Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Công dụng trị bệnh của cây bán hạ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.18 KB, 14 trang )

Công dụng trị bệnh của cây bán hạ

Xuất xứ: Bản Kinh. Tên Hán Việt khác: Thủy ngọc, Địa văn, Hòa cô, Thủ
điền, Thị cô, Dương nhãn bán hạ, Trỉ mao ấp, Trỉ mao nô ấp, Bạch bang kỷ tử,
Đàm cung tích lịch, Lão nha nhãn, Thiên lạc tinh, Dả vu đầu,...

Mô tả:
Bán hạ là loại thân củ. Củ hình tròn cầu hoặc tròn dẹt. Lá có cuống dài, về
mùa xuân cây mọc 1-2 lá, dài 3-33cm, lá đơn chia làm 3 thùy, tùy theo tuổi cây mà
lá mọc có khác nhau về hình dạng, cuống lá dài lá màu xanh, nhẵn bóng không có
lông, lúc cây còn nhỏ lá đơn, hình trứng hay hình tim, đuôi nhọn mép lá nguyên
hoặc hơi có làn sóng, gốc lá hình mũi tên, cây 2-3 tuổi lá có 3 thùy, hình bầu dục
hay hình kim phình giữa, hai đầu nhọn. Cây 2-3 tuổi mới có hoa, hoa hình bông nở
vào đầu mùa hạ, hoa có bao lớn, bao màu xanh, trong bao có hoa tự, hoa cái mọc ở
phía dưới, màu xanh nhạt, hoa đực mọc ở bên trên, màu trắng, đoạn trên cong hoa
đài nhỏ. Quả mọng hình bầu dục, dạng trứng.
Bào chế:
+ Vì Bán hạ dùng sống có độc, vì vậy khi dùng uống trong, cần phải bào
chế. Cách bào chế có Pháp bán hạ, Tô bán hạ (chế với váng sữa) ngoài ra còn có
Bán hạ khúc để dùng có tác dụng giải uất trừ đàm. Sau đây là các phép bào chế:
a- Bào chế Pháp Bán hạ: Lấy Bán hạ sạch ngâm nước chừng 10 ngày cho
đến khi bột trắng nổi lên thì vớt ra, rồi ngâm tiếp với Bạch phàn (cứ 50kg Bán hạ
cho 1kg Bạch phàn). Ngâm 1 ngày rồi lại thay nước, đến khi nhấm vào miệng
không còn cảm giác tê cay thì vớt ra, phơi trong râm (tránh nắng). Ngoài ra còn có
cách khác là gĩa dập Cam thảo hòa với nước vôi, lắng gạn bỏ cặn rồi để Bán hạ
vào ngâm. Quấy trộn hàng ngày đến khi màu vàng thấm đều vào bên trong vớt ra
phơi trong râm đến khô (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 8kg Cam thảo và 10kg vôi cục).
b- Bào chế Khương Bán hạ: Bán hạ đã được bào chế theo pháp Bán hạ như
trên, đến khi vị thuốc không còn tê cay thì xắt lát Gừng sống rồi cho Bạch phàn và
Bán hạ vào đun cho thấm. Lấy ra phơi qua cho ráo nước, cắt thành từng miếng
phơi khô (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 12,5 kg Gừng sống 6,5kg Bạch phàn)


c- Bào chế Thanh Bán hạ: Lấy Bán hạ đã biến chế theo Pháp bán hạ như
trên, đến khi vị thuốc không còn tê cay, thêm Bạch phàn và nước đun kỹ, lấy ra
phơi qua cho ráo nước ủ ấm rồi xắt thành phiến, lại phơi trong râm mát (Cứ 50kg
Bán hạ thì dùng 6,5kg Bạch phàn).
d-Bào chế Bán hạ khúc: Dùng Bán hạ sống đồ vào nồi nước, dùng một chút
phèn chua đun sôi ngâm 1 đêm, hôm sau lại đun nước khác để thay nước cũ đi,
làm 7 ngày 7 đêm như vậy, rồi phơi khô, tán bột. Dùng nước Gừng hòa với hồ làm
thành Bánh sao vàng.
+ Dùng Bán hạ 160kg, Bạch giới tử 80g, giấm chua 200g. Cho Bạch giới tử
gĩa nhỏ vào giấm khuấy đều, thêm Bán hạ vào ngâm trong 1 đêm. Lấy ra, rửa sạch
hết nhớt mà dùng.
+ Theo kinh nghiệm của huyện Đạt tỉnh Tứ xuyên biến chế như sau: Có thể
đem củ tươi chất đống ở trong nhà 10-15 ngày, sau lấy tay bóp vỏ củ tự bóc ra thế
là được. Ngoài ra để rút ngắn thời gian ủ có thể trộn thêm một ít tro, có thể rút
ngắn được nửa thời gian ủ. Ngoài ra có một biện pháp ủ nhanh nữa là dùng một số
lượng vôi vừa phải trộn lẫn đều với củ xếp đống ở một góc nhà, đống cao khoảng
17cm, ủ khoảng 1-1,5 ngày là có thể xát bỏ vỏ được. Sau khi ủ xong bỏ vào rổ
đầy, đem xuống chỗ nước chảy, lấy chân đạp sát, chân có đi dép cỏ, đạp cho tới
khi tróc hết vỏ, thành màu trắng là được, nhưng phải đề phòng da chân bị ngứa lở.
Ngoài ra còn có thể dùng chổi cứng hoặc que cứng đầu có buộc rạ hoặc lưỡi ngô
chọc vào rổ khoắng, trộn từ dưới lên, trong ra ngoài làm cho củ bị sát bong hết vỏ
ngoài. Nếu có 1 số củ bên ngoài chưa tróc hết thì có thể chọn ra, sát lại cho sạch,
nếu số lượng ít thì có thể lấy tay sát sạch, nhưng phải bôi thuốc hoặc dầu để chống
bị nhiễm độc. Sau khi qua giai đoạn sát bỏ vỏ là phơi khô, sau khi sát sạch vỏ
ngoài nên phơi nắng ngay, nếu bị mưa phải sấy khô, nếu không sẽ bị mốc thối.
Nếu dùng lửa sấy trước hết phải dùng lửa lớn cho củ bốc nóng tỏa hơn nước, lấy
vải khô lau nhẹ cho khô, trước khi củ khô hết nước không được trộn đảo, đến lúc
không còn giọt nước đọng, dùng lửa nhỏ để sấy cho khô kiệt. Nói chung sấy lúc
đầu lửa lớn, nhưng về sau nhỏ dần, như vậy phải qua một ngày đêm mới khô. Nếu
không có dụng cụ sao sấy có thể ngâm vào trong phèn chua bão hòa (nếu đã phơi

củ khô được một ít thì không cần đem ngâm, dùng Lưu hoàng xông, có thể chống
được mốc thối). Nên thay nước luôn để phòng thối, đến lúc nắng phơi khô. Trong
quá trình phơi khô, chú ý không dùng tay trộn đảo, tốt nhất là dùng que tre. Nếu
phơi khô mà màu da củ không được trắng thì có thể dùng Lưu hoàng xông 1 ngày
(Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 0,5kg Lưu hoàng), có thể làm củ trắng trong và trừ sâu
mọt, men mốc. Cứ 3-4 kg củ tươi có thể được 1kg củ khô.
Cách dùng:
Bán hạ qua nhiều khâu chế biến khác nhau, nên dùng cũng khác.
. Pháp Bán hạ dùng trong trường hợp táo thấp, hóa đàm.
. Khương Bán hạ dùng trong trường hợp giáng nghịch, chỉ ẩu.
. Bán hạ khúc dùng trong trường hợp kiện vị tiêu thực.
. Còn Bán hạ sống chỉ dùng bên ngoài ít khi dùng để uống.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo không được ẩm ướt, Bán hạ ít bị mối mọt. Nếu thấy mốc có
thể lấy nước rửa sạch phơi khô, dùng Lưu hoàng xông, phơi khô, cất như cũ.
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng cầm nôn: Bán hạ chế thành hoàn và nước sắc Bán hạ có tác
dụng cầm nôn. Cao lỏng Bán hạ, bột Bán hạ (chế với nhiệt độ cao) cũng có tác
dụng cầm nôn. Nhưng Bán hạ sống ngược lại, lại có tác dụng gây nôn.
+ Tác dụng giảm ho: Nước sắc Bán hạ cho mèo được gây ho nhân tạo uống,
có tác dụng giảm ho nhưng kém Codein. Thuốc cũng có tác dụng giảm ho nếu
chích vào tĩnh mạch. Chế phẩm của Bán hạ cho thỏ uống, có tác dụng làm giảm
bớt tiết nước miếng do chất Pilocarpine. Chế phẩm của Bán hạ cho chuột cống
được gây bụi phổi uống, kết quả phân tích tế bào chứng minh thuốc có tác dụng
làm chậm quá trình bệnh. Cho dùng thuốc càng sớm, kết quả càng tốt.
+ Bán hạ có tác dụng giải độc đối với trường hợp nhiễm độc Strychnin và
Acetycholin.
+ Protein Bán hạ với liều 30mg/kg đối với chuột nhắt, có tác dụng chống
việc có thai sớm. Bán hạ sống ngâm kiệt có tác dụng chống rối loạn nhịp tim đối
với súc cật thực nghiệm.

+ Cồn loãng hoặc nước ngâm kiệt Chưởng diệp Bán hạ (Pinellia pedatisect
Schott) có tác dụng ức chế rõ rệt đối với ung thư và tế bào Hela trên súc vật thí
nghiệm.
Thành phần độc của Bán hạ khó hòa tan trong nước, còn thành phần có tác
dụng cầm nôn và giảm ho có thể hòa ào nước nóng. Thành phần có độc không bị
phá hủy bởi nước Gừng đơn độc mà bị Bạch phàn (Phèn chua) làm cho hết độc.
Độc tính: Liều LD50 của Bán hạ sống chích vào màng bụng chuột là
13g/kg. Bán hạ sống uống quá liều dễ bị ngộ độc. Ăn Bán hạ sống miệng lưỡi có
cảm giác tê. Uống liều lớn làm cho miệng và họng có cảm giác tê, cay mạnh,
ngứa, nóng bỏng, sưng, tiết nước miếng, muốn nôn, nôn, nói ngọng, khan tiếng,
miệng há ra khó. Trường hợp nặng sẽ bị nghẹt thở, khó thở dẫn đến tử vong.
Tính vị:
+ Vị cay, tính bình.

×