I. Hợp đồng tín dụng phái sinh:
Chứng khóan hóa tài sản, bán nợ và bảo lãnh tính dụng giúp ngân hàng hạn chế rui
ro tính dụng của danh mục cho vay, đồng thời các hoạt động này cũng hạn chế quy mô rủi
ro lãi suất mà ngân hàng phải đối măt. Ví dụ, việc loại bỏ một lượng lớn các khỏan nợ khỏi
Bảng cân đối kế tóan làm giảm rủi ro tín dụng tương ứng với số vốn này. Tương tự như
vậy, một ngân hàng vừa cho vay sẽ có thể bán ngay khỏan nợ này cho các nhà đầu tư và
theo đó các nhà đầu tư sẽ chụi tòan bộ rủi ro của khỏan cho vay.
Tuy nhiên nghiệp vụ bán nợ và chứng khóan hóa tài sản nhìn chung không linh
hoạt đặc biệt trong trường hợp ngân hàng có nhiều khỏan cho vay với những đặc điểm
khác nhau – như những khỏan cho vay kinh doanh thường không giống nhau về kế hoạch
thanh tóan cũng như về mức độ rủi dự tính. Các công cụ tín dụng phái sinh ( credit
derivatives) – các hợp đồng tài chính bảo vệ người thụ hưởng trong trường hợp khỏan nợ
không thể được thanh toán- có thể được sử dụng hiệu quả trong việc giảm rủi ro tính dụng
cũng như giảm rủi ro lãi suất ngân hàng.
A. Hợp đồng trao đổi tín dụng: (credit swap)
Một trong những hình thức điển hình nhất của các công cụ tính dụng phái sinh
là hợp đồng trao đổi tính dụng, trong đó hai tổ chức cho vay thỏa thuận trao đổi
cho nhau một phần các khỏan thanh tóan theo các hợp đồng tín dụng của mỗi bên.
Ví dụ, ngân hàng A và ngân hàng B tìm được một trung gian là công ty bảo hiểm
lớn, đồng ý lập một hợp đồng trao đổi tín dụng cho hai bên. Sau đó, ngân hàng A
sẽ tiến hành chuyển một lượng tiền , giả sử 100 triệu USD, bao gồm cả lãi và vốn
gốc mà ngân hàng thu từ những người vay vốn cho tổ chức trung gian. Tương tự,
ngân hàng B cũng chuyển 100 triệu USD giá trị các khỏan thanh tóan nợ cho tổ
chức trung gian. Tổ chức trung gian cuối cùng sẽ chuyển những khỏan tiền này cho
các bên ký hợp đồng.
Thông thường các tổ chức trung gian đều được hưởng một khỏan
phí( khỏang 15 điểm cơ sở) cho dịch vụ trung gian mà họ thực hiện. Tổ chức trung
gian cũng có thể thực hiện bảo đảm cho các bên về việc hợp đồng sẽ được hòan tất
để nhận được những khỏan phí bổ sung.
Vậy các bên tham gia hợp đồng trao đổi tín dụng nhận được lợi ích gì? Rõ
ràng các ngân hàng có thể nâng cao tính đa dạng hóa của danh mục cho vay, đặc
biệt nếu các ngân hàng hoạt động trong những thị trường khác nhau. Bởi vì mỗi
ngân hàng hoạt động trong một thị trường khác nhau với cơ sở khách hàng khác
nhau nên hợp đồng trao đổi tín dụng cho phép các ngân hàng có thể nhận một
khỏan thanh tóan từ một hệ thống thị trường rộng hơn và do vậy làm giảm sự phụ
thuộc của ngân hàng vào một thị trường truyền thống duy nhất.
Một dạng khác của hợp đồng trao đổi tín dụng hiện được sử dụng phổ biến
là Hợp đồng trao đổi tòan bộ thu nhập –Total return swap. Hợp đồng này có thể
bao gồm cả những tổ chức tài chính đứng ra bảo đảm cho các bên tham gia một tỷ
lệ thu nhập cụ thể trên các khỏan tín dụng của họ. Ví dụ, tổ chức trung gian sẽ đảm
bảo cho ngân hàng A có một tỷ lệ thu nhập trên khỏan vay kinh doanh cao hơn mức
lãi suất trái phiếu dài hạn của chính phủ là 3%. Như vậy, ngân hàng A đã đổi
những khỏan thu nhập rủi ro từ khỏan tín dụng lấy những khỏan thu nhập ổn định
hơn.
Hợp đồng trao đổi tổng thu nhập có thể được xây dựng trên cơ sở một
khỏan cho vay thương mại mà ngân hàng A mới thực hiện. Ngân hàng A sau đó
đồng ý thanh tóan cho ngân hàng B tòan bộ các khỏan thu từ món vay này, bao
gồm cả vốn và lãi và cả những khỏan tăng ( giảm) giá trị thị trowngf của khỏan cho
vay. Về phần mình, ngân hàng B sẽ cam kết thanh tóan cho ngân hàng A lãi suất
LIBOR cộng với một lãi suất bổ sung và thanh tóan cho ngân hàng B mức giảm giá
thị trường của khỏan cho vay. Về bản chất, ngân hàng B đã chấp nhận tòan bộ rủi
ro tín dụng và cả rủi ro lãi suất ( nếu khỏan cho vay có lãi suất thả nổi hay giá trị
của khỏan cho vay nhạy cảm với những biến động trong lãi suất hị trường ) gắn với
khỏan cho vay của ngân hàng A. Điều này như thể ngân hàng B là người cho vay.
Hợp đồng này có thể bị chấm dứt sớm nếu như người vay vốn mất khả năng thanh
tóan.
B. Hợp đồng quyền tín dụng ( credit options).
Một công cụ tín dụng phái sinh phổ biến hiện nay được sử dụng là Hợp
đồng quyền tín dụng. Hợp đồng quyền tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng
trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn
cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Ví dụ, nếu một ngân hàng
lo lắng về chất lượng tín dụngcủa một khỏan cho vay 100 triệu USD mới thực hiện,
ngân hàng sẽ có thể ký hợp đồng quyền tín dụng với một tổ chức kinh doanh quyền
( option dealer). Hợp đồng này sẽ đảm bảo thanh tóan tòan bộ khỏan cho vay nếu
như khỏan cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể được thanh tóan. Nếu như
khách hàng vay vốn trả nợ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu đwocj những thanh tóan
như dự tính và hợp đồng quyền sẽ không được sử dụng. Như vây, ngân hàng sẽ mất
tòan bộ phí trả trên hợp đồng quyền. ngân hàng cũng thực hiện các hợp đồng quyền
tương tự để bảo vệ danh mục đầu tư trong trường hợp những tổ chức phát hành
không thể hòan thành trách nhiệm thanh tóan hoặc trong trường hợp giá trị thị
trường của các chứng khóan giảm sút đáng kể cho chất lượng tín dụng của tổ chức
phát hành thay đổi.
Hợp đồng quyền tín dụng cũng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng
trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm. ví dụ,
một ngân hàng lo ngại rằng mức xếp hạng tín dụng của nó sẽ có thể giảm trước khi
ngân hàng phát hành các trái phiếu dài hạn để huy động thêm vốn. và do vậy ngân
hàng có thể bị buộc phải trả một mức lãi suất huy động vốn cao hơn. Một giải pháp
trong hòan cảnh này là ngân hàng mua hợp đồng quyền bán với mức chênh lệch lãi
suất cơ bản cam kết trong hợp đồng được xác định là mức phổ biến trên thị trường
hiện tại áp dụng đối với mức rủi ro tín dụng hiện tại của ngân hàng. Giống như các
loại hợp đồng quyền khác, hợp đồng quyền rủi ro tín dụng cũng mang mức chênh
lệch lãi suất cơ bản. Hợp đồng quyền sẽ thanh tóan tòan bộ phần chênh lệch lãi suất
cơ bản thực tế( so với một chứng khóan không có rủi ro) vượt lên phần chênh lệch
lãi suất cơ bản thỏa thuận. Ví dụ, giả sử một ngân hàng dự tính chi phí vay vốn của
nó sẽ cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ 5 năm là 1%. Do sự sụt giảm trong chất
lượng tín dụng hay do tình trạng đình trệ của nền kinh tế, mức chênh lệch lãi suất
cơ bản mà ngân hàng sẽ phải thanh tóan gần với mức chênh lệch 1% so với lãi suất
của chứng khóan chính phủ. Ngược lại, nếu chênh lệch lãi suất cơ bản giảm( có thể
do chất lượng tín dụng của ngân hàng tăng hay do sự phát triển của nền kinh tế),
hợp đồng này sẽ không còn có hiệu lực và ngân hàng sẽ mất tòan bộ phần phí mua
quyền.
C. Hợp đồng trao đổi các khỏan tín dụng rui ro:
Một loại công cụ tín dụng phái sinh thông dụng khác là hợp đồng trao đổi
các khỏan tín dụng rủi ro. Những ngân hàng múôn ngăn chặn tổn thất do giá trị tài
sản giảm thường sử dụng hợp đồng này. Thông qua nhưng người môi giới, ngân
hàng sẽ mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận của danh mục cho vay
hay danh mục đầu tư. Ví dụ, ngân hàng vừa thực hiện motọ khỏan cho vay với tổng
giá trị 100 triệu USD phục vụ cho việc hàng vừa thực hiện một số khỏan cho vay
với tổng giá trị 100 triệu USD phục vụ cho việc xây dựng motọ số dự án đầu tư. Do
lo ngại những khỏan vay bất động sản này sẽ có vấn đề trong điều kiện nền kinh tế
địa phương đang gặp khó khăn, ngân hàng quyết định mua một hợp đồng quyền
bán để đề phòng trường hợp các tổ chức vay vốn không trả nợ. Và do đó, với mỗi
khỏan cho vay không thể thu hồi, ngân hàng sẽ nhận được phần chênh lệch của 1
triệu USD trừ đi trị giá thanh lý của tài sản dùng làm vật thế chấp cho khỏan vay.
Ngân hàng cũng có thể tìm một tổ chức đảm bảo cho các khỏan cho vay
trong trường hợp không thể thu hồi vốn. ví dụ, ngân hàng A quyết định lập hơp
đồng trao đổi tín dụng với ngân hàng B đối với khỏan cho vay xây dựng 5 năm trị
giá 100 triệu USD. Theo hợp đồng này, ngân hàng A sẽ phải trả cho ngân hàng B
motọ khỏan phí nhất định ( ví dụ là 0.5% giá trị khỏan cho vay, 500.000 USD). Về
phần mình, ngân hàng B sẽ cam kết thanh tóan cho ngân hàng A một số tiền nhất
định hay một tỷ lệ nhất định của khỏan vay nếu như ngân hàng A không thể thu hồi
được nợ.
D. Trái phiếu ràng buộc ( Credit- linded Notes- CLN)
Trái phiếu ràng buộc là công cụ tín dụng phái sinh mới xuất hiện, kết hợp
đặc tính của các khỏan nợ thông thường và hợp đồng quyền tín dụng. Trái phiếu
này giúp cho tổ chức vay vốn có thể linh hoạt hơn trong quá trình thanh tóan. Trái
phiếu ràng buộc tạo cho tổ chức phát thành một đặc quyền trong việc giảm mức
thanh tóan nếu như có những thay đổi lớn trong một số yếu tố. Ví dụ, một ngân
hàng phát hành trái phiếu để huy động vốn tài trợ một nhóm các khỏan cho vay với
lãi suất coupon hàng năm là 10% (100 USD mỗi năm đối với 1000 USD mệnh giá).
Tuy nhiên trái phiếu ràng buộc có một điều khỏan quy định rằng nếu tỷ lệ tổn thất
tín dụng trên các khỏan nợ là quá lớn ( ví dụ 7% trên tổng số dư nợ) thị ngân hàng
sẽ chỉ thanh tóan cho các nhà đầu tư một tỷ lệ lãi coupon là 7%( 70 USB cho mỗi
1000USD mệnh giá )). Như vậy có thể thấy ngân hàng đã phần nào có được sự bảo
đảm từ phía người đầu tư với các khỏan tín dụng của mình.
E. Rủi ro liên quan đến các công cụ phái sinh
Công cụ tín dụng phái sinh không phải là không có rủi ro, dù rằng chúng rất hữu
ích trong việc bảo vệ các khỏan đầu tư, cho vay hay hạn chế rủi ro vay vốn của
ngân hàng. Những đối tác của các hợp đồng tín dụng phái sinh sẽ có thể không thực
hiện được hợp đồng vào lúc này, ngân hàng phải tìm một đối tác khác. Tòa án có
thể ra phán quyết rằng các thỏa thuận về rủi ro tín dụng khôgn được pháp luật bảo
vệ hòan tòan và như vậy, ngân hàng đã mất đi một phần sự bảo vệ rủi ro. Cúôi
cùng, quy mô của các thỏa thuận này còn quá nhỏ so với những công cụ bảo vệ
khác như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền tiền tệ và lãi suất, hợp đồgn trao đổi
tiền tệ và lãi suất. điều này có nghĩa là thị trường trao đổi đối với các hợp đồng loại
này còn rất nhỏ và có nhiều biến động. Thực tế, cho tới thời điểm này, thị trường
của các công cụ phái sinh nêu trên còn nhỏ và cũng chưa tạo ra sự hấp dẫn đối với
ngân hàng.
Hiện nay ở MỸ vẫn còn nhiều vấn đề về mặt pháp lý liên quan tới ngân
hàng sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh. Nói chung hoạt động này vẫn chưa
được quy định cụ thể. Qui định cho loại hình hoạt động này đang được các cơ quan
quản lý tài chính nghiên cứu và hiện cũng không một ai chắc chắn về xu hướng
quản lý đối với các công cụ này.