Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.04 KB, 6 trang )

Mặt trái của phẫu thuật
thẩm mỹ
Ngày nay, việc phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi dung nhan ngày càng phổ biến.
Nhưng rất nhiều người tin quảng cáo mà quên rằng, phẫu thuật thẩm mỹ cũng là
một trong những loại phẫu thuật mang lại rủi ro rất lớn.
Quảng cáo “như mơ”
Ngay nay, người ta dễ dàng bắt gặp những đoạn quảng cáo về “chỉnh sửa sắc đẹp”
trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, ti vi và hầu như tất cả đều
tung lên hình ảnh những người mẫu hoàn mỹ. Phương pháp này vô cùng hiệu quả
khi ngày càng nhiều chị em đua nhau đi “tút tát” lại nhan sắc của mình bất chấp sự
đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng. Tác giả cuốn “Chỉ nam phẫu thuật thẩm mỹ”
Robert Kotler nhận xét rằng, các hình ảnh trong quảng cáo chỉ tạo ảo giác cho
người xem, điều này gây hiểu lầm cho công chúng và khác xa tình hình thực tế.

Khó cải thiện chất lượng sống

Bộ ngực “dao kéo” có làm cho phụ nữ cảm thấy hạnh phúc hơn? Rất tiếc, câu trả
lời là không. Theo một nghiên cứu về phẫu thuật thẩm mỹ được phát hành năm
2004, khi bạn kỳ vọng quá nhiều, ca phẫu thuật thường cho kết quả ngược lại.
Nguyên nhân dẫn đến việc này là do nhiều phụ nữ nghĩ rằng những thay đổi về
hình thể sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống. Trên thực tế, ngay cả các bác sĩ cũng
không thể đảm bảo rằng bạn sẽ tự tin hơn sau khi phẫu thuật. Phó giáo sư
DavidSarwer làm việc tại Trung tâm nghiên cứu con người thuộc Đại học
Pennsylvania (Mỹ) cho biết: “Phẫu thuật thẩm mỹ có thể cải thiện hình ảnh của
bạn, nhưng tuyệt đối không thể thay đổi cách nhìn của bạn đối với chính mình”.


Rủi ro cao

Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, quy trình nguy hiểm nhất không phải là lúc
bắt đầu “động dao” cũng không phải lúc khâu vết mổ, mà chính là lúc gây mê.


Bệnh nhân phản ứng không tốt với thuốc gây mê có thể dẫn đến biến chứng. Vì
vậy, ngay cả khi một bác sĩ gây mê có kinh nghiệm, thì bệnh nhân cũng có thể tử
vong khi phẫu thuật.

Phục hồi khó

Các chương trình quảng cáo thường gây hiểu lầm. Không một bác sĩ nào sau một
đêm có thể biến chú vịt con xấu xí thành thiên nga. Sau khi tiếp nhận phẫu thuật
nâng ngực hoặc nâng mũi, bệnh nhân thường cần thời gian khoảng 2 tuần mới có
thể sinh hoạt như người bình thường, nhưng những vết sẹo và vết thâm tím thì vẫn
còn hiện hữu. Khoảng100 ngày sau, các bộ phận được phẫu thuật mới có thể dần
hồi phục. Sau 6 tháng, hiệu quả thường mới thể hiện rõ.

Ngoài ra, trong một thời gian dài, bạn không thể sống như bình thường. Ví dụ: hai
hoặc ba tuần sau phẫu thuật nâng ngực, bạn không thể nâng vật nặng, cũng không
thể nhấc cánh tay mình lên. Hơn nữa, nếu chất độn ngực không may bị đặt lệch
hoặc bị cứng lại, kết quả là bạn phải tiến hành phẫu thuật lại. Còn đối với phẫu
thuật nâng mũi, nếu chỉ một vài ngày bạn đã sinh hoạt bình thường, huyết áp của
bạn có thể tăng lên quá cao, các mạch máu vỡ khiến mũi trông có màu xanh và
sưng lên.

Dễ trầm cảm

Khi còn bận đối phó với băng quấn và vết sưng, một số bệnh nhân còn bị stress sau
phẫu thuật bởi họ vẫn chưa thích ứng với cơ thể mới hoặc gương mặt mới. Lúc
này, thường là họ lo lắng liệu những triệu chứng sau phẫu thuật có được cải thiện
hay không, hoặc họ thấy hối hận khi đã quyết định sai lầm.

Một lần chưa đủ


Sau khi quyết định phẫu thuật khuôn mặt, ngoài việc phải chịu đựng sự đau đớn
của lần phẫu thuật đầu tiên, (bất kỳ ca phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng có khả năng
phải chỉnh sửa lần nữa, nếu bạn gặp bác sĩ được cấp phép hành nghề và có trách
nhiệm), một số người còn bị tàn phá dung nhan và phải sửa đi sửa lại để khôi phục
lại các lỗi của các bác sĩ “dỏm”. Theo thống kê của các bác sĩ thẩm mỹ ưu tú, ngay
cả những bác sĩ có tay nghề tốt nhất thì cũng có từ 10% -15% ca phẫu thuật cần
tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa lại. Trong đó, phẫu thuật nâng mũi đòi hỏi phải đảm
bảo độ chính xác, vì vậy đòi hỏi kỹ năng của bác sĩ phải thật cao.

Ngoài việc chuẩn bị tinh thần cho cuộc phẫu thuật lần hai, bạn cũng cần phải chuẩn
bị “hầu bao” thật lớn, bởi lúc nào giá cả cuộc tái phẫu thuật cũng cao hơn lần phẫu
thuật đầu tiên.

Hiệu quả không lâu bền

Một khi đã phẫu thuật thẩm mỹ, bạn không có đường để quay trở lại như trước đó.
Ngoài ra, kết quả phẫu thuật thẩm mỹ cũng sẽ không duy trì suốt đời. Sau khi được
phẫu thuật nâng ngực, nhiều người nghĩ rằng nét quyến rũ của mình sẽ lâu bền
mãi, nhưng thói quen ăn uống, tác dụng của tuổi tác và trọng lực sẽ chống lại bạn.
Một khi bạn tăng một vài cân, sinh con, hoặc già thêm mấy tuổi, bộ ngực của bạn
không thể tránh khỏi khả năng bị võng xuống.

Nhiều bác sĩ “dỏm”

Không ít người đã bỏ mạng hoặc thương tật suốt đời vì chọn nhầm bác sĩ phẫu
thuật “dỏm”. Điều này cho chúng ta bài học: chọn bác sĩ phẫu thuật không đủ tiêu
chuẩn có thể là con dao hai lưỡi. Thực tế, nhiều bác sĩ không đủ trình độ vẫn mở
phòng mạch và tiếp nhận bệnh nhân. Điều đáng buồn là ngay cả những bác sĩ phẫu
thuật được cấp giấy chứng nhận cũng có thể phẫu thuật không thành thạo vẫn
không đủ trình độ để làm các ca phẫu thuật phức tạp.


Tốn kém

Phẫu thuật thẩm mỹ chắc chắn sẽ làm “viêm màng túi” của bạn. Chi phí cho một
ca phẫu thuật làm đẹp thường rất đắt. Nếu bạn không muốn đùa giỡn với tính mạng
của mình, bạn cần tìm một bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao, nhưng theo đó thì chi
phí cũng tăng cao.

Nghiện chỉnh sửa

Các chuyên gia phát hiện, đối với một số phụ nữ, phẫu thuật một lần là chưa đủ.
Đầu tiên, có lẽ bạn chỉ muốn chỉnh sửa chiếc mũi một chút, nhưng sau khi thấy
mũi có vẻ đẹp hơn, bạn lại muốn xóa nếp nhăn, độn cằm, rồi nâng ngực. Việc mưu
cầu vẻ bề ngoài hoàn mỹ sẽ khiến một số phụ nữ mất tự chủ và cứ như thế đẩy họ
đi xa hơn đến lúc chính họ cũng không còn nhận ra khuôn mặt thật của mình.

×