Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

tài liệu ôn thi môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.99 KB, 149 trang )

PHẦN I
PHẦN I
: LÀM VĂN
: LÀM VĂN
I. CÁCH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI :
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : Thường là vấn đề được đề cập trong câu
tục ngữ, câu danh ngôn, câu thơ
a. M ở bài : Nêu tư tưởng, đạo lí đó (trích dẫn)
b. Thân bài:
- Giải thích: những từ ngữ quan trọng, nghóa đen, nghóa bóng.
- Phân tích các phương diện biểu hiện của tư tưởng, đạo lí đó, lấy dẫn chứng
chứng minh
- Bình luận:
Nhận xét mức độ đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề được đưa ra. Tại sao?
Các luồng tư tưởng, quan điểm khác nhau đối với vấn đề (nếu có).
- Đánh giá các mặt: đúng-sai, lợi-hại của vấn đề; biểu hiện của hai mặt ấy trong
xã hội.
- Rút ra bài học nhận thức
c. Kết bài: Khẳng đònh những quan điểm, tư tưởng tích cực đối với vấn đề; liên
hệ bản thân…
MỘT SỐ ĐỀ VĂN THAM KHẢO :
ĐỀ 1 : “ Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống
lại tai ương của số phận ” (Euripides)
Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên ?
ĐỀ 2 : Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giơng tố nhưng
khơng được cúi đầu trước giơng tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
1
ĐỀ 3: Trình bày những suy nghó của anh (chò) về câu nói sau: “Đầu tư cho kiến
thức là đầu tư sinh lợi nhiều nhất.”
ĐỀ 4:
Câu nói của nhân vật Hồn Trương Ba : “ Không thể bên trong một đàng , bên


ngoài một nẻo được . Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.” .
( Kòch Hồn Trương Ba da hàng thòt của Lưu Quang Vũ ) .
Anh / Chò hãy viết một bài văn nghò luận trình bày những suy nghó của
mình về ý nghóa câu nói trên .
ĐỀ 5 : “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
2. Nghị luận về một hiện tượng, đời sống: Thường là vấn đề “nóng” đang được xã
hội quan tâm
Ví dụ: Anh,chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Ka-ra-ơ-kê và In-tơ-nét trong
nhiều bạn trẻ hiện nay?
- Tai nạn giao thơng
- Hiện tượng mơi trường bị ơ nhiễm
- Những tiêu cực trong thi cử
- Nạn bạo hành trong gia đình
* Cách làm :
1. M ở bài : Nêu hiện tượng đó.
2. Thân bài:
* Giải thích: (nếu cần thiết)
a. Nêu thực trạng vấn đề: vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Có ảnh hưởng
ra sao đối với đời sống cộng đồng? Thái độ của xã hội đối với vấn đề? Chú ý
2
liên hệ tới tình hình thực tế ở đòa phương, bản thân  làm nổi bật tính cấp thiết
của vấn đề đang nghò luận.
b. Phân tích nguyên nhân: các nguyên nhân nảy sinh vấn đề,nguyên nhân chủ
quan, khách quan, do tự nhiên, do con ngừơi
c. Trình bày những hậu quả (nếu xấu), những hiệu quả (nếu tốt).
d. Đề xuất phương hướng giải quyết ( trước mắt, lâu dài chú ý chỉ rõ những
việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp của những lực lượng
nào?
3. Kết bài: Tóm lại vấn đề, lời kêu gọi hành động, mong muốn hay cảm nghĩ của

em về vấn đề.
II. CÁCH LÀM BÀI NGHI LN VĂN HỌC:
1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
Ví dụ: * Cảm nhận của anh, chị về bài thơ Sóng của Xn Quỳnh
* Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
……………………………………
Sơng Mã gầm lên khúc độc hành
a. Đối tượng : một bài thơ, một đoạn thơ, một hình tượng thơ, …
b. Cách làm:
- Mở bài: Giới thiệu khái qt về bài thơ, đoạn thơ.
- Thân bài: Phân tích từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ ,…của bài,
đoạn thơ đó
Giá trị + Nội dung
+ Nghệ thuật
+ Tư tưởng
3
- Kết bài : Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
2. Nghò luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
Ví dụ: * Phân tích giá trò nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” của kim Lân.
* Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
a. Đố i t ượ ng :một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi,
nhân vật, …
b. Cách làm:
Ví dụ: phân tích nhân vật văn học.
- Mở bài: Giới thiệu khái qt vấn đề cần nghò luận.
- Thân bài:
+ Giới thiệu vò trí nhân vật trong tác phẩm (là nhân vật chính hay nhân vật
phụ, có chân dung ngoại hình như thế nào, giới thiệu và phân tích tên gọi nếu

cần thiết).
+ Phân tích đặc điểm, tính cách, số phận nhân vật. Mỗi nhân vật có ít nhất
hai đặc điểm trở lên (cấu trúc: gọi tên đặc điểm nhân vật – đưa ra dẫn chứng –
phân tích làm rõ đặc điểm ấy).
+ Đánh giá nội dung và nghệ thuật:
Nội dung: Chủ đề tác phẩm, ý đồ tác giả có được thể hiện qua nhân vật
không?
Nghệ thuật: Ngoại hình nhân vật có đặc sắc không? Nội tâm nhân vật có
được miêu tả tinh tế không? Bút pháp xây dựng nhân vật là gì (hiện thực, lãng
mạn, …)
4
- Kết bài: Đánh giá chung vấn đề cần nghò luận.
III. Đề bài yêu cầu nghò luận về một vấn đề xã hội trong tác ph ẩ m v ă n h ọ c :
HS sẽ quy về một trong hai dạng nghị luận trên và thực hiện ( lưu ý: cần đặt đúng
hồn cảnh xã hội để đánh giá vấn đề).
= = = = =******=====
PHẦN II : VĂN HỌC
Bài
Bài


1
1


: KIẾN THỨC KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1945 -2000
: KIẾN THỨC KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1945 -2000
5
Câu 1: Nêu ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của
VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?

1/ Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 ( giai đoạn chống Pháp ) :
- Nội dung: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộc kháng chiến
chống Pháp, niềm tự hào dân tộc và tin tưởng ở tương lai tươi sáng của Đất nước.
- Nghệ thuật : Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học ( truyện và kí, thơ ca,
kịch, lí luận phê bình văn học).
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Đôi mắt và nhật kí ở rừng của Nam Cao,
Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc ( truyện và kí ); Tây Tiến
của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu ( thơ );
Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng ( kịch ); bài tiểu luận Nhận
đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi ( lí luận, phê bình ).
2/ Chặng đường từ 1955 đến 1964 ( giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, chống xâm lược ở miền Nam ) :
- Nội dung:
+ Ngợi ca đất nước và hình ảnh người lao động trong bước đầu xây dựng CNXH
ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn và tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng.
+ Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, nỗi đau đất nước bị chia cắt và ý
chí thống nhất đất nước.
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của
Nguyễn Khải ( văn xuôi) ; Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế
Lan Viên ( thơ ca ); Một đảng viên của Học Phi ( kịch ).
3/ Chặng đường từ 1965 đến 1975 ( giai đoạn chống Mĩ ) :
- Nội dung :Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chủ đề bao
trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng và Những đứa con trong gia
đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (văn xuôi); Ra trận,
6
Máu và hoa của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió lào
cát trắng của Xuân Quỳnh ( thơ ); Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm
( kịch ).
Câu 2: Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?
Cần đảm bảo các ý sau :
1/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc
với vận mệnh đất nước :
- Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết
phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
- Văn học phản ánh hiện thực : Đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
2/ Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung
cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân, có những quan
niệm mới về đất nước : Đất nước của nhân dân.
- Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn,
nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thức của
nhân dân.
3/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
( xem câu 3 ).
Câu 3: Chỉ ra những biểu hiện của khuynh hướng sử thi cà cảm hứng lãng
mạn được thể hiện trong văn học Việt Nam 1945 – 1975?
* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:
- Nội dung : Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc.
7
- Nhân vật : thường là những con người đại diện cho khí phách tinh hoa, phẩm
chất, ý chí của dân tộc.
Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở
lẽ sống lớn và tình cảm lớn .
- Lời văn: Thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ
hào hùng
* Cảm hứng lãng mạn:

- Là cảm hứng khẳng định cái tôi đày tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng.
Cảm hứng lãng mạn của văn học VN từ 1945- 1975 thể hiện trong việc khẳng định
phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp cuả con người mới, ca ngợi chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà trong tất
cả các thể loại khác.

Câu 4 : Lí giải vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi
mới? Thử nêu những chuyển biến và một vài thành tựu ban đầu đạt được?
a/ VHVN 1975 - hết XX phải đổi mới vì : Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá đã
thay đổi
- 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất.
- 1975-1985, đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách (đặc biệt về kinh tế)- đòi hỏi
đất nước phải đổi mới.
- Từ 1986, Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Điều
kiện giao lưu văn hoá với quốc tế được mở rộng…. Điều đó đã thúc đẩy nền văn
học cũng phải đổi mới cho phù hợp với nhà văn, độc giả và quy luật phát triển
khách quan của văn học.
b/ Những chuyển biến và thành tựu:
8
- Những chuyển biến ( đặc điểm cơ bản ) :
+ Văn học đã vận động theo hướng dân chủ hố, mang tính nhân bản, nhân văn sâu
sắc.
+ Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề : Đổi mới cách nhìn nhận về
con người và hiện thực đời sống; khám phá con người trong những mối quan hệ đa
dạng, phức tạp và nhiều phương diện; văn học hướng nội, quan tâm đến những số
phận cá nhân trong những hồn cảnh phức tạp của đời thường.
+ Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Thành tựu bước đầu : Các thể loại phóng sự phát triển mạnh. Truyện ngắn và tiểu
thuyết có nhiều tìm tòi. Thể loại trường ca được mùa bội thu. Nghệ thuật sân khấu

thể hiện thành cơng ở nhiều đề tài. Lí luận phê bình cũng xuất hiện nhiều cuộc
tranh luận sơi nổi.
- Một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Những người đi tới biển của Thanh Thảo,
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn
Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sơng của Hồng Phủ Ngọc Tường, Hồn
Trương Ba, da hàng thịt của lưu quang Vũ…….
= = = = =******=====
BÀI
BÀI


2
2


:
:
TÁC
TÁC
GIA NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
GIA NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH (1890 – 1969)
Câu 1: Vài nét về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
- Sinh 19/5/1890, mất 2/9/1969.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho u nước.
- Q ở xã Kim Liên ( làng Sen ), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, năm 1941 về nước, lãnh đạo cách mạng và giành thắng lợi trong cuộc Tổng
9
khởi tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn Độc Lập, năm 1946
làm Chủ tịch nước cho tới khi qua đời.



Chủ tịch HCM là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc; anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa thế giới.
Câu 2: Quan điểm sác tác.
- Coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM.
- Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH.
- Bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định ND và
HT của tác phẩm.
Câu 3: Di sản văn học.
Sự nghiệp văn học của HCM là một di sản vô giá, là bộ phận hữu cơ gắn với sự
ngiệp CM
a/ Văn chính luận:
-Tác phẩm : Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945),
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do
(1966)
- ND: Lên án những chính sách tàn bạo của TDP, kêu gọi những người nô lệ bị
áp bức đoàn kết đấu tranh.
- NT : Chặt chẽ, súc tích, châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
b/ Truyện và kí :
- Tác phẩm : Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành
(1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu
(1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
- ND : Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân, phong kiến;
nêu cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
- NT : Tình huống độc đáo, bút pháp hiện đại, kể chuyện linh hoạt.
c/ Thơ ca :
10
- Nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù.


-Ngoài ra còn có các bài thơ Bác làm ở Việt Bắc từ 1941 đến 1945 và trong thời kì
chống Pháp (Dân cày, Công nhân,Ca binh lính, Ca sợi chỉ ), những bài thơ vừa
cổ điển vừa hiện đại (Tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya ).

Nổi bật trong thơ là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà” mà
phong thái vẫn luôn ung dung, luôn vượt lên mọi hoàn cảnh và luôn tin tưởng vào
tương lai tất thắng của CM.
Câu 4: Phong cách nghệ thuật : độc đáo, đa dạng
- Văn chính luận : thường gắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh
thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
- Truyện và kí : nhìn chung rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và
nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước,
hóm hỉnh của phương Tây.
- Thơ ca là thể loại thể hiện sâu sắc phong cách NT của HCM.
+ Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền CM lời lẽ thường giản dị, mộc
mạc mang màu sắc dân gian hiện đại vừa dễ nhớ, dễ thuộc, vừa có sức tác động
trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe
+ Những bài thơ NT được viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự hoà hợp độc
đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và tính chiến
đấu.
= = = = =******=====
BÀI 3
BÀI 3
:
:
TÁC GIẢ TỐ HỮU
TÁC GIẢ TỐ HỮU
:
:
11

1. Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu :
- Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng ,
trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính,… và giàu truyền
thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi
tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình . mái nhì, mái đẩy…
- Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích
thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc
nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha
mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân
gian xứ Huế.
- Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách
mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục trốn
thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban
khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác
nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ.
2. Con đường thơ của Tố Hữu :
Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những
năm 1940 cho đến sau này.
a. Tập thơ Từ ấy ( 1946 ) gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 – 1946). Tác
phẩm được chia làm ba phần :
- Máu lửa ( 27 bài ) được viết trong thời kì đấu tranh của Mặt trận dân chủ Đông
Dương, chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình…
- Xiềng xích ( 30 bài ) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí
phách của người chiến sĩ cách mạng.
- Giải phóng ( 14 bài ) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm ngợi
ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng.
Những bài thơ tiêu biểu : Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,…
12
b. Tập thơ Việt Bắc ( 1954 )
- Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những
cung bậc cảm xúc tiêu biểu : tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội,
tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự
toàn vẹn của đất nước.
c. Gió lộng ( 1961 ) :
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
+ Phong trào đấu tranh chống Mĩ - Ngụy ở miền Nam.
- Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xã
hội tốt đẹp. Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân.
d. Ra trận ( 1971 ), Máu và Hoa ( 1977 )
Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân
tộc . Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh.
3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Về nội dung thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị :
+ trong việc biểu hiện tâm hồn : hướng về cái ta chung
+ trong việc miêu tả đời sống : mang đậm tính sử thi
+ giọng thơ mang tính chất tâm tình, ngọt ngào tha thiết rất tự nhiên.
- Về nghệ thuật biểu hiện : thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Phối hợp tài tình ca
dao, dân ca các thể thơ dân tộc và “thơ mới”. Vận dụng biến hoá cách nói, cách
cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần điệu, câu
thơ mượt mà, dễ thuộc dễ ngâm.
= = = = =******=====
13
14
PHẦN THƠ
PHẦN THƠ
:
:
BÀI 1 : TÂY TIẾN ( Quang Dũng )
I.Tác giả Quang Dũng:

- Là nghệ sĩ đa tài : làm thơ , viết văn , vẽ tranh , soạn nhạc.
- Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Hồn thơ : phóng khoáng , hồn hậu , lãng mạn , tài hoa – đặc biệt khi viết về người
lính Tây Tiến và xứ Đoài ( Sơn Tây ) .
II. Tác phẩm:
1. Hoàn cảnh ra đời :
- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp , thành lập năm
1947 ; Quang Dũng làm đại đội trưởng .
- Thành phần : đa phần là thanh niên Hà Nội hào hoa , lãng mạn .
- Đóng quân và hoạt động khá rộng ( Sơn La , Lai Châu , Hoà Bình , miền Tây
Thanh Hoá và cả Sầm Nưa của Lào.
- Nhiệm vụ : phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu
hao lực lượng Pháp .
- Trung đoàn Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện gian khổ , thiếu thốn về vật chất ,
bệnh sốt rét hoành hành dữ dội . Tuy vậy , họ sống lạc quan và chiến đấu anh
dũng .
15
- Đoàn quân TâyTiến, sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập
trung đoàn 52 .
- Khi Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác ở Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ đơn
vị cũ ông sáng tác bài thơ “ Nhớ Tây Tiến” vào cuối năm 1948  Bài thơ ra đời
trong nỗi nhớ trung đoàn Tây Tiến và núi rừng Tây Bắc trong những năm kháng
chiến chống Pháp.
- Ban đầu có tên “ Nhớ Tây Tiến” sau đổi thành “ Tây Tiến “ và in trong tập “
Mây đầu ô”.
2. Nội dung và nghệ thuật:
a. Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc tổ quốc ta vừa tráng lệ, hùng vĩ vừa nên thơ,
trữ tình.
- Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp đậm chất bi tráng về hình ảnh người lính Tây Tiến:

tâm hồn lãng mạn, khí phách anh hùng, lí tưởng cao cả  Vẻ đẹp của chiến sĩ Việt
Nam trong kháng chiến chống Pháp.
- Thể hiện tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào của tác giả về trung đoàn Tây Tiến và
quê hương Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp.
* Đoạn 1: Nỗi nhớ của tác giả và con đường hành quân của trung đoàn Tây
Tiến:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
- Nỗi nhớ của tác giả:
Nhà thơ Quang Dũng gắn bó với trung đoàn Tây Tiến, gắn bó với núi rừng Tây
Bắc trong những năm kháng chiến . Vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc – xa
đơn vị bộ đội , xa vùng đất nhiều kỉ niệm kháng chiến tác giả nhớ nhung da diết:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
16
- Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thiết , ngọt ngào. Tác giả gọi tên đơn vị “ Tây Tiến”
, gọi tên con sông vùng Tây Bắc “ sông Mã” mà thân thiết , dạt dào cảm tình như
gọi tên những người thân thương trong cuộc đời mình.Phải chăng trung đoàn Tây
Tiến, núi rừng Tây Bắc gần gũi , thân thương với tác giả và khi xa thì Tây Bắc,
Tây Tiến trở thành một “ mảnh tâm hồn” của tác giả.
- Tác giả rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật điệp từ “ nhớ “ và từ láy “
chơi vơi”, tác giả “ nhớ chơi vơi” nỗi nhớ ấy không xác định được hết đối tượng ,
nhớ sông Mã , nhớ Tây Tến, nhớ núi rừng Tây Bắc , nhớ tất cả. Những nơi trung
đoàn Tây Tiến đã đi qua, những đồng đội từng gắn bó, tất cả đều trở thành kỉ
niệm không thể nào quên.Chính vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc trong tâm
hồn tác giả trào dâng nỗi nhớ da diết, mãnh liệt.
- Con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến: Qua nỗi nhớ da diết của nhà
thơ , con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến nơi Tây Bắc hiện lên khá rõ
nét.
- Trước hết là những vùng đất mà đoàn quân đã đi qua, gắn bó, mỗi vùng đất với
một nét riêng không dễ gì quên:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
+ Ở Sài Khao thì sương nhiều như muốn che lấp cả đoàn quân khiến cho đoàn
quân mỏi mệt Đó cũng chính là những gian khổ mà chiến sĩ phải vượt qua.
17
+ Nếu như ở Sài Khao đoàn quân phải vất vả, mệt nhọc thì khi về Mường Lát thật
ấm áp, lãng mạn bởi “ hoa về trong đêm hơi”. “ Hoa”, “ hơi” là hai hình ảnh làm
cho bức tranh Mường Lát thêm gần gũi, trìu mến.
+ Về Pha Luông thì mưa rừng thật thú vị, vừa hành quân vừa ngắm cảnh vật dưới
mưa thật lãng mạn, trữ tình.
+ Có lẽ “ấm lòng” nhất là khi hành quân về vùng Mai Châu , hương vị đặc sản “
nếp xôi”của vùng đất ấy khiến các anh chiến sĩ dẫu có xa cũng không thể nào
quên.
+ Còn ghê rợn nhất là khi về Mường Hịch, cái âm thanh phát ra từ núi rừng ấy thật
là khiến cho con người cảm giác bất an : “cọp trêu người”.
Mỗi vùng đất trung đoàn Tây Tiến đi qua đều để lại dấu ấn trong tâm hồn, tuy có
nhiều gian nan, vất vả nhưng cũng rất lãng mạn, trữ tình.
- Con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến được tác giả khái quát rõ nhất qua
đoạn thơ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Đoạn thơ ngắn nhưng thể hiện nét bút tài hoa của Quang Dũng. Ông thành công
trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, bút pháp,
+ Hàng loạt từ láy gợi hình ảnh, cảm xúc “khúc khuỷu”, “ thăm thẳm”, “ Heo
hút”
+ Hình ảnh vừa hiện thực vừa táo bạo, phi thường như dốc cao khiến súng chạm
trời – “ súng ngửi trời”, dốc lên bao nhiêu thì xuống bấy nhiêu “ ngàn thước lên
cao , ngàn thước xuống” .
18
+ Kết hợp hình ảnh với những âm thanh đặc sắc như “ thác gầm thét”, “ cọp trêu
người”
+ Sử dụng nhiều thanh Trắc.
+ Đoạn thơ đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 Nét bút tài hoa của Quang Dũng đã vẽ lại con đường hành quân- chiến đấu của
trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng chiến chống Pháp , con đường ấy thật
gian khổ, hiểm nguy với đèo cao , dốc hiểm và thú rừng dữ tợn nhưng cũng thật
lãng mạn, khó quên.
- Sau hàng loạt những câu thơ sử dụng thanh Trắc tác giả phóng bút một câu thơ
toàn thanh Bằng khá độc đáo “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Phải chăng sau những đoạn đường hành quân, chiến đấu vất vả thì chiến sĩ Tây
Tiến được thưởng thức nét lãng mạn của cơn mưa rừng, được thưởng thức nét đẹp
của nhà ai thấp thoáng trong màn mưa. Những giây phút lãng mạn , thơ mộng
trên con đường hành quân là ngọn nguồn sức mạnh để các chiến sĩ vượt qua gian
lao, thử thách.
Qua con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến ta cảm nhận được vẻ đẹp
riêng của núi rừng Tây Bắc và trung đoàn Tây Tiến. Tây Bắc vừa hùng vĩ, tráng lệ
vừa nên thơ, trữ tình. Chiến sĩ Tây Tiến kiên cường, bất khuất, sẵn sàng vượt gian
lao thử thách để thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
- Và trên con đường hành quân, chiến đấu , cũng có những chiến sĩ không còn đủ
sức để tiếp tục nhiệm vụ, lí tưởng của mình:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Hai câu thơ gợi cái bi, sự mất mác , đau thương . Nhưng dẫu các anh “ không bước
nữa”, “ bỏ quên đời “ thì vẫn trong tư thế cầm súng. Một số chiến sĩ Tây Tiến
không tiếp tục sự nghiệp , lí tưởng bởi lẽ sức đã kiệt. Các anh sống và chiến đấu
trong điều
19
kiện thiếu thốn thuốc men, lương thực, lại bị những cơn sốt rét rừng hoành hành
nên không còn đủ sức để tiếp bước. Đây là hiện thực đau thương khó tránh khỏi
trong những năm kháng chiến nên Quang Dũng cũng không ngần ngại khi nhắc
đến. sự ra đi của đồng đội là mất mác không thể nào quên của đại đội trưởng
Quang Dũng. Tác giả nhắc đến để tưởng nhớ, buồn thương , tự hào về đồng đội
của mình và càng thôi thúc tinh thần chiến đấu để giành lấy sự bình yên, hạnh
phúc, độc lập, tự do.
Đoạn mở đầu bài thơ “ Tây Tiến” da diết nỗi nhớ đồng đội , nhớ núi rừng Tây
Bắc của tác giả Quang Dũng. Qua nỗi nhớ, con đường hành quân của trung đoàn
Tây Tiến và bức tranh núi rừng Tây Bắc hiện về khá rõ nét.
 Đó cũng chính là cái “Tình “ mà Quang Dũng dành cho Tây Tiến ,Tây Bắc :
Yêu mến, gắn bó và tự hào.
( Chế Lan Viên : Khi ta ở , chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn )
* Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp của trung đoàn Tây Tiến trong những năm
kháng chiến chống Pháp.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Trôi dòng nước lũ hoa
đong đưa”
* Kỷ niệm đẹp một thời trận mạc đã trở thành hành trang của người lính Tây Tiến.
Đúng vậy, các chiến sĩ Tây Tiến cũng như chính tác giả cũng không thể nào quên
những kỉ niệm trong những năm kháng chiến cùng đồng đội, quân dân. Kỉ niệm
khó quên nhất có lẽ là những đêm liên hoan lửa trại:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Nhạc về Viên Chăn

xây hồn thơ
+ Đêm “ hội đuốc hoa” là đêm liên hoan lửa trại giữa chiến sĩ Tây Tiến với đồng
bào ( Tây Bắc, Lào) .
20
“ Doanh trại bừng lên “ – tác giả sử dụng từ “ bừng lên” thật hay, làm bừng sáng
và tỏa hơi ấm cho không gian đêm hội. Đêm hội có ánh sáng, hơi ấm của “ đuốc
hoa”, có tiếng khèn, điệu nhạc và có “em” trong trang phục xiêm áo đang yểu điệu
, thướt tha , e ấp, dịu dàng. “ Em” ở đây là cô gái, có thể là các cô gái miền núi Tây
Bắc nước ta, có thể là các cô gái Lào. Sự xuất hiện của các cô gái làm cho đêm hội
thêm vui vẻ, ấm áp và quyến rũ, say lòng người.
+ Chiến sĩ Tây Tiến đa phần là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn và có
chút đa tình nên khi các cô gái xuất hiện trong ánh lửa, tiếng khèn điệu nhạc khiến
các anh ngạc nhiên , thích thú, say mê. Niềm vui, thái độ thích thú của các anh
được tác giả diễn tả ở từ “ Kìa”. Phải chăng các anh ngạc nhiên vì nơi núi rừng ấy
lại có những “ đóa hoa” say lòng người đến thế.
+ Say mê , thích thú trong đêm hội để về “ xây hồn thơ”  các chiến sĩ xây mộng
với các cô gái  Các chiến sĩ thật là lãng mạn.
+ Tài hoa của Quang Dũng trong đoạn thơ là kết hợp hài hòa hình ảnh, âm thanh,
ánh sáng,  Đoạn thơ là bức tranh đêm hội đuốc hoa thật vui vẻ ,ấm áp , lãng
mạn . Và đó cũng chính là một trong những kỉ niệm không thể nào quên của trung
đoàn Tây Tiến, minh chứng cho tình cảm đồng đội, tình quân dân nồng nàn, thắm
thiết. Giây phút vui vẻ, hạnh phúc cùng đồng bào, tình cảm quân dân thắm thiết là
hành trang của các chiến sĩ trên chiến trường ác liệt.
* Trung đoàn Tây Tiến qua nhiều vùng đất nơi Tây Bắc, mỗi vùng đất với nét đẹp
riêng khó quên. Nếu Sài Khao có sương nhiều như che lấp cả đoàn quân Tây Tiến ,
Mường Hịch có tiếng cọp khiến con người ghê sợ , vùng Mai Châu có hương vị
cơm nếp thật hấp dẫn , thì Châu Mộc cũng thật lãng mạn, trữ tình.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Trôi dòng nước lũ
hoa đong đưa
Bốn câu thơ theo dòng hồi tưởng “trôi” về miền đất lạ, đó là Châu Mộc thuộc tỉnh

Sơn La, nơi có những bãi cỏ bát ngát mênh mông, có dãy núi Pha Luông cao 1884
21
mét , nơi có bản Pha Luông sầm uất của người Thái. Quang Dũng đã khám phá ra
bao vẻ kì thú của miền Châu Mộc. Năm tháng đã đi qua và miền đất ấy trở thành
một mảnh trong tâm hồn của bao người.
“ Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn” ( Chế Lan Viên )
+ “Chiều sương ấy” là chiều thu năm 1947 , sương trắng phủ mờ núi rừng chiến
khu làm cho cảnh, người càng thêm thơ mộng, trữ tình. Buổi chiều thu đầy sương
ấy in đậm hồn người khiến cho hoài niệm thêm mênh mang. Chữ “ấy” bắt vần với
chữ “ thấy” tạo nên một vần lưng giàu âm điệu, như một tiếng khẽ hỏi “có thấy”
cất lên trong lòng.
+ “ Hồn lau” là hồn mùa thu, hoa lau nở trắng, lá lau xào xạc trong gió thu nơi bờ
sông bờ suối“nẻo bến bờ”.
 Với tâm hồn thi sĩ tài hoa, Quang Dũng đã cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của thiên
nhiên Châu Mộc qua cảnh sắc “ chiều sương” và “ hồn lau nẻo bến bờ”.
+ Điệp ngữ “ có thấy”, “ có nhớ” làm cho hoài niệm về chiều sương Châu Mộc
thêm phần man mác, bâng khuâng. Trong chia phôi còn có nhớ , nhớ cảnh rồi nhớ
đến người. “ Có nhớ” con thuyền độc mộc và dáng người chèo thuyền độc mộc? “
Có nhớ” hình ảnh “hoa đong đưa” trên dòng nước lũ ? “ Hoa đong đưa” là hoa
rừng đong đưa làm duyên trên dòng nước hay là hình ảnh ẩn dụ gợi tả các cô gái
miền Tây Bắc xinh đẹp lái thuyền duyên dáng, uyển chuyển như những bông hoa
rừng đang đong đưa
trên dòng suối? Và nếu là hình ảnh gợi tả các cô gái Tây Bắc thì các cô gái ấy phải
có “tay lái ra hoa” mới có thể “ đong đưa” được như vậy. Quang Dũng thật tài tình
và con người Tây Bắc thật tài hoa!
 Bốn câu thơ là những dòng hồi tưởng về cảnh sắc và con người nơi Tây Bắc,
nơi cao nguyên Châu Mộc.Với bút pháp tài hoa và tâm hồn lãng mạn , Quang
Dũng vẽ lại bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người Tây Bắc.
22

+ Thuở ấy, núi rừng Tây Bắc thật hoang vu, là chốn rừng thiêng nước độc nhưng
tác giả đã khám phá ra được nét đẹp thật thơ mộng, lãng mạn của cảnh và người
.Nhà thơ gắn bó với cảnh vật, với con người Tây Bắc, vào sinh ra tử với đồng đội
mới có những kỉ niệm đẹp và sâu sắc như vậy, mới có thể viết nên những vần thơ
sáng giá đến như thế.
Bức tranh chiều sương Châu Mộc và đêm hội đuốc hoa như một bức tranh sơn mài
của một danh họa mang vẻ đẹp màu sắc cổ điển và lãng mạn, kết hợp hài hòa tính
thời đại và hiện đại trong máu lửa chiến tranh.
 Bức tranh chiều sương Châu Mộc và đêm hội đuốc hoa là tài năng , tâm hồn và
sự gắn bó sâu nặng của Quang Dũng với trung đoàn Tây Tiến, với núi rừng Tây
Bắc và với quê hương đất nước trong những năm kháng chiến chống Pháp.
* Đoạn 3 : chân dung chiến sĩ Tây Tiến với khí phách anh hùng, tâm hồn lãng
mạn trong máu lửa chiến tranh .
TâyTiến đoàn binh không mọc tóc Sông Mã gầm lên
khúc độc hành
* Trên những nẻo đường hành quân , chiến đấu , vượt qua bao đèo cao dốc hiểm ,
đoàn quân Tây Tiến hiện ra giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp vừa kiêu hùng vừa
cảm động. Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nước da
phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực,
TâyTiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Hai câu thơ trần trụi như hiên thực chiến tranh những năm tháng kháng chiến
chống Pháp. Hình ảnh đoàn quân “ không mọc tóc” vừa gợi nét bi hài vừa phản
ánh cái khốc liệt của chiến tranh.
Cái hình hài không lấy gì làm đẹp “không mọc tóc”, “ xanh màu lá” tương phản
với nét“ dữ oai hùm”. Với bút pháp tài hoa, Quang Dũng làm bật chí khí hiên
23
ngang , tinh thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm quân
giặc khiếp sợ.
- “ Dữ oai hùm” là hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí của người lính Tây Tiến , tuy các

chiến sĩ có gầy, xanh nhưng không hề yếu, chí khí của người lính vẫn như con hổ
nơi rừng xanh. Cái tài của Quang Dũng là khắc họa chân dung bên ngoài của
chiến sĩ Tây Tiến tuy gầy , xanh nhưng vẫn toát lên được cái oai phong, khí phách
của người lính cụ Hồ.
* Các chiến sĩ Tây Tiến tuy hành quân, chiến đấu trong muôn vàn gian khổ, thiếu
thốn, bệnh tật, nhưng vẫn có những giấc mơ, giấc mộng rất đẹp:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng
kiều thơm
Các chiến sĩ Tây Tiến mộng và mơ gửi về hai phía chân trời : biên giới và Hà Nội,
biên giới là nơi còn đầy bóng giặc, Hà Nội là nơi còn đó những kỉ niệm, những
người thân thương,
- Mắt trừng – hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác,
tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt , “gửi mộng qua biên giới” là mộng
tiêu diệt kẻ thù,bảo vệ biên cương , lập nên chiến công nêu cao truyền thống anh
hùng của đoàn quân Tây Tiến, của chiến sĩ cụ Hồ.
- Các chiến sĩ Tây Tiến lại có những giấc mộng đẹp về Hà Nội ,về “ dáng kiều
thơm”. Chiến sĩ Tây Tiến vốn là những thanh niên Hà Nội “ Xếp bút nghiên theo
việc đao, cung”, họ là những chàng thanh niên trẻ hào hoa, lãng mạn và có chút
đa tình. Khi xa Hà Nội, tiến về Tây Bắc để thực hiện nhiệm vụ thì các chiến sĩ luôn
“Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Sống giữa chiến trường ác liệt nhưng
tâm hồn các anh luôn hướng về Hà Nội , mơ về Hà Nội. Đúng vậy, làm sao các anh
có thể quên được hàng me, hàng sấu, phố cổ trường xưa? , Làm sao các anh quên
được những tà áo trắng, những cô gái thân thương, những “dáng kiều thơm” đã
từng hò hẹn, ? Hình ảnh “ dáng kiều thơm” của Quang Dũng đem đến cho người
24
đọc nhiều điều thú vị , ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời “tiền chiến” nhưng
dưới ngòi bút của Quang Dũng nó trở nên có hồn, đặc tả được chất lính trẻ trung,
hào hoa, lãng mạn của binh đoàn Tây Tiến trong trận mạc.
 Viết về “mộng” và “ mơ “ của trung đoàn Tây Tiến , Quang Dũng đã ca ngợi
tinh thần lạc quan, yêu đời của đồng đội. Đó cũng chính là nét khám phá của nhà

thơ khi vẽ chân dung người lính cụ Hồ xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản trong
những năm kháng chiến chống Pháp.
* Bốn câu thơ tiếp theo tô đậm chân dung chiến sĩ Tây Tiến:
- Trong gian khổ chiến trận , bao đồng đội đã ngã xuống trên mảnh đất miền Tây,
họ nằm lại nơi chân đèo góc núi :
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc
đời xanh”
Câu thơ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”để lại trong lòng ta nhiều thương cảm ,
biết ơn, tự hào, Câu thơ gợi cái bi, nếu đứng một mình thì nó gợi một bức tranh
xám lạnh, ảm đạm, hiu hắt , và đem đến cho người đọc nhiều xót thương. Nhưng
cái tài của Quang Dũng là đã tạo cho nó một văn cảnh, tiếp theo sau là “Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Khi nằm trong văn cảnh ấy thì câu thơ càng thể
hiện chí khí, tinh thần của người lính Tây Tiến. “Đời xanh” là đời trai trẻ, tuổi
xuân. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” là họ sẵn sàng ra trận vì lí tưởng cao
đẹp: bảo vệ biên cương, tiêu diệt kẻ thù, giành độc lập tự do, Họ là những thanh
niên Hà Nội, họ tiến về miền Tây của Tố quốc vì nghĩa lớn của chí khí làm trai.
Dẫu thấy cái chết trước mắt họ vẫn không sợ, họ coi cái chết nhẹ như lông hồng.
Họ sẵn sàng “ quyết tử cho Tố quốc quyết sinh”.
Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” vang lên như một lời thề thiêng
liêng, cao cả. Các anh quyết đem xương máu bảo vệ Tổ quốc , bảo vệ độc lập tự do
cho dân tộc. Tinh thần của người lính Tây Tiến cũng như quyết tâm sắt đá của dân
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×