Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đối với TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.65 KB, 20 trang )

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----oo0oo----

MÔN HỌC : KINH TẾ QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH
COVID – 19 ĐỐI VỚI TÌNH HINH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 1


lOMoARcPSD|13013005

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................1
I. Lý do lựa chọn đề tài......................................................................................1
1. Vấn đề nghiên cứu: ....................................................................................2
2. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................2
II. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................3
III. Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu ..............................................3
1. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG..........................................................................................3
I. Lý luận chung................................................................................................3


II. Thực trạng ...................................................................................................4
1. Nền kinh tế thế giới ....................................................................................4
2. Nền kinh tế Việt Nam.................................................................................7
III. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam ( Quý I/2021 ) .......................................8
IV. Tác động của đại dịch đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam .................9
( Quý I/2020 )....................................................................................................9
1. Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.......................................................... 11

2. Phản ứng của các nhà mua hàng làm trầm trọng hơn tác động tới các nhà
máy cung ứng....................................................................................................... 12
3. Tác động không đồng nhất ở các ngành.......................................................14
V.

Đánh giá chung..............................................................................................15

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP...................................................................17
I.

Kết
luận.............................................................................................................17

II.

Giải pháp........................................................................................................18

1. Các giải pháp ngắn hạn:................................................................................18
2. Các giải pháp dài hạn:...................................................................................19


lOMoARcPSD|13013005


1

Từ viết tắt
BIFA
Hiệp hội gỗ Bình Dương
CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

DN

Doanh nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

FPA

Hiệp hội gỗ Bình Định

FWF

Fair Wear Foundation

HAWA

Hiệp hội gỗ và kĩ nghệ thành phố Hồ Chí Minh


LEFASO

Hiệp hội da giày Việt Nam

NLĐ
VASEP
VIFORES

Người lao động
Hiệp hội Thủy sản Việt Nam
Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

T
VITAS

Hiệp hội dệt may Việt Nam

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.

Lý do lựa chọn đề tài

Đại dịch COVID-19 đã được phát hiện đầu tiên do một nhóm bệnh nhân nhiễm bệnh
viêm phổi bí ẩn ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, Việt Nam đã
ghi nhận ca mắc đầu tiên của hai bố con người Vũ Hán, Trung Quốc. Ngay khi dịch
bệnh chỉ mới chớm nở thì chính phủ Việt Nam đã đưa ra thông báo về việc cách ly,


lOMoARcPSD|13013005


2

theo dõi và hạn chế người từ vùng dịch, đóng cửa biên giới, triển khai việc khai báo
y tế đã diễn ra. Các hoạt động tập trung đông người, đi lại, buôn bán giữa các địa
phương bị hạn chế. Một số nơi thực hiện đo thân nhiệt, trang bị chất sát khuẩn, khẩu
trang và siết chặt kiểm soát. Cũng từ đây thì kinh tế-xã hội Việt Nam đã bị ảnh
hưởng.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thì nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng
rất lớn như mọi nền kinh tế của các nước khác trên thế giới. Do đầu vào của các
doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam chủ yếu là của nguồn cung Trung Quốc nên khi
dịch bệnh bùng phát ở quốc gia tỷ dân này thì chủ các doanh nghiệp khơng tìm kịp
các nguồn cung ứng mới dẫn đến hoạt động kinh tế bị đình trệ hoặc đóng cửa doanh
nghiệp tạm thời chờ nguồn cung mới. Khơng chỉ bị ảnh hưởng bởi đầu vào mà đầu
ra của nông, thủy sản Việt Nam cũng bị tác động mạnh mẽ khi tất cả các cửa khẩu
với Trung Quốc đóng cửa dẫn đến việc hàng trăm container chở nông, thủy sản Việt
Nam xuất đi Trung Quốc bị đóng băng tại cửa khẩu khơng được thơng qua dẫn đến
hàng nghìn tấn nơng, hải sản của người nơng dân khơng có nơi tiêu thụ bị hư, thúi,...
Và hàng loạt cơ hội cũng như thách thức đã đến với nền kinh tế Việt Nam trong thời
COVID-19.
Đề tài “Phân tích đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình hình xuất
khẩu của Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu liên quan đến sự biến động kinh tế
trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, nhóm 1 nghiên
cứu về đề tài trên nhằm điều tra, nghiên cứu tác động của đại dịch COVID-19 đối
với tình hình xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp tối ưu trong giai
đoạn hiện nay.
1. Vấn đề nghiên cứu:
Phân tích đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình hình xuất khẩu của
Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam.



lOMoARcPSD|13013005

3

II.

Phạm vi nghiên cứu

Theo Báo cáo tình hình thương mại và công nghiệp Quý 1/2021 của Bộ Công thương,
các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch bao gồm hàng không, du lịch, lưu
trú, và các ngành xuất khẩu như dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ và nông sản.
Trên cơ sở tác động của đại dịch và quy mô lao động của các ngành trên, nghiên cứu
tập trung vào 04 ngành: Dệt may, điện tử, chế biến gỗ và chế biến hải sản. Bốn ngành
có tổng cộng gần 5 triệu lao động (chính thức) và đóng góp gần 60% tổng giá trị
xuất khẩu (Tổng cục Hải quan Việt Nam 2019).
III. Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu:
Phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình hình xuất khẩu của Việt
Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
+ Xác định yếu tố tác động đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam.
+ Đánh giá yếu tố về mặt khách quan và chủ quan.
+ Chỉ ra được yếu tố đã tác động như thế nào đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam.

PHẦN II: NỘI DUNG
I.

Lý luận chung


Kinh tế quốc tế là môn khoa học nghiên cứu những vấn đề về phân phối và sử dụng
các nguồn lực, tài nguyên giữa các quốc gia, các nền kinh tế thông qua việc trao đổi
hàng hố hữu hình và vơ hình, dịch vụ, sự vận động của các yếu tố sản xuất, chuyển
đổi tiền tệ và thanh toán giữa các nước.
Đại dịch COVID-19: Là sự lây lan, truyền nhiễm từ người sang người một cách
chóng mặt của một loại virus có tên là SARS-Cov-2 được phát hiện đầu tiên tại Vũ


lOMoARcPSD|13013005

4

Hán, Trung Quốc nhanh chóng lan rộng sang các nước trong đó có Việt Nam và trở
thành một đại dịch tồn cầu.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thì nền Kinh tế Việt Nam đã chịu tác động rất
lớn từ Công – Nơng – Ngư nghiệp làm cho hàng nghìn cơng nhân, người lao động
mất viêc làm hoặc giảm thu nhập, đất nước chậm phát triển.
Trước sự lây lan mạnh mẽ của đại dịch thì nền Kinh tế Việt Nam chịu tác động từ
các ngành Công – Nông – Ngư nghiệp. Cũng nhờ đại dịch mà óc sáng tạo, tinh thần
đồn kết, sự giúp đỡ tương trợ lẫn nhau,... của dân tộc Việt Nam trở nên mạnh mẽ
hơn bao giờ hết,điển hình là sự ra đời của máy ATM gạo, các loại bánh tráng, bánh
mì hoa quả,... ra đời hay các cuộc cứu trợ nông sản đượcc các doanh nghiệp, người
dân trên cả nước nhiệt liệt tham gia hưởng ứng, rồi quỹ vacxin phịng chống COVID19 của Chính phủ ra đời cũng được người dân đóng góp tích cực.
II.

Thực trạng

1. Nền kinh tế thế giới
Trong thời gian gần đây, việc nhiều quốc gia có những kết quả tích cực trong việc

điều chế vaccine Covid-19 làm gia tăng hy vọng về kiểm soát đại dịch vào năm 2021.
Tuy nhiên, ngay những tháng đầu năm, làn sóng Covid mới và các biến thể mới của
virus đã gây ra nhưng lo ngại cho triển vọng phục hồi kinh tế tồn cầu. Bên cạnh đó,
sự phục hồi nền kinh tế các nước còn tùy thuộc vào khả năng tiếp cận hỗ trợ về y tế,
hiệu quả của chính sách kích thích kinh tế của từng nước. Theo đó, kinh tế các nước
được dự báo sẽ từng bước tăng trưởng trở lại, mặc dù còn nhiều khó khăn do tác
động tiêu cực của đại dịch trong năm 2021 và có thể kéo dài sang những năm tiếp
theo.
Trên tồn cầu, kinh tế có xu hướng phục hồi sau khi các nước nới lỏng các biện
pháp hạn chế, giãn cách nghiêm ngặt và các doanh nghiệp mở cửa trở lại. Quỹ Tiền
tệ quốc tế (IMF) nhận định, kinh tế thế giới đang phục hồi sau khi chạm đáy trong


lOMoARcPSD|13013005

5

các cuộc phong tỏa hồi tháng 4/2020. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 cịn đang tiếp
diễn, kinh tế tồn cầu cịn nhiều trở ngại để quay lại mức như trước đại dịch.
WB và IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng trở lại ở mức 4-5% trong kịch
bản tích cực. Trong kịch bản bất lợi, nếu tình trạng lây lan của đại dịch Covid-19
tiếp tục diễn biến phức tạp hoặc các chiến dịch tiêm chủng vắc-xin bị đình trệ, tăng
trưởng toàn cầu sẽ chỉ ở mức 1,6%. Thương mại toàn cầu sẽ khởi sắc hơn so với năm
2020, dự báo đạt mức tăng tưởng 7,2-8%. Trong đó: GDP của các thị trường mới nổi
và các nền kinh tế đang phát triển sẽ tăng 5% trong năm 2021, sau khi giảm 2,6%
năm 2020. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ phục hồi chậm
và đối mặt nhiều thách thức, với mức tăng trưởng ước đạt 3,3% năm 2021, sau khi
giảm 5,4% năm 2020. Tuy nhiên, tiến trình phục hồi kinh tế ở các khu vực sẽ không
đồng đều và phần lớn chưa thể quay trở lại mức tăng trưởng như trước đại dịch cho
tới năm 2022. Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi

dịch Covid-19, nhưng sau đó đã phục hồi rất nhanh chóng để đạt mức tăng trưởng
2% trong năm 2020. Theo dự báo của WB, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng
trưởng nhờ cải thiện lòng tin người tiêu dùng cũng như sự phục hồi mạnh mẽ trong
hoạt động kinh doanh với các biện pháp kích thích tài khóa hiệu quả.
Trong khi đó, Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong quá trình vực dậy nền kinh
tế, song song với việc khống chế đại dịch Covid-19. WB dự báo GDP của Mỹ sẽ
tăng 3,5% trong năm 2021, sau khi giảm 3,6% vào năm 2020. Đầu tháng 2, thượng
viện Mỹ đã duyệt kế hoạch ngân sách chi cho gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ
USD do Tổng thống Biden đề xuất. Gói cứu trợ này bao gồm 415 tỷ USD để cải
thiện khả năng ứng phó dịch bệnh và triển khai vắc xin Covid, 1 nghìn tỷ USD hỗ
trợ trực tiếp đến các gia đình và 220 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng
chịu ảnh hưởng nặng từ đại dịch. Người dân Mỹ dự kiến được nhận 1.400 USD hỗ
trợ thay vì 600 USD theo gói cứu trợ được triển khai từ cuối tháng 12/2020. Bảo
hiểm hỗ trợ thất nghiệp sẽ tăng thêm 100 USD/tuần lên tới 400 USD/tuần kéo dài
tới tháng 9/2021. Gói cứu trợ này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ kinh tế Mỹ phục hồi trong


lOMoARcPSD|13013005

6

thời gian tới. Tổ chức Conference Board dự báo Mỹ sẽ tăng trưởng 2% trong quý
1/2021; 4,7% trong quí II và khả năng đạt mức 4,4% cả năm (sau khi giảm 3,6%
trong năm 2020).
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định, triển vọng kinh tế thế
giới năm 2021 vẫn khó lường khi đại dịch Covid-19 tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể
cho các nền kinh tế với mức độ và thời gian tác động khác nhau ở mỗi quốc gia.
Ngày 9 tháng 3 năm 2021, OECD nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên
mức 5,6% trong năm 2021, cao hơn 1,4% so với dự báo được đưa ra vào tháng
12/2020 do triển vọng kinh tế được cải thiện nhờ việc các nước triển khai tiêm chủng

vắc xin ngừa Covid-19 cùng gói kích thích kinh tế quy mơ lớn ở Mỹ. Trong khi Tổ
chức Oxford Economics dự báo, mức tăng trưởng toàn cầu là 5,4%. Ngân hàng Đầu
tư Goldman Sachs dự báo, kinh tế tồn cầu có thể phục hồi theo hình chữ V với mức
tăng GDP 6% vào năm 2021 và 4,6% vào năm 2022. Tuy nhiên, trong một kịch bản
bất lợi hơn với giả định các nước tiếp tục áp dụng các biện pháp phong tỏa mới trong
thời gian tới, GDP toàn cầu sẽ tiếp tục giảm sâu trở lại.
Trên thị trường tài chính quốc tế, các biện pháp chống đỡ dịch Covid -19 của các
quốc gia như cắt giảm lãi suất tiền tệ và/hoặc nới lỏng tài chính tiền tệ thơng qua các
gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD. Nếu đạt hiệu quả, các gói hỗ trợ này
sẽ giúp tăng sức chống chịu của nền kinh tế, tăng niềm tin của xã hội vào triển vọng
cơ hội đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế, kiểm sốt thất nghiệp…
Giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục biến động do diễn biến phức tạp từ các sự kiện
địa chính trị và kinh tế thế giới.
Giá dầu: Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong gần 13 tháng do thời tiết lạnh giá kỷ
lục trong 30 năm qua và sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm khoảng 2 triệu
thùng/ngày. Tính đến cuối tháng 2 năm 2021, giá dầu thô tiếp tục leo thang do các
dàn khoan của Mỹ bị hạn chế và tiếp tục bước vào đợt tăng giá mới. Theo số liệu
của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ - EIA, giá dầu Brent đạt mức 64,64
USD/thùng (tăng 1,73 USD); giá dầu thô WTI là 61,05 USD/thùng (tăng 1,81 USD).


lOMoARcPSD|13013005

7

Sản lượng dầu thô của Mỹ đột ngột giảm mạnh là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm
việc nhiều giếng dầu ngừng hoạt động và hệ thống vận tải đường bộ bị gián đoạn mà
nguyên nhân cốt lõi là do thời tiết quá lạnh. Việc kênh đào Suez bị tắc nghẽn do tàu
chở hàng Ever Given mắc cạn cũng đã có tác động đến gia tăng giá dầu trong những
ngày gần đây. Thế giới có thể đứng trước cuộc khủng hoảng nguồn cung năm 2021

và giá dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong giai đoạn cuối năm.
Giá vàng: tính đến cuối tháng 2 giá vàng thế giới có xu hướng giảm trên thị trường
thế giới. Theo dữ liệu từ sàn giao dịch vàng Kitco, kim loại quý có giá 1.763
USD/ounce (giảm 0,41%). Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau khi trụ trên ngưỡng
1.820 USD/ounce hai phiên liên tiếp, giá vàng thế giới đã lao mạnh qua ngưỡng
1.800 USD xuống ngưỡng 1.700 USD/ounce. Theo nhận định của các chuyên gia,
trong ngắn hạn, giá vàng có thể chịu thêm áp lực đi xuống bởi lợi suất trái phiếu và
đồng USD đều tăng do kỳ vọng về các biện pháp kích thích kinh tế và các khoản chi
tiêu tiềm năng của Chính phủ Mỹ.
2. Nền kinh tế Việt Nam
Trong nước, tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ q IV năm 2020, kinh tế
vĩ mơ nước ta tiếp tục ổn định, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi là
những điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, dịch Covid -19 với
biến thể mới diễn biến nhanh và phức tạp xuất hiện trở lại trong cộng đồng từ cuối
tháng 01 năm 2021 và lây lan nhanh trên diện rộng do biến thể mới của virút tại một
số địa phương đã đặt ra khơng ít thách thức trong cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ngay từ đầu năm đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, linh hoạt,
hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức k hỏe nhân dân,
vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Bộ Công Thương cũng đã
ban hành và tập trung tổ chức triển khai quyết liệt việc ứng phó với dịch Covid-19


lOMoARcPSD|13013005

8

trên tinh thần rất chủ động, quyết liệt đồng bộ cả trong cơng tác phịng, chống dịch

bệnh theo chỉ đạo chung của Ban Chỉ đạo quốc gia và trong công tác triển khai các
giải pháp để xử lý khó khăn, vướng mắc cho lưu thơng hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ
nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhằm phát triển sản xuất kinh doanh.
III. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam ( Quý I/2021 )
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid19,
tình trạng thiếu container rỗng, chi phí vận chuyển tăng cao… nhưng hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam trong quý I/2021 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng
kỳ năm 2020, ước tính đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%; Cán cân thương
mại hàng hóa quý I/2021 ước tính xuất siêu 2,03 tỷ USD.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2021 ước đạt 28,6 tỷ USD, tăng 41,6%
so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,79 tỷ USD, tăng 44,8%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 21,81 tỷ USD, tăng 40,7%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3 tăng 19,2%,
trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 5,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi
(kể cả dầu thơ) tăng 24,2%.
Tính chung q I/2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 77,34 tỷ
USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt
18,3 tỷ USD, tăng 4,9%, chiếm 23,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 59,04 tỷ USD, tăng 28,5%, chiếm 76,3%.
Trong quý I có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm
76,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ
USD, chiếm 54,7%), trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất
đạt 14,1 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 9,3% so với cùng kỳ
năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12 tỷ USD, tăng 31,3; hàng dệt may
đạt 7,2 tỷ USD, tăng 1,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5%; thủy sản


lOMoARcPSD|13013005


9

đạt 1,7 tỷ USD, tăng 3,3%. Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ
lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và khối các ngành có
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, trong đó: Điện thoại và linh kiện chiếm
99,1%; Điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98%; hàng dệt may chiếm 62,5%.
IV. Tác động của đại dịch đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam
( Quý I/2020 )
Các kịch bản đại dịch COVID-19 tại Việt Nam
Nếu chỉ căn cứ trên các số liệu căn bản về số lượng ca nhiễm, số lượng người phải
cách ly ở Việt Nam trong thời gian đến ngày 27/03, chúng tôi sử dụng 3 mơ hình
định lượng nhằm xây dựng các kịch bản về tình hình dịch số lượng ca nhiễm của
Việt Nam trong thời gian tới – ARIMA, EWMV và SIR. Kết quả từ các mơ hình
cho thấy các kịch bản từ thấp đến cao (các kịch bản 1, 2 và 3 trong Hình 3) tương
ứng với thời gian đại dịch COVID-19 kéo dài đến hết cuối tháng 4; cuối tháng 5 và
cuối tháng 6 năm 2020.

Nguồn: Dự báo của nhóm nghiên cứu ĐHKTQD


lOMoARcPSD|13013005

10

Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội do các quốc gia áp dụng đã dẫn tới sự
gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu từ nguồn cung nguyên vật liệu, sản xuất cho tới
thị trường tiêu thụ. Tại Việt Nam, cú sốc đầu tiên đến từ việc đóng cửa biên giới với
Trung Quốc vào ngày 31/1/2020, dẫn tới sự gián đoạn nguồn cung 70% nguyên vật
liệu các ngành như may mặc, da giày, và điện tử. Đồng thời, lệnh phong tỏa ở Trung
Quốc cũng dẫn tới sự sụt giảm nguồn cầu của nhiều ngành như du lịch v à lưu trú, gỗ

và nội thất, và nông sản. Vào ngày 6/3/2020, Việt Nam bước vào giai đoạn 2 của đại
dịch, chính phủ áp dụng lệnh hạn chế tụ tập, làm giảm mạnh tiêu thụ nội địa với các
sản phẩm và dịch vụ không thiết yếu. Vào giữa tháng 3/2020, Hoa Kỳ và nhiều nước
Châu Âu áp dụng các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội, dẫn tới cú sốc kinh tế
thứ ba, đặc biệt đối với khu vực xuất khẩu của Việt Nam. Vào thời điểm viết nghiên
cứu, mặc dù các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu
Á đã được gỡ bỏ, Hoa kỳ và châu Âu vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Điều
này có nghĩa khu vực xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ và
châu Âu sẽ chưa thể phục hồi nhanh chóng.
Các chỉ số kinh tế trong Quý I/2020 cho thấy rất rõ tác động của đại dịch COVID 19 tới nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP, xuất khẩu và nhập khẩu trong Quý I/2020
ở mức thấp nhất trong thập kỷ vừa qua trong khi tỉ lệ lạm phát lên tới 5.56%, mức
cao nhất trong 4 năm qua.


lOMoARcPSD|13013005

11

1. Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Sự gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu, chủ yếu do các biện pháp phong tỏa
của Trung Quốc, không ảnh hưởng tới khu vực xuất khẩu nặng bằng việc đóng
cửa chuỗi bán lẻ ở các thị trường tiêu thụ chính như Hoa kỳ, châu Âu, Nhật Bản
và Hàn Quốc. Cụ thể:
• Trong ngành dệt may, VITAS cho biết 74% DN thành viên bị hủy trên 30%
đơn hàng trong Quý I/2020 (VITAS 2020).
• Trong ngành chế biến gỗ, khoảng 80% đơn hàng từ Hoa kỳ và châu Âu đã bị
trì hỗn hoặc hủy vào cuối tháng 3/2020. Tỉ lệ này với thị trường Nhật Bản và
Hàn Quốc vào khoảng 60-80% (Viforest 2020).
• Trong Quý I/2020, ngành hải sản bị trì hỗn 20-40% và hủy 20-30% đơn hàng
xuất khẩu (VASEP 2020).

• Ngành điện tử đã phục hồi nguồn cung từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng
việc gián đoạn thị trường tiêu thụ khiến 62% nhãn hàng điện tử trên thế giới sẽ
bị sụt giảm doanh thu vào cuối năm 2020 (IPC 2020).
2. Phản ứng của các nhà mua hàng làm trầm trọng hơn tác động tới các


lOMoARcPSD|13013005

12

nhà máy cung ứng
• Các nhãn hàng bán lẻ đã có những phản ứng khác nhau với chuỗi cung
ứng của mình khi hỗn hoặc hủy đơn hàng. Một số nhãn hàng cam kết chia
sẻ gánh nặng với các nhà máy cung ứng bằng cách trả tiền cho nguyên vật
liệu và các sản phẩm đã hồn thành. Ví dụ: trong ngành may, Inditex,
H&M, Adidas, hay Uniqlo là các nhãn hàng thời trang cam kết trả đầy đủ
cho các đơn hàng đã hồn thành hoặc đang được sản xuất, từ đó giúp các
nhà máy duy trì việc làm và thu nhập cho NLĐ.
• Tuy nhiên, những ví dụ tích cực nói trên cịn ít so với con số lớn các nhà
mua hàng ngành may, nội thất và chế biến hải sản đã trì hỗn việc thành
tốn cho các đơn hàng đã hồn thành hoặc từ chối thanh toán bằng cách
áp dụng điều khoản các trường hợp bất khả kháng trong các hợp đồng kinh
doanh. Và các nhà mua còn hủy đơn hàng đã hồn thành.
3. Tác động khơng đồng nhất ở các ngành
Ngành Tác động kinh tế Nguồn Dệt may 74% DN bị sụt giảm từ 30%
đơn VITAS
hàng trở lên.
Chế biến gỗ
58% DN tạm ngừng hoạt Viforest? động
một phần hoặc toàn bộ. HAWA/BIFE

- 35% DN dự kiến sẽ ngừng hoạt
động một phần hoặc toàn bộ.
Chế biến hải sản
- Xuất khẩu Quý I/2020 giảm
VASEP Báo cáo thủ
8% so với cùng kỳ 2019.
tướng Chỉnh phủ
- 30% đơn hàng xuất khẩu bị
tháng 5/2020 hoãn và 40% bị
hủy.
- Bắt đầu phục hồi từ cuối tháng
4/2020.
Điện tử - Xuất khẩu máy tính, điện Tổng cục thống kê, thoại và linh kiện điện thoại
Báo cáo tình hình tăng ( 2 - 16% ) Quý I/2020 kinh tế xã hội Quý so với cùng kỳ 2019. I/2020.


lOMoARcPSD|13013005

13

-

Xuất khẩu các sản phẩm khác (
máy in, linh kiện, camera ) giảm
52% Quý I/2020 so với cùng kỳ
2019.

Đại dịch không chỉ khiến các nhãn hàng quốc tế phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng của
mình mà cũng khuyến khích các nhà máy đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm.
V.


Đánh giá chung

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 3, nhưng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao 22% trong quý I/2021.
Đồng thời, mức tăng trưởng này cũng tương đối cao so với các nền kinh tế khác trong
khu vực châu Á. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của
Indonesia tăng 8,56%, Singapore tăng 1,1%, Hàn Quốc tăng 10,5%, Nhật Bản tăng
9%, Thái Lan giảm 1,16%...
Trong quý I/2021, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 2,03 tỷ USD, qua đó hỗ trợ tích
cực cho cán cân vãng lai và cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế. Những kết
quả đạt được của hoạt động thương mại trong thời gian qua đã và đang cho thấy
những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và các bộ, ban, ngành trong việc phòng
chống dịch bệnh song song với thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước ghi nhận sự phục hồi trở lại (tăng
4,9% so với cùng kỳ), trong khi khối FDI tiếp tục dẫn dắt đà tăng trưởng chung (tăng
28,5%).
Trong thời gian tới, hoạt động xuất nhập khẩu được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc
nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, các Hiệp định thương mại tự do được
thực thi một cách đầy đủ và tồn diện hơn, thu hút dịng vốn FDI, đặc biệt là trong
lĩnh vực công nghệ cao đạt kết quả tích cực… Nhu cầu tồn cầu đang cải thiện khi
nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phục hồi nhờ việc triển khai mạnh mẽ


lOMoARcPSD|13013005

14

tiêm vắc xin Covid-19, cũng như sự hỗ trợ từ chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ
qua đó giúp tăng cường cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKFTA sẽ tiếp tục
tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với
thuế quan ưu đãi hơn cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào
cản. Kể từ khi EVFTA có hiệu lực vào tháng 8/2020, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
sang EU đã dần được cải thiện và tăng 18% trong 3 tháng đầu năm 2021. Tương tự,
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong Hiệp định CPTPP cũng
đạt mức tăng trưởng cao trong 3 tháng đầu năm 2021 như: Canada tăng 13,7%,
Australia tăng 17%, Chilê tăng 25,6%, Mexico tăng 12,7%, New Zealand tăng
35,1%... Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh cũng tăng 22,1% trong 3 tháng
đầu năm nay. Việc tận dụng khá tốt những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do
sẽ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong thời
gian tới.
Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức
khi diễn biến dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp cho dù
nhiều quốc gia đã đẩy mạnh triển khai chương trình tiêm vắc xin phịng ngừa. Tại
châu Âu, nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực như Đức, Pháp và Italia tiếp tục phải
gia hạn lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực trên cả nước trước sự lây lan của dịch
Covid-19. Diễn biến gia tăng của dịch Covid-19 có thể khiến việc vận chuyển hàng
hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ảnh hưởng tới tình hình xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước đối tác.
Trong khi đó, chi phí đầu vào như logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao
cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tình
trạng thiếu container rỗng, chi phí vận chuyển tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp
xuất nhập khẩu gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp buộc phải dời kế hoạch xuất hàng
cho đơn hàng cũ và chưa thể nhận đơn hàng mới vì không thể giao đúng theo hợp
đồng, cản trở việc phục hồi sản xuất của doanh nghiệp.


lOMoARcPSD|13013005


15

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, các thị trường xuất khẩu nông, thủy sản của
Việt Nam liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an tồn thực
phẩm.
Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho xuất khẩu nhóm hàng này của Việt
Nam. Cụ thể: Bên cạnh Trung Quốc, một số thị trường nhập khẩu cũng đã thay đổi
quy định về chứng nhận an toàn thực phẩm nhập khẩu như: Hàn Quốc yêu cầu các
nhà xuất khẩu phải có chứng nhận chứng mình rằng các sản phẩm thủy sản không
nhiễm virus div1, vius hồ cá rô, virus viêm gan tụy hoại tử, salmonid alphavirus và
bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Quy định này sẽ chính thức áp dụng từ ngày 1/8/2021;
Đối với thị trường Australia, sản phẩm tơm chưa nấu chín xuất khẩu sang Australia
phải được kiểm tra, phân hạng tại cơ sở chế biến được cơ quan thẩm quyền nước
xuất khẩu chứng nhận và kiểm sốt; khơng có các dấu hiệu mắc bệnh; mỗi lô tôm
sản xuất (sau chế biến) được lấy mẫu xét nghiệm âm tính đối với virus đốm trắng,
đầu vàng...
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
I.

Kết luận

Ngoài việc phân tích đánh giá tác động của đại dịch COVID – 19 đối với tình hình
xuất khẩu của Việt Nam, nghiên cứu cịn tìm hiểu sâu hơn về sự khủng hoảng và sự
hồi phục của nền kinh tế trong năm 2020 – 2021.
Ngoài tác động trực tiếp tới DN và NLĐ, cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng làm lộ
rõ những vấn đề đe dọa sự bền vững của các ngành, DN và cuộc sống của NLĐ.
Trong ngành xuất khẩu của Việt Nam, các nhà máy gia cơng trong chuỗi cung ứng
tồn cầu, lúc bình thường, nhận được mức lợi nhuận vơ cùng khiêm tốn và trong thời
kỳ khủng hoảng, họ và NLĐ của mình là những người đầu tiên phải chịu rủi ro khi
các nhà mua hàng hủy đơn hàng hoặc từ chối thanh tốn để bảo tồn thanh khoản

của mình.


lOMoARcPSD|13013005

16

Tuy nhiên nghiên cứu cũng hé lộ tia hy vọng vì nhiều DN và NLĐ đã thể hiện sự
kiên cường và khả năng khôi phục mạnh mẽ. Khá nhiều DN ngành hải sản, gỗ và
dệt may đã linh hoạt tìm kiếm các nguồn doanh thu thay thế hoặc đa dạng hóa sản
phẩm và và thị trường để giảm thiểu tác động của đại dịch. NLĐ cũng đã thích nghi
nhanh chóng bằng cách tìm kiếm các nguồn thu nhập bổ sung và dựa vào mạng lưới
xã hội của mình để duy trì cuộc sống.
II.

Giải pháp

Để giảm tác động của khủng hoảng và hỗ trợ hơn nữa sự phục hồi của DN và NLĐ,
nghiên cứu có một số giải pháp như sau:
1. Các giải pháp ngắn hạn:
- Các hiệp hội DN cần hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội DN thuộc các quốc gia
trong khu vực để yêu cầu các nhà mua hàng quốc tế có cách hành xử trách
nhiệm hơn trong đại dịch. Ví dụ, vào đầu tháng 4/2020, VITAS cùng hiệp hội
may của 8 quốc gia khác đã ra tuyên bố chung yêu cầu các nhãn hàng thời
trang quốc tế cam kết thanh toán đầy đủ cho các đơn hàng đã hoàn thành hoặc
đang sản xuất. Gần đây liên minh 13 tổ chức quốc tế về lao động trong ngành
may đã cùng đưa ra tuyên bố tới các nhãn hàng thời trang và chính phủ các
nước hành động khẩn trương nhằm hỗ trợ NLĐ trong đại dịch.
- Chính phủ và các hiệp hội DN có thể thành lập các đường dây nóng hỗ trợ DN
khó khăn tiếp cận các chương trình hỗ trợ. Các đường dây nóng vừa tư vấn

cho các DN thiếu thông tin về vấn đề thủ tục, quy định, vừa có thể báo cáo
nhanh cho các cơ quan thẩm quyền về nhu cầu thực sự của DN đối với các
khoản hỗ trợ.
- Tăng cường phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các cơ quan, địa phương liên quan có giải pháp cụ thể, hiệu
quả hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc lưu thông, xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng
hóa. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thông quan,
tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa


lOMoARcPSD|13013005

17

khẩu biên giới, thúc đẩy giao thương, xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt
hàng nơng, thủy sản chủ lực, trái cây tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
- Tập trung chỉ đạo thúc đẩy sản xuất công nghiệp; khẩn trương đẩy nhanh tiến
độ hồn thành các cơng trình, dự án năng lượng, cơng nghiệp có quy mơ lớn;
bảo đảm cung ứng đủ điện cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế cả nước. Thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Trong đó, xác định trọng tâm là khu vực cơng nghiệp hỗ trợ và tập trung tái
cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Tập trung rà
sốt kỹ và có giải pháp phù hợp, thúc đẩy mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho tất cả
các khâu trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ nguyên vật liệu, các
yếu tố đầu vào, đến sản xuất, chế biến và trung gian phân phối, thị trường, tiêu
thụ sản phẩm…
2. Các giải pháp dài hạn:
- Việt Nam đã kiềm chế khá thành công Covid-19 nên các nhà sản xuất trong
nước đang có lợi thế đáng kể so với các nước láng giềng hiện vẫn đang trong
dịch. Do đó, các hiệp hội DN nên khuyến khích DN tích cực mở rộng thị

trường. Đồng thời, kinh nghiệm của ngành hải sản cho thấy nhu cầu của người
tiêu dùng có xu hướng thay đổi từ mặt hàng cao cấp xuống trung cấp và hàng
giá rẻ, dẫn tới nhà sản xuất cần có sự điều chỉnh sản phẩm.
- Đại dịch cũng khiến các nhãn hàng quốc tế điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và
chính sách trong chuỗi. Hiệp hội DN nên làm việc với các nhà mua hàng chính
và hiệp hội DN của các thị trường xuất khẩu chính nhằm tìm ra hướng đi của
các thay đổi trên càng sớm càng tốt, từ đó định hướng cho DN thành viên của
mình. Ví dụ LEFASO đã hợp tác với Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ
giày Hoa kỳ (FDRA) tổ chức một hội thảo trực tuyến với 60 nhà nhập khẩu
giày của Hoa kỳ vào tháng 5/2020 để thảo luận các thay đổi của thị trường
Mỹ. Các diễn đàn tương tự nên được tổ chức cho các ngành khác với các thị
trường khác một cách thường xuyên.


lOMoARcPSD|13013005

18

- Đại dịch cũng nhấn mạnh yêu cầu với các DN Việt Nam phải tiến lên các nấc
thang cao hơn trong chuỗi giá trị và đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm. Các
ngành công nghiệp của Việt Nam đang có điều kiện tốt để thực hiện điều này
vì các nhà mua hàng quốc tế đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
- Khi Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hứa hẹn về sản xuất, Chính phủ
Việt Nam cũng có quyền lựa chọn nhiều hơn với các dự án đầu tư (nước ngoài)
để lọc ra các dự án phù hợp nhất cho sự phát triển bền vững của đất nước và
góp phần nâng cao giá trị gia tăng của các ngành. Chính phủ cần ưu tiên các
dự án đầu tư có hàm lượng cơng nghệ cao, giá trị gia tăng cao, bền vững về
môi trường, lao động và xã hội, thay vì chỉ đơn thuần là gia cơng.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Quý I/2020 và Quý I/2021 của Tổng cục Thống kê.

Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm của Bộ
Công Thương.
VASEP. (2020). Báo cáo Thủ tướng chính phủ và khuyến nghị chính sách.
VIFOREST. (2020). Tác động của Covid-19 tới ngành gỗ và định hướng cho doanh
nghiệp. Xuất bản tháng 4/2020.
Báo cáo đánh giá tác động của COVID – 19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính
sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID – 19 của Tổ chức Lao Động Quốc Tế.



×