LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “ Sản phẩm thân thiện với môi
trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện
đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp
Việt Nam.”
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn cả về kinh tế, xã
hội và môi trường. Nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, môi trường bị ô nhiễm
nặng nề, các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, dân số không ngừng tăng lên…
Tất cả đòi hỏi các quốc gia phải có những hướng đi mới, những giải pháp để khắc
phục, vượt qua những khó khăn này. Phát triển bền vững đã được rất nhiều quốc gia
trên thế giới quan tâm từ rất lâu. Đó là mấu chốt để chúng ta hướng tới một xã hội
tốt đẹp hơn. Một trong những cách để thực hiện phát triển bền vững là sản xuất và
tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường hay còn gọi là các sản phẩm
Xanh, sản phẩm sinh thái.
Sản phẩm thân thiện với môi trường đang hiện hữu ngày càng nhiều trong
đời sống của chúng ta, đặc biệt ở các nước phát triển. Đi vào đời sống người dân
Việt Nam chưa lâu nhưng tôi tin rằng cùng với xu hướng trên toàn thế giới, các sản
phẩm Xanh này sẽ ngày càng phát triển ở Việt Nam, trở thành xu hướng tất yếu. Tất
nhiên, cùng với xu hướng này sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp của chúng
ta. Quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực mới mẻ này, chắc chắn các doanh nghiệp Việt
Nam sẽ thành công và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như gây được
thiện cảm với người tiêu dùng.
Với những lý do này, tôi quyết định chọn đề tài “Sản phẩm thân thiện với
môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các
doanh nghiệp Việt Nam” với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng có cái
nhìn đúng đắn hơn về sản phẩm thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp sẽ
quan tâm hơn đến các sản phẩm này và có được hướng phát triển phù hợp với
doanh nghiệp mình.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung ở tất
cả các lĩnh vực, nhưng chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng, năng lượng, sản phẩm
công nghệ…
2
3. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng
như đưa ra chương trình phát triển các sản phẩm này trong các doanh ng hiệp Việt
Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đưa ra các khái niệm, tiêu chí, ý nghĩa của sản phẩm thân thiện với môi
trường và các vấn đề liên quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tìm hiểu việc sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường trên
thế giới và bài học cho Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi
trường ở Việt Nam. Từ đó đưa ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp.
- Đề xuất giải pháp để phát triển các sản phẩm thân thiên với môi trường.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Một số phương pháp như phân tích tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin,
điều tra qua phiếu câu hỏi, phỏng vấn các doanh nghiệp … Đặc biệt là đưa ra
chương trình phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường cho các doanh nghiệp
Việt Nam.
6. Bố cục khóa luận
Khóa luận có 103 trang bao gồm cả danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo
và phụ lục, trong đó có 7 bảng và 7 biểu đồ. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, phụ lục khóa luận được chia làm ba chương:
- Chương 1: Một số vấn đề về sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Chương 2: Sản phẩm thân thiện với môi trường – hướng đi mới cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
- Chương 3: Các giải pháp cơ bản nhằm thúc đầy sản xuất và tiêu dùng Sản
phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, phòng Đào
tạo, khoa Quản trị kinh doanh và các phòng ban khác của trường Đại học Ngoại
thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và rèn luyện suốt bốn năm
học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin vô cùng cảm tạ giáo viên hướng dẫn, TSKH. Nguyễn
3
Văn Minh đã nhiệt tình, trực tiếp hướng dẫn tôi. Ngoài ra, tôi cũng gửi lời cảm ơn
tới thư viện quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung tâm Sản xuất sạch Việt
Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, câu lạc bộ “Đạp xe vì môi
trường” (C4E), bạn bè và người thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Hà Nội tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Vũ Thị Xen
4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI
MÔI TRƯỜNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
1. Tiêu dùng bền vững
1.1. Khái niệm tiêu dùng bền vững
Chủ nghĩa tiêu dùng đang đánh dấu thời đại của chúng ta. Nhưng từ khi biến
đổi khí hậu diễn ra, con người không thể tiếp tục khai thác những nguồn tài nguyên
trên Trái đất mà không nghĩ về tương lai. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để đạt
được nhiều hơn mà tổn thất ít hơn hay nói cách khác là làm thế nào để tiêu dùng
bền vững?
Tiêu dùng bền vững được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững được
đề cập và phổ biến rộng rãi từ năm 1987 từ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo
Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới
(WCED – World Commission on Environment and Development) nay là Ủy ban
Brundtland. Báo cáo ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các
nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ mai sau” [6, tr.3]. Như vậy, tư tưởng cơ bản của tiêu dùng bền vững là đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng của bản thân sao cho không tước mất khả năng đáp
ứng các nhu cầu tiêu dùng của các thế hệ mai sau.
Cần hiểu rằng “tiêu dùng bền vững” không phải là “tiêu dùng ít hơn” mà là
biết tiêu dùng hiệu quả hơn, tốt hơn và bớt sử dụng tài nguyên hơn. Điều này đặc
biệt đúng cho người dân đang sống trong nghèo khổ thường có nhu cầu gia tăng tiêu
dùng sản phẩm và dịch vụ.
Tiêu dùng bền vững gắn trực tiếp với rất nhiều ưu tiên phát triển khác như
giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, giáo dục và bảo vệ môi trường. Tất cả đều nhằm
vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tiêu dùng bền vững không phải là
khuyên nên tiêu dùng ít đi, mà là làm thế nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng một cách thông minh hơn.
Tiêu dùng bền vững tạo cho người tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm, sử
dụng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả và có hiệu suất, giảm thiểu
5
hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích cuối cùng của tiêu dùng
bền vững là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ
hiện nay và các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường.
1.2. Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững
Tiêu dùng là đặc điểm trung tâm của xã hội. Khi nền kinh tế được cải thiện,
cá nhân cũng như Chính phủ, công ty và tổ ch ức cũng gia tăng việc tiêu dùng sản
phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của họ như lương thực, ăn mặc, giao thông,
giáo dục, y tế và giải trí vui chơi. Tiêu dùng tăng còn góp phần làm tăng trưởng
kinh tế, thường là một tiêu chí mà các Chính phủ sử dụng để đánh giá sự thành công
của họ. Song, tiêu dùng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp là nguồn gốc của hầu hết các
vấn đề môi trường gây nên bởi hoạt động của con người cũng như tạo ra nhiều vấn
đề cho xã hội và tài chính.
Tiêu dùng tăng đòi hỏi tăng sản xuất và thư ờng dẫn đến việc sử dụng tài
nguyên tăng lên, gây ô nhiễm môi trường và phát sinh chất thải. Thậm chí nếu có
thể kiểm soát và tăng hiệu suất các quy trình sản xuất, thì những vấn đề trên cũng
không thể giải quyết một cách hiệu quả, nếu không giải quyết vấn đề tiêu dùng liên
tục tăng. Nhiều vấn đề điển hình về xã hội và tài chính khác cũng do việc tăng tiêu
dùng gây ra. Những cá nhân có mức tiêu dùng cao thường gặp phải gánh nặng chi
phí như mắc nợ, thời gian và sự căng thẳng làm việc để đảm bảo tiêu dùng, t hời
gian cần có để bảo quản, làm sạch, nâng cấp tài sản, đó là cách tiêu dùng làm mất
thời gian dành cho gia đình và bạn bè.
Vì vậy, tiêu dùng bền vững là chìa khóa cho phép xã hội và cá nhân phát
triển mà không nhất thiết phải hy sinh chất lượng cuộc sống hoặc các yếu tố phát
triển bền vững.
Thông thường, tiêu dùng bền vững hay được hiểu nhầm là công cụ nhằm vào
việc giảm tiêu thụ quá mức ở các nước phát triển. Mục đích thật sự của tiêu dùng
bền vững là để phát triển các cơ hội tiêu dùng cho phép mọi người thỏa mãn được
nhu cầu của mình, song không phát sinh những hậu quả tiêu cực với môi trường, xã
hội và tài chính. Nhu cầu thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã rõ rệt từ lâu ở hầu hết các
nước phát triển. Song, các nước đang phát triển với khuynh hướng đi theo con
6
đường của nước phát triển vẫn có cơ hội để tránh nhiều sai lầm liên quan tới tiêu
dùng bằng cách giải quyết các vấn đề tiêu dùng của họ ngay từ bây giờ.
Chẳng hạn ở châu Á, dân số đông và tăng nhanh. Quỹ dân số Liên Hiệp
Quốc UNFPA dự tính dân số thế giới sẽ tăng 41% khoảng 8,9 tỷ người vào năm
2050, phần lớn sự gia tăng này diễn ra ở các nước đang phát triển ở châu Á. Nền
kinh tế châu Á cũng tăng trưởng nhanh, nhiều thị trường mở cửa chịu ảnh hưởng do
buôn bán quốc tế, tỷ lệ đô thị hóa tăng cùng với tuổi thọ của người dân cũng tăng.
Vùng châu Á – Thái Bình Dương là nơi có 684 triệu người tiêu dùng có thu nhập
trung bình trên 7000USD/đầu người. Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonexia
chiếm 63% nhóm người tiêu dùng này trong vùng và 25% toàn thế giới. Ngày nay,
chỉ 25% dân số trong khu vực được xếp vào loại mức thu nhập trung bình cá nhân
cao đó [6, tr.5]. Như vậy, hình thái sẽ là con số này tăng nếu kinh tế tiếp tục tăng
trưởng.
Đồng thời ở các nước phát triển vốn có mức tiêu thụ tính theo đầu người cao
quá mức, đã xuất hiện yêu cầu giảm mức tiêu thụ đó xuống, đạt độ bền vững hơn.
Như vậy, tiêu dùng bền vững gắn liền với các nước phát triển lẫn các nước đang
phát triển, tuy họ tiếp cận vấn đề từ những hướng khác nhau. Vì vậy nhu cầu đạt
đến sự tiêu dùng bền vững có tầm quan trọng với tất cả các nước, mọi người dân, cả
giàu lẫn nghèo.
1.3. Những vấn đề chính trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững
Dự án SC.Asia (Tiêu dùng bền vững châu Á) đã xác định một số vấn đề chủ
yếu có thể làm nền tảng cho sự thành công của bất cứ chương trình tiêu thụ bền
vững nào. Đó là các vấn đề về trình độ nhận thức, vai trò của Chính phủ, ưu tiên
khác của quốc gia, và tiếp cận vốn với người mua [6, tr.14].
Thứ nhất, cần nhận biết rằng tiêu dùng (bền vững) không những là một vấn
đề kinh tế kỹ thuật mà còn có nguồn gốc sâu xa trong bối cảnh xã hội văn hóa. Vì
vậy, có thể tiếp cận tiêu dùng bền vững như là một cơ hội để phát triển hoặc bảo vệ
các giá trị khác trong xã hội. Những cơ hội dưới dạng thiết lập thị trường và công
việc trong những lĩnh vực sử dụng/tận dụng tri thức truyền thống (du lịch và sản
7
xuất lương thực theo phương thức truyền thống) và cách sống truyền thống có thể
được phát huy để bảo đảm tiêu dùng bền vững.
Thứ hai, bằng việc lồng ghép các hoạt động tiêu dùng bền vững vào trong
các khuôn khổ hiện hành sẽ dễ đạt được kết quả hơn (và tránh trải rộng quá mỏng
nguồn tài nguyên có sẵn). Quản lý chất thải, an toàn lương thực và giao thông là ba
ví dụ về các lĩnh vực có độ ưu tiên cao trong phần lớn các nước mà các chương
trình tiêu dùng bền vững có thể dễ dàng lồng ghép vào.
Thứ ba, sự hiểu biết về tiêu dùng bền vững nói chung rất hạn chế và ý nghĩa
cụ thể của khái niệm này chưa được hiểu một cách đầy đủ. Đó là sự thật đối với
Chính phủ cũng như các thành phần xã hội liên quan khác. Vì vậy , các hoạt động
tiêu dùng bền vững cần có một chiến lược truyền thông kỹ lưỡng. Mở rộng mạng
lưới các đối tác cũng sẽ cho phép phổ biến nhanh hơn các ý tưởng và thúc đầy việc
truyền bá các quan điểm tiêu dùng bền vững.
Thứ tư, Chính phủ có vai trò kép, vừa là người điều chỉnh, khởi xướng vừa là
người tiêu dùng chính. Trong vai trò người điều chỉnh, khởi xướng truyền thống,
Chính phủ có thể thiết lập những chính sách và điều kiện kinh tế xã hội phù hợp cho
người tiêu dùng, người sản xuất và những người khác để thực hiện theo hướng bền
vững hơn. Là người tiêu dùng chính, Chính phủ có thể thông qua các quyết định
mua sắm của họ, ủng hộ một số loại hàng hóa và dịch vụ và cũng có thể tạo ra một
thị trường mới cho các sản phẩm bền vững. Cần luôn luôn nhớ tầm quan trọng của
việc có một cơ quan trong Chính phủ, để điều phối các dự án và chính sách quốc gia
về tiêu dùng bền vững.
Thứ năm, vạch ra các giá trị trong tiêu dùng bền vững là có tính quyết định
và phải đưa các đối tác chính, cụ thể là những người tiêu dùng, Chính phủ, các tổ
chức và các ngành dân sự vào. Nếu các đối tác không tham gia trong phong trào tiêu
dùng bền vững, tất sẽ rất khó khăn để thiết lập các ưu tiên thích hợp và thực hiện
các hành động. Ngay cả phong trào người tiêu dùng không phả i lúc nào cũng biết
được chương trình của tiêu dùng bền vững. Các tổ chức người tiêu dùng ở châu Á
coi quyền của người tiêu dùng và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là một ưu tiên và vì
8
vậy việc thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững ngày
càng trở nên tích cực hơn.
Thực hiện được các vấn đề này chắc chắn các quốc gia sẽ thúc đẩy được tiêu
dùng bền vững trên mọi lĩnh vực và tác động được đến mọi người dân.
1.4. Các công cụ tiêu dùng bền vững
Thúc đẩy và chấp nhận cách tiêu dùng bền vững là điều thiết yếu, nếu chúng
ta muốn đạt tiến bộ trong phát triển bền vững. Tình hình tiêu dùng toàn cầu cho
thấy tiêu dùng bền vững không giản đơn chỉ là một thách thức được giới hạn trong
các nước phát triển quan tâm và thực hiện, mà còn liên quan nhiều đến các nước
đang phát triển. Hiện đang nổi lên một “giai cấp tiêu dùng toàn cầu” gồm những
nhóm đông đảo người tiêu dùng trung lưu ngày càng thể hiện mô hình tiêu dùng
giống nhau trên toàn thế giới. Những mô hình đó cũng xuất hiện ở phần lớn các
nước châu Á khác nhau như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,
Thái Lan và Việt Nam. Tiêu dùng bền vững có thể đem lại những giải pháp môi
trường cũng như những lợi ích kinh tế xã hội ở các nước châu Á. Sự hợp tác toàn
cầu về tiêu dùng bền vững có thể cho phép các nước đang phát triển tiến nhanh tới
phát triển bền vững bằng cách tránh những sai lầm của các nước phát triển.
Một số công cụ chính sách chủ yếu về tiêu dùng bền vững được bản Hướng
dẫn Liên Hiệp Quốc về bảo vệ người tiêu dùng Mục G xác định bao gồm bốn công
cụ là thông tin sản phẩm, ngăn ngừa và giảm thiểu rác thải, thực hành bền vững
của Chính phủ và nhận thức, giáo dục và tiếp thị [6, tr.21] (xem bảng 1).
1.4.1. Thông tin sản phẩm
Thông tin sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong các quyết định mua sắm của
người tiêu dùng. Từ đó, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là bảo đảm tiếp cận
được và hiểu được thông tin sản phầm về chất lượng, giá cả, sức khỏe và an toàn,
hậu quả môi trường và xã hội. Có ba loại thông tin sản phẩm cần quan tâm là kiểm
tra khách quan sản phẩm, cấp chứng chỉ độc lập cho sản phẩm và cấp nhãn hiệu
sinh thái.
Kiểm tra các tiêu chí bền vững sẽ gồm các vấn đề thử theo chu kỳ tuổi thọ
(giai đoạn sản xuất, tiêu dùng và tiêu hủy) của sản phẩm hay dịch vụ. Kiểm tra sản
9
phẩm là ưu tiên chủ yếu của nhiều tổ chức người tiêu dùng vì nó thúc đẩy tiếp cận
thông tin sản phẩm, xác định được sản phẩm không an toàn hoặc không thích hợp.
Cấp chứng chỉ độc lập cho sản phẩm là việc các tổ chức cấp chứng chỉ sản
phẩm độc lập xem xét sản phẩm có đạt đầy đủ các tiêu chí đã định theo tiêu chuẩn
yêu cầu hoặc nhãn hiệu của sản phẩm cụ thể không. Để được cân đối và chấp nhận
rộng rãi, các tiêu chuẩn phải được phát triển thông qua tham khảo nhiều quyền lợi
sẽ bị ảnh hưởng do thực hiện tiêu chuẩn đó. Những quy trình đó đặc biệt phải có sự
tham gia của người tiêu dùng và người sử dụng cuối cùng các sản phẩm được chứng
thực.
Nhãn sinh thái là một phương pháp thực hiện môi trường của sản phẩm hoặc
dịch vụ trong một chủng loại sản phẩm hay dịch vụ cụ thể dựa trên những điều kiện
của tuổi thọ. Nhãn sinh thái tồn tại để biểu dương và thúc đẩy các hàng hóa và dịch
vụ chất lượng cao về môi trường và cung cấp thông tin về chất lượng và năng lực
sản xuất đối với các vấn đề như sức khỏe và tiêu dùng năng lượng. Nhãn sinh thái
luôn được một bên thứ ba khách quan cấp và cho phép dùng nhãn trên sản phẩm với
một chủng loại sản phẩm.
1.4.2. Phòng ngừa, giảm thiểu và tái chế chất thải
Theo hướng dẫn Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ người tiêu dùng, mục G đã đề
cập “Chính phủ cần khuyến khích sự thiết kế, phát triển và sử dụng các sản phẩm và
dịch vụ an toàn có hiệu quả về năng lượng và tài nguyên trên cơ sở xem xét ảnh
hưởng của nó trong một chu trình sống. Chính phủ cần khuyến khích các chương
trình tái chế, chương trình này khuyến khích người tiêu dùng tái chế chất thải và cả
mua sản phẩm tái chế”. [6, tr.28].
Theo các khảo sát của Trung tâm Tài nguyên khu vực châu Á – Thái Bình
Dương của UNEP, chất thải sản sinh hàng năm đang tăng lên ở các đô thị châu Á,
chủ yếu do dân số tăng và lối sống thay đổi, thường là kết quả trực tiếp của sự phát
triển kinh tế nhanh. Ví dụ, ở Bangkok, chất thải rắn tằng từ 3260 tấn/ngày năm
1985 lên 9472 tấn/ngày năm 2002. Ở nhiều thành phố Đông Nam Á, rác thải gia
tăng đã vượt xa khả năng của cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý. Ví dụ, ở Việt Nam,
hiệu suất thu gom chất thải rắn đạt 40% đến 70% nhưng ở một vài thành phố, con
10
số đó chỉ là 20% đến 40%. Chất thải điện tử là loại tăng trưởng nhanh nhất. Hàng
năm người ta thải 4 triệu máy tính ở Trung Quốc. Ước tính ở châu Á đã dùng
khoảng 150 triệu máy tính trong năm 2002, con số này đang tăng thêm hàng năm
15%. Ở Ấn Độ, chất thải điện tử (“Rác E”) đáng giá 1200 triệu Euros trong năm
2003. [6, tr.28]
Bảng1: Một số công cụ chính sách về tiêu dùng bền vững
Công cụ
Ứng dụng
Thông tin sản
phẩm
Trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, việc chứng thực và mang
nhãn hiệu của lương thực thực phẩm (ví dụ thông tin về dinh
dưỡng, ngày hết hạn, thực phẩm hữu cơ, đặc điểm bao bì…) có
thể cải thiện sức khỏe người tiêu dùng, là một thành phần rất quan
trọng của hệ thống an ninh lương thực và bảo đảm tiêu dùng bền
vững.
Ngăn ngừa và
giảm thiểu rác
thải
Công nghiệp tái chế tạo cơ hội việc làm, chẳng hạn tái chế vật liệu
thải thành sản phẩm mới có thể giúp người dân phá vỡ chu kỳ
nghèo khổ. Thái độ cụ thể đối với rác thải như văn hóa tái sử dụng
là ví dụ đầy hứa hẹn về hành vi bền vững.
Thực hành bền
vững của
Chính phủ
Việc thực hiện chính sách mua sắm bền vững trong việc mua sắm
của Chính phủ phát triển được các thị trường cho sản phẩm bền
vững. Đồng thời khuyến khích phát triển sản phẩm và cạnh tranh
giá cho người tiêu dùng.
Nhận thức,
giáo dục và
tiếp thị
Nâng cao nhận thức (chiến dịch, thông tin), giáo dục người tiêu
dùng và tiếp thị là 3 hoạt động chủ yếu để chuyển thông tin đến
người tiêu dùng.
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (2005), Thúc đẩy tiêu
dùng bền vững châu Á
Phòng ngừa chất thải là tránh và/hoặc giảm sản sinh chất thải ngay từ đầu,
bằng phương pháp sản xuất cải tiến và thiết kế sản phẩm. Ngăn ngừa chất thải cần
ngăn chất thải sản sinh ra từ lúc bắt đầu sản xuất. Có thể thực hiện điều đó trong
giai đoạn sản xuất cũng như trong giai đoạn sử dụng sản phẩm. Trong việc giảm
11
thiểu chất thải gồm các kỹ thuật sản xuất được cải tiến, thay đổi nguyên liệu, cải
tiến công thức sản xuất sản phẩm và giảm thiểu bao bì đóng gói hoặc dùng vật liệu
đóng gói tái chế được. Việc phòng ngừa chất thải có thể là một phương pháp mạnh
mẽ để bảo đảm tiêu dùng bền vững. Các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia
đã xác đị nh rằng yêu cầu quan trọng là cần có sự lồng ghép lẫn nhau giữa các hệ
thống quản lý chất thải và các chiến lược tiêu dùng.
Giảm thiểu chất thải gồm những hoạt động nhằm giảm lượng rác thải phải
chôn lấp hoặc giải quyết cách khác. Có khi bằng cách chuyển đổi chất thải thành
nguồn hữu ích. Giảm thiểu chất thải liên quan đến một loạt các hoạt động kỹ thuật
nhằm quản lý sao cho lượng chất thải còn lại cần xử lý ở mức tối thiểu. Giảm thiểu
gồm: giảm, sửa chữa, thu hồi, tái chế, ủ phân, thiêu đốt (với các kỹ thuật sạch và có
thu hồi năng lượng) và chôn lấp. Nhiều nước EU và một số ở châu Á đã coi việc xử
lý chất thải theo trình tự là một nguyên tắc hướng dẫn quản lý chất thải.
Tái chế là một loạt các hoạt động nhằm thu hồi, phân loại, xử lý và chuyển
hóa các vật liệu phế thải thành nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mới. Các hệ
thống tái chế hướng tới người tiêu dùng giúp cho bản thân người tiêu dùng biết
phân loại chất thải, dễ dàng tiếp cận các phương tiện thu hồi, thậm chí trong vài
trường hợp tạo thu nhập khác trong việc gửi trả đồ thải. Cơ sở tái chế có thể thay
đổi độ phức tạp, tùy theo nguồn lực và cơ sở hạ tầng hiện hữu. Ví dụ, việc vận
chuyển, giá vận chuyển đồ thải có thể ảnh hưởng đến vật liệu tái chế một sản phẩm
cụ thể có lợi ích kinh tế hay không? Cũng cần lưu ý rằng thị trường vật liệu tái chế
có thể thay đổi. Vật liệu với số lượng nhiều được thu hồi là giấy, thủy tinh, kim loại,
đồ nhựa, hàng điện tử.
1.4.3. Nhận thức, giáo dục và tiếp thị
Nâng cao nhận thức (thông qua cuộc vận động, thông tin), gi áo dục người
tiêu dùng và tiếp thị là ba biện pháp chủ yếu để truyền tải thông tin đến người tiêu
dùng, trong đó Chính phủ giữ vai trò tích cực để hướng mô hình tiêu dùng đến sự
bền vững. Tức là thay đổi thái độ của người tiêu dùng theo hường mua sắm và sử
dụng những hàng hóa và dịch vụ thay thế.
12
Nâng cao nhận thức là nâng cao hiểu biết và nhận thức của công chúng về ý
nghĩa và tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững, giới thiệu cho họ những phương
án nhằm theo đuổi lối sống bền vững
Giáo dục người tiêu dùng là làm cho họ trở nên có trách nhiệm với tập quán
tiêu dùng hàng ngày của họ. Trong bối cảnh tiêu dùng bền vững, giáo dục người
tiêu dùng chủ yếu giúp cho người tiêu dùng có khả năng chọn lựa những sản phẩm
bền vững hoặc sử dụng sản phẩm một cách bền vững hơn.
Tiếp thị là thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục đích duy nhất
là khuyến khích người tiêu dùng mua sắm hoặc sử dụng một sản phẩm hoặc một
dịch vụ cụ thể. Tiếp thị sản phẩm để khuyến khích tiêu dùng bền vững là cung cấp
thông tin sản phẩm h oặc dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng mà
không tổn hại đến cơ cầu xã hội hoặc môi trường
1.4.4 Thực hành bền vững của Chính phủ
Trong phần lớn các nước, Chính phủ và cơ quan nhà nước là khách hàng lớn
nhất của các loại hàng hóa và dịch vụ, từ những hàng hóa tiêu dùng cơ bản đến thiết
bị công nghệ cao. Tác động của việc mua sắm đó đối với thị trường là một trong các
đòn bẩy tiềm năng bảo đảm cho sản xuất và tiêu dùng bền vững. Một thị trường lớn
như vậy có thể là chìa khóa cho việc chỉ đạo xu hướng dùng nhiều hàng hóa và dịch
vụ bền vững hơn.
Chính phủ mua hàng với số lượng lớn, do đó có vị thế thương lượng giá cả
cũng như chất lượng tốt và thúc đẩy các công ty thỏa mãn các đơn đặt hàng. M ua
sắm của Chính phủ cũng có thể thúc đẩy sáng kiến bền vững. Chính phủ xác định
điều kiện và quy cách cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì vậy, mặt “cầu” có thể thúc
đẩy các nhà sản xuất và hướng sáng kiến của họ vào những giải pháp bền vững hơn.
Công chúng ở nhiều nước đang đòi hỏi sự minh bạch về vấn đề chi tiêu v ốn nhà
nước. Vì vậy, mua sắm bền vững của nhà nước có thể lấy làm ví dụ. Ước tính tiêu
dùng của Chính phủ chiếm tới 20 – 25% tổng chi phí tiêu dùng ở các nước châu Á.
Mua sắm ở quy mô đó có thể ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế vùng và môi trường.
Thực hiện mua sắm bền vững không nên xem là một thay đổi cơ bản của
chiến lược mua sắm của bất kỳ tổ chức nào. Đó đơn giản là một cách nhìn lại các
13
phương pháp mua sắm cũ, đứng từ quan điểm trách nhiệm mới rộng rãi hơn. Những
chỉ đạo chính để thực hiện mua sắm bền vững là:
- Tổ chức hiệu quả, có những chính sách rộng rãi để bảo đảm mọi người nhận
thức được chiến lược.
- Huấn luyện và hướng dẫn giúp người tham gia hiểu được mua sắm bền vững
và ước tính chi phí cho cả chu trình sống.
- Kiểm toán và theo dõi đều đặn để đánh giá xem tổ chức có đúng mua sắm
bền vững không và ở đâu có thể tiến bộ hơn trong lĩnh vực đó.
- Cam kết thực hiện phát triển bền vững.
- Ủng hộ và giáo dục các bên cung cấp.
- Tạo mối liên hệ với các tổ chức khác để học hỏi kinh nghiệm.
- Đóng góp mua sắm bằng cách lập tổ hợp mua sắm.
Bảng 2: Danh sách các NSDS (chiến lược phát triển bền vững quốc gia) và PRS
(chiến lược giảm nghèo) của các nước tham gia Dự án Tiêu dùng bền vững châu
Á (SC.Asia)
Nước
Tình hình NSDS
Tình hình PRS
Đang soạn
thảo
Đang phát
triển
Đang đợi phê
duyệt
Đã tiến hành
Bangladesh
√
√
Campuchia
√
√
Trung Quốc
√
X
Ấn Độ
√
√
Indonexia
√
√
Lào
√
√
Malaysia
√
X
Nepan
√
√
Philipin
√
X
Sri Lanca
√
√
Thái Lan
√
√
Việt Nam
Đã phê duyệt
√
Chú thích
: “√” là có, “X” là không.
Nguồn: Trang web của RRCAP của UNEP, Ngân hàng Thế giới, UNDESA và
UNDP
14
2. Sản phẩm thân thiện với môi trường
2.1. Khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường
Trước khi đi vào khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường, chúng ta
cùng tìm hiều về sản phẩm liên quan đến môi trường, hay còn gọi là những sản
phẩm nhạy cảm với môi trường (environment sensitive commodities) là những sản
phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chúng có khả năng gây ra ô nhiễm
môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc gây tác hại tới sức khỏe
của con người, động thực vật… và đòi hỏi tương đối nhiều nguồn lực nhằm xử lý
các tác hại đó.
Đánh giá mức độ liên quan của một sản phẩm đối với môi trường hay nhận
biết một sản phẩm liên quan đến môi trường thường được xác định theo các tiêu
chí:
- Độ nguy hại của chất thải đi kèm hoặc tồn tại trong sản phẩm.
- Ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm tới môi
trường không khí.
- Ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm tới đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
- Quy trình sản xuất sản phẩm có tác động tiêu cực tới môi trường.
Cùng với khái niệm các sản phẩm nhạy cảm đối với môi trường, trong
thương mại quốc tế hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện một thuật ngữ khác là “Sản
phẩm thân thiện với môi trường”. Đây là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu
thụ và thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (hoặc nếu có thì cũng
nhẹ hơn so với tác động tới môi trường của các sản phẩm tương tự cùng loại). Xét
trong chừng mực nào đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường đôi khi còn có
ảnh hưởng tích cực tới môi trường. Ví dụ, các nông sản hữu cơ tạo điều kiện khôi
phục lại cân bằng sinh thái, hoặc khi phân hủy chúng giúp đảm bảo khả năng tái tạo
độ mùn của đất, các sản phẩm và dịch vụ khắc phục sự cố môi trường, các công
nghệ sạch.
Cho đến nay chưa có sản phẩm nào được coi là thân thiện với môi trường
một cách tuyệt đối mà chỉ tồn tại những sản phẩm thân thiện với môi trường một
cách tương đối. Một sản phẩm chỉ được coi là hoàn toàn thân thiện với môi trường
15
khi và chỉ khi nó đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn về tính thân thiện với môi
trường từ giai đoạn sản xuất (bao gồm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ
sản xuất) cho tới giai đoạn đưa vào tiêu dùng, sử dụng và cuối cùng là giai đoạn thải
bỏ sau khi sử dụng (tính chất có thể tái chế được, không gây tổn hại cho môi trường
tại bãi rác thải và quá trình vận chuyển lưu kho). Các tiêu chuẩn để đánh giá tính
thân thiện rất khác nhau qua từng vùng lãnh thổ, từng khu vực trên thế giới, cho nên
khái niệm “Sản phẩm thân thiện với môi trường” luôn luôn chỉ có thể mang tính
chất tương đối.
2.2. Các tiêu chí sản phẩm thân thiện với môi trường
Nếu người tiêu dùng yêu cầu những sản phẩm thân thiện với môi trường –
sản phẩm xanh, chắc chắn thị trường sẽ cung cấp cho họ. Vậy sản phẩm xanh là
những sản phẩm nào? Cái gì để biết một sản phẩm là thân thiện với môi trường và
làm sao để chọn lựa các sản phẩm này? Quan trọng hơn, nhà sản xuất đang đặt câu
hỏi “Làm thế nào để chúng tôi sản xuất ra những sản phẩm xanh hơn?”
Một sản phẩm được xem là xanh nếu đáp ứng được một trong bốn tiêu chí
dưới đây
1
→ Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải,
sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì). Người tiêu dùng châu Âu nhiều năm
qua đã quay lại sử dụng chai sữa thủy tinh và giảm tỉ lệ sử dụng loại sữa đựng trong
chai nhựa sử dụng một lần rồi bỏ. Chai thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, dễ dàng
tái chế.
:
→ Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường. Nếu sản phẩm
chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mới, thô, nó có thể được xem là
một sản phẩm xanh. Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như tre hay bần (sử dụng để
lót nồi) là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì là sản phẩm được tạo ra từ
vật liệu phế phẩm nông nghiệp như rơm hoặc dầu nông nghiệp.
→ Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khỏe thay
cho các sản phẩm độc hại truyền thống. Ví dụ, các vật liệu thay thế chất bảo quản
gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư.
1
www.donre.hochiminhcity.gov.vn
16
→ Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe. Vật
liệu xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn trong nhà
bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có dung môi
hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm
như sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh (bụi, nấm mốc,
vi khuẩn) và cải thiện chất lượng chiếu sáng.
Với thiết kế xanh, sự chọn lựa sản phẩm được đặt mục tiêu là giảm thiểu ô
nhiễm, giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm chất lượng chất thải sinh ra trong quá trình
sử dụng sản phẩm. Một sản phẩm được mua từ nguồn địa phương hoặc khu vực sẽ
giảm chi phí vận chuyển và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Nhật Bản đã có rất nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng
các nhu cầu của người tiêu dùng xanh. Công ty Chikuma & Co.Ltd đã cung cấp cho
thị trường tiêu dùng thân thiện với môi trường một loại vải may đồng phục văn
phòng chứa tối thiểu 55% nhựa polyester tái chế từ chai nước uống làm từ nhựa
PET
2
2.3. Ý nghĩa sản phẩm thân thiện với môi trường
. Loại vải này giúp tiết kiệm tài nguyên dầu mỏ và đưa các chai nhựa PET đã
qua sử dụng sang một hướng sử dụng khác tốt hơn. Hãng Philip đang tạo ra các
dòng sản phẩm xanh, đem đến cho khách hàng một lợi thế môi trường được cải
thiện theo nghĩa tiêu thụ năng lượng, bao bì, chất độc hại, trọng lượng, tái chế, có
độ tin cậy cao hơn về tuổi thọ sản phẩm.
Các sản phẩm thân thiện với môi trường có ý nghĩa vô cùng to lớn đến môi
trường sống của con người (môi trường là không gian sống của con người và các
loài sinh vật, nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người, nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống
và hoạt động sản xuất của mình, nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên
tới con người và sinh vật trên Trái đất, nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người). Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên để
2
Nhựa PET là polyethylene terephthalate, một loại nhựa tổng hợp trong nhóm polyester. Luật tái chế loại bao
bì này của Nhật Bản, có hiệu lực năm 1997, quy định các chính quyền địa phương phải thu gom chai PET để
tái chế.
17
gia tăng không gian sống cho con người có thể làm cho chất lượng không gian sống
mất khả năng tự phục hồi.
Trước thế kỷ 21, ít khi người ta để ý đến ảnh hưởng của sản phẩm đến sức
khỏe, cuộc sống con người. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, con người ngày
càng quan tâm đến sức khỏe và đã bước đầu chú trọng đến sản phẩm thân thiện với
môi trường. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất và xuất khẩu cần có nhận thức cao
hơn về chất lượng hàng hóa, nâng cao năng suất kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.
Sản phẩm sinh thái được thiết kế dựa theo các khái niệm và nguyên tắc về
thiết kế sinh thái để có được những tính năng thân thiện với môi trường. Các khái
niệm về vòng đời và thiết kế kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong suốt giai
đoạn phát triển của sản phẩm sinh thái. Sản phẩm sinh thái có thể được sản xuất từ
vật liệu tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối. Thêm vào đó, trong suốt quá trình
sản xuất giảm thiểu nguồn năng lượng và nước là đồng hành với ít rác, ít ô nhiễm
hơn.
Trong quá trình sử dụng, sản phẩm sinh thái có thể giúp tiết kiệm nước, năng
lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và những nhu cầu về xử lý chất thải sau đó. Sản
phẩm sinh thái cũng được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng tái chế, tái sử dụng và
phục hồi.
Sản phẩm sinh thái thường đi kèm với nhãn hiệu sinh thái loại I, II, III theo
bộ tiêu chuẩn ISO 14000
3
3
ISO 14024 (Nhãn loại I): là nhãn sinh thái được chứng nhận, được cấp cho sản phẩm của nhà sản xuất theo
yêu cầu hoặc vì lợi ích của người tiêu dùng bởi Chính phủ hoặc tổ chức độc lập với người sản xuất hoặc
người tiêu dùng
ISO 14021 (Nhãn loại II): là nhãn sinh thái tự công bố, do các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối
đưa ra, dựa trên những chứng cứ và kết quả tự đánh giá hoặc được đánh giá bởi các bên liên quan khác theo
yêu cầu của họ.
ISO 14025 (Nhãn loại III): là nhãn tự nguyện, là nhãn của các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng cho người
tiêu dùng theo chương tr ình tự nguyện của ngành kinh tế và các tổ chức kinh tế đề xuất.
. Bên cạnh đó, những sản phẩm được đưa vào cơ sở dữ
liệu của Mạng lưới thu mua Xanh cũng được coi là sản phẩm sinh thái. Sản phẩm
sinh thái thường được phân theo nhóm sản phẩm như: thiết bị điện, điện tử gia
dụng, thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển máy móc, cơ
khí, đồ nội thất trang trí, vật liệu và máy móc xây dựng, vật liệu bao bì gói, sản
18
phẩm may mặc, các sản phẩm làng nghề, nông sản thiết bị an ninh an toàn và y tế
năng lượng, dịch vụ sinh thái du lịch, các hoạt động nghiên cứu và phát triển về môi
trường, công nghệ và thiết bị liên quan đến môi trường.
Ngoài ra, sản phẩm sinh thái cũng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc
tế. Việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan tự do hóa thương mại làm cho các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chú trọng đến các yếu tố môi trường. Mặc dù
sản phẩm sinh thái không mang tính chất bắt buộc nhưng lại hướng đến mục tiêu
rộng lớn, đó là thông qua sản phẩm sinh thái sẽ làm biến đổi hành vi của toàn xã hội
theo hướng thân thiện với môi trường. Khi vấn đề môi trường đang có nguy cơ bị
lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, nhiều nước đã và
đang triển khai chương trình sản phẩm sinh thái, việc cam kết thực hiện chương
trình này đã dần trở thành xu hướng của các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trên thực tế đã yêu cầu phải xét đến
vấn đề sinh thái trong sản phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm sinh thái này cho phép
doanh nghiệp đạt được mục tiêu về lợi nhuận và năng suất cao trong khi vẫn bảo vệ
môi trường.
II. SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG – XU THẾ TẤT YẾU
TRONG TIÊU DÙNG HIỆN ĐẠI
1. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay
1.1. Tình chung về môi trường Việt Nam
Hiện nay, môi trường không khí trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung là
tương đối tốt, nhưng chất lượng môi trường không khí ở các thành phố lớn, tại một
số khu công nghiệp và làng nghề đang ngày càng suy giảm. Xét các nguồn thải gây
ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực
khác), ước tính cho thấy, hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí
CO, 95% lượng VOCs. Đối với NO
2
, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất
công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau [1, tr.21] (xem bảng 3).
19
Bảng 3: Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của
Việt Nam năm 2005
Ngành sản xuất
CO
NO
2
SO
2
VOCs
Nhiệt điện
4.562
57.263
123.665
1.389
Sản xuất công
nghiệp, dịch vụ,
sinh hoạt
54.004
151.031
272.497
854
Giao thông vận tải
301.779
92.728
18.928
47.462
Tổng
360.345
301.022
415.090
49.705
Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường (2006), Báo cáo Môi trường quốc gia 2007
Một khảo sát do Cục Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 2007 tại Phú Thọ và
Nam Định cho thấy ước tính mỗi năm, mỗi người dân phải chi khoảng 295.000
đồng để khám và chữa các bệnh có nguyên nhân trực tiếp từ ô nhiễm môi trường
không khí.
Nếu giả thiết tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động tới sức khỏe
đối với người dân Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh tương tự như ở Nam Định và Phú
Thọ thì Hà Nội với 3,2 triệu dân mỗi ngày sẽ thiệt hại trên 2,5 tỷ đồng; Tp.Hồ Chí
Minh với 6,1 triệu dân mỗi ngày là gần 5 tỷ đồng.
Nhưng trên thực tế, không khí ở các thành phố lớn này còn ô nhiễm hơn rất
nhiều lần so với hai tỉnh được khảo sát. Vì vậy, thiệt hại kinh tế đối với sức khỏe
cộng đồng ở những thành phố này sẽ phải lớn hơn rất nhiều.
Không chỉ có vậy, các chất SO
2
, NO
x
trong môi trường không khí còn gây ra
hiện tượng mưa axit. Đây chính là nguyên nhân làm giảm tính bền vững của các
công trình xây dựng và các dạng vật liệu.
Ô nhiễm không khí sẽ làm giảm sức bền cơ khí, gây han rỉ, hỏng lớp sơn bảo
vệ, mất các chi tiết trang trí…, gây hao mòn công trình, dẫn tới giảm tuổi thọ làm
tăng chi phí bảo dưỡng và thay thế.
Ô nhiễm môi trường không khí còn là mối đe dọa nghiêm trọng tới thiên
nhiên như đa dạng sinh học và các hệ sinh thái [1, tr.57].
20
Biểu đồ 1: Cơ cấu tiêu thụ xăng dầu theo các ngành của Việt Nam
GTVT, 55%
Công
nghiệp, 19%
Điện, 12%
Ngành
khác, 14%
Nguồn: Bộ Công nghiệp (7/2007), Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam
giai đoạn 2006-2015 – Định hướng đến 2025.
Báo cáo môi trường mới nhất của Việt Nam là báo cáo năm 2007. Trong đó
vấn đề môi trường đô thị được quan tâm nhất. Điều này cho thấy chất lượng môi
trường đô thị đang ngày càng suy giảm và cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
1.2. Tác hại của ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc
biệt đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi
trường không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, gây bệnh hen suyễn,
viêm phế quản, gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người.
Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao
tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người thường
xuyên phải làm việc ngoài trời… Mức độ ảnh hưởng của từng người tùy thuộc vào
tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường
ô nhiễm.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, các bệnh về
đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc. Thực tế cho thấy nhiều bệnh
đường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do
bụi, SO
2
, NOx, CO, chì… Các tác nhân này gây ra các bệnh: viêm nh iễm đường hô
hấp, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mãn, ung thư.
21
Tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp của dân cư sống gần các khu công
nghiệp cao hơn nhiều so với vùng nông thôn. Tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến ô
nhiễm không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải
Phòng… thường cao hơn ở các tỉnh thành phố khác. Điều này cũng được phản ánh
phần nào thông qua các số liệu đánh giá tình hình mắc bệnh về đường hô hấp tại các
tỉnh, thành phố mà điển hình là bệnh lao (xem bảng 4).
Bảng 4: Số người mắc và tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến
ô nhiễm không khí
Bệnh
Số người mắc (tính
trên 100.000 dân)
Tỷ lệ (‰)
Các bệnh viêm phổi
415,09
4,16
Viêm họng và viêm
Amidan cấp
309,40 3,09
Viêm phế quản và viêm
tiểu phế quản cấp
305,51 3,06
Nguồn: Niên giám thống kê Y tế, 2005 – Bộ Y tế
Những người có thời gian sống tại thành phố lâu năm có nguy cơ mắc các
bệnh mãn tính về tai, mũi, họng, cảm cúm cao hơn nhiều so với những người sống
tại đây dưới ba năm [1, tr.54-56].
Một số nghiên cứu đã cho thấy, khi lưu thông trên đường bằng các phương
tiện giao thông khác nhau, con người sẽ chịu tác động của chất gây ô nhiễm không
khí khác nhau. Theo đó, người đi xe máy sẽ chịu tác động của ô nhiễm không khí
nhiều nhất. Tháng 10/2006, trung tâm Đông Tây (Mỹ) kết hợp với Trung tâm Kỹ
thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp đã tiến hành đo nồng độ bụi PM
10
và
CO bằng thiết bị đeo trên người lưu thông trên đường bằng các phương tiện giao
thông khác nhau: xe máy, đi bộ, ô tô con, xe buýt trên đường Giải Phóng, Trần
Hưng Đạo, Trần Nhật Duât và Phạm Văn Đồng. Kết quả như sau [1, tr.56]:
- Nồng độ PM
10
(μg/m
3
): người đi xe máy là 580, đi bộ là 495, đi ô tô con là
408 và đi xe buýt là 262.
22
- Nồng độ CO (ppm): người đi xe máy là 18,6, đi bộ là 8,5, đi ô tô con là 18,5,
đi buýt là 11,5.
Biểu đồ 2: Số lượng xe máy trên 1000 dân ở các thành phố lớn
của Việt Nam năm 2006
529
471
255
425
0
100
200
300
400
500
600
Hà Nội Tp.HCM Hải
Phòng
Đà
Nẵng
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo môi trường quốc gia 2007
Bảng 5: Lượng ô tô, xe máy ước tính đến năm 2010 và 2020
Loại xe
2006
2010
2020
Xe máy
1.700.000
2.720.000
6.800.000
Xe ô tô
157.000
219.800
307.720
Nguồn: Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường, 2007
Như vậy, so sánh giữa các cách lưu thông thì người đi xe máy sẽ bị tác động
của ô nhiễm không khí lớn nhất và đi xe buýt sẽ bị tác động ô nhiễm không khí ít
nhất. Khi ô tô đóng cửa và chạy điều hòa thì nồng độ bụi giảm đến 30-40%, nhưng
nồng độ CO vẫn giữ nguyên so với trường hợp xe mở cửa kính và không chạy máy
điều hòa.
Trong những năm tới, mức độ ô nhiễm không khí đô thị tăng lên, nếu không
có những biện pháp kiểm soát hiệu quả, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
cũng sẽ tăng lên (xem bảng 6).
23
Bảng 6: Dự báo số trường hợp bị ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến
ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Các tác động
Số trường hợp
2005
2010
2020
Viêm phổi mãn tính ở người lớn
987
2.174
4.872
Viêm phổi cấp tính ở trẻ em
8.890
19.580
43.889
Nhập viện vì đường hô hấp
233
513
1.150
Nhập viện vì tim mạch
204
450
1.008
Cấp cứu
9.617
21.181
47.479
Khó thở
18.478
260.942
584.916
Hạn chế các hoạt động trong ngày
1.563.910
3.444.434
7.720.888
Ngày có triệu chứng đường hô
hấp
7.476.373 16.466.340 36.910.203
Nguồn: Báo cáo môi trường, Sở TNMT&NĐ TP.Hà Nội, 2008
2. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường
Hiện nay người tiêu dùng Việt Nam, nhất là tại thành thị đang ngày càng
quan tâm đến chất lượng các sản phẩm hàng hóa, công nghệ thân thiện với môi
trường để hướng sự tiện ích cũng như tạo ra một không gian gia đình sạch hơn trong
bầu không khí đô thị hóa luôn ngột ngạt, gấp gáp của công việc. Bắt kịp với nhịp độ
này, năm 2008 Việt Nam đã tổ chức Hội chợ Triển lãm quốc tế về sản phẩm sinh
thái. Việc hàng nghìn người tiêu dùng tham gia đã cho thấy sự quan tâm của cộng
đồng đến các sản phẩm sinh thái. Bước đầu người tiêu dùng Việt Nam đã làm quen
với nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường như các thiết bị sử dụng pin năng
lượng mặt trời; dòng xe ô tô áp dụng công nghệ Hybrid của hãng Toyota (Nhật
Bản) có thể tiết kiệm nhiên liệu nhiều gấp đôi so với bình thường, giảm khí thải,
không gây tiếng ồn; xi măng Portland của tổ chức CEDO sản xuất từ tro đốt rác thải
kết hợp với bùn và đá vôi đã và đang được ứng dụng ở một số nước châu Á, góp
phần tích cực loại trừ tình trạng chôn rác đang khá phổ biến hiện nay, được nhiều
nhà khoa học đánh giá cao về sự hữu ích. Và còn hàng trăm sản phẩm thân thiện với
môi trường là nguyên liệu sinh thái, sản phẩm sinh thái và dịch vụ sinh thái; sản
24
phẩm sản xuất từ nguyên liệu không gây ô nhiễm, nguyên liệu tái chế, tái sử dụng;
các dịch vụ tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải, làm sạch, du lịch sinh thái… Tất cả
đã đem đến cho người tiêu dùng cái nhìn tổng quan về sản phẩm thân thiện với môi
trường, phần nào định hướng phong cách tiêu dùng của người dân trong vài năm
tới.
Đầu năm nay, Viện nghiên cứu Chiến lược chính sách Công nghiệp, Vụ
Khoa học Công nghệ, Cục kỹ thuật An toàn và môi trường Công nghiệp (Bộ Công
thương) đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia về Sản phẩm và Côn g nghệ thân
thiện môi trường. Hội thảo đã trao đổi những vấn đề thời sự như hiện trạng ngành
công nghiệp môi trường Việt Nam; các chính sách hỗ trợ của Chính phủ; định
hướng phát triển của ngành công nghiệp môi trường; các vấn đề tiết kiệm năng
lượng, quản lý các nguồn tài nguyên, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
công nghệ, sản phẩm và dịch vụ trong xử lý chất thải, tuần hoàn, tái chế; công nghệ,
dịch vụ và sản phẩm thay thế các nguyên liệu đầu vào độc hại bằng các nguyên liệu
thân thiện với môi trường… Điều này cho thấy sự quan tâm của các ban ngành lãnh
đạo cũng như của người dân về sản phẩm thân thiện với môi trường. Lạc quan mà
nói thì chúng ta có quyền mong chờ tương lai không xa, người tiêu dùng sẽ biết đến
và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, xu hướng tiêu d ùng các sản phẩm “xanh” ở Việt Nam vẫn là
chậm so với thế giới. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, người tiêu dùng, đặc biệt ở
các nước châu Âu và Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường khi đưa ra các
quyết định mua một sản phẩm nào đó và họ bắt đầu đặt ra yêu cầu về các sản phẩm
mang tính “thân thiện với môi trường”. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà sản
xuất chú tâm đến việc tạo ra các sản phẩm “xanh” và dấy lên làn sóng nhãn sinh
thái trên toàn thế giới. Việc xóa bỏ hàng rào thuế quan tự do hóa thư ơng mại làm
cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chú trọng đến các yếu tố môi
trường. Vấn đề môi trường đang được nhiều nước sử dụng để làm các rào cản kỹ
thuật trong thương mại quốc tế. Do đó, nhiều nước đã và đang triển khai chương
trình sản phẩm sinh thái thân thiện với môi trường. Trên thực tế, nhiều thị trường