Tác dụng chữa bệnh của
cây cần tây
Cần tây hiện đang được xem như một loại rau thơm ngon, dễ sử dụng,
dễ sản xuất. Không chỉ giàu khoáng chất, vitamin và dinh dưỡng, trong
cần tây còn có một lượng lớn các chất kích thích tố và tinh dầu, nên nó
được đánh giá là một thảo dược quan trọng trong đời sống.
Kết quả phân tích trong 100g lá cần tây có chứa 88% nước, 6,3% protein,
0,6% lipit, 2,1% chất khoáng tố vi lượng như canxi, phốtpho, sắt, 1,4% chất
xơ và 1,6% đường, lượng calorie chỉ có 37%.
Tinh dầu trong cần tây có tác dụng điều hoà hệ thần kinh trung ương, an
thần. Hạt rau cần giúp chống đầy hơi, sình bụng, kích thích bài tiết và làm
tăng lượng nước tiểu. Nó còn có tác dụng gia tăng sự ham muốn tình dục.
Cần tây - một loại thực phẩm có tác dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.
Trước rau sau thuốc
Bệnh phong thấp và gout: Các nguyên tố kiềm trong cần tây có tác dụng
trung hoà các chất axít, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do
axít tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong
thấp và bệnh gout. Lấy hạt đun lấy dịch chiết rồi uống mỗi ngày sẽ có hiệu
quả cao hơn dùng lá tươi.
Viêm dây thần kinh: Uống dịch ép từ 100g rau cần phối hợp dịch ép củ
càrốt tươi có thể giúp cải thiện được bệnh viêm dây thần kinh, chứng bệnh
gây ra do sự thoái hoá lớp vỏ bọc các dây thần kinh. Phương thuốc này giúp
giảm các triệu chứng đau đớn và ngăn chặn sự thoái hoá trên.
Cây cần tây có rất nhiều tác dụng
Các rối loạn về máu: Cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên
uống dịch ép rau cần và càrốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng
bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…
Bệnh đường hô hấp: Hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được
dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.
Rối loạn tiêu hoá: Một muỗng hạt cần tây ngâm trong một ly sữa trong 5 –
6 giờ, sau đó nghiền hạt trong sữa và uống sẽ giúp trị các chứng rối loạn tiêu
hoá như đầy hơi, sình bụng.
Ngừa sỏi thận: Ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
Suy nhược cơ thể, nâng cao “bản lĩnh đàn ông”: Lấy một muỗng bột rễ
rau cần tây khô hoà chung một muỗng mật ong, uống hai lần mỗi ngày sẽ
giúp bồi bổ cơ thể ở người trưởng thành, tăng khả năng hưng phấn trong
chuyện chăn gối và chống rối loạn cương ở người lớn tuổi.
Mất ngủ kinh niên: Nước ép rau cần trộn chung với một muỗng mật ong
làm thành thức uống ngon miệng, uống mỗi tối trước khi lên giường sẽ giúp
thư giãn để đi vào giấc ngủ êm ái.
Huyết áp cao: Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với
các loại rau khác), nhiều axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều
loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng
cường khả năng miễn dịch và bổ não. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng
minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tuỳ theo liều
lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.
Viêm khớp cấp: Cần tây hữu hiệu trong việc cắt cơn đau viêm khớp. Để có
hiệu quả tối đa, lấy lá cần tươi ép dịch chiết rồi uống trong ngày 2 – 3 lần
(chỉ dùng lá không lấy cọng).
Ngừa sâu răng, chữa cảm cúm: Nhai lá hoặc hạt rau cần.
Chỉ nên mỗi ngày một nhánh
Cần tây có thể ăn sống như xà lách, hoặc chế biến chung với các loại rau củ
hoặc gia vị khác trong các món súp hoặc món hầm, xào thịt… Mỗi ngày ăn
một nhánh cần tây là đủ. Dù cần tây có nhiều công dụng hữu ích cho con
người, cũng cần chú ý các điều sau đây:
Không ăn thường xuyên với thịt bò hoặc lòng của gia cầm: vì ăn nhiều thịt,
ít rau rất dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout.
Chỉ nên ăn mỗi ngày 1 nhánh cần tây
Nên chọn lựa kỹ các cành lá trước khi dùng: những nhánh khô giòn nên loại
bỏ, chỉ dùng những phần xanh tươi của thân lá vì còn giữ được nhiều
vitamin.
Rau cần có thể làm sảy thai khi sử dụng liều lượng cao (dịch ép trên 500g) vì
gây co thắt mạnh ở cơ tử cung. Do đó, phụ nữ đang mang thai cần cẩn thận
khi ăn rau cần.
Nam giới không nên lạm dụng: rau cần tuy giúp giữ vững phong độ của các
đấng mày râu nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hiệu quả ngược với mong muốn!