Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cân bằng cuộc sống, công việc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.48 KB, 3 trang )

Cân bằng cuộc sống, công việc

Đương nhiên, cân bằng ở đây không phải là một trạng thái thăng bằng tuyệt đối và
không biến đổi chút gì. Trạng thái cân bằng vẫn có thể tồn tại khi có một vài dao
động nhỏ. Một người có thể bị lệch khỏi trạng thái cân bằng vì rất nhiều lý do
như:

1. Vị trí và hoàn cảnh làm việc thay đổi.

2. Thói quen làm việc nhiều giờ liên tục, không dành thời gian để thư giãn, bỏ
qua những nhu cầu cá nhân.

3. Cố gắng bắt chước hay chạy theo lối sống, quan điểm của người khác mà
mình cho là tốt.

Như vậy, muốn tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên, bạn
phải có khả năng đưa ra quyết định hợp lý về những việc cần làm trong từng tình
huống và thời điểm cụ thể.

Thiết lập trạng thái cân bằng

Trước khi bắt tay vào việc tạo dựng một chế độ làm việc cân bằng và khoa học
cho nhân viên, bạn hãy:

1. Liệt kê tất cả những việc cần thiết cho quá trình điều độ công việc.

Nhà quản lý có thể tìm thấy nhiều công cụ trợ giúp đắc lực như những tiêu chuẩn
do Viện quốc gia về sáng kiến cân bằng công việc và cuộc sống (National Work-
Life Initiative) tại Arizona, Mỹ, đề xuất. Một công cụ khác là chỉ số EI
(Excellence Index) được Trung tâm nghiên cứu về công việc và gia đình thuộc Đại
Học Boston, Anh, xây dựng. Chỉ số này rất hữu ích đối với những doanh nghiệp


mới bắt đầu hoạt động và những doanh nghiệp muốn đánh giá hiệu quả của nỗ lực
điều chỉnh tạo sự cân bằng. Việc kiểm soát, đánh giá sẽ giúp tổ chức phát triển
đúng hướng cũng như tìm ra những điểm khiếm khuyết để kịp thời bổ sung, sửa
chữa.

2. Xác định các vấn đề nảy sinh khi nhân viên gặp khó khăn trong việc cân
bằng giữa yêu cầu của công ty với những nhu cầu cá nhân.

Bạn cần xem xét tất cả các dữ liệu về công ty bao gồm doanh số, tỉ lệ vắng mặt
của nhân viên, chi phí tuyển dụng, chi phí cho những vị trí còn để trống, sản lượng
hoặc hiệu quả của công việc… để tìm nguồn gốc của sự trục trặc. Khi đã nhận
diện được vấn đề, bạn hãy đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề đó bằng việc
trả lời những câu hỏi sau: Vấn đề mang tính cục bộ hay đã lan rộng trong công ty,
nó chỉ là hiện tượng nhất thời, đã kéo dài từ lâu hay rắc rối đó là hệ quả của nhiều
yếu tố khác nhau? Nhóm nhân viên nào bị tác động nhiều nhất? Chất lượng công
việc bị ảnh hưởng như thế nào? Câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp bạn xác
định được những rắc rối cần tháo gỡ và các cá nhân, bộ phận cần được quan tâm.

3. Chuẩn bị thực thi các giải pháp

Để đảm bảo thành công cho những biện pháp sẽ được áp dụng, bạn cần tiến hành
mọi việc theo đúng thứ tự. Trước tiên, bạn hãy quan tâm tới văn hóa của doanh
nghiệp mình: Liệu có tồn tại những nguyên tắc thành văn và bất thành văn hay
những chính sách nào đó làm ngưng trệ sức sáng tạo, cản trở việc xây dựng một
môi trường làm việc thân thiện và thoải mái nơi công sở? Thứ hai, hãy lập danh
sách các công việc theo trình tự ưu tiên, ước tính chi phí cũng như lợi ích đạt được
của những phương án khả thi nhất. Trong vai trò quản lý, bạn hãy chú ý xem xét
kết quả các cuộc kiểm tra, giám sát và những rắc rối được phát hiện trong công ty.
Sau đó, vận dụng những thông tin này để đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm tạo ra
những thay đổi hiệu quả nhất. Thứ ba, kết hợp tất cả những nỗ lực trên vào các

chương trình hoạt động vì lợi ích nhân viên, đồng thời áp dụng các biện pháp cải
thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho họ như: đề ra lịch làm việc cho
từng cá nhân, lịch nghỉ phép linh hoạt hơn, sắp xếp sao cho các nhân viên trong
cùng bộ phận có thể san sẻ công việc cho nhau, giảm giờ làm, cho phép làm việc
tại nhà và tổ chức các chương trình đào tạo…

Những hướng dẫn thiết thực giúp người lao động cân bằng công việc và cuộc sống
của họ một cách tốt nhất có thể được tóm tắt vào ba cách sau:

a. Sắp xếp công việc theo những cách khác nhau

Mặc dù không còn là một điều xa lạ, song rất ít công ty để ý đến việc tạo ra một
thời gian làm việc linh hoạt cho nhân viên. Trên thực tế, người sử dụng lao động
hoàn toàn có thể áp dụng hai cách sau để giảm bớt sự gò bó về thời gian cho nhân
viên mà vẫn đảm bảo năng suất làm việc của họ: Cách thứ nhất là giữ nguyên thời
gian làm việc 8h/ngày, nhưng thời gian bắt đầu và kết thúc có thể thay đổi sao cho
phù hợp với giờ giấc của cả nhân viên và công ty. Cách thứ hai là người lao động
có thể làm nhiều giờ hơn trong một ngày và ít ngày hơn trong một tuần, miễn sao
họ đảm bảo làm việc đủ 40h/tuần. Những cách sắp xếp này cho phép người lao
động quản lý thời gian của mình dễ dàng hơn và họ có thể dành nhiều thời gian
hơn cho các nhu cầu khác của cuộc sống cá nhân.

×