Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU MẠNH

TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, NĂM 2021

download by :


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU MẠNH

TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LẠI VIẾT QUANG



HÀ NỘI, NĂM 2021

download by :


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 6
Chương 1 ............................................................................................................... 7
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁP LUẬT .............. 7
VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ................................................ 7
1.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ. .................................................................................................... 7
1.2. Khái quát lịch sử quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiên giao thơng đường bộ trong pháp luật hình sựViệt Nam. ............................. 13
Chương 2 ............................................................................................................. 22
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .................................................. 22
2.1. Quy định về tội phạm ................................................................................... 22
2.2.Quy định về hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ ............................................................................................................. 26
Chương 3 ............................................................................................................. 34

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ
GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐÚNG PHÁP LUẬT ................................................. 34

download by :


3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên. .......................................................................... 34
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật. ......................................... 57
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 70

download by :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật Hình sự.
NQ HĐTPTANDTC: Nghị quyết hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
VKSNDTC: Viện kiểm sốt nhân dân tối cao.
TANDTC: Tịa án nhân dân tối cao.
TT- BGTVT: Thông tư - bộ giao thơng vận tải.
UBND: Ủy ban nhân dân.
ATGT: An tồn giao thơng.
TAND: Tịa án nhân dân.
TT- BCA: Thơng tư bộ công an.

download by :



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an tồn giao thơng có những
diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng về cả số lượng
và mức độ nghiêm trọng. Mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng chục ngàn vụ tai
nạn giao thông lớn nhỏ, làm chết và bị thương hàng ngàn người, thiệt hại về tài
sản hàng tỉ đồng. Trong đó, số vụ tai nạn giao thông đường bộ luôn chiếm tỷ lệ
chủ yếu gây nên nhiều thiệt hại rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội ln được coi là một
trong những nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, là yếu tố quyết định
cho sự phát triển của đất nước. Do đó, cơng tác phịng ngừa và đấu tranh phịng
chống tội phạm có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là các tội phạm vi phạm
về trật tự an tồn giao thơng đường bộ. Trước tình hình tai nạn giao thông
đường bộ hiện nay, nhiều giải pháp và biện pháp xử lý nhằm hạn chế tai nạn và
hậu quả do tai nạn gây ra đã được đề ra. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp
hành chính, kinh tế, giáo dục, thuyết phục thì biện pháp hình sự được coi là một
trong những biện pháp quan trọng, cần thiết bằng việc hồn thiện pháp luật hình
sự và tổ chức thực hiện pháp luật một cách hiệu quả. Bởi vậy, mặc dù Điều 260
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có một số thay đổi, bổ
sung quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự năm 2009 nhưng các quy định này
vẫn cịn bộc lộ những hạn chế, bất cập khi áp dụng trong thực tiễn, dẫn đến việc
xử lý hình sự đối với các hành vi phạm tội không công bằng và chính xác nên
cần được tiếp tục nghiên cứu hồn thiện.
Thái Ngun là tỉnh có nhiều tuyến đường giao thơng huyết mạch đi qua
và nhiều tuyến đường nhánh giao thông khác nhau, với mật độ xe lưu thông lớn,
mặc dù đã có đổi mới với nhiều dự án đầu tư cho việc phát triển giao thông vận
tải ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đang chú trọng
phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quy hoạch, giải tỏa các điểm nóng
1


download by :


về giao thông. Mật độ người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng
đông, việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông
được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, khắc phục, hạn chế tai nạn giao
thông. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng về phương tiện
tham gia giao thơng, tình hình vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong những năm gần đây vẫn diễn ra rất phức tạp, gây nên những thiệt hại
nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân. Mặt khác, thực
tiễn thời gian qua cho thấy việc áp dụng pháp luật trong xử lý hình sự đối với
các hành vi phạm tội khi tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyễn vẫn cịn có những thiếu sót.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tội vi phạm các quy định
về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” để làm
luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ luôn là một vấn
đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong những năm gần đây, ở
nước ta, vấn đề tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ đã
được tiếp cận, nghiên cứu và khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau như:
Tác giả Ngô Huy Ngọc với luận văn thạc sỹ luật học năm 2018 có chủ đề
«Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an tồn giao thơng
tại thành phố Hà Nội».
Tác giả Nguyễn Văn Mận với luận văn thạc sỹ luật học năm 2018 có chủ
đề «Đặc điểm hình sự tội vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải
đường bộ».
Tác giả Mai Văn Đức với luận văn thạc sỹ luật học năm 2018 có chủ đề,
«Nghiên cứu tình hình an tồn giao thơng đường bộ và biện pháp khắc phục».

2

download by :


Tác giả Nguyễn Thị Hà với luận văn thạc sỹ luật học năm 2017 có chủ đề
«Thực trạng cơng tác điều tra, xử lý tai nạn giao thông của lực lượng cảnh sát
giao thông, giải pháp cải tiến lề lối làm việc và nâng cao hiệu quả».
Tác giả Nguyễn Huy Bằng với luận văn thạc sỹ luật học năm 2018 có chủ
đề «Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ
ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay».
Tác giả Vũ Anh Dũng với luận văn thạc sỹ luật học năm 2018 có chủ đề
« Quản lý Nhà nước về trật tự an tồn giao thơng đường bộ. Thực trạng và giải
pháp tỉnh Hải Dương », luận văn cao cấp lý luận chính trị của, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội…và nhiều cơng trình khoa học của nhiều tác
giả khác.
Tác giả Nguyễn Thị Thủy với cơng trình nghiên cứu được đăng tải trên
Tạp chí Tịa án năm 2018 có chủ đề «Tăng cường xử lý tội phạm trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở tỉnh Hưng Yên hiện nay».
Tác giả Hoàng Hồng Hà với cơng trình nghiên cứu được đăng tải trên Tạp
chí Kiểm sát năm 2019 có chủ đề «Tình Hình tội phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ ở tỉnh Hải Phịng».
Nhìn chung, các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung vào lĩnh vực tội vi
phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ một cách khái quát, cũng
như lý luận về hoạt động điều tra xử lý tai nạn giao thơng nói chung, mà chưa
có đề tài nào nghiên cứu gắn với một tỉnh có đặc điểm như tỉnh Thái Nguyên và
nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung

năm 2017 trên hai phương diện tội phạm và hình phạt đối với hành vi phạm tội
tham gia giao thông đường bộ đối chiếu với thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh
3

download by :


Thái Nguyên để phát hiện những hạn chế, bất cập để từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hồn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện quy
định của pháp luật.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm:
- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến tội vi phạm quy định về tham
gia giao thơng đường bộ trong đó làm rõ các khái niệm liên quan như: “quy
định tham gia giao thông đường bộ”, “vi phạm quy định tham gia giao thông
đường bộ”, “tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến hình phạt áp dụng đối với tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ bao gồm loại hình phạt,
mức hình phạt, khung hình phạt…
- Thu thập các số liệu và phân tích, đánh giá thực trạng việc xử lý tội vi
phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Thái
Nguyên trên các phương diện số nguồn tin thụ lý, số khởi tố, số kết thúc điều tra
đề nghị truy tố, số vụ án được đưa ra xét xử, số vụ án đình chỉ, tạm đình chỉ, số
bị cáo bị áp dụng loại hình phạt, mức hình phạt…
- Phát hiện bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật liên quan đến tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và những nguyên nhân của
những bất cập, hạn chế đó từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp hoàn thiện pháp luật và những biện pháp
tổ chức thực hiện quy định của pháp luật trong việc xử lý tội phạm vi phạm các
quy định về tham gia giao thông đường bộ, trong đó có những giải pháp gắn với

thực tiễn tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
4

download by :


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật liên quan
đến tội phạm, hình phạt gắn với tội vi phạm các quy định về tham gia giao
thông đường bộ và thực tiễn xử lý tội phạm này của các cơ quan tố tụng tỉnh
Thái Nguyên.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian nghiên cứu các tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ trong phạm vi địa bàn tỉnh Thái Nguyên được các cơ quan tố
tụng thụ lý, giải quyết (Không nghiên cứu đối với các vụ án do các cơ quan tố
tụng trong quân đội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thụ lý giải quyết).
Về thời gian nghiên cứu các số liệu thu thập để nghiên cứu, xem xét, đánh
giá trong vòng 03 năm từ năm 2018 đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1 Cơ sở lý luận.
Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước gắn
với đường lối giải quyết các vụ án hình sự.
5.2 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận
văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp tổng
hợp, phân tích, so sánh…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Luận văn phân tích và làm sâu sắc, phong phú thêm những vấn đề lý luận
về tội phạm và hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng

đường bộ dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.

5

download by :


Luận văn mơ tả và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý tội
phạm vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh
Thái Nguyên.
Luận văn sẽ đưa ra các đề xuất, phương hướng và giải pháp giúp các cơ
quan chức năng tham khảo vận dụng nhằm từng bước hoàn thiện, nâng cao chất
lượng trong quá trình giải quyết các vụ án đối với tội vi phạm các quy định về
tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tại tỉnh Thái Nguyên.
Luận văn cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ sở đào tạo và
những nhà hoạt động thực tiễn có liên quan đến việc giải quyết các vụ án hình
sự.
7. Kết cấu của luận văn.
Chương 1: Các vấn đề lý luận và khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Chương 2: Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên và giải pháp bảo đảm đúng pháp
luật.

6

download by :



Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ.
1.1.1. Khái niệm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Giao thông là hoạt động đi lại của con người được thực hiện một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện đi lại, hay có thể hiểu theo nghĩa
chung nhất giao thông là sự dịch chuyển của người, hàng hố và phương tiện
trong khơng gian và theo thời gian, trong q trình di chuyển này phương tiện
hàng hố và hành khách có thể di chuyển hoặc đứng im tương đối. Để chỉ các
cơng trình giao thơng phục vụ phương tiện trong quá trình di chuyển người ta
dùng thuật ngữ: “đường giao thông”, tập hợp các đường giao thông tạo thành
mạng lưới giao thơng. Và nó bao gồm các loại hình: giao thơng đường bộ, giao
thơng đường sắt, giao thơng đường thuỷ, giao thơng đường hàng khơng. [4]
Trong đó, giao thông đường bộ là một phần quan trọng trong hệ thống giao
thơng vận tải. Một cách khái qt thì giao thông đường bộ là sự tham gia của
người và các phương tiện giao thông trên đường bộ. Trong đô thị, giao thông
đường bộ bao gồm các đường xe cơ giới như ô tô, xe máy; các loại đường dành
cho xe thơ sơ như xe đạp, xe xích lơ, xe xúc vật kép và người đi bộ.
Đường giao thông đường bộ gồm đường cao tốc, đường quốc lộ, đường
nhập thành, đường nội bộ trong các khu ở… và cơng trình giao thông đường bộ
gồm các bến xe, bãi đỗ xe, quảng trường, các trạm kỹ thuật giao thơng…
Trật tự an tồn giao thông là một lĩnh vực quan trọng của trật tự an tồn xã
hội, có mối quan hệ nhân quả và khơng tách rời trật tự an tồn xã hội. Về nhận
thức, thói quen và tâm lý của người tham gia giao thơng cũng chính là của con
7


download by :


người tham gia các hoạt động kinh tế xã hội ở mỗi thời kỳ cụ thể. Kỷ cương
trong quản lý kinh tế xã hội cũng có ý nghĩa quyết định trật tự kỷ cương trong
giao thơng, vì “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
Trật tự an tồn giao thơng lĩnh vực có tính xã hội sâu rộng, bảo đảm cuộc
sống bình an và hạnh phúc cho mọi người, cho mọi nhà. Thiệt hại do tai nạn
giao thông gây ra về người và của cải là rất lớn và hiện nay đang gia tăng.
Những người bị thương vong phần lớn là những người lao động chính, nên để
lại nhiều gánh nặng lâu dài cho nhiều gia đình và xã hội. Vì vậy, bảo đảm trật tự
an tồn giao thông là một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền
vững. [5]
Các loại hình phương tiện tham gia giao thông đường bộ rất đa dạng và
phức tạp. Lượng vận chuyển nhỏ hơn so với các loại hình giao thơng đường
thủy, đường sắt... Hiện nay, giao thông vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lưu
thông hàng hố, phương tiện, đối tượng tham gia giao thơng lớn nhất, chi phí
cho giao thơng đường bộ cũng là chi phí lớn nhất, lâu dài và ổn định nhất, nhu
cầu phát triển giao thông đường bộ cũng to lớn nhất, giao thơng đường bộ có ở
trên mọi địa hình, khu vực...và liên quan tới mọi tầng lớp nhân dân, chủ thể
tham gia giao thông đông đảo nhất. Hoạt động giao thơng đường bộ ln chứa
đựng trong mình những nguy hiểm lớn như ùn tắc giao thông, tai nạn giao
thông, ô nhiễm môi trường.
Theo Luật giao thông đường bộ “người tham gia giao thông” gồm: người
điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người
điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, được
hiểu là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã không
thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định pháp luật giao
thông đường bộ trong việc điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ, trong

đó phương tiện giao thơng đường bộ bao gồm:
8

download by :


Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: gồm xe ôtô, máy kéo, xe mô tô
hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới
dùng cho người tàn tật.
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: gồm các loại xe không di chuyền
bằng sức động cơ như: xe đạp, xe xích lơ, xe súc vật kéo và các loại xe tương
tự.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại gồm tội
phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đối với
tội ấy là phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù đến 3 năm; tội phạm nghiêm
trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy từ trên 3
năm đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là trên 7 năm đến 15 năm tù và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy từ
trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm tội vi phạm quy định về

tham gia giao thông đường bộ như sau:
“Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là một trong số
những tội phạm được quy trong Bộ luật hình sự quy định về hành vi nguy hiểm
9

download by :


cho xã hội của người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
khi di chuyển trên đường bộ đã không tuân thủ các quy tắc tham gia giao thông,
các quy tắc điều khiển giao thông mà pháp luật quy định nên đã gây ra những
thiệt hại đáng về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác và vì vậy họ sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị áp dụng một trong số những hình phạt
chính, đồng thời có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp tư pháp mà
Bộ luật hình sự quy định”[4]
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ”.
Khách thể của tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ:
Khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là:
quy định của Nhà nước về an tồn giao thơng đường bộ, đó là những quy định
nhằm đảm bảo an tồn giao thơng vận tải, đảm bảo cho hoạt động vận tải đường
bộ được thơng suốt, được tiến hành bình thường, và bảo vệ an tồn tính mạng,
sức khỏe của công dân, bải vệ tài sản của Nhà nước, của các tổ chức và tài sản
của công dân.
Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ
và gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.
Chỉ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ có
tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm

trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn
đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời mới bị
coi là phạm tội hình sự. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tham gia
giao thơng đường bộ mà khơng có tính chất nguy hiểm, khơng gây thiệt hại cho
người khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
10

download by :


Mặt khách quan của tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ:
Hành vi khách quan: Người phạm tội có hành vi vi phạm các quy định về
tham gia giao thông đường bộ, cụ thể: đi quá tốc độ, chở quá trọng tải quy định,
tránh, vượt trái phép; đi không đúng tuyến đường, phần đường; vi phạm các quy
định khác về an tồn giao thơng đường bộ như chuyên chở người, hàng không
đúng số lượng, trọng tải quy định... Để xác định hành vi vi phạm các quy định
về tham gia giao thông đường bộ, phải căn cứ vào các quy định tại Luật giao
thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
Phương tiện giao thơng đường bộ bao gồm các loại xe có động cơ (xe hơi,
máy kéo, tàu điện bánh hơi, xe gắn máy và các loại xe chuyên dùng khác) và
các loại xe thô xơ (xe thồ, xe đạp, xe được điều khiển bằng xúc vật: xe bò, xe
ngựa...). Người điều khiển phương tiện vận tải giao thông đường bộ là người
trực tiếp thực hiện chức năng vận hành phương tiện để phượng tiện chuyển
động và tham gia giao thông. [8]
Hậu quả: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ là tội
phạm có cấu thành vật chất. Vì vậy, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc đối với tội
này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thơng
đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại về tính mạng (làm chết người) hoặc gây thiệt
hại nghiêm trọng về sức khoẻ (gây thương tích), tài sản của người khác thì

khơng cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 126 Bộ
luật Hình sự. Trên thực tế, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người, thiệt hại về tài sản rất
nhiều. Hậu quả của tai nạn giao thông là một trong những căn cứ để xác định
trách nhiệm đối với người gây tai nạn.
Mối quan hệ nhân quả: Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao
thông đường bộ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả (tai nạn giao thông) gây thiệt
hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác. Nếu thiệt hại không phải do
11

download by :


hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ thì khơng cấu thành
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. [5]
Các dấu hiệu khách quan khác: Phương tiện giao thông đường bộ; địa điểm
(nơi vi phạm là cơng trình giao thơng đường bộ)… Việc xác định các dấu hiệu
khách quan này là rất quan trọng, là dấu hiệu để phân biệt giữa tội phạm này với
các tội khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giao thơng đường bộ thì
“Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.
Phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật giao
thông đường bộ gồm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện
giao thông thô sơ đường bộ”.
Chủ thể của tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
Theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 thì chủ thể của tội phạm này
có thể là bất cứ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự
điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ. Tuy nhiên, theo quy định của Luật
Giao thông đường bộ 2008 thì phương tiện giao thơng đường bộ chỉ bao gồm
phương tiện giao thông cơ giới đương bộ, phương tiện giao thơng thơ sơ đường
bộ (khơng có xe máy chuyên dụng). Quy định như thế dẫn đến không xử lý đối

với người điều khiển xe máy chuyên dụng và người đi bộ, người điều khiển, dẫn
dắt gia súc vi phạm các quy định trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây hậu
quả nghiêm trọng cho xã hội. Để khắc phục bất cập này, Điều 260 BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thay quy định “điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ” bằng quy định “tham gia giao thông đường bộ”ở tên gọi
và nội dung của điều luật để xử lý cả đối với người điều khiển xe máy chuyên
dụng và người đi bộ, người điều khiển, dẫn dắt gia súc vi phạm các quy định về
trật tự , an tồn giao thơng đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Mặt chủ quan của tội phạm:

12

download by :


Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý (do tự tin hoặc do
cẩu thả). Khi vi phạm các quy định về an tồn giao thơng đường bộ, người
phạm tội không thấy trước hậu quả xảy ra, mặc dù phải thấy trước và có thể
thấy trước hoặc tuy thấy rằng hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nhưng cho
rằng hậu quả đó sẽ khơng sảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Nếu người tham
gia giao thông đường bộ cố ý sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để gây
chết người hoặc gây thương tích cho người khác hay hủy hoại tài sản thì bị truy
cứu trách nhiệm về tội tương ứng (giết người, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài
sản…).
1.2. Khái quát lịch sử quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiên giao thông đường bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam.
1.2.1. Quy định về tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ trước khi ban
hành Bộ luật hình sự 1985.
1.2.1.1. Quy định về tội phạm.
Trước khi ban hành Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1985, việc xử lý hành vi

phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
được thực hiện theo quy định tại Bản sơ kết kinh nghiệm về đường lối xử lý tội
vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn (Công văn số 949 -NCPL ngày
25/11/1968 của Toà án nhân dân tối cao). [1]
1.2.1.2. Quy định về hình phạt
Theo quy định tại Bản sơ kết kinh nghiệm của Toà án nhân dân tối cao về
đường lối xử lý tội vi phạm luật lệ giao thơng gây tai nạn, thì:
Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn xâm phạm nền an tồn giao
thơng, một bộ phận của nền trật tự, trị an vốn thuộc loại tội khinh xuất. Đối với
loại tội này, cần xác định chắc chắn là có hành vi phạm luật lệ giao thơng, có
hậu quả tác hại cụ thể do hành vi phạm tội gây nên. Đường lối xử lý đối với
người phạm tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn được quy định như sau:
13

download by :


“trừng trị thích đáng đối với những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức
đối với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp với thận trọng
để xem xét đầy đủ mọi tình tiết một cách tồn diện”.
Đến năm 1976, Chính phủ ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976
quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự cơng cộng, an
tồn công cộng và sức khoẻ của nhân dân. Tại Điều 9 của Sắc luật này có quy
định “tội xâm phạm đến trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng và sức khoẻ của
nhân dân”. [1]
1.2.2. Quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ theo Bộ luật hình sự 1985.
1.2.2.1. Quy định về tội phạm.
Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hành vi vi phạm các quy định
về an toàn giao thông vận tải, nên phạm vi xác định hành vi vi phạm rộng hơn,

kể cả người không điều khiển phương tiện giao thông cũng vi phạm, nay tội
phạm này chỉ quy định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ nên phạm vi xác định hành vi vi phạm có hẹp hơn.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là
không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an tồn giao thơng
đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi khơng có chướng ngại vật phía
trước, khơng có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy
trước khơng có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải (khoản 2 Điều 14
Luật giao thông đường bộ).
Như vậy, việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ
luật hình sự mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật giao thông đường bộ và
các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. [1]

14

download by :


1.2.2.2. Quy định về hình phạt.
Tội vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải được quy định
tại Điều 186 Bộ luật hình sự 1985, theo đó:
- Người nào điều khiển phương tiện giao thông vận tải mà vi phạm các quy
định về an tồn giao thơng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường
không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
cải tạo khơng giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
Đi quá tốc độ, trở quá trọng tải quy định, tránh, vượt trái phép;
Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay và độ cao
quy định;

Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm:
Điều khiển phương tiện giao thông vận tải mà không có bằng lái; trong khi
say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác;
Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp
người bị nạn.
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến
hai mươi năm.
- Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng nếu được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ
đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. [1]

15

download by :


1.2.3. Quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ theo Bộ luật hình sự 1999.
1.2.3.1. Quy định về tội phạm.
Khách thể của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ”:
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ
và bị các hành vi phạm tội xâm phạm đến. Theo luật hình sự Việt Nam, những
tội thuộc nhóm tội xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ được quy định tại
chương XIX của Bộ luật hình sự 1999 là những tội có khách thể chung là trật tự
an tồn giao thơng đường bộ, quan hệ tính mạng, sức khỏe và quan hệ tài sản.
Cũng như các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ khác, tội phạm
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định

tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999, trực tiếp xâm phạm đến sự hoạt động bình
thường của các phương tiện giao thông đường bộ, xâm phạm đến quan hệ tính
mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nước, của các tổ chức và công
dân. [2]
Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 là một quy phạm viện dẫn, nó khơng
trực tiếp chỉ ra những quy định cụ thể nào về an tồn giao thơng đường bộ có
thể bị vi phạm. Do đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm
thì các cơ quan tố tụng cần phải xác định rõ những quy định cụ nào về an tồn
giao thơng đường bộ đã bi xâm hại theo quy định tại “Điều lệ trật tự an tồn
giao thơng đường bộ và trật tự an tồn giao thơng đơ thị”. Đối tượng tác động
của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là
các loại phương tiện giao thông đường bộ nói chung, bao gồm các loại xe có
gắn động cơ (ô tô các loại, máy kéo, xe chuyên dùng, xe gắn máy…), các loại
xe thô sơ (xe đạp, xe cải tiến, xe tự chế…) do người điều khiển hoặc do súc vật
kéo. Tất cả các loại phương tiện này dù của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân
16

download by :


trong nước hoặc nước ngoài hay của các Tổ chức quốc tế, khi đã tham gia vào
hoạt động giao thông trên các tuyến đường bộ của Việt Nam thì đều phải tuân
thủ những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về an tồn giao thơng
đường bộ. [2]
Mặt khách quan của tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ":
Yếu tố tiếp theo trong cấu thành tội phạm là mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế
giới khách quan.
Nghiên cứu mặt khách quan của tội “Vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ” chúng ta cần phải xem xét một cách toàn
diện từ hành vi khách quan với hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả mà nó gây ra.
Hành vi khách quan của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ":
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ. Điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ là hành vi trực tiếp thực hiện các chức năng điều khiển sự vận động
của phương tiện giao thông đường bộ.
Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 khơng nêu rõ những hành vi như thế nào là
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, do đó, để
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 thì cần phải xác
định những quy định cụ thể nào bị vi phạm văn cứ vào “Điều lệ trật tự an tồn
giao thơng đường bộ và trật tự an tồn giao thông đô thị”. Như vậy nghĩa là việc
xác định hành vi vi phạm các quy định về điều kkhiển phương tiện giao thông
đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự mà cịn phải
17

download by :


căn cứ vào các quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng
dẫn khác của cơ quan có thẩm quyền. [2]
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội “Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ”:
Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chỗ, tội phạm đã gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.
Sự gây thiệt hại này là một trong những nội dung biểu hiện của yếu tố mặt
khách quan trong cấu thành tội phạm đó là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của

hành vi khách quan.
Trong cấu thành tội phạm của tội “Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ”, thiệt hại nghiêm trọng xảy ra hậu quả của
hành vi khách quan là một dấu hiệu bắt buộc. Hành vi vi phạm chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự nếu đã gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về
sức khỏe tài sản của người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều
luật (hành vi vi phạm có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời). Còn lại, nếu hành vi xâm phạm đến
an tồn giao thơng đường bộ thơng đường bộ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 202 BLHS thì bị
xử phạt hành chính.
Hậu quả nghiêm trọng trong cấu thành tội phạm của tội “Vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” được hướng dẫn cụ thể
trong Nghị quyết số 02/2003/NQ HĐTPTANDTC ngày 17/04/2003 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật Hình sự 1999 như sau:
Làm chết một người;
Gây tổn hại sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên;
18

download by :


Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của dưới
31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 41% đến 100%;
Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thưong tật từ 21% đến
30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới
năm mươi triệu đồng;
Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của tật của

mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ
30% đến 40%và cịn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng;
Gây thiệt hại về tài sản có giá tị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm
trăm triệu đồng. [2]
Chủ thể của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ”:
Chủ thể của tội phạm theo luật Hình sự Việt Nam hiện hành chỉ có thể là
con người cụ thể. Nhưng khơng phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội
phạm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Hình sự. Để xác định một người
có phải là chủ thể của tội phạm hay không ta cần xem xét hai điều kiện, là
những dấu hiệu bắt buộc của chủ thể của tội phạm, đó là năng lực trách nhiệm
hình sự và độ tuổi.
Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cấu thành để có thể xác định
con người có thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ những
người nào có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm.
Luật Hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định như thế nào là có năng
lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều
12 BLHS 1999) và quy định thế nào là trường hợp trong tình trạng khơng có
năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 BLHS 1999). Do đó có thể hiểu rằng:
Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật Hình sự Việt Nam là người đã
19

download by :


đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và khơng thuộc trường hợp ở trong trạng
thái khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó thì người chưa đủ 14 tuổi
và người ở trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự khơng phải
là chủ thể của tội phạm nói chung.

Đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ”, chủ thể của tội phạm là chủ thể thường. Bất kỳ người nào từ đủ 16
tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự, trực tiếp điều khiển phương tiện
giao thơng đường bộ, trong đó bao gồm cả người trực tiếp điều khiển các
phương tiện thô sơ đường bộ.
Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 khơng miêu tả dấu hiệu và không nêu khái
niệm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”,
tuy nhiên qua sự nghiên cứu, phân tích cấu thành tội phạm và qua thực tiễn xét
xử thì có thể hiểu: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ” là hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm
quy định về an toàn giao thơng đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. [2]
1.2.3.2. Quy định về hình phạt.
Tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”
theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 quy định 4 khung hình phạt:
Khung 1: Quy định hình phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm
năm trong trường hợp người phạm tội gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại
nghiêm trọng về sức khỏe và tài sản của người khác và khơng có tình tiết định
khung tăng nặng.
Khung 2: Quy định hình phạt tù từ ba năm đến mười năm áp dụng đối với
người phạm tội trong trường hợp có một trong các tình tiết định khung tăng
nặng theo quy định tại Khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999.
20

download by :


×