Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Điều trị viêm xương chũm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.39 KB, 5 trang )

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN
VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG CẤP TÍNH
1. Đại cương
Định nghĩa :
Viêm mũi xoang cấp tính là quá trình viêm cấp xảy ra ở niêm mạc mũi và xoang,
làm niêm mạc mũi xoang sung huyết, thường kéo dài khoảng từ 2 – 4 tuần.
Có thể phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát (lớn hơn hoặc bằng 4
đợt trong một năm mà khơng có triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính) và viêm mũi
xoang cấp tính kịch phát
Nguyên nhân:
Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn từ hốc mũi vào một hoặc nhiều
xoang. Cảm thường là nguyên nhân phổ biến gây viêm niêm mạc xoang, nhưng thường
khơng có triệu chứng
Các ngun nhân khác
 Dị ứng.
 Trào ngược dạ dày - thực quản .
 Hít phải các chất kích thích (bụi, khói thuốc lá, hoá chất…).
 Bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa, quá
phát mỏm móc, bóng sàng).
 VA quá phát.
 Chấn thương mũi xoang.
 Các khối u vịm mũi họng.
- Bệnh tồn thân: suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng lông chuyển, bệnh
xơ nang (Cystic fibrosis)…
2. Tiêu chuẩn đánh giá trước khi áp dụng Phác đồ
Thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính
3. Chẩn đốn xác định
3.1. Triệu chứng tồn thân : mệt, suy nhược, ăn uống kém, mất ngủ, sốt
3.2. Triệu chứng cơ năng :
 Các triệu chứng chính:
 Cảm giác đau và nhức ở vùng mặt


 Sưng và nề vùng mặt
 Tắc ngạt mũi
 Chảy mũi, dịch đổi mầu hoặc mủ ra mũi sau.


 Ngửi kém hoặc mất ngửi
 Có mủ trong hốc mũi
 Sốt
 Các triệu chứng phụ:
 Đau đầu
 Thở hôi
 Mệt mỏi
 Đau răng
 Ho
 Đau nhức ở tai
3.3. Khám lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán :
- Ấn nhẹ vào vùng tương ứng với xoang viêm, người bệnh sẽ thấy đau ở những điểm sau
 Điểm hố nanh : viêm xoang hàm
 Điểm Grunwald : bờ trong và trên của hố mắt – viêm xoang sàng
 Điểm Ewing : mặt trước của xoang trán – viêm xoang trán
- Soi mũi kiểm tra : Phương pháp nội soi mũi là cần thiết để xác định viêm mũi xoang.
Những dấu hiệu có giá trị bao gồm: mủ nhầy tại phức hợp lỗ ngách và ngách sàng
bướm, sự phù nề, sung huyết… niêm mạc mũi. Đối với viêm mũi xoang cấp tính do
nhiễm khuẩn, nội soi rất hữu ích cho chẩn đốn và lấy bệnh phẩm từ khe giữa
- Cơng thức máu: bạch cầu có thể tăng nhẹ
- X quang: niêm mạc xoang có phản ứng iveem dày hoặc có mức khí dịch
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) là phương pháp đang được lựa chọn trong
chẩn đoán viêm mũi xoang. Tuy nhiên hình ảnh trong viêm mũi xoang cấp tính do
nhiễm khuẩn sẽ khơng được rõ ràng trừ khi có biến chứng.
4.Chẩn đốn phân biệt

Viêm mũi xoang cấp tính cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh khác gồm có:
viêm mũi do virus (cảm cúm), đau nhức khớp thái dương hàm, đau đầu (bao gồm cả
hội chứng đau nửa đầu - Migraine); đau răng, đau mũi, đau dây thần kinh V và khối
u tân sinh trong xoang. Triệu chứng đau nhức vùng mặt, chảy mũi mủ, sung huyết
mũi, ngửi giảm, đau răng và kém đáp ứng với thuốc co mạch có thể giúp phân biệt.
4.1. Viêm mũi do virus (cảm cúm)
Trong chẩn đoán viêm mũi xoang cấp, vấn đề khó khăn nhất là phân biệt nó với
viêm mũi do virus vì diễn biến của bệnh và sự giống nhau về triệu chứng. Tuy
nhiên, khi thăm khám thấy có mủ trong hốc mũi có thể nghĩ tới viêm mũi xoang cấp.
Đặc biệt phải nghĩ đến viêm xoang nếu các triệu chứng viêm mũi xấu đi sau 5 ngày
hoặc kéo dài hơn 10 ngày. Triệu chứng cấp tính của một bên mặt cũng liên quan hơn
tới viêm xoang.
4.2. Đau nhức khớp thái dương hàm


Đau nhức khớp thái dương hàm rất phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với đau của viêm
xoang. Đau nhức khớp thái dương hàm thường gây ảnh hưởng đến trí nhớ, trí tuệ,
tinh thần và chất lượng cuộc sống.
4.3. Đau đầu và đau nửa đầu
Đau đầu và đau nửa đầu có thể rất dễ nhầm lẫn với đau do viêm xoang. Đau nửa
đầu có đặc điểm là đau ở một bên và kéo dài từ 4-72 giờ. Sự xuất hiện của những cơn
này thường ngắn và đáp ứng với thuốc chữa đau nửa đầu như là ergot alkaloids.
Cảm giác căng ở vùng trán như đeo đai cùng với đau đầu đặc thù sẽ giảm đi ở những
ngày sau đó.
4.4. Đau răng và đau dây thần kinh số V
Đau răng có thể là do viêm xoang và có thể nhầm với đau do viêm xoang.
Đau dây thần kinh số V thường khơng phổ biến, nhưng có thể gây ra cơn đau
nhói kịch phát theo đường đi của dây thần kinh V. Cảm giác này trái với triệu chứng
đau kéo dài liên tục của viêm xoang.
4.5. U xoang

U xoang thường không phổ biến, nhưng với tiền sử tắc mũi và chảy máu mũi một bên
cần chụp CT Scanner và nội soi mũi. X quang, u xoang được thể hiện ở một bên và
xương bị ăn mòn
5. Xét nghiệm trước điều trị
 Nội soi mũi xoang
 X quang (Blondeau, Hirtz)
 Công thức máu, CRP
 CTscan (nếu nghi ngờ có biến chứng)
6. Điều trị
6.1 Mục tiêu điều trị
Giải quyết nhiễm trùng, giải quyết tắc nghẽn
6.2. Nguyên tắc điều trị
Đối với viêm mũi xoang cấp tính chủ yếu là điều trị nội khoa. Phẫu thuật chỉ đặt ra
trong những trường hợp cần thiết.
6.3. Điều trị Nội khoa
Điều trị
Thuốc
Kháng sinh (dùng 1 trong các loại sau)
Amoxicillin (Clamoxyl) 0,5g 2v x 2
Thường dùng 15 ngày
lần/ngày
Amox + a. Clavu (augmentin, autipha,
curam,..) 625mg : 1v x 2- 3 lần/ ngày hoặc
1g : 1v x 2 lần/ ngày
Cefadroxil 0,5g : 2v x 2 lần/ ngày
Cefuroxim 0,5g : 1v x 2 lần/ ngày


Kháng viêm


Kháng histamine

Giảm đau
Lỗng nhầy
Các liệu pháp phối hợp

Khi có nhiễm kỵ khí :
Metronidazol (uống hoặc tiêm) : 0,25g 2v
x 2 uống/ ngày hoặc 500mg/100ml x 2
lần/ ngày
Sử dụng corticoid tồn thân có hiệu
quả chống viêm cao tuy nhiên chỉ sử
dụng giới hạn và cần được kiểm sốt
cẩn thận.
Có thể dùng kháng viêm dạng men như
alphachymotrypsin 2v x 2 uống/ ngày
Đối với bệnh nhân dễ bị dị ứng, kiểm
soát dị ứng là cần thiết để ngăn chặn sự
phát triển của viêm mũi, chính vì vậy có
thể ngăn chặn q trình phát triển
thành viêm xoang.
Ripratin 10mg 1v uống
Chlorpheniramin 4mg 1v x 2 lần/ ngày
Fexofenadine 60mg 1v x 2 uống/ ngày
Paracetamol 0,5g 1v x 2 uống/ ngày x 3
ngày
Acemux 1v x 2 uống/ ngày
Rửa mũi: NaCl 0,9% hay ưu trương
Nhổ răng trong trường hợp viêm xoang
hàm do răng


7. Theo dõi điều trị
Theo dõi tối đa sau 4-6 tuần điều trị bằng thuốc kháng sinh phù hợp, corticoid
tại chỗ và liệu pháp corticoid tồn thân khơng kết quả nên cân nhắc phẫu thuật. Điều
trị phẫu thuật có thể cần thiết nếu có những bằng chứng về tổn thương niêm mạc hoặc
tắc phức hợp lỗ ngách (khi được xác định bằng CT Scanner hoặc khám nội soi) vẫn
dai dẳng mặc dù đã điều trị liên tục. Bệnh nhân chắc chắn có các bất thường về giải
phẫu mũi xoang có thể cũng phải phẫu thuật.
Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Nhà xuất bản y học,
2016 tr108 – 114
2. Phác đồ điều trị Ngoại trú bệnh Tai mũi họng, bệnh viện Tai mũi họng Thành phố
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học.


3. “Viêm xoang”, Phác đồ điều trị tai mũi họng bệnh viện nhân dân 115.
4. “Viêm mũi xoang cấp tính”, Phác đồ điều trị bệnh viện Gia Định, tr374 – 376.
5. “Viêm mũi xoang cấp tính”, Phác đồ điều trị tai mũi họng, Bệnh viện TMH Cần
Thơ, tr63 – 67.



×