Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận:“Trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid 19 bùng phát, nêu thực trạng tăng trưởng kinh tế 2 năm gần đây của Việt Nam và một số giải pháp vận dụng các mô hình tăng trưởng kinh tế giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.21 KB, 17 trang )

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN :
“Trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid 19 bùng phát, nêu thực
trạng tăng trưởng kinh tế 2 năm gần đây của Việt Nam và
một số giải pháp vận dụng các mơ hình tăng trưởng kinh tế
giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững.”


BÀI LÀM
1. LÝ THUYẾT
1.1 ĐỊNH NGHĨA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mơ sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
(PCI) trong một thời gian nhất định.
- Sự gia tăng thể hiện ở
+ Quy mô tăng: sự tăng nhiều hay ít và được tính bằng:
DY(t+1)= Y(t+1) - Yt
+ Tốc độ tăng trưởng: so sánh tương đối, nhanh hay chậm dựa vào các thời kỳ và được
tính bằng:
G(t+1) = DY(t+1)/ Yt (%)
1.2 VAI TRÒ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
* Tăng trưởng kinh tế có vai trị vơ cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia.
- Tăng trưởng kinh tế chính là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói
nghèo và lạc hậu. Sau đó là để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người
như tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật, đảm bảo sức khỏe cho con người
cũng như là phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao,... gọi chung là nâng cao hơn chất
lượng cuộc sống. Tất nhiên thành quả của tăng trưởng kinh tế phải sử dụng cơng bằng,
hợp lý mới có những tác dụng mong đợi.

1 /17



- Tăng trưởng kinh tế cũng là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp
và nâng cao mức sống của nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được giải quyết có kết
quả khi có mức tăng dân số hợp lý.
- Tăng trưởng kinh tế còn là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phịng của mỗi quốc
gia.
* Tăng trưởng kinh tế có vai trị quan trọng, song khơng phải sự tăng trưởng nào
cũng mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội như mong muốn.
Sự tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn nền kinh tế đến “trạng thái quá nóng”, lạm
phát sẽ xảy ra, làm cho kinh tế xã hội thiếu bền vững. Còn sự tăng trưởng kinh tế quá
thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội à Vì vậy, cần tăng
trưởng kinh tế hợp lý, tức là sự tăng trưởng phù hợp với khả năng của đất nước ở mỗi
thời kỳ nhất định.
Xác định mức tăng trưởng hợp lý sẽ đảm bảo cho nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng bền
vững. Đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian
tương đối dài gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xã hội.
2. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2 NĂM GẦN ĐÂY CỦA VIỆT NAM
- Qua 35 năm đổi mới (1986 - 2020), nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to
lớn. Tăng trưởng kinh tế ln ở mức dương, có nhiều năm tăng trưởng đạt mức cao trên
dưới 8%; tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống 11,3% năm 2009 và chưa đến
4% vào năm 2019; thu nhập người dân được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân nâng
cao. Tuy nhiên, trong hơn 3 thập niên đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nhiều lần chịu tác
động bởi các cú sốc bên ngồi như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc
2 /17


khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và cú sốc dịch tễ vào năm 2020. Khác với 2 cú
sốc trước là về tài chính - tiền tệ, cú sốc COVID-19 lần này chưa từng có tiền lệ, tác động
mạnh mẽ lên nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang bùng phát, thực trạng tăng triển kinh tế Việt
Nam qua 2 năm gần đây tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, nhưng thể

hiện tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu.
- Đối với yếu tố cầu, dịch bệnh COVID-19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách
xã hội cần thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng
Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19” làm
tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc,
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh và thực hiện các biện
pháp giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu
nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
- Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch
bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại
trừ yếu tố giá thì cịn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong
đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm
2019. Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng,
dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện
đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã
hội có tốc độ giảm.
3 /17


- Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế
thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm
trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng
tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc
độ tăng GDP là vẫn dương với ước tính đạt 2,91%.
- Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới 18,1%
so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2% - đây là lĩnh vực
chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID-19 và từ việc thực hiện các biện
pháp giãn cách xã hội.

- Đối với cầu đầu tư, 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,4% so với
cùng kỳ năm trước - mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó khu vực
nhà nước tăng 7,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 4,6% và khu vực FDI giảm 3,8%.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,3% so với cùng kỳ năm
trước; trong đó, khu vực nhà nước tăng 3%, khu vực ngoài nhà nước tăng 16,4% và khu
vực FDI tăng 9,7%. Như vậy, nhu cầu đầu tư của 2 khu vực: khu vực ngoài nhà nước và
khu vực FDI sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư
khu vực FDI giảm mạnh nhất, từ tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm 2019 xuống tăng
trưởng âm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020; tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà
nước sụt giảm từ 16,4% 6 tháng đầu năm 2019 xuống còn 7,4% năm so với cùng kỳ năm
2020. Tuy nhiên, điểm sáng duy nhất là vốn đầu tư của khu vực nhà nước tăng từ 3% 6
tháng đầu năm 2019 lên 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong thời điểm nền kinh tế gặp
khó khăn và tổng cầu suy giảm, Nhà nước đã đóng vai trị quan trọng nhằm hạn chế sự
suy giảm của tổng cầu.

4 /17


- Đối với nhu cầu bên ngồi cũng có sự suy giảm, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khu vực kinh tế
trong nước có kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 11,7%; khu vực FDI (kể cả dầu thô)
giảm 6,7%. Điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế trong nước tăng 10,8% và khu
vực FDI (kể cả dầu thô) tăng 5,9%. Như vậy, khu vực kinh tế trong nước vẫn duy trì
được kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10%; khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
năm 2020 giảm và năm 2019 tăng, do đó làm cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế
tăng vào năm 2019 và giảm vào năm 2020. Thực trạng này cho thấy kim ngạch xuất khẩu
của nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI và đại dịch COVID-19 tác
động tiêu cực đến đầu tư và chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang tác động đến xuất khẩu của
nền kinh tế nước ta.

- Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư,
xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền
kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ yếu hướng tới kích
thích tổng cầu và phục hồi sản xuất.
- Đối với yếu tố cung, đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao
động. Chẳng hạn, trong ngành công nghiệp ô-tô, do linh kiện đầu vào khan hiếm cùng với
thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp sản xuất ô-tô trong nước như Honda,
Nissan, Toyota, Ford, Hyundai… phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, chỉ đến khi thời kỳ
giãn cách xã hội kết thúc và chuỗi cung ứng được kết nối trở lại, các doanh nghiệp sản
xuất ô-tô mới quay trở lại hoạt động.

5 /17


- Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài và
người lao động nước ngoài chịu tác động nặng nề từ COVID-19 khi nguồn cung lao động
bị thiếu. Chi phí sử dụng lao động trong thời kỳ này cũng cao hơn khi các doanh nghiệp
phải đầu tư thêm khẩu trang, nước sát khuẩn, thực hiện các biện pháp an toàn trong lao
động để tránh lây nhiễm vi-rút.
- Ở góc độ xã hội, COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu nhập và
làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động. Theo kết quả khảo sát
của UNDP và UN WOMEN (2020), “trong tháng 12-2019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là
11,3%. Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong tháng 4-2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8%
vào tháng 12-2019 lên 6,5% vào tháng 4-2020”. Quan trọng hơn, những hộ gia đình
thuộc nhóm dân tộc thiểu số và hộ gia đình có lao động phi chính thức và gia đình những
người nhập cư chịu tác động từ dịch bệnh lớn hơn. Cũng theo kết quả điều tra của UNDP
và UN WOMEN (2020), “thu nhập trung bình của các hộ gia đình dân tộc thiểu số trong
tháng 4 và tháng 5-2020 lần lượt chỉ tương ứng 25,0% và 35,7% so với mức tháng 122019. Trong khi đó, những con số này cao hơn, lần lượt ước tính khoảng 30,3% và 52%
đối với nhóm hộ gia đình người Kinh và người Hoa. Trong tháng 4 và tháng 5-2020, thu
nhập trung bình của hộ di cư được ước tính chỉ tương đương 25,1% và 43,2% so với mức

của tháng 12-2019. Những con số này lần lượt là 30,8% và 52,5% đối với nhóm hộ gia
đình khơng di cư”.
- COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao
động. Tuy nhiên, đứng trước cú sốc này, Nhà nước nhanh chóng thực hiện các giải pháp
mạnh, trước hết là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế.

6 /17


Các giải pháp đã chứng tỏ thành công bước đầu khi khống chế được dịch bệnh, không để
lây lan trong cộng đồng trong thời gian dài (trên 3 tháng) và các hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch cũng đang bắt đầu trên con đường khởi sắc trở lại
trước khi dịch bệnh bùng phát lần nữa vào cuối tháng 7-2020.
3. GIẢI PHÁP, GIẢI QUYẾT CHO TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ DO COVID
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

- Yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng; hồn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển khoa học - công nghệ, đổi
mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết
vì đó là cách thức để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, đuổi kịp các nước đi
trước và đạt được tầm nhìn xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
- Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 xuất hiện vào năm cuối thực hiện Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và khả năng sẽ ảnh hưởng đến một vài năm đầu
của giai đoạn 2021 - 2030 đang đặt ra những thách thức mới không lường trước được.
Đây là cú sốc bất ngờ làm nền kinh tế chệch khỏi đường ray đang trên đà phát triển kể từ
năm 2012. Vì thế, để nền kinh tế nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo phát triển bình thường
mới, cú sốc dịch bệnh “vơ tiền khống hậu” này cần được xử lý kịp thời, không để kéo
dài và không để các vấn đề phát sinh trong thời kỳ dịch bệnh tồn đọng dai dẳng, kéo
chậm tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Để hướng đến mục tiêu dài

hạn, Chính phủ cần có giải pháp giúp nền kinh tế trong thời gian sắp tới vừa phát triển
kinh tế, vừa ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững.
- Trước tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế, Chính phủ nhanh chóng đưa ra
các chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân
7 /17


vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc COVID-19. Thứ nhất, gói chính sách tiền tệ
- tín dụng nhằm cơ cấu lại, giãn - hoãn nợ và xem xét giảm lãi đối với tổng dư nợ chịu
ảnh hưởng. Thứ hai, gói cho vay mới với tổng hạn mức cam kết khoảng 300.000 tỷ đồng
với lãi suất ưu đãi hơn tín dụng thơng thường từ 1% - 2,5%/năm. Thứ ba, gói tài khóa
(giãn, hỗn thuế và tiền th đất, giảm một số thuế và phí) với tổng giá trị 180.000 tỷ
đồng. Thứ tư, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng cho hơn 20 triệu lao động và đối tượng
yếu thế…
- Các gói hỗ trợ cho các chủ thể trong nền kinh tế đang được triển khai và chưa thể đánh
giá đầy đủ hiệu quả ngay được. Nền kinh tế chưa kịp hồi phục từ đợt sóng COVID-19 lần
thứ nhất khi cả nước thực hiện giãn cách toàn xã hội vào tháng 4-2020 thì vào cuối tháng
7-2020, những ca lây nhiễm vi-rút trong cộng đồng bùng phát mạnh trở lại đang ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống
dịch tốt đang trở nên khó khăn, thách thức hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, mục tiêu này
không phải là bất khả thi với sự quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ban,
ngành, địa phương và sự chung tay, góp sức của tồn thể người dân cả nước trong cuộc
chiến chống sự lây lan của vi-rút SARS-CoV-2. Để thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống
dịch, vừa phát triển kinh tế, ổn định xã hội đầy khó khăn, trong thời gian tới cần tập trung
thực hiện một số giải pháp sau:
+ Thứ nhất, nhanh chóng khoanh vùng, xét nghiệm trên diện rộng để tiến tới hạn chế sự
lây lan của dịch bệnh. Hạn chế những hoạt động có sự tương tác đông người (du lịch, lễ
hội, quán bar…), nhất là tại những điểm nóng về dịch bệnh. Cần tuyên truyền để người
dân thực hiện các biện pháp phòng, chống sự lây lan của vi-rút như đeo khẩu trang, hạn
chế tụ tập đông người nơi công cộng, rửa tay thường xuyên.


8 /17


+ Thứ hai, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công theo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra,
gắn trách nhiệm giải ngân đầu tư công cho người đứng đầu; các bộ, ban, ngành, địa
phương cần đồng hành, phối hợp chặt chẽ nhằm tháo gỡ nút thắt để có thể nhanh chóng
giải ngân đầu tư cơng, vừa kích thích tổng cầu trong ngắn hạn, vừa tạo ra năng lực cho
nền kinh tế nhằm tăng trưởng trong dài hạn.
+ Thứ ba, khu vực FDI - xét cả về đầu tư trực tiếp nước ngoài và kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2020 có tăng trưởng âm, điều này là do tác động tiêu cực của đại
dịch COVID-19 lên nền kinh tế thế giới, làm đứt chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế trong nước có tăng trưởng đầu tư giảm nhưng kim ngạch xuất
khẩu tăng vẫn tương đối tốt. Đối với khu vực này, Chính phủ cần có các chính sách hỗ
trợ (miễn, giảm thuế, giãn nộp bảo hiểm xã hội, giảm lãi suất…) cho các doanh nghiệp
trong nước trước các khó khăn và cú sốc tiêu cực từ bên ngoài. Người lao động đến làm
thủ tục bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội do ảnh hưởng của
dịch bệnh COVID-19
+ Thứ tư, lao động tự do, hộ kinh doanh, người nhập cư, người dân tộc thiểu số chịu tác
động từ dịch bệnh COVID-19 nặng nề hơn so với các nhóm đối tượng khác, vì thế gói hỗ
trợ Chính phủ đang triển khai cần tháo gỡ điểm nghẽn để nguồn lực hỗ trợ tìm đến được
đúng các địa chỉ chịu tổn thương nhất từ dịch bệnh.
+ Thứ năm, cú sốc dịch tễ chưa có tiền lệ này cho thấy hệ thống y tế và giáo dục của Việt
Nam cần được củng cố và có những thay đổi căn bản. Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội
cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất y tế và giáo dục nhằm ứng phó hiệu quả trước các
cú sốc y tế trong tương lai. Quan trọng hơn, cơ sở vật chất y tế và giáo dục cần được thay

9 /17


đổi để tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư (ví dụ như học

online) nhằm thích nghi tốt trong bất kỳ hồn cảnh nào.
+ Thứ sáu, trong nền kinh tế tương thuộc lẫn nhau, sự suy giảm tăng trưởng hay đứt gãy
chuỗi cung ứng bên ngoài sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế và hoạt động sản xuất
trong nước. Tuy nhiên, phụ thuộc quá mức vào khu vực FDI (trong đầu tư và xuất khẩu)
sẽ tạo nên rủi ro lớn cho nền kinh tế khi gặp phải các cú sốc bên ngoài. Trong tình hình
này, Việt Nam cần tư duy và nhìn nhận lại mơ hình phát triển để tạo nên mơ hình có sự
cân bằng và liên kết tốt hơn giữa các động lực của tăng trưởng, các khu vực kinh tế.
+ Thứ bảy, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định
thương mại tự do là xu thế tất yếu, tuy nhiên nền kinh tế cũng sẽ phải đương đầu với
nhiều cú sốc từ bên ngoài hơn. Xây dựng một nền kinh tế mạnh là cần thiết, nhưng việc
xây dựng một nền kinh tế có tính thích nghi cao, có sức chống chịu tốt trong một thế giới
diễn biến phức tạp, khó lường sẽ cần thiết hơn. Điều này đòi hỏi phải có tầm nhìn, chiến
lược nhằm phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước có tính gắn kết, có sức cạnh
tranh và thực sự là những trụ cột cho nền kinh tế trong tương lai.
+ Thứ tám, đại dịch COVID-19 đặt nền kinh tế nước ta trước những thách thức vô cùng
to lớn, đồng thời đem lại những cơ hội. Cú sốc này góp phần thúc đẩy nhanh q trình
chuyển đổi số của nền kinh tế; lợi ích to lớn trong ứng dụng các thành quả của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại được nhìn nhận rõ nét hơn, sản phẩm mới xuất hiện
và phát triển rộng rãi. Các xu thế này địi hỏi phải có sự thay đổi thể chế, quy định nhằm
thúc đẩy nền kinh tế số phát triển.

10 /17


à Các giải pháp trên vừa là ứng phó cấp bách; vừa mang tính căn cơ lâu dài, nhằm giúp
nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn và quay trở lại đường ray phát triển hướng đến mục
tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai
4.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VÀO CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIÚP
VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG
* Các mơ hình tăng trưởng kinh tế gồm

- mơ hình cổ điển
- mơ hình K.Marx
- mơ hình tân cổ điển
- mơ hình keyness
- Mơ hình Harrod - Domar
+ Mơ hình tăng trưởng kinh tế dạng đơn giản là mơ hình Harrod - Domar
+ Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập,
hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mơ hình
giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển.
+ Mơ hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xét mối quan hệ
giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn.
+ Mơ hình này coi đầu ra của bất kì đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành
công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó.
- Mơ hình Solow - Swan

11 /17


+ Mơ hình Solow-Swan là mơ hình tăng trưởng ngoại sinh, một mơ hình kinh tế về tăng
trưởng kinh tế dài hạn được thiết lập dựa trên nền tảng và khn khổ của kinh tế học tân
cổ điển.
+ Mơ hình này được đưa ra để giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách nghiên
cứu q trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số, và sự gia tăng năng suất,
thường được gọi là tiến bộ cơng nghệ.
+ Bản chất của nó là hàm tổng sản xuất tân cổ điển, thường là dưới dạng hàm CobbDouglas, cho phép mơ hình "liên kết được với kinh tế học vi mơ". Mơ hình đã được phát
triển độc lập bởi Robert Solow và Trevor Swan năm 1956, thay thế mơ hình hậu
Keynesian Harrod-Domar.
- Mơ hình hiện đại
+ Tiến bộ cơng nghệ có ý nghĩa rất lớn trong lí thuyết tăng trưởng kinh tế. Nhờ tiến bộ
công nghệ mà các nền kinh tế của nhiều quốc gia đã phát triển nhanh.

+ Về mặt lí thuyết, nếu khơng có tiến bộ cơng nghệ, thì do năng suất cận biên giảm dần
sẽ làm cho khó giữ được các chỉ tiêu theo đầu người khơng giảm chỉ nhờ tích luỹ.
- Các mơ hình tăng trưởng nội sinh:
+ Trong các mơ hình tăng trưởng trình bày ở trên, yếu tố lao động hay rộng hơn là yếu tố
con người và tiến bộ công nghệ được xem là ngoại sinh. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế lại
cho rằng các yếu tố này trong thực tế có thể là nội sinh.
* Các mơ hình tăng trưởng nội sinh có thể kể đến bao gồm:
+ Mơ hình học hỏi (Learning-by-doing model) của Kenneth J.Arrow (1962)

12 /17


+ Mơ hình R&D (Research and Development Model)
+ Mơ hình Mankiw-Romer-Weil
+ Mơ hình AK
+ Mơ hình " Học hay làm" (Learning-or-doing model)
- Mặc dù các mơ hình tăng trưởng nội sinh vẫn đề cao vai trò của tiết kiệm đối với tăng
trưởng của nền kinh tế, nhưng các kết luận của mơ hình này có nhiều điểm trái ngược với
mơ hình của Solow.
- Đặc biệt là ở chỗ mơ hình này cho thấy khơng có xu hướng các nước nghèo (ít vốn) có
thể đuổi kịp các nước giàu về mức thu nhập bình qn, cho dù có cùng tỉ lệ tiết kiệm.
Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch không chỉ là vốn vật chất, mà quan trọng hơn là
vốn con người.
- Bởi vì tốc độ tăng trưởng là nội sinh, mơ hình chỉ ra một con đường thốt khỏi nghèo
đói: một nước đầu tư nhiều vào nguồn nhân lực hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
* Theo các mơ hình tăng trưởng kinh tế, Việt Nam muốn tăng trưởng kinh tế bền vững
cần có những đặc điểm sau:
+ Một là, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, tác động mạnh
đến mọi mặt, các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên phạm vi tồn thế giới, địi hỏi Việt Nam
phải tiếp tục chuyển đổi từ phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng (các ngành có giá

trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động giản đơn như: dệt may, da giày, lắp ráp linh kiện
điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm...) sang phát triển theo chiều sâu, (các
ngành có giá trị gia tăng cao, sử dụng lao động chất lượng cao, có kỹ năng như: cơng
nghệ thơng tin, cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất vật liệu mới thay thế nhập
13 /17


khẩu...). Trước hết, cần ưu tiên tập trung vào một số ngành cơng nghệ cao mà Việt Nam
có thế mạnh như công nghệ thông tin, công nghệ y - sinh, công nghệ sinh học…
+ Hai là, trong từng giai đoạn phát triển, cần lựa chọn một số lĩnh vực tập trung ưu tiên
đầu tư, để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao có khả năng cạnh tranh; một số ngành,
sản phẩm chủ yếu mà Việt Nam có thế mạnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, xây dựng
thương hiệu mạnh và chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và nước ngồi.
+ Ba là, rà sốt lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, trên cơ sở đó điều chỉnh kế
hoạch phân bổ không gian kinh tế hợp lý, gắn với thế mạnh của từng vùng; tạo sự liên kết
các vùng lãnh thổ phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia.
+ Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FDI, theo hướng ưu tiên cho những doanh nghiệp
ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới thân thiện môi trường; chuyển giao cơng nghệ
quản lý hiện đại. Có chính sách ưu tiên thu hút những nhà đầu tư chiến lược, những dự án
có quy mơ lớn, cơng nghệ cao, cơng nghệ sạch, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ
trợ.
+ Năm là, phát huy sức mạnh tổng thể của các thành phần kinh tế, khai thác mọi nguồn
lực cho phát triển. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài
ngành, giữa các ngành để khai thác tối đa lợi thế của nhau cùng phát triển. Trước mắt
thực hiện tốt Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, huy động cao nhất
tiềm lực trong xã hội đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế.
+ Sáu là, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước
nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Để giải phóng nguồn lực cho các khu vực khác của

14 /17


nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước cần phải được tái cơ cấu một cách tồn diện về
mơ hình quản trị, chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính. Đồng thời, Nhà nước đẩy
mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại một số ít doanh nghiệp thật sự
quan trọng có tính chất dẫn dắt nền kinh tế, hoặc những doanh nghiệp cơng ích khơng để
thị trường can thiệp; doanh nghiệp phục vụ cho quốc phòng an ninh.
+ Bảy là, tiếp tục đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu, hội nhập sâu vào mạng lưới sản xuất
và chuỗi giá trị toàn cầu, từng bước tiến lên những bậc thang giá trị cao hơn. Hiện nay,
nước ta vẫn đang là một quốc gia hội nhập thụ động, tham gia chưa có hiệu quả cao trong
chuỗi giá trị tồn cầu, chủ yếu thơng qua xuất khẩu ngun liệu thơ và gia cơng đơn giản
cho nước ngồi, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để duy trì được tốc độ
phát triển của nền kinh tế ở mức cao, Việt Nam cần thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược: (i)
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập
mơi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền
giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng
khoa học, công nghệ; (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số cơng
trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
+ Tám là, huy động nguồn lực cho phát triển bền vững, trong đó chú trọng việc huy động
nguồn vốn tư nhân trong nước cho phát triển bền vững, chuyển trọng tâm thu hút vốn đầu
tư FDI từ số lượng sang chất lượng và chuẩn bị tốt các điều kiện để chuyển tiếp thành
công sang giai đoạn “hậu ODA”.
+ Chín là, sử dụng nguồn lực huy động được một cách tập trung và hiệu quả, hướng tới
các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững đặt ra; tiếp tục hồn thiện thể chế, chính sách đi
15 /17


đơi với lồng ghép các chính sách phát triển bền vững, nguồn lực tài chính cho phát triển

bền vững và các mục tiêu cần đạt trong Chiến lược; tăng cường phối hợp, hợp tác giữa
các bên liên quan để tạo sự lan tỏa trong thực hiện các các mục tiêu phát triển bền vững.
Cần bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững không chỉ là công việc của
Chính phủ mà của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội.
- Tóm lại, Việt Nam hiện nay, tăng trưởng kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa là
phương hướng phát triển cơ bản của nền kinh tế nước ta. Điều đó thể hiện qua các định
hướng sau:
• Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ kinh tế đối ngoại;
• Tăng trưởng, phát triển kinh tế là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế
trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, định hướng phát triển của nền kinh tế;
• Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững;
• Khoa học và cơng nghệ là động lực của tăng trưởng, phát triển kinh tế;
• Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển,
lựa chọn dự án đầu tư và cơng nghệ;
• Xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ đất nước, kết hợp chặt chẽ toàn diện phát
triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh của đất nước.

16 /17



×