Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Các yếu tố về độ phơi sáng của ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.41 KB, 10 trang )

Để chụp được bức ảnh, máy ảnh sẽ ghi lại những gì ánh sáng đi vào trong
từ ống kính. Có tất cả ba yếu tố ảnh hưởng đến lượng ánh sáng mà máy
ảnh sẽ ghi lại khi chụp.
1) 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phơi sáng
Bức ảnh được ghi lại khi ánh sáng đập vào bề mặt cảm biến
Để ghi một lượng sáng đúng mức, có ba yếu tố hay ba cách để máy ảnh điều
khiển lượng sáng đi vào này.
- Khẩu độ: kích thước của màn chắn hay lỗ cho ánh sáng đi qua có thể điều
chỉnh được. Lượng ánh sáng đi vào vì thế có thể nhiều hay ít khi đi vào bên trong
- Tốc độ: bằng cách đóng mở màn trập, độ dài của thời gian ánh sáng đi vào
được điều khiển
- Độ nhạy sáng của cảm biến: và độ nhạy với ánh sáng của cảm biến hình ảnh
có thể thay đổi
Thiết lập 3 yếu tố ảnh hưởng để có được sự phơi sáng đúng
Máy ảnh có 3 yếu tố để điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào trong. Nó giống như
việc điều chỉnh lượng nước khi bạn mở vòi nước vào cốc. Khi bạn vặn vòi, thì
luôn luôn, nước chảy càng nhiều trong cốc thì cốc đầy càng nhanh. Ngược lại,
nếu bạn mở vòi nhỏ, nước chảy ra yếu sẽ mất thời gian nhiều hơn để làm đầy
cốc.
Việc điều chỉnh với nước giống như bạn điều chỉnh khẩu độ của máy ảnh. Và độ
dài của thời gian mà nước chảy ra giống như là tốc độ của màn trập. Kích thước
của các cốc lại giống như độ nhạy sáng của cảm biến. Cốc càng to, thì càng cần
nhiều thời gian để nước đầy cốc (độ nhạy thấp hơn). Cốc càng nhỏ, thì sẽ mau
chóng đầy nước hơn( độ nhạy sáng cao). Lượng ánh sáng được nhận bởi máy
ảnh được gọi là “lượng phơi sáng”.
Để mô tả ba yếu tố phơi sáng, hãy tưởng tượng nước là ánh sáng.
Khẩu độ và tốc độ - Giả sử cốc nước đầy là tượng trưng cho lượng ánh sáng mà
bạn cần vừa đủ
Độ nhạy sáng – độ nhạy sáng thấp = cốc to, độ nhạy sáng cao = cốc nhỏ
2) Thay đổi chế độ đo sáng
Thay đổi chế độ đo sáng tại đây



Đo sáng toàn cảnh: Chế độ đo sáng tiêu chuẩn của đa số các máy ảnh. Chế độ
đo sáng đa năng hiệu quả với hầu hết các chủ thể.
Đo sáng 1 phần: Đo sáng một phần nhỏ ở khoảng giữa khung ngắm. Hiệu quả
khi cảnh có cả vùng sáng lẫn vùng tối, cảnh ngược sáng.
Đo sáng trung tâm: Đo sáng ưu tiên vùng ở giữa khung ngắm và tính trung bình
các phần còn lại.
Đo sáng điểm: Đo sáng một vùng nhỏ hơn đo sáng một phần ở giữa khung
ngắm.
Thay đổi chế độ đo sáng làm cho ảnh chụp ra sáng tối khác nhau trong cùng một
khung cảnh
Sử dụng chế độ đo sáng phù hợp với cảnh đang chụp:
Chế độ đo sáng được sử dụng phổ biến nhất là đo sáng toàn cảnh. Máy sẽ phát
hiện vị trí của chủ thể, độ sáng tổng thể, độ sáng hậu cảnh.v.v… và tính toán tất
cả để xác định độ phơi sáng hợp lý nhất. Chế độ này phù hợp với hầu hết các
chủ thế, các ảnh chụp.
Đo sáng trung tâm ưu tiên đo vùng trung tâm giữa khung hình.
Đo sáng một phần chỉ đo sáng giới hạn một vùng nhỏ nằm ở giữa khung hình,
thường được sử dụng trong cảnh ngược sáng, khi mà có sự chênh lệch lớn giữa
vùng sáng và vùng tối. Và đo sáng điểm, thường có trên những máy ảnh chuyên
nghiệp, đo sáng một vùng nhỏ hơn nữa , để có thể đạt được kết quả đo sáng
chính xác nhất.
3) Điều chỉnh bù trừ sáng
Khi chụp các đối tượng trắng: hãy bù sáng – tăng bù trừ sáng, những con thiên
nga và mặt tuyết đã có màu sáng sau khi tăng
Để chụp chủ thể màu trắng ra đúng màu trắng, hãy bù sáng:
Máy ảnh cảm nhận độ sáng của chủ thể và tự chỉnh khẩu độ, tốc độ sao cho bộ
cảm biến hình ảnh nhận được một lượng sáng. Lượng sáng mà bộ cảm biến
nhận được gọi là lượng phơi sáng. Khi phơi sáng được chỉnh tự động bởi máy
ảnh, đó được gọi là phơi sáng tự động (AE: Auto Exposure).

Tuy nhiên, phơi sáng tự động không chính xác hoàn toàn trong mọi trường hợp.
Khi chủ thể màu trắng, ảnh chụp ra có thể hơi tối. Và chủ thể tối hoặc màu đen,
ảnh chụp ra có thể sẽ quá sáng. Máy ảnh ngăn không để bị quá sáng hoặc thiếu
sáng bằng cách hướng đến một tấm sáng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, với chủ thể màu
trắng, tấm phơi sáng tiêu chuẩn này có thể quá tối, vì thế bạn nên bù sáng thêm I
bước sáng nữa.
Khi chụp những đối tượng tối: hãy trừ sáng – giảm bù trừ sáng, trang phục cô gái
đang sáng quá sẽ trở nên đẹp hơn.
Để chụp chủ thể tối đúng độ tối, hãy trừ sáng:
Bù sáng cho chủ thể màu trắng có kết qủa đẹp hơn. Còn với chủ thể tối? câu trả
lời thật đơn giản. Ngược lại với chủ thể màu trắng, ta sẽ trừ sáng. Vì máy ảnh sẽ
hiểu rằng chủ thể tối bị thiếu sáng, nó sẽ bù sáng làm cho chủ thể bị dư sáng. Khi
chụp chủ thể tối hãy trừ sáng I bước sáng.
Hãy chụp những màu sắc sáng: hãy bù sáng, bông hoa trông sáng và rực rỡ hơn
Bù sáng trong trường hợp cần thiết với một số màu sáng:
Ngay cả với màu sắc cũng có màu sáng hoặc tối. Khi bạn dùng chế độ đo sáng
tự động củamáy ảnh để chụp những màu sáng, màu chụp ra có thể sẽ bị tối khi
chụp với chủ thể màu trắng. Bù sáng một bước sáng để có màu sáng hơn. Với
những màu tối hơn, hãy trừ sáng.
4) Histogram – đồ thị phân bố sáng tối
Khi bạn xem lại một hình ảnh trên máy ảnh, bạn có thể bật xem histogram. Đây là
một biểu đồ thể hiện sự phân bố độ sáng của hình ảnh từ sáng đến tối.
Khi ảnh được chụp đúng sáng, độ sáng của hình ảnh từ vùng sáng đến vùng tối
nhìn tự nhiên. Vùng sáng nhất nhìn gần như trắng, cùng tối nhất nhìn gần như
đen.
Khi ảnh thiếu sáng, vùng sáng của histogram sẽ có ít điểm trắng hơn, vùng tối sẽ
có nhiều hơn.
Và nếu ảnh dư sáng, vùng sáng của histogram sẽ có nhiều điểm trắng hơn, vùng
tối sẽ có ít hơn.
Histogram cho bạn biết hình đã chụp đúng sáng hay chưa ngay lập tức.

Cảnh báo vùng cháy sáng: Vùng cháy sáng sẽ nhấp nháy
Nếu độ sáng vượt qua một mức độ nào đó , một số vùng sáng sẽ trở nên trắng
và bị mất chi tiết. Đôi khi có thể chấp nhận mất một vài chi tiết vùng sáng. Nhưng
để cho chắc chắn bạn phải kiểm tra cảnh báo vùng cháy sáng được nhấp nháy
trên màn hình.

×