Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.14 KB, 3 trang )
Khi công việc giống như “cơn ác mộng”
Bạn bắt đầu một công việc mới và tưởng như giấc mơ của bạn đã trở thành hiện
thực. Nhưng thực tế lại không đẹp như những gì bạn nghĩ. Vậy ở lại hay ra đi?
Chấp nhận hay không chấp nhận? Hãy đưa ra quyết định sau khi tham khảo những
lời khuyên sau.
Đánh giá hoàn cảnh và bản thân bạn
Công việc mới có thể không lý tưởng như những gì bạn nghĩ hoặc vị trí mà bạn
nhận được nằm ngoài những gì bạn mong đợi. Hơn thế nữa quan hệ giữa bạn và
đồng nghiệp cũng như quan hệ giữa bạn và các “sếp” cũng là vấn đề lớn khiến bạn
đau đầu. Nếu bạn gặp một trong số những vấn đề trên, bạn phải làm sao đây? Hãy
bình tĩnh và tìm hiểu thật kĩ xem bạn đang vướng mắc ở đâu và điều gì làm bạn
“khổ sở”. Khi đã tìm ra nguyên nhân ắt hẳn bạn sẽ tìm ra cách “đối phó”.
Mở một cuộc đối thoại
Nếu như người giám sát (quản lý) của bạn có vẻ rất hài lòng với năng lực của bạn
cũng như những gì bạn thể hiện nhưng ngược lại bạn lại không mấy hào hứng với
vị trí hiện tại của mình, hãy nói chuyện trực tiếp với người ấy. Đó là cách làm
thông mình để giải quyết những vướng mắc mà bạn đang gặp phải. Hãy bắt đầu
câu chuyện về những “khổ sở” làm bạn đau đầu, rất có thể người ấy sẽ giúp bạn
giải quyết vấn đề bằng cách :thay đổi vị trí cho bạn hoặc hỗ trợ bạn nhiều hon
trong công việc.
Chuyên gia tư vấn công việc Berger chia sẻ, nếu như “sếp” của bạn không hài
lòng, điều này có vẻ khó khăn hơn một chút nhưng vẫn rất cần thiết để bạn mở
một cuộc đối thoại càng sớm càng tốt. Hãy làm rõ trách nhiệm của hai bên, hỏi
xem “sếp” của bạn cần gì ở bạn và ngược lại yêu cầu “sếp” tạo điều kiện để bạn
hoàn thành tốt công việc được giao.