Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Đầu tư chéo: Quy định chặt, giám sát lỏng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.55 KB, 4 trang )

Đầu tư chéo: Quy định chặt, giám sát lỏng
Đầu tư chéo: không thể cấm
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì việc các cổ đông là cá nhân hay
tổ chức kết hợp với nhau để cùng thông qua hay bác bỏ một nghị quyết của ĐHCĐ
hay của hội đồng quản trị doanh nghiệp là rất phổ biến.
“Đây là hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế thị trường và do đó, về nguyên tắc,
quy định của các cơ quan quản lý không thể ngăn chặn các cá nhân, tổ chức kết
hợp với nhau nhằm có ảnh hưởng chi phối một tổ chức”, TS. Nguyễn Trí Hiếu,
chuyên gia ngân hàng nhận định.
Liên quan đến vấn đề đầu tư chéo hay sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng
(TCTD) như dư luận đề cập gần đây, theo Luật Các TCTD Việt Nam, một TCTD
không được đầu tư quá 11% vốn cổ phần của một tổ chức khác. Do đó, trước năm
2011, có trường hợp TCTD A đầu tư vào TCTD B và ngược lại. Với cách đầu tư
chéo như vậy, liệu các TCTD có gây ra thiệt hại gì cho các cổ đông hay sự an toàn
của hệ thống? Câu trả lời là, theo bất kỳ chuẩn mực nào, việc TCTD A sở hữu
dưới 11% vốn của TCTD B không được coi là “kiểm soát” hay có “ảnh hưởng
trọng yếu” đến hoạt động kinh doanh của TCTD B, vì việc “kiểm soát” chỉ phát
sinh khi TCTD A phải nắm quyền sở hữu TCTD B từ 51% trở lên; và được coi là
“có ảnh hưởng trọng yếu” khi TCTD A sở hữu từ 20% vốn của TCTD B trở lên.
Do đó, mức đầu tư 11% thực ra chỉ là khoản đầu tư thương mại bình thường.
Bên cạnh đó, theo quy định về các tỷ lệ an toàn của TCTD, khoản đầu tư của
TCTD này vào TCTD khác phải được loại trừ khỏi vốn cấp 1 khi tính hệ số an
toàn vốn (CAR). Do đó, khi một TCTD đầu tư vào một TCTD khác, trên thực tế
đều phải cân nhắc rất kỹ, nên việc đầu tư chéo là có thể kiểm soát được. Ngoài ra,
từ năm 2011, trong Luật Các TCTD mới, khoản 5, Điều 129 quy định rõ, TCTD
không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông,
thành viên góp vốn của chính TCTD đó. Do đó, có thể nói, kể từ năm 2011, hình
thức đầu tư chéo mới của các TCTD trong hệ thống TCTD Việt Nam đã chấm dứt,
chỉ còn tồn tại một số ít trường hợp do cơ chế cũ để lại và theo thời gian, tỷ lệ này
sẽ ngày càng giảm do bị pha loãng khi TCTD tăng vốn.
Mặt khác, theo quy định hiện hành của NHNN, một cổ đông cá nhân không được


sở hữu quá 5%, cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của
một TCTD. So với quy định tại một số quốc gia có nền kinh tế thị trường phát
triển, tỷ lệ áp dụng cho cá nhân là 9,99% và cho tổ chức là 24,99% thì quy định về
tỷ lệ sở hữu TCTD tại Việt Nam chặt chẽ hơn nhiều.
“Quy định của Việt Nam thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc tạo ra một sân
chơi bình đẳng để tránh những trường hợp cá nhân hay tổ chức chi phối một
TCTD, ngoại trừ ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tỷ lệ 5% hay 15% nói trên có
thể cũng sẽ thay đổi theo sự vận động và thực tiễn của nền kinh tế phát triển qua
từng giai đoạn”, chuyên gia cao cấp phân tích ngân hàng của một công ty kiểm
toán nói. Chuyên gia này cũng cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, về nguyên
tắc, không thể ngăn các cá nhân hay tổ chức kết hợp với nhau để tăng ảnh hưởng
đối với một tổ chức kinh tế. Như vậy, đầu tư chéo là hoạt động được pháp luật cho
phép, chỉ bị khống chế về tỷ lệ. Vấn đề là tỷ lệ đầu tư chéo trên thực tế có thể lớn
hơn các mức quy định, được lách và che giấu dưới nhiều hình thức khác nhau, như
mượn danh sở hữu…
Cũng cần lưu ý thêm là, việc một cá nhân hay tổ chức vay tiền của một TCTD này
để đầu tư vào một TCTD khác là bình thường, khi nó đáp ứng được các yêu cầu về
an toàn tín dụng. Hoạt động này dễ bị hiểu lầm thành đầu tư chéo, nhưng không
phải.
Khái niệm đầu tư chéo cũng thường được dùng để chỉ hiện tượng một cá nhân hay
tổ chức cùng lúc sở hữu cổ phần trọng yếu và nắm quyền quản trị điều hành tại
nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau. Trong lĩnh vực ngân hàng, hiện tượng này dẫn
đến xu hướng thao túng hoạt động của ngân hàng, bóp méo các tín hiệu thị trường
như lãi suất, tỷ giá… Thực tế, đây mới là vấn đề đáng lo ngại, có thể ảnh hưởng
đến hoạt động của lĩnh vực ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Lạm dụng đầu tư chéo: có thể kiểm soát
Để xử lý vấn đề này, phải xác định mục tiêu quản lý là gì? Đầu tiên và cũng quan
trọng nhất đó là phải bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ, họ phải được đối xử
công bằng; Hai là phải đảm bảo hoạt động của TCTD minh bạch. Để đạt được

mục tiêu trên, trong thực tế, có rất nhiều quy định chi phối các hành vi của TCTD.
Các quy định liên quan đến quản trị doanh nghiệp: Yêu cầu ban kiểm soát (BKS)
phải thực sự độc lập với HĐQT và có quyền phủ quyết các quyết định có ảnh
hưởng tiêu cực hoặc rủi ro cao đối với quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ; phải
can thiệp, ngăn chặn, phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước trong
trường hợp HĐQT có những quyết định sai lầm. Bên cạnh đó, vai trò của thành
viên độc lập trong HĐQT phải thực sự độc lập, có tiếng nói, ngăn chặn, thể hiện
quan điểm của mình trong trường hợp những quyết định của HĐQT gây bất lợi
cho các cổ đông nhỏ lẻ, khiến các cổ đông nhỏ lẻ không được đối xử công bằng.
Các quy định về kế toán, hệ thống các quy định an toàn: Yêu cầu liên tục nâng cao
tính minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, bao gồm cả việc cho vay các bên
liên quan. Đặc biệt, các quy định về phòng chống rửa tiền cũng phải được thực thi
một cách nghiêm túc. Ví dụ, các cổ đông đi vay tiền hoặc các nguồn tiền để góp
vốn thành lập ngân hàng không minh bạch thì phải được phát hiện và xử lý
nghiêm minh.
Tính thực

×