?
Doanh nghiệp có cái lý của mình khi nói rằng nếu cái gì cũng đem công bố hết có
thể tạo ra những đồn đoán, lo ngại vượt quá thực tế, ảnh hưởng đến các mối quan
hệ đang rất bình thường, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kêu gọi vốn về sau.
Nhưng dưới góc độ nhà đầu tư, không ai muốn tiếp nhận những thông tin thiếu
trung thực.
Cơ quan quản lý nâng cao cơ chế giám sát
Do vậy, lúc này cơ quan quản lý cần nhận định mức độ nghiêm trọng của vấn đề
để có những giải pháp cụ thể. Đây là điều không dễ dàng, ngoài sự khách quan cần


phải có tầm nhìn. Làm nghiêm một cách không cần thiết, công bố xử phạt nhắc
nhở những lỗi nhỏ không đâu vào đâu, có thể khiến hình ảnh doanh nghiệp xấu đi
và gây hoang mang cho nhà đầu tư.
Theo quan sát của tôi, trong một số trường hợp, các cơ quan quản lý đã nhìn ra
được những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, ảnh hưởng đến lợi ích của nhà
đầu tư, cần phải có cơ chế và giải pháp để khuyến cáo.
Mức độ tin cậy báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cũng cần mổ xẻ kỹ hơn vì
ngay đến công ty kiểm toán nhiều khi cũng không còn là cơ sở để nhà đầu tư tin
cậy nữa. Khi báo cáo tài chính không còn nhiều ý nghĩa với nhà đầu tư, liệu doanh
nghiệp có còn muốn thực hiện nó một cách nghiêm túc nữa không?
Khi doanh nghiệp tìm mọi cách để lách, phù phép báo cáo tài chính, không nói đến
trường hợp thiếu công tâm thì công ty kiểm toán cũng rất mệt mỏi, dễ rơi vào
“bẫy”, hay cân nhắc chọn một giải pháp “cho qua” một cách an toàn. Để giải quyết
vấn đề này, các cơ quan quản lý không chỉ “chăm chăm” giám sát báo cáo tài
chính mà phải liên đới với nhiều yếu tố khác nữa.
Chẳng hạn, trước thời điểm công bố báo cáo tài chính 15-30 ngày, cổ đông nội bộ
của doanh nghiệp ồ ạt bán ra cổ phiếu mà doanh nghiệp đang kinh doanh khó
khăn, đây có thể là động thái xả hàng trước khi công bố kết quả kinh doanh thua
lỗ. Cơ quan quản lý có thể yêu cầu doanh nghiệp giải trình động thái của cổ đông
nội bộ có liên quan đến kết quả kinh doanh công bố vào cuối kỳ hay không. Thậm
chí, có thể “soi” kỹ hơn nữa báo cáo tài chính và yêu cầu doanh nghiệp ngay lập
tức giải trình. Tránh trường hợp kiểu báo cáo tài chính công ty mẹ có lãi, nhưng
đến hợp nhất lại lỗ nặng.
Khi cơ quan quản lý nâng cao chất lượng giám sát, ngay chính các nhà đầu tư
cũng phải củng cố trình độ, hay ít nhất phải rạch ròi và có kỷ luật hơn trong các
nhận định, phán đoán của mình.
Nhiều trường hợp doanh nghiệp thua lỗ là điều có thể thấy trước, nhưng vì cổ
phiếu có những dấu hiệu nổi sóng hay tăng nóng, nhà đầu tư lập tức quên ngay và
mua vào có thể lãnh quả đắng sau khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh
lỗ, đây là điều không đáng có. Trong nhiều doanh nghiệp thua lỗ hiện nay, tất yếu

doanh nghiệp nào sử dụng các chiêu trò để che mắt nhà đầu tư, cố tình giấu lỗ,
kém minh bạch sẽ được nhận diện.

×