Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Cà Mau (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.34 KB, 101 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC LAN

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC LAN

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 8380104

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THANH DƯƠNG

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN



Tác giả xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Cà Mau”
là hoàn toàn trung thực, không trùng lập với các đề tài khác trong cùng lĩnh
vực. Các trích dẫn và số liệu trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận
văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả dướ i sự hướng dẫn khoa

học của PGS. TS. Nguyễn Thanh Dương.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT

NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ ...................................................................................................... 6

1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ........................ 6
1.2. Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ......... 8
1.3. Khái quát lý luận định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ .......................................................................... 13
1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ ........................................................................................................... 16

Tiểu kết Chương 1............................................................................................. 22
Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI


VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ..................................................................... 24

2.1. Tình hình tổ chức lực lượng cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp tỉnh Cà Mau.............. 24
2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2013 - 2017 ............................................................... 27

2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2013 - 2017........................................... 42

2.4. Nhận xét, đánh giá chung thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm
2013 - 2017 ........................................................................................................ 51
Tiểu kết Chương 2............................................................................................. 58
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT
ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU .................................. 59

3.1. Cần hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn pháp luật.............................................. 59


3.2. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành .............................................. 68
3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho những người

tiến hành tố tụng ................................................................................................. 72
3.4. Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp trong quá trình định tội danh và quyết định
hình phạt ............................................................................................................ 75
Tiểu kết Chương 3............................................................................................. 78
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGTĐB

: An toàn giao thông đường bộ

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

CQCSĐT

: Cơ quan cảnh sát điều tra

CQĐT

: Cơ quan điều tra

CQTHTT

: Cơ quan tiến hành tố tụng

CTTP


: Cấu thành tội phạm

CTTPCB

: Cấu thành tội phạm cơ bản

ĐTD

: Định tội danh

GTĐB

: Giao thông đường bộ

HĐXX

: Hội đồng xét xử

PTGTĐB

: Phương tiện giao thông đường bộ

QĐHP

: Quyết định hình phạt

TAND

: Tòa án nhân dân


TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TGGTĐB

: Tham gia giao thông đường bộ

THTT

: Tiến hành tố tụng

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Lực lượng cảnh sát điều tra án hình sự hai cấp của tỉnh Cà Mau
Bảng 2.2: Lực lượng cán bộ công chức tại Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Cà Mau.
Bảng 2.3: Lực lượng cán bộ công chức tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Cà Mau .
Bảng 2.4: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2013 - 2017.
Bảng 2.5: Số liệu, tỷ lệ tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ so với tổng số vụ án đã xét xử từ năm 2013 - 2017.
Bảng 2.6: Số liệu các bị cáo bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ theo khung hình phạt từ năm 2013 - 2017.
Bảng 2.7: Loại hình phạt đối với các bị cáo xét xử theo Điều 202 Bộ luật hình sự.
Bảng 2.8: Hình phạt đối với các bị cáo xét xử khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự.
Bảng 2.9: Hình phạt đối với các bị cáo xét xử khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự.
Bảng 2.10: Số liệu các bị cáo bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ có kháng cáo và bị kháng nghị năm 2013 - 2017.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của Tổ Quốc có 3 mặt giáp biển nên có vị

trí chiến lược quan trọng về quốc phòng. Cà Mau phát triển giao thông kết hợp phát
triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. Các tuyến đường ven biển, đường đấu
nối từ trung tâm tỉnh đến các cụm kinh tế ven biển từng bước được đầu tư phát
triển. Phong trào xây dựng nông thôn mới đường ô tô về đến các trung tâm xã được
nhiều địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện . Đi đôi với sự phát triển của mạng
lưới giao thông là các phương tiện giao thông đường bộ ngày càng gia tăng về số
lượng, chủng loại, mật độ lưu thông đã giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa,
giao thương kinh tế giữa Cà Mau với các tỉnh vùng lân cận dễ dàng, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh hiệu quả từ việc phát triển giao thông mang lại thì tình hình tai nạn
giao thông đường bộ trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Cà Mau có xu hướng
gia tăng gây thiệt hại đến tính mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thiệt
hại về tài sản của người khác. Nguyên nhân của các vụ tai nạn phần lớn là do những
người tham gia giao thông thiếu ý thức, không tuân thủ luật giao thông như: điều
khiển xe không chú ý quan sát, đi bên trái đường, điều khiển phương tiện tham gia
giao thông khi đã uống rượu bia.
Trong những năm qua đã có rất nhiều vụ án giao thông đường bộ được đưa
ra xét xử một cách nghiêm minh. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để răn

đe, trừng trị các chủ thể có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông. Tuy
nhiên, qua thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội phạm này còn bất cập, khó khăn,
vướng mắc, mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn nhưng chưa đầy đủ và kịp thời.
Vì vậy, để nhận thức và áp dụng pháp luật đúng đối với tội phạm này chúng ta phải
kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn xét xử, tìm ra nguyên nhân khó
khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật từ đó đề ra giải pháp để nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ nhằm xử lý nghiêm người phạm tội, góp phần đấu tranh, phòng chống tội

1


phạm này trên địa bàn tỉnh Cà Mau, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính vì
vậy học viên chọn đề tài “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ
thực tiễn tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
đã có một số công trình khoa học nghiên cứu được công bố, điển hình như:
1) Lê Đăng Doanh, Cao Thị Oanh (chủ biên) và Tập thể tác giả (2017), Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Tập 1, Chương XXI Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Hồng Đức, Hà Nội;
2) PGS.TS. Trần Minh Hưởng (chủ biên) và Tập thể tác giả (2014), Bình
luận khoa học Bộ luật hình sự, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng, Nxb Hồng Đức, Hà Nội;
3) ThS. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình
sự - Phần các tội phạm, Tập VII - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh;
4) GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2001), Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam, Chương X – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Phần
các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nộ i;

5) Nguyễn Văn Tiến (2017), Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang, Luận văn
thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội;
6) Huỳnh Minh Tính (2016), Chứng cứ trong các vụ án xâm phạm trật tự, an
toàn giao thông từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã
hội;
Ngoài ra, còn một số bài viết, bài báo khoa học viết về vấn đề tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên
cứu từ thực tiễn tỉnh Cà Mau. Do đó, đề tài “Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Cà Mau” là đề tài mới, không trùng với bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.

2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, làm rõ những quy định của pháp luật về tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ, những mặt làm được, những hạn chế,
thiếu sót trong thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt về tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lượng định tội danh và quyết định hình phạt về tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung các nhiệm vụ

sau:
+ Phân tích khái niệm, các yếu tố cấu thành tội phạm, nhận thức chung về

định tội danh và quyết định hình phạt cũng như các quy định của pháp luật hình sự
về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

+ Phân tích, đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ
năm 2013 đến năm 2017. Những hạn chế, thiếu sót, vướng mắc trong thực tiễn và
nguyên nhân của nó.

+ Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định
hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh Cà Mau.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hình sự về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, thực tiễn định tội danh và
quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình tội vi phạm quy định về tham gia

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×