Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Bài tiểu luận hộ kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.93 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



Bài tiểu luận:

HỘ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn:
LS. TS. Trần Anh Tuấn
Nhóm thực hiện – MBA12C:
Nguyễn Hoàng Kiều
Dương Thị Xuân Tiên
Đỗ Thị Lệ Khánh
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


Hộ kinh doanh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
PHẦN 1. CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ....................................... 4
I. Khái niệm ...................................................................................................... 4
II. Phạm vị về hàng hóa dịch, vụ kinh doanh ................................................ 5
III. Địa điểm kinh doanh ................................................................................. 6
IV. Quyền và nghĩa vụ ..................................................................................... 7
1. Quyền ......................................................................................................... 7
2. Nghĩa vụ .................................................................................................... 7


PHẦN 2. HỘ KINH DOANH ............................................................................ 10
I. Khái niệm, đặc điểm hộ kinh doanh ......................................................... 10
1. Khái niệm ................................................................................................ 10
2. Đặc điểm .................................................................................................. 11
II. Đặng ký kinh doanh thành lập hộ kinh doanh ...................................... 12
1. Điều kiện đăng ký kinh doanh ................................................................. 12
2. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh ...................................................... 16
3. Thời điểm kinh doanh .............................................................................. 17
4. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ................................................... 17
III. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hộ kinh doanh ............................... 17
IV. Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh .................................................. 18
1. Quyền ....................................................................................................... 18
2. Nghĩa vụ .................................................................................................. 18
V. Chuyển địa điểm kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt kinh
doanh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .................................... 18
1. Chuyển địa điểm kinh doanh ................................................................... 18
2. Tạm ngừng kinh doanh ............................................................................ 19
3. Chấm dứt hoạt động kinh doanh.............................................................. 19
4. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ........................................ 20
VI. Những hạn chế và bất cập trong quy định pháp luật về hộ kinh doanh

Nhóm 9_MBA12C

2


Hộ kinh doanh

.......................................................................................................................... 20
PHẦN 3. KẾT LUẬN ......................................................................................... 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 22
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 23

Nhóm 9_MBA12C

3


Hộ kinh doanh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân bao gồm thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá
thể và tiểu chủ được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển và thực tế cho
thấy, kinh tế tư nhân đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế
xã hội tiến nhanh.
Cùng với cả nước, kinh tế tư nhân trong thời gian qua đã có những bước
tiến rõ rệt. Trong sự phát triển đó phải kể đến lực lượng đơng đảo nhất chính là
khu vực hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế hiện
tại. "Không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng nguồn thu cho ngân
sách... mà hộ kinh doanh còn là mạng lưới rộng lớn nhất, phát triển về tận những
vùng xa, vùng khó khăn mà các loại hình kinh doanh khác khơng đáp ứng được.
Nhờ đó, hộ kinh doanh là kênh quan trọng để phân phối và lưu thơng hàng
hóa tới những vùng sâu vùng xa, giúp cân đối thương mại, phát triển kinh tế địa
phương và góp phần tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng nông thôn và
thành thị.
Tuy nhiên, hiện nay khu vực này vẫn đang trong tình trạng phát triển một
cách tự phát. Tỷ lệ hộ có đăng ký kinh doanh cịn rất thấp. Nếu như năm 2002 có
30,9% hộ có đăng ký kinh doanh, thì đến năm 2007 chỉ là 27,5% và chỉ có

khoảng 25% hộ kinh doanh có nộp thuế. Như vậy việc tính khơng đầy đủ số
lượng hộ kinh doanh sẽ có ảnh hưởng đến việc tính GDP hàng năm.
Chính vì vậy, để khuyến khích nhóm hộ kinh doanh phát triển, thúc đẩy
các hoạt động kinh doanh của họ diễn ra ngày càng minh bạch hơn nhằm hạn chế
tình trạng bán hàng, cung cấp dịch vụ khơng xuất hố đơn, tạo sự văn minh cho
người nộp thuế và tăng thu cho ngân sách nhà nước, cần phải có một lộ trình
chính thức cho loại hình kinh doanh này.

Nhóm 9_MBA12C

4


Hộ kinh doanh

PHẦN 1. CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI
I.

Khái niệm

Theo điều 3 của nghị định 39/2007/NĐ-CP (16/3/2007) của Chính phủ:
“ Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện
một, một số hoặc tồn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng
khơng thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về
đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật
Thương mại ”.
Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau
đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán khơng có địa

điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả
việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh
doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc khơng
có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có
hoặc khơng có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến
để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe,
trơng giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc
khơng có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải
đăng ký kinh doanh khác.

Nhóm 9_MBA12C

5


Hộ kinh doanh

II.

Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
Theo điều 5 của nghị định 39/2007/NĐ-CP (16/3/2007) của Chính phủ

quy định phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương
mại như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa,

dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng,
hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp
luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém
chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục
hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải
tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại
hàng hóa, dịch vụ này.
3. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí
và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh
thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ
các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an tồn thực phẩm đối với
việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này.
4. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo,
đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về
chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà
mình thực hiện.

Nhóm 9_MBA12C

6


Hộ kinh doanh


III.

Địa điểm kinh doanh
Theo điều 6 của nghị định 39/2007/NĐ-CP (16/3/2007) của Chính phủ quy

định phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại như
sau:
1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân thực
hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây:
a) Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh
lam thắng cảnh khác;
b) Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
c) Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản
xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga,
bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;
đ) Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng;
e) Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông,
bao gồm cả đường bộ và đường thủy;
g) Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ
hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và
quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực,
tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch
hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại;
h) Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ
quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân
thực hiện các hoạt động thương mại;
i) Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu
vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định

từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức,

Nhóm 9_MBA12C

7


Hộ kinh doanh

cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương
mại.
2. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại chiếm dụng trái phép, tự ý
xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại và
trưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công
cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông,
gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung.
3. Trường hợp tiến hành hoạt động thương mại ở các khu vực, tuyến
đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngồi việc tn thủ quy định của Nghị
định này, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy
hoạch và sự cho phép đó.
4. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của
người thi hành công vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa;
phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại để tránh làm
cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an
ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật.

IV.

Quyền và nghĩa vụ

1. Quyền:
Theo điều 5 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP (16/3/2007) của Chính phủ:
- Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa,

dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực kinh doanh, tự do giao kết
hợp đồng và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ:
Theo điều 7 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP (16/3/2007) của Chính phủ:

Nhóm 9_MBA12C

8


Hộ kinh doanh

1. Trong hoạt động thương mại, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân
thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao
gồm cả các quy định về thực hiện nếp sống văn minh), vệ sinh phịng bệnh, mơi
trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống thiên tai và giao thông vận tải.
Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại:
a) Thực hiện các hoạt động thương mại bất hợp pháp hoặc theo cách thức
gây rối trật tự ảnh hưởng xấu đến mơi trường, sức khoẻ, an tồn và phúc lợi
chung của cộng đồng;
b) Sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại
và hoạt động có liên quan đến thương mại xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng,
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin
cá nhân.

2. Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để
các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật
tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Nghiêm cấm cá nhân hoạt
động thương mại thực hiện các hành vi sau đây trong hoạt động kinh doanh lưu
động:
a) Đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời
nói hoặc cử chỉ thô tục, bất lịch sự với khách;
b) Tụ tập đơng người hoặc dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, cịi, kèn và
các phương tiện tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu
động mà chưa cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động
này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội;
c) Rao bán rong, rao làm dịch vụ lưu động gây ồn tại nơi công cộng và ảnh
hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng
hôm sau;
d) In, vẽ, viết lên tường; treo (chăng, dựng) cờ, băng rơn, pa nơ, áp phích,
biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung;

Nhóm 9_MBA12C

9


Hộ kinh doanh

đ) Sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt
động thương mại khơng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an tồn, vệ sinh, ảnh hưởng
xấu đến mỹ quan chung;
e) Đổ chất thải, phóng uế bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển,
thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói,

đựng hàng khác, giấy, rác, hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra
đường giao thông, xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm
môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng;
g) Nấu ăn, ngủ, nghỉ ở phần đường bộ dành cho người và phương tiện tham
gia giao thông; lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe bt; nơi
hoạt động văn hóa, giải trí, vui chơi công cộng làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan
chung và trật tự, an toàn xã hội;
h) Lợi dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại

Nhóm 9_MBA12C

10


Hộ kinh doanh

PHẦN 2: HỘ KINH DOANH
I.

Khái niệm, đặc điểm hộ kinh doanh
1. Khái niệm :
Trước đây, “hộ kinh doanh” được biết đến với tên “hộ kinh doanh cá thể”.

Cụ thể, tên gọi “hộ kinh doanh cá thể” được ghi nhận tại hai Nghị định của Chính
phủ về đăng ký kinh doanh là Nghị định số 02/2000/NĐ-CP (03/2/2000) và Nghị
định số 109/2004/NĐ-CP (02/4/2004).
Theo điều 17 của nghị định 02/2000/NĐ-CP (03/2/2000) của Chính phủ:
“Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh
doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, khơng có
con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động

kinh doanh”.
Theo điều 24 của nghị định 109/2004/NĐ- CP (02/4/2004) của Chính
phủ :
“Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được
đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, khơng
có con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh”.
Sau này, nhằm mục đích mở rộng chủ thể đăng ký kinh doanh, tên gọi “hộ
kinh doanh cá thể” được chính thức đổi thành “hộ kinh doanh”. Theo điều 49 của
Nghị định 43/2010/NĐ-CP (15/4/2010) của Chính phủ :
“Hộ kinh doanh do một cá nhân là cơng dân Việt Nam hoặc một nhóm
người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa
điểm, sử dụng không quá mười lao động, khơng có con dấu và chịu trách nhiệm
bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

Nhóm 9_MBA12C

11


Hộ kinh doanh

2.Đặc điểm :
a) Hộ kinh doanh có thể hình thành theo nhiều dạng :
Mặc dù mang tên là hộ kinh doanh nhưng trong thực tế hộ kinh doanh có
thể do một cá nhân kinh doanh (cơng dân Việt Nam), một nhóm người hoặc cả hộ
gia đình đầu tư vốn để kinh doanh. Như vậy, hộ kinh doanh có thể gồm một cá
nhân, một nhóm người hoặc tất cả thành viên trong hộ gia đình. Khi tiến hành
kinh doanh, các quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh sẽ thực hiện thơng qua
hành vi của chính cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc của người đại diện trong

trường hợp chủ hộ kinh doanh là một nhóm người hoặc cả hộ gia đình.
b) Hộ kinh doanh là mơ hình kinh doanh với qui mô nhỏ :
Qui mô nhỏ của hộ thể hiện qua việc hộ kinh doanh không được mở chi
nhánh, văn phòng đại diện mà chỉ kinh doanh tại địa điểm đăng ký; hộ kinh
doanh được quyền thuê lao động để làm việc nhưng không được quá 10 người và
trong hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh không được cấp dấu (mộc) để thể
hiện trong các giao dịch nhưng có thể làm con dấu của riêng mình, tuy nhiên
khơng có giá trị pháp lý.
Đặc điểm này khơng xuất phát từ bản chất bên trong của hình thức kinh
doanh này mà xuất phát từ các quy định của pháp luật Việt Nam căn cứ vào số
lượng lao động sử dụng trong hộ kinh doanh.
c) Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh :
Khi kinh doanh, hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tài sản bằng số
vốn đăng ký kinh doanh và toàn bộ tài sản riêng của chủ hộ. Trường hợp chủ hộ
kinh doanh gồm một nhóm người hoặc cả hộ thì mỗi thành viên đều phải chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của hộ kinh
doanh. Mức đóng góp thêm để trả nợ của mỗi thành viên tuỳ thuộc vào sự thỏa
thuận của họ nhưng các thành viên phải có trách nhiệm thanh tốn hết nợ của hộ
kinh doanh. Nếu có thành viên khơng đủ khả năng góp thêm để trả nợ như đã
thỏa thuận thì các thành viên cịn lại có nghĩa vụ lấy tài sản của mình để thanh
tốn khoản nợ của các thành viên khác.

Nhóm 9_MBA12C

12


Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, tách biệt với chủ

nhân của nó. Nên về nguyên tắc chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách
nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của hộ kinh doanh, có nghĩa là chủ nhân của
hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình kể cả tài
sản khơng đưa vào kinh doanh .

Đăng ký kinh doanh thành lập hộ kinh doanh

II.

1. Điều kiện đăng ký kinh doanh
a) Điều kiện về chủ thể có quyền đăng ký kinh doanh
Các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân đều có quyền
đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh. Mỗi cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân
chỉ được đăng ký kinh doanh một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. (Điều
50 - NĐ 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký kinh doanh)
Hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người
bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu
nhập thấp khơng phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có
điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức
thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. (Điều 49 - NĐ 43/2010/NĐ-CP
ngày 15/04/2010 về đăng ký kinh doanh)
Đối với các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật về đăng ký kinh doanh. (Điều 2 – NĐ 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 về
hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh
doanh)
b) Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh:
Các chủ hộ kinh doanh chỉ được đăng ký cho hộ kinh doanh với những
ngành, nghề kinh doanh không bị pháp luật cấm.


Nhóm 9_MBA12C

13


Hộ kinh doanh

Danh mục các ngành, nghề cấm kinh doanh: (Điều 7 - NĐ 102/2010/NĐCP ngày 01/10/2010 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh
nghiệp)
 Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện
chun dùng qn sự, cơng an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân
hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ
phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế
tạo chúng;
 Kinh doanh chất ma túy các loại;
 Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Cơng ước quốc tế); (Phụ lục số 01 Ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005
của Chính phủ)
 Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan
hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
 Kinh doanh các loại pháo;
 Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trị chơi có hại
tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã
hội;
 Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các
bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh
mục cấm khai thác, sử dụng;
 Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;
 Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức;

 Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân;
 Kinh doanh dịch vụ mơi giới kết hơn có yếu tố nước ngồi;
 Kinh doanh dịch vụ mơi giới nhận cha, mẹ, con ni, ni con ni có
yếu tố nước ngồi;

Nhóm 9_MBA12C

14


Hộ kinh doanh

 Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
 Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử
dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;
 Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp
lệnh và nghị định chuyên ngành.
c) Điều kiện về tên gọi hộ kinh doanh:
Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố
sau đây: loại hình “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu,
và phát âm được.
Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn
hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh
doanh.
Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh
doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn được quy định cụ thể trong điều 15 của
Nghị định 43/2010/NĐ-CP (15/4/2010) của Chính phủ:

- Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc
bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh
nghiệp khác:
 Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống
như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
 Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh
nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; ký hiệu "-" ; chữ "và";
 Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của
doanh nghiệp khác đã đăng ký;
 Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với
tên bằng tiếng nước ngồi của doanh nghiệp khác đã đăng ký;

Nhóm 9_MBA12C

15


Hộ kinh doanh

 Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một
số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,...) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ
trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp
đã đăng ký;
 Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc “mới" ngay sau tên của doanh
nghiệp đã đăng ký;
 Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền Nam", "miền Trung", "miền Tây",

"miền Đơng" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu
đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
 Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng
ký.
d) Các điều kiện khác:
Riêng đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì các chủ hộ
kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện này.
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà pháp luật
(Luật, pháp lệnh, nghị định) quy định các điều kiện hay yêu cầu mà Doanh
nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó.
Ví dụ: những ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có vốn pháp định hay
là những ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề như là kinh doanh dịch vụ
khám, chữa bệnh hay kinh doanh thực phẩm, dịch vụ thú y, dịch vụ xông hơi khử
trùng,….
Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức: Giấy phép kinh
doanh; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng
nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Xác nhận vốn pháp định; Chấp thuận
khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp
phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà

Nhóm 9_MBA12C

16


Hộ kinh doanh

không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. (Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi
hành một số điều của Luật doanh nghiệp)


2. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh:
Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ
đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm
kinh doanh sau khi đã hoàn thành đầy đủ tất cả hồ sơ đăng ký kinh doanh theo
yêu cầu. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm các tài liệu sau:
 Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6
ban hành kèm theo Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010 hướng dẫn thực
hiện NĐ 43). Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh
doanh hộ kinh doanh gồm: tên hộ kinh doanh, địa chỉ đăng ký kinh doanh,
nghành nghề kinh doanh, số vốn kinh doanh, họ, tên, số và ngày cấp giấy CMND,
địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình,...
 Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân hoặc người đại diện
hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối
với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
 Riêng đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có
bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình kèm
theo.
 Riêng đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản
sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
kèm theo.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao
Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh
doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hội đủ các
điều kiện theo yêu cầu.

Nhóm 9_MBA12C

17



Hộ kinh doanh

 Trường hợp hồ sơ không hợp lệ trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa
đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
 Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận
được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người
đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
3. Thời điểm kinh doanh:
Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề
kinh doanh phải có điều kiện. Trong trường hợp này, hộ kinh doanh chỉ được bắt
đầu kinh doanh khi hội đủ các điều kiện quy định cho ngành, nghề đó.
4. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký, chủ hộ kinh doanh hoặc
người đại diện hộ kinh doanh gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh
doanh (theo mẫu quy định tại Phụ lục III-14 ban hành kèm theo Thông tư
14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010 hướng dẫn thực hiện NĐ 43) tới cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy
biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới cho hộ kinh
doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

III.

Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hộ kinh doanh:

Việc tổ chức cơ cấu quảnlý điều hành của hộ kinh doanh tùy thuộc vào

quyết định cả chủ hộ kinh doanh. Tuy nhiên, thông thường trên thực tế, việc tổ

Nhóm 9_MBA12C

18


Hộ kinh doanh

chức quản lý điều hành của mơ hình này tương đối đơn giản, chủ yếu do những
người trong hộ đảm nhận.
Ví dụ: Chủ hộ kinh doanh quán ăn sẽ chịu trách nhiệm thu tiền và trực tiếp
quản lý các nhân viên. Các nhân viên trong quán được thuê để thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể như ghi thực đơn, nấu bếp, rửa chén,…

IV.

Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh:
1. Quyền của hộ kinh doanh:
Quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng và điều

kiện của mình.
Quyền được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Ví dụ: Chủ hộ kinh doanh quán cà phê có thể u cầu sự giúp đỡ của cơng
an trong trường hợp quán nước của cô này bị các đối tượng đến gây rối, gây mất
trật tự an ninh.
Quyền được sử dụng phần thu nhập hợp pháp từ hoạt động kinh doanh.
2. Nghĩa vụ của hộ kinh doanh:

Kinh doanh đúng nội dung trong đăng ký kinh doanh.
Ghi chép sổ sách, kế tốn và sử dụng hóa đơn, chứng từ theo qui định của
Nhà nước.
Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.

V.

Chuyển địa điểm kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt

kinh doanh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
1. Chuyển địa điểm kinh doanh:
Trường hợp chuyển sang cấp huyện khác, hộ kinh doanh phải nộp lại Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã
cấp và tiến hành đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
nơi đặt địa điểm kinh doanh mới.

Nhóm 9_MBA12C

19


Hộ kinh doanh

Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh trong phạm vi cấp huyện, hộ
kinh doanh làm thủ tục thông báo để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh mới.

2. Tạm ngừng kinh doanh:
Theo điều 55 và 57 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010, trường
hợp tạm ngừng kinh doanh từ ba mươi (30) ngày trở lên, hộ kinh doanh phải

thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi hộ kinh doanh đã
đăng ký và cơ quan thuế ít nhất mười lăm ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Nội dung thông báo gồm:
 Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh.
 Ngành, nghề kinh doanh.
 Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn
tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá
một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu hộ kinh doanh vẫn tiếp tục tạm
ngừng kinh doanh thì phải thơng báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng
thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
 Lý do tạm ngừng kinh doanh.
 Họ, tên, chữ ký của đại diện hộ kinh doanh.
3. Chấm dứt hoạt động kinh doanh:
Khi muốn chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản
gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khỏan nợ, gồm cả nợ
thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện. (điều 55 Nghị định 43/2010/NĐ-CP
ngày 15/04/2010)
Trong quá trình kinh doanh, nếu hộ kinh doanh phát sinh cơng nợ cần phải
giải quyết thì áp dụng theo luật dân sư (khơng áp dụng Luật phá sản).

Nhóm 9_MBA12C

20


Hộ kinh doanh

4. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

Theo điều 61 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010, hộ kinh doanh
bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau:
 Không tiến hành họat động kinh doanh trong thời hạn sáu tháng, kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
 Ngừng họat động kinh doanh quá sáu tháng liên tục mà không thông báo
với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký;
 Chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác;
 Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
 Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh
doanh thành lập.

VI.

Những hạn chế và bất cập trong quy định pháp luật về hộ kinh

doanh
Trong trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ, số lượng thành
viên thuộc hộ gia đình có thể biến động (do chồng/vợ hoặc con của thành viên
trong hộ gia đình nhập hộ khẩu; do thành viên trong hộ gia đình tách hộ khẩu
hoặc chết,…) gây khó khăn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ và trách
nhiệm của các thành viên của hộ kinh doanh.
Trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ, số lượng
người trong nhóm và chế độ trách nhiệm, chế độ quản trị chưa được quy định cụ
thể cũng gây nhiều khó khăn cho việc giải quyết phát sinh trong quản trị hộ gia
đình.(chẳng hạn, khi muốn chấm dứt kinh doanh, sẽ sử dụng nguyên tắc nhất trí
hay theo đa số hay theo nguyện vọng của người đại diện).
Việc quy định sử dụng không quá thường xuyên mười lao động cũng gây
nhiều bất cập đối với những hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng thêm lao động
vào những mùa lễ tết như các cơ sở may mặc hay cơ sở chế biến thực
phẩm,…hay việc sử dụng mười lao động đối với một tiệm cơm cũng gây nhiều


Nhóm 9_MBA12C

21


Hộ kinh doanh

hạn chế.
Hộ kinh doanh không được cấp con dấu dẫn đến uy tín pháp luật của hộ
kinh doanh khơng có, đồng thời hộ cũng khó giao dịch trong hoạt động kinh
doanh của mình.

Nhóm 9_MBA12C

22


Hộ kinh doanh

PHẦN 3. KẾT LUẬN
Hộ kinh doanh là hình thức đơn giản nhất trong đăng ký kinh doanh, song
có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào phát triển kinh tế, tuy nhiên chưa
được chú ý hỗ trợ. Mặc dù các luật của Việt Nam trong thời gian qua đã đề cao
vai trị và khuyến khích phát triển của kinh tế tư nhân, song những ưu đãi cũng
như định hướng, hỗ trợ phát triển vẫn chỉ mới dành cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ, chứ chưa hướng vào hộ kinh doanh.
Chính những hạn chế và bất cập trong quy định pháp luật về hộ kinh
doanh cũng nhằm khuyến khích loại hình này chuyển đổi sang hình thức doanh
nghiệp, mở rộng hoạt động kinh doanh của họ và để hưởng những điều kiện

thuận lợi và có cơ hội hơn.
Với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng minh
bạch hơn, điều tiết các đơn vị kinh doanh đó bởi một hệ thống biện pháp hành
chính, pháp lý toàn diện và ổn định,nâng cao khả năng dự đốn về mơi trường
kinh doanh, giúp các nhà đầu tư, các nhà quản lý doanh nghiệp, người lao động
cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra những quyết định phù hợp thì
việc chuyển đổi từ hình thức hộ kinh doanh thành doanh nghiệp đang trở
thành một tất yếu trong bối cảnh nước ta hiện nay.

Nhóm 9_MBA12C

23


Hộ kinh doanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].

Luật Kinh doanh
Tác giả: Luật sư – Tiến sĩ Trần Anh Tuấn
Luật sư – Thạc sĩ Lê Minh Nhựt

[2].

Nghị định số 39/2007/NĐ-CP (16/3/2007) của Chính phủ.

[3].


Nghị định số 43/2010/NĐ-CP (15/4/2010) của Chính phủ.

[4].

Nghị định số 102/2010/NĐ-CP (01/10/2010) của Chính phủ.

[5].

/>
[6].

/>
kinh-doanh-phat-trien-san-xuat/45/6662281.epi

Nhóm 9_MBA12C

24


Hộ kinh doanh

PHỤ LỤC

Mẫu đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------…., ngày … tháng … năm………
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Kính gửi: (Tên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện)
Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): …....................…………….. Giới tính: ........

Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: ..........................
Chứng minh nhân dân số: ........................................................................................
Ngày cấp: …../….../…….. Nơi cấp: ........................................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu khơng có CMND): .....................................
Số giấy chứng thực cá nhân: ...................................................................................
Ngày cấp: …../….../…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: ........................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thơn: ............................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: ................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ............................................................
Tỉnh/Thành phố: ......................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thơn: ............................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: ................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ............................................................
Tỉnh/Thành phố: ......................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: .................................................
Email: ………………………………………. Website: .........................................
Đăng ký hộ kinh doanh với các nội dung sau:
1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………..

Nhóm 9_MBA12C

25


×