Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Lý luận về tiền công của C. Mác và liên hệ với tiền công trong các doanh tư nhân ở Việt Nam hiện nay, Triết học Mac Lenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.8 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Tiền công là một vấn đề rất quan trọng, được rất nhiều người quan tâm,
đặc biệt là người lao động. Tiền công là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao
động, có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của đại đa số người lao động, tiền công
là mục đích chính, là động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng
lao động. Do đó, tiền công là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng năng
suất lao động. Bất kì một cá nhân hay tập thể lao động trước và trong khi làm việc
cũng đều suy nghĩ: Mình được gì và có quyền gì khi tham gia lao động? Đó ln là
vấn đề nhức nhối của hầu hết các doanh nghiệp. Bởi tiền cơng cũng là một phần
chi phí sản xuất – kinh doanh cho nên tiền cơng ln được tính tốn và quản lí chặt
chẽ. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu được thể hiện tập trung ở lợi ích trực
tiếp, thúc đẩy người lao động làm việc và làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu
quả. Tuy nhiên tiền cơng mà người lao động được hưởng trong nhiều doanh nghiệp
ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người
lao động. Việc nâng cao tiền công thực tế của người lao động ở Việt Nam là một
nhiệm vụ cấp bách, cần được thực hiện triệt để. Muốn đưa ra giải pháp cho các
doanh nghiệp tư nhân thật hợp lí cần phải đảm bảo không rời xa lý luận về tiền
công mà điểm mấu chốt là tiền công phải đảm bảo đầy đủ giá trị sức lao động. Vì
vậy trong bài tập lớn học kì, em xin trình bày về đề số 1: “Lý luận về tiền công của
C. Mác và liên hệ với tiền công trong các doanh tư nhân ở Việt Nam hiện nay”
nhằm hiểu rõ hơn về lý thuyết tiền công và đưa ra nhận xét khách quan về tiền
công trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
I. Lí luận về tiền cơng của C. Mác
1. Khái niệm, bản chất của tiền công
1


a) Khái niệm tiền công
Tiền công là khoản tiền mà người lao động được hưởng sau khi đã đóng góp
lao động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ (người sử dụng


lao động) và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng.
b) Bản chất của tiền cơng
Bản chất của tiền cơng là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao
động, hay giá cả sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao
động.
Nhưng trong xã hội tư bản, tiền công thể hiện ra như là giá cả của lao động.
Đó là do:
- Hàng hóa sức lao động có đặc điểm khơng bao giờ tách khỏi người bán, nó
chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là
sau khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà
tư bản, do đó bề ngồi chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.
- Nhà tư bản bỏ tiền ra là để có sức lao động. Các nhà tư bản tìm cách mua
được sức lao động càng rẻ càng tốt, và giải thích rằng lợi nhuận là do mua
được hàng hóa dưới giá trị và bán hàng hóa trên giá trị. Số lượng tiền cơng
nhiều hay ít là tùy theo ngày lao động dài hay ngắn hoặc tùy theo kết quả lao
động ít hay nhiều.
-

Lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản
phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá
cả lao động.
Hình thức bên ngồi của tiền cơng đã ngụy trang rất kín đáo sự bóc lột của

chủ nghĩa tư bản. Nó đã biểu hiện quan hệ bóc lột thành mối quan hệ “thuận mua
2


vừa bán”, “tự do”, “bình đẳng” giữa cơng nhân và tư bản. Nó đã xóa mờ mọi dấu
vết của sự phân chia ngày lao động thành lao động tất yếu và lao động thặng dư,

thành lao động có cơng và lao động khơng được trả cơng.
2. Những hình thức cơ bản của tiền cơng
Tiền cơng có hai hình thức cơ bản là tiền cơng tính theo thời gian và tiền
cơng tính theo sản phẩm.
Tiền cơng tính theo thời gian là hình thức tiền cơng mà số lượng của nó dù
ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân (ngày, giờ, tháng) dài hay
ngắn.
Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày và tiền công tuần, tiền công
tháng. Tiền cơng ngày và tiền cơng tuần chưa nói rõ được mức tiền cơng đó cao
hay thấp, vì nó cịn tùy theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó để đánh giá chính
xác mức tiền cơng khơng chỉ căn cứ vào tiền công ngày mà phải căn cứ vào độ dài
của ngày lao động và cường độ lao động. Gía cả của một giờ lao động là thước đo
chính xác mức tiền cơng tính theo thời gian.
Tiền cơng tính theo sản phẩm là hình thức tiền cơng mà số lượng của nó
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà
công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hồn thành. Mỗi sản phẩm
được trả cơng theo một đơn giá nhất định. Đơn giá tiền công được xác định bằng
thương số giữa tiền cơng trung bình của cơng nhân trong một ngày với số lượng
sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày.
Về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản
xuất ra một sản phẩm. Vì thế tiền cơng tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hóa
tiền cơng tính theo thời gian. Chính vì vậy, thực hiện tiền cơng tính theo sản phẩm,
một mặt giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của
3


cơng nhân dễ dàng hơn; mặt khác kích thích cơng nhâm lao động tích cực, khẩn
trương tạo ra nhiều sản phẩm hơn để nhận được tiền công cao hơn.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được khi bán sức

lao động cho nhà tư bản. Mọi khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động (gồm tiền lương, phụ cấp, phúc lợi, …) đều là tiền công danh nghĩa. Tuy
nhiên bản thân tiền công danh nghĩa chưa phản ánh đầy đủ mức trả công thực tế
cho người lao động.
Tiền công thực tế là tiền cơng được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu
dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền cơng danh nghĩa của mình.
Tiền cơng được sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh
nghĩa phải chuyển hóa thành tiền cơng thực tế.
Mối quan hệ giữa tiền công thực tế và tiền công danh nghĩa
Tiền cơng danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động, nó có thể tăng lên
hay giảm xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung cầu về hàng hóa sức lao
động. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi,
nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền cơng
thực tế sẽ giảm xuống hoặc tăng lên.
Tiền công là giá cả sức lao động nên sự vận động của nó gắn liền với sự biến
đổi giá trị của sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng các nhân tố
tác động ngược chiều nhau: trình độ chun mơn người lao động, cường độ lao
động,…
Tuy nhiên, C.Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản
không phải là nâng cao mức tiền cơng trung bình mà là hạ thấp mức tiền cơng ấy.
Do, trong q trình phát triển chủ nghĩa tư bản, tiền cơng danh nghĩa có xu hướng
4


tăng lên nhưng mức tăng của nó khơng theo kịp mức tăng giá cả tiêu dùng và dịch
vụ, cùng hiện tượng thất nghiệp thường xuyên và các đợt khủng hoảng kinh tế. Khi
đó tiền cơng thực tế có xu hướng hạ thấp và các cuộc đấu tranh giai cấp công nhân
là yếu tố cản trở xu hướng đó.
II. Liên hệ tiền công trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng tiền công trong các doanh nghiệp tư nhân

Lương bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc
hăng hái, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất
mãn hoặc từ bỏ công ty mà ra đi. Tất cả đều tùy thuộc vào trình độ và năng lực của
các cấp quản trị. Và luôn luôn là vấn đề "nhức nhối" của hầu hết các công ty ở Việt
Nam.
Hiện nay, cách tính tiền lương cho người lao động trong doanh nghiệp tư
nhân như sau:
- Tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng:
Theo quy định tại Điều 4 và Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày
12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung
của Bộ luật Lao động thì tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao
động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định. Tiền
lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác và được ghi trong hợp đồng lao động. Tiền lương trả cho
người lao động căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao
động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện. Căn cứ
vào quy định nêu trên, người lao động vào người sử dụng lao động thỏa thuận tiền
lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
-

Tiền làm thêm giờ tính theo đơn giá tiền lương hoặc lương thực trả:
5


Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày
12/01/2015 của Chính phủ thì tiền lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá
tiền lương hoặc tiền lương trả thực theo công việc đang làm. Cụ thể, vào ngày
thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất 200%; vào ngày
nghỉ lễ, tết, nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ,
tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với lao

động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm theo khoản 2 Điều 97 của Bộ luật Lao
động thì đợc trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá lương hoặc
tiền lương trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Trong thời gian từ năm 2006 - 2008, tiền lương và thu nhập của lao động
trong các loại hình doanh nghiệp rất thấp, trong các doanh nghiệp tư nhân còn thấp
hơn, mà doanh nghiệp tư nhân lại là nơi tạo ra đại bộ phận làm việc trong các loại
hình doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp tư nhân, thu nhập bình quân tháng của
người lao động năm 2006 là 2,633 triệu đồng, năm 2007 là 2,950 triệu đồng, năm
2008 là 3,150 triệu đồng.
Đến khoảng thời gian 2015, theo số liệu của Bộ Lao động trong năm 2015,
mức lương bình quân của người lao động ước đạt 5,53 triệu đồng/người/tháng.
Trong đó, vị trí quán quân vẫn thuộc về khối doanh nghiệp nhà nước với mức
lương trung bình đạt 7,04 triệu đồng/người/tháng, tăng 8%; doanh nghiệp tư nhân
đứng thứ hai với mức lương trung bình đạt 4,99 triệu đồng/người/tháng, tăng 6%;
và cuối cùng là doanh nghiệp FDI đạt 5,47 triệu đồng/người/ tháng.
Đến năm 2018, theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2018, mức
lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở các doanh nghiệp
sẽ được điều chỉnh lại như sau:

6


- Mức 3,98 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa
bàn thuộc vùng I.
-

Mức 3,53 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn thuộc vùng II.


-

Mức 3,09 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn thuộc vùng III.

-

Mức 2,76 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn thuộc vùng IV.

2. Ưu điểm và hạn chế về tiền công trong các doanh nghiệp tư nhân
Ưu điểm: Tiền lương của người lao động cho doanh nghiệp tư nhân tăng
theo hàng năm, giúp người lao động cải thiện đời sống. Ngoài ra, các doanh nghiệp
tư nhân hiện nay cũng có các chế độ đãi ngộ quan tâm đến gia đình của người lao
động.
Hạn chế: Trong các năm gần đây, tiền lương của người lao động chưa thực
sự gắn với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của người lao
động, chưa phát huy được vai trò, tác dụng của cơ chế thương thương, định đoạt
tiền lương giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mức lương tối thiểu có
độ bao phủ cịn hẹp. Nhiều doanh nghiệp trả lương kín, khiến cho người lao động
khơng tính được tiền lương của mình.
Ngun nhân là do mức lương của người lao động hiện chưa theo kịp sự gia
tăng của giá trị các loại hàng hóa có nhu cầu của người lao động, mức sống từ tiền
lương của người lao động cịn thấp, nhiều vùng có chi phí sinh hoạt đắt đỏ tiền
lương chỉ đáp ứng cơ bản cho cuộc sống của người lao động hưởng lương. Tiền
lương cịn mang tính bình qn chưa trả lương được cho những giá trị khác biệt
như lao động có giá trị cao, lao động có nhiệm vụ quan trọng có trình độ chun
mơn cao hoặc lao động có đóng góp lớn cho một lĩnh vực ngành nghề nào đó. Các
7



can thiệp hành chính khơng hợp lý đã hạn chế cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa
thuận giữa doanh nghiệp và người lao động là cơ chế phổ biến trong nền kinh tế thị
trường.
3. Giải pháp khắc phục về vấn đề tiền công trong các doanh nghiệp tư nhân
Đối với người lao động, tiền lương là bộ phận thu nhập từ quá trình lao
động, ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống, khả năng tái sản xuất sức lao động của
họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương trên cơ sở nâng cao năng suất lao động là mục
đích của cả doanh nghiệp và người lao động. Mục đích này tạo động lực để phát
triển doanh nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và khả năng lao
động của người lao động, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, quốc gia. Đây cũng
chính là điểm hội tụ của những lợi ích (trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài)
của người lao động, doanh nghiệp và nhà nước. Do vậy, muốn khắc phục những
hạn chế trong tiền công thì phải phối hợp hành động từ nhà nước, doanh nghiệp và
người lao động.
Đối với nhà nước:
- Có chính sách tiền lương phù hợp, đảm bảo cân bằng, điều tiết được các
hình thức phân phối, trong đó trọng nhất là hình thức phân phối theo kết quả
và hiệu quả kinh tế. Đổi mới chính sách tiền lương đáp ứng theo u cầu hội
nhập quốc tế và phải có trình độ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội.
- Tạo môi trường, điều kiện thuật lợi cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển,
phát huy được những tiềm năng. Tăng cường tạo lập môi trường công bằng,
thân thiện, thơng thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, thu được mức lợi nhuận cao, người
công nhân cũng sẽ nhận được tiền lương cao hơn.
8


- Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cần có quan điểm xóa bỏ các

giấy phép con, cắt bỏ thủ tục không cần thiết nhằm nâng cao vai trò tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp:
- Đổi mới máy móc, thiết bị, nhà xưởng bằng cách áp dụng công nghệ khoa
học kỹ thuật hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, giảm bớt sự hao phí sức
lao động cho người lao động.
- Xác định mức tiền lương bình quân của các lao động trong cùng ngành và
trong cùng khu vực địa lý. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra được mức
tiền lương cạnh tranh, thu hút và lưu giữ nhân viên, bằng cách: Lưu ý đến
mức tiền lương tối thiểu mà nhà nước đã quy định; trưng cầu ý kiến của
người lao động, để biết được ưu, nhược điểm trong cơ chế trả lương và
những vấn đề cần khắc phục.
- Tính tốn tỷ lệ tiền lương hợp lý dựa trên doanh thu kế hoạch, vừa đảm bảo
trả lương đầy đủ và khuyến khích được người lao động, vừa đảm bảo hiệu
quả kinh doanh.
- Ban hành quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp thành văn bản và phổ
biến đến tất cả nhân viên. Quy chế lương thưởng càng rõ ràng, minh bạch thì
tinh thần động lực của nhân viên càng cao. Mức lương của mỗi người là bí
mật nhưng cách tính lương phải rõ ràng và dễ hiểu.
Đối với người lao động:
- Nâng cao trình độ chun mơn cơng việc, kĩ năng của mình để đạt được mức
lương thỏa mãn.
- Làm việc ý thức, không vi phạm quy định của doanh nghiệp.
9


- Phát biểu ý kiến về tiền lương của mình nếu chưa hợp lý.
- Có ý chí thăng tiến trong công việc, tiền lương sẽ tăng theo cấp bậc, mức độ
phức tạp, chun mơn hóa của cơng việc.
KẾT LUẬN

Thơng qua những vấn đề em vừa đưa ra, chúng ta đã hiểu rõ hơn về lý
thuyết tiền công và tiền công trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay.
Lý thuyết tiền về tiền công của C. Mác là sự tiếp tục phát triển lý thuyết về tiền
công của các nhà kinh tế cổ điển trước đó. Nhưng nó đã vạch rõ bản chất của tiền
công đã bị chê đậy bởi chủ nghĩa tư bản. Những luận điểm của C. Mác về tiền
cơng vẫn cịn giá trị đến hiện nay. Và hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về
tiền công của Mác trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở các doanh nghiệp tư
nhân hiện nay có ý nghĩa rất lớn. Tiền lương có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của
người lao động, cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp vì tiền lương trả cho người
lao động cũng là một phần chi phí sản xuất. Nó cịn ảnh hưởng đến sự phát triển
của doanh nghiệp và cả của nhà nước. Một cơ cấu tiền lương hợp lí sẽ giúp doanh
nghiệp tư nhân tạo một nền móng vững chắc, phát triển và chiếm ưu thế hơn nữa
trong nền kinh tế thi trường mở. Tiền lương còn yếu tố tạo động lực cho người lao
động, khuyến khích người lao động làm việc, đảm bảo tiền lương gắn với năng lực
của người lao động, giá trị sức lao động được trả một cách đầy đủ nhất. Thực tế
rằng, tiền lương của người lao động vẫn còn thấp, chưa phản ánh đúng giá trị sức
lao động, cũng như không phù hợp với sự biến đổi giá cả thị trường. Muốn đưa nền
kinh tế phát triển thì cần nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như năng suất lao
động của doanh nghiệp, điều đó chỉ thực hiện được khi tiền cơng của người lao
động được cải thiện, thu nhập lâu dài của họ được nâng cao thì nền kinh tế kinh tế
mới phát triên, đất nước trở nên giàu mạnh, bắt kịp xu hướng của thế giới.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012.
- Th.S. Nguyễn Trúc Vân, Giải pháp hoàn hiện chế độ tiền lương của người
lao động thuộc khu vực doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu phát triển TP.Hồ

Chí Minh.
- Xây dựng chính sách tiền lương trong doanh nghiệp theo cơ chế thị trường,
/>IDNews=27960&fbclid=IwAR2YC2_MX9I6F_tq4__eKTqGpN3XZFGNI1
Msy3xQGx1i1JS-Du15IKKJrFQ.
- Vì sao tiền lương của các doanh nghiệp tư nhân thấp?, Tạp chí cộng sản,
/>distribution=3565&print=true&fbclid=IwAR2YC2_MX9I6F_tq4__eKTqGp
N3XZFGNI1Msy3xQGx1i1JS-Du15IKKJrFQ.
- Lương doanh nghiệp nhà nước cao hơn tư nhân tới 41%, />- Tính lương người lao động tại doanh nghiệp tư nhân,
/>IDNews=22735&fbclid=IwAR2ms62jocGe4x6UZ58aOVCqtJf18AUrRK0V
v2MJv1t5jGN4LkNmI7xZHeg.
- Hướng dẫn xây dựng bảng lương năm 2018 cho doanh nghiệp,
/>fbclid=IwAR0O2Ox9iVMmfuaunDb3Clrq7WIwwuwktqzmJdVHIRXwmW
n7-ObyV4qi5lg.

11


- Phát triển kinh tế tư nhân: Cần giải pháp đồng bộ từ hai phía,
/>
12



×