Tăng trưởng tín dụng âm: bất thường trong bình
thường
Nhìn chung, trong bất kỳ nền kinh tế nào, phải có đầu tư thì mới có tăng trưởng.
Vì thế, tín dụng tăng trưởng âm ở Việt Nam trong những tháng gần đây bị xem là
một dấu hiệu bất thường, nhất là khi so sánh với mức tăng trưởng lên đến 30 –
50% trong những năm trước. Tuy nhiên, nếu xét trong bối cảnh nền kinh tế mà
Chính phủ đang thực hiện các chính sách để tái cấu trúc thì lại có thể xem đó là
chuyện bình thường trong một giai đoạn nhất định.
Thực ra, như chúng ta đã biết, Chính phủ đang hướng tới chuyển đổi chiến lược từ
phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ số lượng sang chất
lượng và quá trình chuyển đổi không thể xảy ra trong một đêm mà cần một khoảng
thời gian nhất định. Với bất kỳ nền kinh tế nào, quá trình chuyển từ định hướng
đúng, xây dựng chính sách đúng và thực thi chính sách thành kết quả đều cần có
độ trễ. Đặc biệt, quá trình đó phải có giai đoạn giao thời, là giai đoạn để điều
chỉnh. Giai đoạn này có thể nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào chất lượng chính
sách, chất lượng thực thi chính sách của Nhà nước và nhất là năng lực của các
thành phần DN trong việc tự đổi mới để thích nghi với yêu cầu phát triển thực
chất, theo chiều sâu.
Tuy nhiên, DN đang “kêu” rất nhiều?
Không nên nói DN chung chung như vậy mà cần nói cụ thể là những đối tượng
DN nào? Vì kể cả trong điều kiện kinh doanh bình thường thì vẫn luôn có các DN
“kêu” vấn đề này khác, huống chi là khi Chính phủ đang chuyển hướng chính sách
mạnh mẽ, cộng với tình hình chung của nền kinh tế thế giới và trong nước đang
rơi vào giai đoạn khó khăn như hiện nay.
Trong môi trường chính sách chú trọng phát triển về chiều rộng và tốc độ cao như
trước đây, khi mà các DN kinh doanh ngắn hạn, đánh quả, dịch vụ trung gian mua
bán dự án, khai thác chế biến thô tài nguyên… phát triển mạnh và có nhiều lợi
thế, làm ăn phát đạt, thì những DN có ý tưởng đầu tư phát triển sản xuất dài hạn,
kinh doanh bài bản lại “kêu” gặp nhiều khó khăn. Cũng vì vậy mà nền kinh tế phát
triển không ổn định, thiếu tính bền vững với tình trạng lạm phát tăng cao liên tục
tái diễn, môi trường thiên nhiên bị huỷ hoại, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt…
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và hệ thống DN chậm cải thiện. Với xuất phát
điểm như vậy, việc điều chỉnh chiến lược phát triển là bắt buộc để tạo ra sự tăng
trưởng bền vững. Và với mục tiêu như vậy, việc thực thi chính sách kiểm soát,
hướng dòng tín dụng vào sản xuất, hạn chế vào phi sản xuất tất nhiên sẽ làm cho
các DN kinh doanh phi sản xuất, ngắn hạn, đánh quả, không có nền tảng… ngày
càng trở nên khó khăn, trong khi các DN đầu tư kinh doanh dài hạn, bài bản để tạo
ra các giá trị gia tăng thực sự sẽ ngày càng có điều kiện thuận lợi hơn để phát
triển. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây là một quá trình và nó mới đang ở giai
đoạn giao thời và vì vậy, rõ ràng việc tăng trưởng tín dụng âm là quá trình điều
chỉnh sàng lọc.
Có lẽ nào, chính hệ thống ngân hàng cũng đang chịu hệ lụy từ những khó
khăn của DN?
Đúng vậy, Thứ nhất, thị trường liên ngân hàng bây giờ đã đưa lãi suất xuống còn
hơn 1%/năm. Có thể thấy, tình trạng vốn, thanh khoản của các ngân hàng rất tốt,
nhưng điều này lại khiến lợi nhuận các ngân hàng bị bào mòn khi mà lãi suất huy
động rất cao. Không có ngân hàng nào không muốn cho vay, vấn đề ở đây chỉ là
cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Thứ hai, bản thân chính sách của ngân hàng
hiện cũng hướng tới việc tái cấu trúc, tức là chỉ tập trung tín dụng cho các DN có
năng lực cạnh tranh, có sản xuất và có thị trường. Thậm chí, NHNN còn đưa ra
trần lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên. Trong khi đó, lãi suất thực ra cũng
là giá của rủi ro mà giờ có giá trần, thì đương nhiên, giá trần như vậy chỉ chấp
nhận với một số loại rủi ro nhất định.
Một vấn đề nữa, nếu xét theo chuẩn của các ngân hàng bình thường và với khống
chế trần lãi suất như hiện nay, không bao giờ ngân hàng cho vay những DN mới
thành lập hoặc những DN đang có nhiều khó khăn. Nhưng, nếu chỉ chọn những
DN đã khẳng định tên tuổi thì cũng khó, bởi tất cả các NHTM đều tập trung vào
loại DN này. Như vậy, sẽ khó tạo ra những nhân tố mới giúp cho nền kinh tế phát
triển năng động, bền vững. Nhưng những nhân tố mới đòi hỏi mức độ chấp nhận
rủi ro cao hơn rất nhiều, mà rủi ro cao hơn thì lợi nhuận kỳ vọng phải lớn tương
xứng.
Vậy, hướng đi nào sẽ hỗ trợ DN một cách thực sự và có hiệu quả đối với nền
kinh tế?
Ngoài sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của các DN thì chắc chắn, ở thời điểm này,
rất cần có sự định hướng và chia sẻ từ Chính phủ. Ví dụ, đối với những DN hoạt
động trong các lĩnh vực ngành nghề đặc biệt, cần khuyến khích đầu tư, phát triển
để tạo ra sự dịch chuyển nhanh chóng về cấu trúc nền kinh tế theo mục tiêu đề ra,
Chính phủ thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng hoặc thông qua Ngân hàng Phát
triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo điều kiện cho các DN này
vay vốn đầu tư. Ngoài ra, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích họ về
thuế, về phí, về chính sách tín dụng. Nhưng, phải hiểu rằng, đầu tư vào đây là có
rủi ro.
Nếu bây giờ chỉ đặt ra một bài toán chung chung cho ngân hàng tự xử trên cơ sở
quan hệ thương mại thì lại quay về đúng quy luật bình thường của thị trường. Với
những DN mới và DN vừa và nhỏ đầu tư trong lĩnh vực đặc biệt thì có thể khống
chế trần, nhưng theo nghĩa là phần vượt trần sẽ được Chính phủ bù.