Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Mất răng cối sữa sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TRẦN THANH PHÚT

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH MẤT SỚM RĂNG CỐI SỮA Ở
HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ KHÁNH 1,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
THS.BS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Cần Thơ – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.

Tác giả

Trần Thanh Phút


MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................3
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM...................................................................................3
1.1.1 Mất sớm răng cối sữa.................................................................................3
1.1.2 Kiến thức....................................................................................................3
1.1.3 Thái độ.......................................................................................................3
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ RĂNG.........................................................................4
1.2.1 Giai đoạn từ lúc sinh ra đến 2,5 tuổi...........................................................4
1.2.2 Giai đoạn từ 2,5 đến 6 tuổi (giai đoạn ổn định hàm răng sữa)....................5
1.2.3 Giai đoạn từ 6 – 12 tuổi (giai đoạn răng hỗn hợp)......................................6
1.2.4 Giai đoạn sau 12 tuổi..................................................................................7
1.2.5 Tóm tắt thời điểm và thứ tự mọc răng vĩnh viễn........................................7
1.3 VAI TRỊ CHỨC NĂNG CỦA RĂNG SỮA.................................................8
1.3.1 Tiêu hóa......................................................................................................8
1.3.2 Giữ khoảng.................................................................................................8
1.3.3 Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm..................................................9
1.3.4 Phát âm.......................................................................................................9
1.3.5 Thẩm mỹ....................................................................................................9
1.4 NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT SỚM RĂNG SỮA, RĂNG CỐI SỮA..........9
1.4.1 Do kiến thức vệ sinh răng miệng của phụ huynh và trẻ..............................9


1.4.2 Do sâu răng..............................................................................................10

1.4.3 Do chỉ định sai của nha sĩ hoặc yêu cầu của phụ huynh...........................10
1.4.4 Do sang chấn............................................................................................11
1.5 HẬU QUẢ CỦA VIỆC MẤT SỚM RĂNG SỮA, RĂNG CỐI SỮA.........11
1.5.1 Những hậu quả lệch lạc ở những răng vĩnh viễn đã mọc..........................11
1.5.2 Ảnh hưởng tới thời gian mọc của các răng vĩnh viễn thay thế..................13
1.5.3 Ảnh hưởng tới sức nhai và sức khỏe........................................................13
1.6 HƯỚNG ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU...................................................................13
1.6.1 Trường hợp 1............................................................................................13
1.6.2 Trường hợp 2............................................................................................15
1.6.3 Trường hợp 3............................................................................................15
1.7 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC...........15
1.7.1 Các nghiên cứu trên thế giới.....................................................................15
1.7.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam....................................................................17
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................19
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................19
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn.................................................................................19
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................................19
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................19
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................19
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..................................................................................19
2.2.2 Mẫu nghiên cứu........................................................................................19
2.2.3 Các biến số nghiên cứu.............................................................................21
2.2.4 Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu.................................................22
2.2.4.1 Phương tiện nghiên cứu.......................................................................22
2.2.4.2 Nhóm điều tra viên.............................................................................22
2.2.4.3 Các bước tiến hành.............................................................................22
2.2.5 Phân tích và xử lý số liệu..........................................................................25
2.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...........................................................26



Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................28
3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU...............................................................28
3.1.1 Đặc điểm học sinh....................................................................................28
3.1.2 Đặc điểm phụ huynh.................................................................................28
3.2 TÌNH HÌNH MẤT SỚM RĂNG CỐI SỮA................................................29
3.2.1 Tỷ lệ mất sớm răng cối sữa.......................................................................29
3.2.2 Nguyên nhân gây mất sớm răng cối sữa...................................................30
3.2.3 Phân bố tỷ lệ mất sớm răng cối sữa theo giới...........................................30
3.2.4 Phân bố tỷ lệ mất răng cối sữa theo tuổi...................................................30
3.2.5 Phân bố tỷ lệ mất sớm răng cối sữa theo vị trí răng..................................31
3.3 KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ CỦA PH VỀ MẤT SỚM RĂNG CỐI SỮA....32
3.3.1 Kiến thức của phụ huynh..........................................................................32
3.3.2 Thái độ của phụ huynh.............................................................................36
3.4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ CỦA PH VÀ ĐIỀU
KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI..............................................................................38
3.5 MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ CỦA PHỤ HUYNH VÀ
TÌNH HÌNH MẤT SỚM RĂNG CỐI SỮA....................................................40
Chương 4 – BÀN LUẬN.......................................................................................42
4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU...............................................................42
4.1.1 Đặc điểm học sinh....................................................................................42
4.1.2 Đặc điểm phụ huynh học sinh..................................................................42
4.2 TÌNH HÌNH MẤT SỚM RĂNG CỐI SỮA................................................43
4.2.1 Tỷ lệ mất sớm răng cối sữa.......................................................................43
4.2.2 Phân bố tỷ lệ mất sớm răng cối sữa theo tuổi, giới tính............................45
4.2.3 Phân bố tỷ lệ mất sớm răng cối sữa theo vị trí..........................................45
4.2.4 Nguyên nhân mất sớm răng cối sữa..........................................................47
4.3 KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ CỦA PHỤ HUYNH..........................................48
4.4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ CỦA PHỤ HUYNH VÀ
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI...................................................................50



4.5 MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ CỦA PHỤ HUYNH VÀ
TÌNH HÌNH MẤT SỚM RĂNG CỐI SỮA....................................................51
4.6 Ý NGHĨA VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI....................................................53
4.6.1 Ý nghĩa của đề tài.....................................................................................53
4.6.2 Hạn chế của đề tài....................................................................................53
KẾT LUẬN............................................................................................................54
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khám.
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn phụ huynh học sinh.
Phụ lục 3: Hướng dẫn đánh giá và ghi nhận tình trạng mất sớm răng cối sữa.
Phụ lục 4: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HD...............................................................Hàm dưới.
HS...............................................................Học sinh.
HT...............................................................Hàm trên.
KTC............................................................Khoảng tin cậy.
KT – TĐ .....................................................Kiến thức – thái độ.
KT – XH.....................................................Kinh tế – xã hội.
MSRS..........................................................Mất sớm răng sữa.
MSRCS ......................................................Mất sớm răng cối sữa.
PH...............................................................Phụ huynh.
RCS.............................................................Răng cối sữa.
RCL.............................................................Răng cối lớn.
RCN ...........................................................Răng cối nhỏ.
RS...............................................................Răng sữa.

Rvv..............................................................Răng vĩnh viễn.
SKRM.........................................................Sức khỏe răng miệng.


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Thời điểm mọc và thay của bộ răng sữa.....................................................3
Hình 1.2 (A) Mất khoảng do mất sớm răng cối sữa thứ 2 ở hàm trên......................12
(B) Mất khoảng do mất sớm răng cối sữa thứ 2 ở hàm dưới..................12
Hình 1.3 Mất khoảng do mất sớm răng 5 sữa hàm trên và hàm dưới......................12
Hình 1.4 (A) Bộ giữ khoảng kiểu khâu và cung dây, (B) Cung Nance...................14
Hình 1.5 (A) Cung ngang khẩu cái, (B) Cung lưỡi..................................................14
Hình 1.6 Bộ giữ khoảng hình chiếc giày.................................................................15


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thời điểm mọc răng vĩnh viễn (Mc Donald RE & Avery Dr)....................7
Bảng 1.2 Thứ tự mọc răng vĩnh viễn (Mc Donald RE & Avery Dr)..........................8
Bảng 2.1 Độ kiên định và độ nhất trí của điều tra viên............................................24
Bảng 2.2 Kết quả thử nghiệm bộ câu hỏi.................................................................24
Bảng 3.1 Phân bố tỷ lệ học sinh theo tuổi và giới tính.............................................28
Bảng 3.2 Đặc điểm xã hội của phụ huynh...............................................................29
Bảng 3.3 Nguyên nhân gây mất sớm răng cối sữa...................................................30
Bảng 3.4 Phân bố tỷ lệ mất sớm răng cối sữa theo giới...........................................30
Bảng 3.5 Phân bố tỷ lệ mất sớm răng cối sữa theo tuổi...........................................30
Bảng 3.6 Tỷ lệ mất sớm răng cối sữa theo vị trí răng .............................................31
Bảng 3.7 Kiến thức về hệ răng sữa của phụ huynh..................................................32
Bảng 3.8 Vai trò chức năng của răng cối sữa...........................................................33
Bảng 3.9 Nguyên nhân mất sớm răng cối sữa.........................................................34
Bảng 3.10 Hậu quả và hướng điều trị, dự phòng khi mất sớm răng cối sữa............34
Bảng 3.11 Thái độ của phụ huynh về tầm quan trọng của răng cối sữa...................36

Bảng 3.12 Thái độ của phụ huynh về việc đưa trẻ đi khám răng miệng..................37
Bảng 3.13 Mối liên hệ giữa kiến thức phụ huynh với điều kiện kinh tế, xã hội.......38
Bảng 3.14 Mối liên hệ giữa thái độ phụ huynh với điều kiện kinh tế, xã hội...........39
Bảng 3.15 Mối liên hệ giữa kiến thức với thái độ của phụ huynh...........................40
Bảng 3.16 Mối liên hệ kiến thức phụ huynh với tình trạng mất sớm răng cối sữa...40
Bảng 3.17 Mối liên hệ thái độ phụ huynh với tình trạng mất sớm răng cối sữa.......41


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ học sinh có mất sớm răng cối sữa................................................29
Biểu đồ 3.2 Phân bố tỷ lệ mất sớm răng cối sữa theo vị trí răng .............................31
Biều đồ 3.3 Nguồn cung cấp kiến thức cho phụ huynh...........................................35
Biểu đồ 3.4 Phân loại kiến thức của phụ huynh.......................................................35
Biểu đồ 3.5 Phân loại thái độ của phụ huynh...........................................................38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống vật chất
và tinh thần của người dân cũng từng bước được nâng cao. Việc chăm sóc sức khỏe
răng miệng (SKRM) cũng được người dân quan tâm, chú trọng nhiều hơn, đặc biệt
là vấn đề sức khỏe răng miệng của trẻ em.Tuy nhiên trên thực tế vẫn cịn một số
lượng khơng nhỏ các bậc phụ huynh dành rất ít thời gian cho con trẻ, đơi khi thiếu
hẳn sự quan tâm chăm sóc đúng mức đối với sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ. Bên
cạnh đó, bản thân trẻ em vẫn chưa ý thức đúng đắn về sức khỏe răng miệng nên
thường xuyên mắc phải các vấn đề liên quan, đặc biệt là tình trạng sâu răng sữa.
Hậu quả là răng sữa dễ dàng bị sâu răng tấn cơng, nhanh chóng dẫn đến việc mất
sớm răng sữa nếu không được điều trị kịp thời. Tuy việc nhổ sớm răng cối sữa dẫn
đến nhiều hậu quả về sau cho quá trình mọc răng vĩnh viễn nhưng phần lớn các bậc

cha mẹ lại không ý thức được việc này, quyết định nhổ sớm răng sữa luôn được xem
là sự lựa chọn đầu tiên để giải quyết sự đau đớn, khó chịu của trẻ khi có sâu răng.
Răng sữa chỉ tồn tại trong miệng một thời gian ngắn, nhưng giữ vai trò rất
quan trọng trong các hoạt động chức năng: tiêu hóa, phát âm, thẩm mỹ, kích thích
sự tăng trưởng của xương hàm, hướng dẫn và giữ khoảng cho răng vĩnh viễn mọc
đúng vị trí …[6], [9], [10]. Vì thế việc mất sớm răng sữa, đặc biệt là răng cối sữa sẽ
gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày, sự phát triển thể chất, tâm sinh
lý của trẻ, cũng như làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, sai khớp cắn….
Ở nước ta, tỷ lệ trẻ bị mất sớm răng cối sữa còn khá cao, nguyên nhân chủ yếu
là do biến chứng của sâu răng. Theo tác giả Đào Thị Hằng Nga (2004) tỷ lệ mất
sớm răng cối sữa ở học sinh 9 – 10 tuổi Trường tiểu học Đông Thái – Hà Nội là
29,5%, trong đó do sâu răng chiếm 96,61% [8], [9]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
của Trần Thị An Huy (2008) tỷ lệ mất sớm răng cối sữa ở học sinh 7 – 10 tuổi
Trường tiểu học Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội là 20,96%, do biến chứng sâu răng
chiếm 95,97% [6]; nghiên cứu của Đào Thị Phương Dung (2009) tỷ lệ mất sớm
răng cối sữa ở học sinh 9 – 10 tuổi Trường tiểu học Bình Minh – thành phố Hải
Dương – tỉnh Hải Dương là 12,16%, do biến chứng sâu răng chiếm 97,77% [4].


2

Trong nhiều thập niên qua, trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu chứng minh
vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của việc mất sớm răng sữa đến sự phát triển của bộ
răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và ở Cần thơ nói riêng các
nghiên cứu về vấn đề này hiện nay vẫn còn khá hạn chế. Do đó với mong muốn góp
phần tìm hiểu sâu hơn về thực trạng mất sớm răng sữa cũng như những ảnh hưởng
của nó lên sức khỏe răng miệng trẻ em, qua đó nhằm tìm kiếm cách thức nâng cao
nhận thức của người dân, cũng như giúp cho bản thân các em học sinh ý thức được
tầm quan trọng của răng cối sữa, đồng thời đưa ra một số phương hướng điều trị
ban đầu cho những trường hợp mất sớm răng cối sữa, chúng tôi tiến hành thực hiện

nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình hình mất sớm răng cối sữa ở học sinh tại
Trường tiểu học Mỹ Khánh 1, thành phố Cần Thơ” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mất sớm răng cối sữa ở học sinh tại Trường tiểu học Mỹ
Khánh 1, thành phố Cần Thơ.
2. Xác định kiến thức và thái độ của phụ huynh về tình trạng mất sớm răng
cối sữa.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Mất sớm răng cối sữa
RCS được gọi là mất sớm khi RCS thứ nhất hoặc RCS thứ hai mất sớm hơn 6
tháng trước khi răng vĩnh viễn thay thế mọc lên [14].
Tuổi thay răng

Tuổi mọc răng

7 – 8 tuổi
8 – 9 tuổi
11 – 12 tuổi
10 – 11 tuổi
10 – 12 tuổi

7,5 tháng
9 tháng
18 tháng


11 – 12 tuổi
10 – 12 tuổi
9 – 10 tuổi
7 – 8 tuổi
6 –7 tuổi

20 tháng

14 tháng

Răng cửa giữa sữa
Răng cửa bên sữa
Răng nanh sữa

Hàm Trên

Răng cối sữa

24 tháng

12 tháng
16 tháng
7 tháng
6 tháng

Hàm
Dưới

Răng cối sữa
Răng nanh

sữa cửa bên
Răng
sữa cửa giữa
Răng
sữa

Hình 1.1 Thời điểm mọc và thay của bộ răng sữa.

(Nguồn: />1.1.2 Kiến thức
Kiến thức là những kinh nghiệm, những sự kiện có thật phản ánh trí thơng minh
của con người được hình thành qua việc học tập, quan sát và kinh nghiệm. Kiến
thức bắt nguồn từ giáo dục, bạn bè, sách báo,…[3], [13]. Ở nghiên cứu này, kiến
thức thể hiện sự hiểu biết của phụ huynh đối với vấn đề mất sớm răng cối sữa ở con
trẻ.
1.1.3 Thái độ
Thái độ là biểu hiện bằng việc bằng lòng hay phản đối một vấn đề nào đó. Thái
độ là một cấu trúc tương đối bền vững của các niềm tin đối với một sự việc, một


4

quan điểm hoặc một đối tượng. Thái độ được hình thành từ bản thân hoặc từ những
người xung quanh [3], [13]. Trong vấn đề mất sớm răng cối sữa ở trẻ, thái độ của
các phụ huynh được biểu hiện bằng sự đồng ý hay không đồng ý về một vấn đề có
liên quan. Có hai loại thái độ được phân chia theo mức độ như sau:
Thái độ tích cực: rất quan tâm, quan tâm, đồng ý với một vấn đề đúng, có lợi.
Khơng đồng ý, phản đối với một vấn đề sai, có hại.
Thái độ chưa tích cực: khơng đồng ý hoặc không quan tâm, bác bỏ một vấn đề
đúng, có lợi. Đồng ý với một số vấn đề sai, có hại.
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ RĂNG

Q trình phát triển của cung răng không chỉ giới hạn trong thời kỳ phơi thai của
mỗi cá thể, nó bắt đầu được hình thành ở tuần thứ 5 của thai kỳ, và tiếp tục tăng
trưởng, phát triển liên tục trong suốt cuộc đời của cá thể đó [1], [5]. Quá này chia
làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc trưng riêng biệt về hình thái, chức
năng, mức độ tăng trưởng và sự tương quan với các thành phần khác của hệ thống
đầu – mặt, nó khơng chỉ ảnh ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất mà cịn có những tác
động mạnh mẽ đến tâm lý của trẻ [1], [4], [8], [10].
1.2.1 Giai đoạn từ lúc sinh ra đến 2,5 tuổi
Khi mới sinh, hàm trên phát triển nhiều hơn hàm dưới, về sau hàm dưới sẽ tăng
trưởng với tốc độ nhanh hơn, nhất là trong giai đoạn tuổi thiếu niên làm cho mức độ
cong lồi của mặt khi nhìn nghiêng giảm xuống [1]. Mào xương ổ răng được phủ bởi
lớp đệm nướu khá rắn chắc, lớp đệm nướu hàm trên có khuynh hướng phủ ngoài so
với hàm dưới. Khi lớp đệm nướu hàm trên và hàm dưới chạm nhau thì cung hàm
trên nằm ở phía trước cung hàm dưới. Leighton ghi nhận rằng, đệm nướu hàm trên
rộng hơn đệm nướu hàm dưới và nhô ra trước khoảng 5mm, độ phủ so với hàm
dưới khoảng 0,5mm [1], [35].
Mở đầu là sự xuất hiện của răng cửa sữa giữa HD lúc trẻ khoảng 6 tháng tuổi,
tiếp theo răng cửa sữa giữa HT mọc sau đó 1,5 tháng. Khoảng 7 – 9 tháng thì đến
răng cửa sữa bên hàm trên và hàm dưới bắt đầu mọc. Các răng này ăn khớp với
nhau vào lúc 1 tuổi [1], [35], [46]. Ở thời điểm này thân của các răng sữa còn lại đã


5

hoàn tất. Thân RCL vĩnh viễn thứ nhất cũng đã phát triển đáng kể và di chuyển về
phía đường cắn. Vào khoảng 12 tháng tuổi thì RCS thứ nhất HD mọc sau đó là RCS
thứ nhất HT, sau đó 3 tháng là răng nanh sữa.
Lúc 2 tuổi, RCS thứ 2 đã mọc hoặc sẽ mọc để hoàn thành cung răng sữa, RCS
thứ 2 là răng có thay đổi nhiều nhất về thời gian mọc [27]. Lúc này chân răng cửa
sữa đã đóng chóp, chân răng nanh và RCS thứ nhất thì đóng gần kín. RCL vĩnh viễn

thứ nhất phát triển và di chuyển lên trên, đồng thời sự canxi hóa cũng đang diễn ra ở
các mầm răng vĩnh viễn, từ răng cửa đến RCL thứ nhất. Ở một số trẻ, có thể thấy
hình ảnh của mầm RCL thứ hai đang phát triển ở phía xa RCL thứ nhất.
Vào lúc 2,5 tuổi, RCS mọc đầy đủ và thực hiện đủ chức năng. Thứ tự mọc răng
sữa thường là: răng cửa giữa, răng cửa bên, RCS thứ nhất, răng nanh, RCS thứ 2
[1]. Ở giai đoạn này hay gặp sự hiện diện của khe hở tiên phát (khe hở Simens) làm
thưa răng với vị trí khe hở như sau: ở HT khe hở giữa răng cửa bên và răng nanh 2
– 4mm; ở HD khe hở giữa răng nanh và RCS thứ nhất trung bình 3mm. Tuy nhiên,
cũng có trường hợp khơng có khe hở này [4], [8].
1.2.2 Giai đoạn từ 2,5 đến 6 tuổi (giai đoạn ổn định hàm răng sữa)
Lúc 3 tuổi, tất cả các chân răng sữa đã đóng kín chóp [1]. Thân RCL thứ nhất
phát triển đầy đủ và chân răng đang thành lập, các răng vĩnh viễn đang trong q
trình canxi hóa ít dịch chuyển lên trên trừ RCL thứ nhất. Việc khám hàm răng sữa,
đo chiều dài cung hàm sẵn có, kết hợp với việc đo các thân răng vĩnh viễn trên phim
X – quang sẽ tiên lượng việc đủ chỗ của các răng vĩnh viễn sau này. Ở giai đoạn này
xuất hiện khe hở thứ phát: khe hở giữa các răng cửa sữa hàm trên; khe hở giữa các
RCS; khe hở giữa các răng cửa vĩnh viễn hàm trên lúc bắt đầu mọc [4], [8].
Những khe hở này tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn với kích thước to hơn sẽ có
đủ chỗ trên cung hàm. Trên lâm sàng, nếu khơng có khe thưa này thì các răng vĩnh
viễn của trẻ trong tương lai khó có thể sắp xếp ngay ngắn.
Từ 5 đến 6 tuổi, các răng vĩnh viễn phát triển dịch chuyển lên gần hơn về phía
bờ trên xương ổ răng, chân răng sữa bắt đầu tiêu, RCL thứ nhất chuẩn bị mọc. Sự
tác động lẫn nhau của nhiều lực lên cung hàm sẽ duy trì sự ổn định của cung hàm.


6

Giảm chiều dài cung răng do sâu răng, mất sớm răng sữa có thể gây sai khớp cắn do
các răng thiếu chỗ mọc.
1.2.3 Giai đoạn từ 6 – 12 tuổi (giai đoạn răng hỗn hợp)

1.2.3.1 Giai đoạn từ 6 – 10 tuổi (giai đoạn hỗn hợp sớm)
Giữa 6 – 7 tuổi, RCL vĩnh viễn thứ nhất mọc lên, vượt qua mô nướu tiến vào
khoang miệng. Các răng cửa giữa sữa rụng đi, thay thế vào đó là răng vĩnh viễn
mọc lên và chạm khớp với răng đối diện. Răng cửa giữa HD mọc trước, sau đó là
răng cửa giữa HT. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự mọc răng bình thường của
các răng vĩnh viễn là khoảng sẵn có (bao gồm kích thước gần xa của các răng sữa
và khe hở giữa chúng) so với khoảng cần có (kích thước gần xa của các răng vĩnh
viễn) [10].
Từ 7 – 8 tuổi răng cửa bên HD mọc lên, sau đó một năm thì răng cửa bên HT
cũng mọc lên. Sau khi răng cửa giữa và cửa bên đã mọc đúng vị trí thì chóp chân
răng vẫn cịn mở rộng và chưa đóng kín, khoảng 1 năm sau đó chóp chân răng mới
đóng kín. Việc chụp phim X–quang kiểm tra ở độ tuổi này sẽ giúp phát hiện được
những chân răng sữa bất thường, thiếu hay thừa răng bẩm sinh. Nếu thiếu chỗ nhiều
cần phải có kế hoạch nhổ răng có hướng dẫn để giảm bớt can thiệp chỉnh nha sau
này [10].
Khoảng 9 – 10 tuổi, tất cả các răng vĩnh viễn (trừ RCL thứ ba) đã hình thành
xong phần thân và lắng đọng canxi. Trong thời gian này, chóp răng nanh sữa và
răng cối sữa bắt đầu tiêu, thông thường quá trình tiêu chân răng này xảy ra ở bé gái
sớm hơn bé trai từ 1 – 1,5 năm. Tổng kích thước theo chiều gần xa của răng nanh
sữa, RCS thứ nhất, thứ hai lớn hơn tổng kích thước gần xa của răng nanh vĩnh viễn,
RCN thứ nhất, thứ hai khoảng 1,7mm ở hàm dưới, 0,9mm ở hàm trên mỗi bên. Đây
chính là khoảng Leeway [10].
1.2.3.2 Giai đoạn 10 – 12 tuổi (giai đoạn răng hỗn hợp muộn)
Răng nanh sữa, RCS thứ nhất HD rụng cùng lúc, sau đó là RCS thứ nhất HT.
Thông thường ở HD, răng nanh vĩnh viễn mọc trước RCN thứ nhất, thứ hai. Ở HT
RCN thứ nhất mọc trước, tiếp theo là RCN thứ hai và cuối cùng là răng nanh. Nên


7


duy trì sự thay răng tương xứng ở hai bên cung hàm, nếu RCS thứ nhất HT bên trái
rụng mà RCS thứ nhất bên phải vẫn còn nên chủ động nhổ răng này đi.
Khi RCS thứ hai rụng sẽ xảy ra sự điều chỉnh khớp cắn: múi ngoài gần của RCL
thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài của RCL hàm dưới. Ở giai đoạn này những
biện pháp chỉnh nha dự phịng hoặc can thiệp rất có hiệu quả để ngăn ngừa khớp
cắn sai lệch lạc [10].
RCL thứ hai mọc sau RCN thứ hai một thời gian ngắn, tuy nhiên theo Hurme có
khoảng 17% ngược lại, khi đó RCL thứ nhất có thể bị đẩy nghiêng về phía gần, và
sẽ càng trầm trọng hơn nếu bệnh nhân bị mất sớm RCS thứ hai. Tương quan RCL
thứ nhất càng sai lệch nhiều hơn, RCN thứ hai sẽ mọc chậm hoặc lệch về phía lưỡi,
thậm chí kẹt hồn tồn khơng mọc được.
1.2.4 Giai đoạn sau 12 tuổi
Khi RCL thứ hai mọc khớp cắn đã được hình thành tương đối hồn chỉnh theo 3
chiều: trước – sau, ngang, đứng. Chụp phim X–quang ngay sau khi RCL thứ hai
mọc sẽ thấy hình ảnh RCL thứ ba đang phát triển. Khơng thể xác định chính xác
thời gian mọc của RCL thứ ba, nó thay đổi tùy từng cá thể. Hurme ước tính thời
gian mọc trung bình là khoảng 20,5 tuổi.
RCL thứ ba là răng mọc muộn nhất, thường khơng có đủ chỗ nên dễ bị mọc
lệch, gây ra nhiều rối loạn ảnh hưởng lâu dài đến khớp cắn gây ra những bệnh lý ở
khớp thái dương hàm. Nhiều trường hợp lúc đầu tương quan vùng răng cửa bình
thường, khi RCL thứ hai và thứ ba mọc tạo áp lực gây xơ lệch nhóm răng cửa, đặc
biệt là nhóm răng cửa hàm dưới.
1.2.5 Tóm tắt thời điểm và thứ tự mọc răng vĩnh viễn
Bảng 1.1 Thời điểm mọc răng vĩnh viễn (Mc Donald RE & Avery Dr) [4], [8]
Răng
HT
(tuổi)
HD
(tuổi)


1

2

3

4

5

6

7

7–8

8–9

11–12

10–11

11–12

6–7

12–13

6–7


7–8

9–11

10–12

11–12

6–7

11–13

8
Nam: 17–21
Nữ: 18–25
17–21


8

Bảng 1.2 Thứ tự mọc răng vĩnh viễn (Mc Donald RE & Avery Dr) [4], [8]
Thứ tự răng mọc
A
HT
B
A
HD
B
A. Thường xảy ra.


1
6
6
1
1

2
1
1
6
6

3
2
2
2
2

4
4
4
4
3

5
5
3
3
4


6
3
5
5
5

7
7
7
7
7

8
8
8
8
8

B. Đôi khi xảy ra.
Thời điểm mọc răng là thay đổi ở từng cá thể, đa số các răng vĩnh viễn thay
thế mọc lên khi chân răng đã phát triển được hơn ½ chiều dài chân răng mà khơng
tùy thuộc vào tuổi của trẻ. Tuy nhiên, thời điểm mất răng cối sữa quá sớm sẽ làm
chậm mọc răng vĩnh viễn thay thế, nhưng mất RCS ở độ tuổi muộn hơn làm nhanh
sự mọc răng vĩnh viễn và không cần bộ giữ khoảng. RCS mất sớm trước lúc 8 tuổi
sẽ làm chậm thời gian mọc răng, trong khi mất sau 8 tuổi sẽ làm răng vĩnh viễn mọc
sớm hơn, mức độ ảnh hưởng sẽ giảm cùng với tuổi [10], [45]. Do đó phương pháp
chính xác để xác định răng vĩnh viễn mọc sớm hoặc chậm là xác định sự phát triển
của chân răng và xương ổ bao phủ phía trên răng vĩnh viễn chưa mọc trên phim
toàn cảnh hoặc phim quanh chóp. Chiều cao phần xương ổ bao phủ trên răng vĩnh
viễn khoảng 1 mm thì khoảng thời gian dự tính cho răng xuất hiện trong xoang

miệng là 6 tháng. Nếu răng mọc chậm cần phải làm bộ giữ khoảng [10].
1.3 VAI TRỊ CHỨC NĂNG CỦA RĂNG SỮA
1.3.1 Tiêu hóa
Bộ răng sữa giữ một chức năng rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho
trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai, nghiền nát [10].
1.3.2 Giữ khoảng
Chức năng thứ hai được biết đến của răng sữa là giữ khoảng trên cung hàm cho
răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Đồng thời các răng sữa này cũng sẽ hướng dẫn cho
các răng vĩnh viễn mọc lên trong thời kì thay răng [10].


9

1.3.3 Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm
Nhờ có các răng sữa, trẻ em có thể cắn xé và nhai nghiền thức ăn – chính những
động tác này góp phần vào việc làm cho xương hàm và xương mặt phát triển [10].
1.3.4 Phát âm
Một chức năng quan trọng khác của hệ răng sữa thường bị bỏ qua đó là vai trò
của răng sữa trong phát âm. Đa số các trường hợp khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ tự
điều chỉnh trong phát âm. Tuy nhiên, sự mất sớm răng sữa có thể ảnh hưởng và gây
khó khăn cho sự phát âm trong khi trẻ nói chuyện và học ngoại ngữ. Ví dụ : khó
phát các âm như "ph" , "v", "s", "f", " z", "th" trong lúc học tiếng Anh. Ngay cả khi
răng vĩnh viễn mọc lên, khó khăn khi phát âm ‘s’, ‘z’ và ‘th’ vẫn còn tồn tại đến
mức cần phải giúp trẻ điều chỉnh, sữa chữa trong phát âm [10].
1.3.5 Thẩm mỹ
Hệ răng sữa còn giữ chức năng thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ. Khi trẻ tự nhận ra
bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ khơng mở miệng đủ to khi nói chuyện, làm cho sự
phát âm của trẻ bị ảnh hưởng [10].
1.4 NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT SỚM RĂNG SỮA, RĂNG CỐI SỮA
1.4.1 Do kiến thức vệ sinh răng miệng của phụ huynh và trẻ

Hiện nay nhiều bậc phụ huynh còn quan niệm rằng, răng sữa là những răng
khơng quan trọng, ít chức năng và sau vài năm sẽ được thay thế bằng hàm răng mới
nên khơng mấy quan tâm đến việc giữ gìn và chăm sóc răng miệng cho con. Điều
này thể hiện rõ trong nghiên cứu của Ak Gulsum, Sepet E và cộng sự năm 2005, có
33% trẻ bị mất sớm răng sữa là do cha mẹ có trình độ, kiến thức thấp trong việc
chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ [19].
Bên cạnh đó kiến thức của trẻ về vệ sinh răng miệng cũng còn kém, 22% trẻ
cho rằng chỉ đến gặp nha sĩ khi có vấn đề răng miệng, kiểm tra răng miệng định kỳ
là hồn tồn khơng cần thiết, 2% học sinh hồn tồn khơng biết nên đi khám răng
định kỳ khi nào [17].


10

1.4.2 Do sâu răng
Là nguyên nhân chủ yếu gây nên mất răng cối sữa sớm [6], [9], [10], [12], [16].
Do đặc điểm giải phẫu học về hố, rãnh mặt nhai phức tạp nên răng cối sữa dễ bị sâu
răng tấn cơng nhất. Ngồi ra, khi răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lúc 6 tuổi, những
khoảng trống giữa các răng sữa đóng lại, và hình thành các mặt tiếp xúc, dẫn đến tỷ
lệ sâu răng mặt bên tăng lên đáng kể [10]. Theo Murray và Magid (1978) có tới
46% sang thương sâu răng mặt bên mới chớm ở RCS sẽ phát hiện được trên lâm
sàng trong vòng 1 năm. Bên cạnh đó, bằng phép phân tích phim tia X cho thấy
69/71 sang thương chỉ ở men sẽ tiến triển vào ngà trong vòng 1 năm, trong khi đối
với răng vĩnh viễn thời gian trung bình để sang thương tiến triển đến ngà là 2 – 3
năm. Điều này theo Mortimer là do men răng sữa mỏng và độ khống hóa thấp hơn
răng vĩnh viễn. Do những đặc điểm này mà sâu răng sữa thường phát triển nhanh,
dễ lộ tủy nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ nhanh dẫn chết tủy, nhiễm
trùng vùng chẻ giữa 2 chân răng và hậu quả là nhổ răng sữa sớm để giải quyết ổ
nhiễm trùng [10].
Bên cạnh đó, bề mặt răng RCS thứ hai phức tạp hơn: nhiều múi, gờ, chỗ lõm

hơn nên răng cối sữa thứ hai có tỷ lệ sâu cao hơn RCS thứ nhất, RCS dưới dễ sâu
hơn RCS trên. Điều này cũng giải thích tại sao mà tỷ lệ mất răng cối sữa thứ hai cao
hơn răng cối sữa thứ nhất, tỷ lệ mất răng cối sữa hàm dưới cao hơn răng cối sữa
hàm trên [10], [20], [52].
1.4.3 Do chỉ định sai của nha sĩ hoặc yêu cầu của phụ huynh
Khi răng cửa giữa và răng cửa bên vĩnh viễn mọc thường xảy ra hiện tượng
chen chúc từ nhẹ đến nặng. Nhiều nha sĩ chưa hiểu biết đầy đủ về chỉnh hình răng
mặt, khơng đo đạc, phân tích khoảng cần có và sẵn có vẫn đưa ra chỉ định nhổ sớm
răng nanh sữa để giải quyết chen chúc răng cửa trên 5mm, sau đó khơng có kế
hoạch theo dõi hoặc dự phịng dẫn đến nhóm răng cửa bị xơ lệch, lệch đường giữa.
Việc nhổ răng tuần tự và mọc răng có hướng dẫn trong trường hợp bị chen chúc
nhiều hơn 10mm ở một hàm, nên xác định bằng cách đo đạc và phân tích khoảng
sau khi răng cửa bên vĩnh viễn đã mọc, bệnh nhân phải có tương quan khớp cắn và


11

xương loại I với vị trí của răng cửa và mơi thích hợp, bởi vì việc hướng dẫn mọc
răng khơng ảnh hưởng đến những sai lệch về xương [10]. Tuy nhiên, việc nhổ răng
tuần tự trước kia được dùng để điều trị những chen chúc trầm trọng, nhưng hiện nay
người ta xem đó như là bước đầu tiên của việc điều trị bằng khí cụ cố định [4], [8].
Ngồi ra, một số trẻ bị MSRCS là do trẻ bị sâu răng tới tuỷ gây đau nhức, làm
trẻ không ăn được, nhưng trẻ không hợp tác trong việc nội nha giữ răng để giữ
khoảng cho răng thay thế mọc lên hoặc phụ huynh không đồng ý giữ răng lại, yêu
cầu bác sĩ nhổ răng sâu đó.
1.4.4 Do sang chấn
Là nguyên nhân hay gặp gây nên mất sớm răng cửa sữa. Do trẻ chơi thể thao
(đá bóng, đấu võ,…) hoặc bị tai nạn (vấp ngã, tai nạn giao thông,…) làm tổn thương
răng, mất răng.
Mất răng hàm và răng nanh sữa do sang chấn thì ít gặp [4], [8].

1.5 HẬU QUẢ CỦA VIỆC MẤT SỚM RĂNG SỮA, RĂNG CỐI SỮA
1.5.1 Những hậu quả lệch lạc ở những răng vĩnh viễn đã mọc
1.5.1.1 Sự di lệch của các răng kế cận
a. Mất sớm răng cối sữa thứ nhất
RCS thứ hai và RCL vĩnh viễn thứ nhất di chuyển ra trước, đồng thời nhóm
răng cửa di xa. Hậu quả tương quan khớp cắn vùng RCL thứ nhất bị sai lệch, chiều
dài và chu vi cung răng giảm đi. Trong trường hợp này có thể làm RCN vĩnh viễn
thứ nhất sẽ mọc tiến ra phía trước chiếm chỗ răng nanh vĩnh viễn, làm răng này sẽ
mọc chệch ra ngoài cung hàm [23], [28], [40], [48], [51].
b. Khi mất sớm răng cối sữa thứ hai
RCL vĩnh viễn thứ nhất sẽ di chuyển vào khoảng trống bằng cách nghiêng
thân răng hoặc tịnh tiến răng. Đặc biệt, nếu RCL vĩnh viễn thứ hai ở giai đoạn phát
triển và mọc lên sớm hơn RCN thứ hai, nó sẽ tác động một lực đáng kể làm RCL
vĩnh viễn thứ nhất di chuyển nhiều hơn [30].
Ở HT, RCL thứ nhất thường di chuyển về gần và xoay vào trong tạo nên tương
quan khớp cắn loại II (theo Angle) ở RCL thứ nhất. Ở HD, RCL thứ nhất thường


12

nghiêng gần tạo nên tương quan khớp cắn loại III. Nếu mất sớm RCS thứ hai ở cả
HT và HD cùng một bên thì tương quan khớp cắn ở vùng RCL thứ nhất thường biến
dạng và khó xác định, đồng thời cũng thu hẹp khoảng trống cần thiết để RCN thứ
hai mọc lên, do đó nó thường bị kẹt khơng mọc lên được hoặc mọc lệch ra khỏi
cung hàm [23], [40], [48], [51].

(A)

(B)


Hình 1.2 (A) Mất khoảng do mất sớm răng cối sữa thứ 2 ở hàm trên
(B) Mất khoảng do mất sớm răng cối sữa thứ 2 ở hàm dưới
(Nguồn: Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú của Đào Thị Hằng Nga (2004) [8])

Hình 1.3 Mất khoảng do mất sớm răng 5 sữa ở hàm trên và hàm dưới
(Nguồn: Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú của Đào Thị Hằng Nga (2004) [8])
1.5.1.2 Ảnh hưởng tới chiều dài và chu vi cung răng


13

Sự di chuyển về gần cũng như xa của các răng kế cận, sự nghiêng trong răng
cửa làm cho chiều dài, chu vi cung răng giảm đi, dẫn đến sự chen chúc hoặc mọc
ngoài cung của các răng vĩnh viễn [41], [42], [44].
1.5.1.3 Ảnh hưởng tới các răng ở hàm đối diện
Khi mất sớm RCS làm cho răng đối diện với răng mất khơng cịn chịu lực
tương phản của răng đối diện nên sẽ bị trồi dài ra gây ảnh hưởng xấu tới hàm răng
vĩnh viễn sau này. Nếu mất sớm răng cối sữa ở 2 bên, nhất là RCS thứ hai sẽ gây
mất kích thước dọc, khớp cắn sâu vùng cửa [25], [54].
1.5.2 Ảnh hưởng tới thời gian mọc của các răng vĩnh viễn thay thế
RCS mất sớm trước 8 tuổi sẽ làm chậm thời gian mọc răng vĩnh viễn thay thế,
nếu mất sau 8 tuổi sẽ làm răng vĩnh viễn mọc sớm hơn, do đó nguy cơ sâu răng vĩnh
viễn cao hơn [21], [22], [31], [34], [46].
Nếu răng cửa sữa HT mất sớm sẽ làm chậm thời gian mọc răng vĩnh viễn thay
thế, trong khi các răng cửa vĩnh viễn HD lại mọc trước, sau một thời gian dài dễ gây
khớp cắn ngược vùng cửa [21], [22], [31], [34], [46].
1.5.3 Ảnh hưởng tới sức nhai và sức khỏe
Mất sớm các RCS làm chức năng nhai kém đi, nhất là ở những trẻ mất nhiều răng
cối sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, trẻ dễ mắc còi xương, suy dinh dưỡng
hoặc các bệnh khác [49].

Mất các răng cửa sữa sớm làm chức năng cắn xé giảm, nhưng nếu được ni với
một chế độ ăn uống đúng thì trẻ ít bị ảnh hưởng [49].
1.6 HƯỚNG ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU
Dựa vào các yếu tố liên quan đến việc mất sớm RCS: khoảng thời gian trôi qua
kể từ khi mất RCS, tuổi bệnh nhân, khoảng trống do mất răng còn lại.... mà có các
trường hợp điều trị như sau:
1.6.1 Trường hợp 1
RCS mất sớm khoảng 6 tháng trước khi RVV thay thế mọc lên, và khoảng trống
do mất răng vẫn còn đủ thì một bộ giữ khoảng sẽ được thực hiện để duy trì khoảng
trống này.


14

A. Mất sớm răng cối sữa thứ nhất
Mất RCS thứ nhất một bên cung răng, trường hợp này cần sử dụng bộ giữ
khoảng kiểu khâu và cung dây. Bộ giữ khoảng kiểu khâu và cung dây gồm khâu hàn
với một dây thép khơng rỉ (đường kính khoảng 0,036 inch) được uốn theo hình dạng
của khoảng mất răng. Khâu được gắn chặt vào RCS thứ hai hoặc Rvv thứ nhất bằng
xi măng [14], [28], [33].

(A)

(B)

Hình 1.4 (A) Bộ giữ khoảng kiểu khâu và cung dây, (B) Cung Nance
(Nguồn: />Mất RCS thứ hai cả hai bên cung răng, trường hợp này sử dụng cung Nance
hoặc cung ngang khẩu cái đối với hàm trên, và cung lưỡi đối với hàm dưới [14],
[28], [33].


(A)

(B)

Hình 1.5 (A) Cung ngang khẩu cái, (B) Cung lưỡi
(Nguồn: />B. Mất sớm răng cối sữa thứ hai khi răng vĩnh viễn thứ nhất chưa mọc
Trường hợp này sử dụng bộ giữ khoảng hình chiếc giày gồm một khâu đặt trên
RCS thứ 1 và một vòng dây kéo dài đến điểm tiếp xúc ở mặt xa RCS thứ 2, hàn


15

thêm mặt hướng dẫn bằng thép không gỉ vào đầu của vòng dây và đặt vào ổ nhổ
răng. Mặt hướng dẫn có tác dụng hướng dẫn sự mọc lên đúng vị trí của RCL thứ 1,
ở vị trí 1 mm dưới gờ bên phía gần của RCL chưa mọc này. Khi RCL mọc lên, có
thể cắt bỏ mặt hướng dẫn hoặc thay thế một bộ giữ khoảng mới. Cần phải chụp
phim quanh chóp để kiểm tra chắc chắn mặt hướng dẫn đặt đúng vị trí, tiếp xúc sát
với phía gần RCL [14], [28], [33].

Hình 1.6 Bộ giữ khoảng hình chiếc giày
(Nguồn: />C. Mất sớm RCS thứ hai khi RVV thứ nhất đã mọc:
Trường hợp này sử dụng các bộ giữ khoảng tương tự như trường hợp mất sớm
RCS thứ nhất [14], [28], [33].
1.6.2 Trường hợp 2
RCS mất trên 6 tháng trước khi RVV thay thế mọc lên, và khoảng trống do mất
răng bị mất đi nhỏ hơn 3 mm, cần phải thực hiện một bộ nới khoảng (bộ nới khoảng
Herbst, bộ nới khoảng Jackscrew, bộ nới khoảng Gerber) trước để tạo lại đủ khoảng
trống, sau đó chúng ta mới tiến hành thực hiện một bộ giữ khoảng tương tự như
trường hợp 1 để duy trì [14], [28], [33].
1.6.3 Trường hợp 3

RCS mất trên 6 tháng trước khi RVV thay thế mọc lên, và khoảng trống do mất
răng bị mất đi lớn hơn 3 mm, trường hợp này khơng cịn thực hiện bộ nới khoảng
được nữa mà cần phải điều trị chỉnh hình bằng cách nới rộng hàm hoặc nhổ bớt
răng [14], [28], [33].


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×