Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu 5 tư tưởng "hủy hoại" sự nghiệp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.96 KB, 3 trang )

5 tư tưởng "hủy hoại" sự nghiệp
Những người có tư tưởng dưới đây thường được đánh giá là thiếu năng
lượng, động lực để tạo ra thành công cho bản thân mình. Nếu có một hay
nhiều tư tưởng này, bạn nên nhanh chóng loại bỏ để tự tin phát triển sự
nghiệp:
"Giá trị của bản thân chính là những điều người khác nói về mình"
Một số người xác định bản thân dựa trên những gì sếp, đồng nghiệp, người
thân, bạn bè nhìn nhận họ. Vì thế nên khi người khác nghĩ, nói điều không
tích cực về mình, họ sẽ trở nên thiếu sự tự tin và mặc định rằng mình đúng là
thiếu năng lực như mọi người nói. Kết quả là họ không màng tới hành động
hay kế hoạch để cải thiện, phát triển bản thân.
"Tương lai rồi sẽ giống như quá khứ và hiện tại"
Khi một số người trải qua thất bại, họ cho rằng mục tiêu của họ là không thể
đạt được. Do đó, họ trở nên mất tinh thần, dũng khí và tránh đương đầu với
thách thức. Đây là một tư tưởng sai lầm bởi sẽ làm vậy là bạn đã hạn chế cơ
hội phát triển của chính mình. Bất cứ thành công nào cũng đòi hỏi sự nỗ lực,
dám đương đầu với khó khăn. Một lần thất bại không có nghĩa là mãi mãi
thất bại. Hơn nữa, “thất bại là mẹ thành công”, sau mỗi lần vấp ngã, bạn sẽ
biết rút ra bài học để vững tiến trên chặng đường tiếp theo.
"Số phận của tôi được định đoạt bởi người khác"
Một số người tin rằng địa vị của mình trong cuộc sống, thậm chí khả năng
là con người của mình được quyết định bởi vận may, định mệnh hoặc thần
linh. Những niềm tin vô định như vậy khiến họ mất sáng tạo, trở nên thụ
động vì mải chờ vận may của mình để thay đổi. Cuộc sống là của bạn, hãy
tự quyết định điều mình muốn làm, vạch ra mục tiêu và lập kế hoạch để hiện
thực hóa chúng.
"Cảm xúc của mình phản ánh chính xác hiện thực khách quan"
Thật sai lầm nếu đánh giá về một vấn đề hay con người một cách phiến diện
từ quan điểm của riêng bạn. Một người bảo thủ như vậy sẽ khó thích nghi
với thay đổi cần thiết để phát triển. Vì vậy, bạn nên học cách nhìn nhận vấn
đề một cách đa chiều, lắng nghe những đóng góp tích cực của mọi người


trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
"Mục tiêu mình muốn đạt được phải là sự hoàn hảo"
Do sự hoàn hảo là điều không thể đạt được nên người tìm kiếm nó rốt cuộc
chỉ khiến bản thân thất vọng. Người hoàn hảo đổ lỗi cho thế giới khi kết quả
không hoàn hảo như kỳ vọng thay vì vươn tới một đích đến khả thi hơn.
Cũng chính vì vậy mà người theo xu hướng hoàn hảo khó đạt tới những
thành công vượt trội.
Điểm mạnh của người có tính hệ thống đó là óc phân tích, sự chính xác, kỹ
lưỡng trong khi làm việc. Ngược lại điểm yếu của họ là nhiều khi quá sa đà
vào tiểu tiết, dễ làm tổn thương người khác và không được linh hoạt.

Để làm việc với họ, bạn nên có những phản hồi thẳng thắn về những gì họ
đang làm và hãy đảm bảo rằng bạn luôn có số liệu rõ ràng để minh chứng
cho nhận xét hay đề xuất của mình. Người có tính hệ thống thích được khen
về những kết quả cao họ có được và sẽ là phù hợp khi giao cho họ những
công việc đòi hỏi phải phấn đấu vì doanh số, thời hạn chót và các chi tiết.
Để làm việc ăn ý với những đồng nghiệp ở nhóm này, khi bàn thảo một vấn
đề bạn hãy đưa ra những bước nhỏ dễ thực hiện để họ không cảm thấy bị
choáng ngợp. Đồng thời hối thúc họ đưa ra phản hồi bởi những người thận
trọng dễ có xu hướng thụ động. Cách tốt nhất để khiến họ cảm thấy mình
đặc biệt đó là đề cao sự tận tậm, trung thành và trao cho họ một vị trí có thể
giúp họ thể hiện sự tự tin và hỗ trợ cho người khác.

×