Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kỹ năng mềm có còn là "có càng tốt"? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.7 KB, 3 trang )

Kỹ năng mềm có còn là "có càng tốt"?
Sinh viên mới ra trường bị nhà tuyển dụng từ chối vì thiếu kỹ năng “mềm”, công
chức đi làm cảm thấy mất cơ hội thăng tiến vì thiếu kỹ năng “mềm”, các sếp tạm
gác công tác quản lý trở lại trường học để trau dồi kỹ năng “mềm”

Vì sao kỹ năng “mềm” ngày càng đóng vai trò quan trọng như vậy ?
Để đạt yêu cầu tuyển dụng cho một công việc, một ứng viên phải thỏa mãn các kỹ
năng “cứng” hay còn gọi là kỹ năng chuyên môn. Ví dụ, một kế toán trưởng chắc
chắn phải thành thạo các nghiệp vụ như kiểm tra chứng từ, lập báo cáo thuế, quyết
toán chi phí…; một chuyên viên IT phải sở hữu các kỹ năng vận hành hệ thống
mạng, cài đặt các hệ điều hành, bảo trì phần cứng nội bộ v.v… Các kỹ năng này có
thể được kiểm tra tại chỗ hoặc kiểm chứng bởi bằng cấp và quá trình đào tạo.

Tuy nhiên, có một loạt những kỹ năng khác khó đo lường hơn như kỹ năng ngoại
giao, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội, kỹ năng đàm phán xuyên văn hóa v.v…
cũng đem lại những thành công cá nhân và giá trị đáng kể cho công ty mà ít
chương trình giáo dục chính quy nào cung cấp cho người học.

Ở bậc đại học, phần lớn sinh viên nỗ lực học vì điểm, chứ không phải vì kỹ năng.
Một sinh viên được đánh giá “giỏi” khi điểm tổng kết từ 8,0 trở lên. Nhưng khi đi
làm, nhà tuyển dụng không trả tiền để tìm kiếm bảng điểm đẹp, họ trả tiển cho các
kỹ năng mang lại lợi ích thực hay gia tăng giá trị cho công ty.

Kỹ năng “mềm” gồm các kỹ năng nào? Cách hiểu đơn giản nhất đó là các kỹ năng
làm việc và tương tác với con người. Một cuộc khảo sát 461 lãnh đạo doanh
nghiệp của Hiệp hội Quản trị Nhân sự Hoa Kỳ cho thấy, các nhà quản lý tập đoàn
tuy khẳng định các kỹ năng “cứng” cơ bản vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng kỹ
năng "mềm" ngày càng trở nên thiết yếu để dẫn đến thành công.

Báo cáo cũng chỉ ra lao động trẻ thiếu các kỹ năng làm việc như: Tính chuyên
nghiệp và đạo đức công sở; kỹ năng giao tiếp nói và viết; kỹ năng hợp tác và làm


việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.

Tương đồng với nhận định trên, trong một hội nghị về kỹ năng “mềm” giữa Bộ
Lao động Hoa Kỳ và nhóm doanh nghiệp Hoa Kỳ ưu tú năm 2007, nhóm doanh
nghiệp này cũng xác định các kỹ năng cần thiết cho một lao động của thế kỷ XXI
bao gồm:
- Kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội
- Kỹ năng giao tiếp,
- Kỹ năng nhóm đội
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Tư duy phản biện
- Sự hăng say công việc
- Tính chuyên nghiệp.

Ngoài những kỹ năng phổ biến trên, kỹ năng “mềm” còn bao hàm nhiều yếu tố
khác.

Lei Han, chuyên gia cố vấn nghề nghiệp tốt nghiệp trường kinh doanh danh tiếng
Wharton (Mỹ) thống kê có 28 kỹ năng “mềm” khác nhau. Challa Ram Phani, giáo
sư môn Giao tiếp kinh doanh thuộc trường kinh doanh Sujana (Ấn Độ) công bố
danh sách 60 kỹ năng “mềm” gây tranh cãi trong giới nhân sự và nghiên cứu kỹ
năng.

Ngày càng nhiều các câu chuyện hài về sự thiếu hụt trầm trọng kỹ năng làm việc
của các tân cử nhân. Đại loại diện váy ngắn giày thể thao đi phỏng vấn xin việc,
nữ nhân viên mới lúng túng không biết xưng hô với sếp tổng là “chú” hay “anh”,
sinh viên loại giỏi không thể tốc ký nổi một biên bản cuộc họp, hoặc thậm chí
tranh lời sếp khi đang họp để “chứng tỏ năng lực và cá tính”…

Một chuyên gia Singapore của tập đoàn nhân sự hàng đầu thế giới Adecco từng

nhận xét về thị trường lao động Việt Nam: “Người tìm việc với kinh nghiệm và
bằng cấp đầy đủ thì nhiều, nhưng tìm một ứng viên kinh nghiệm và bằng cấp đầy
đủ cộng với kỹ năng "mềm" tương xứng thì như tìm kim trong đống cỏ”.

Tuy nhiên hiện nay, ngoài một số ít đại học cân nhắc lồng kỹ năng “mềm” vào
chương trình chính khóa, phần lớn các chương trình đào tạo, đặc biệt các chương
trình chính quy vẫn xem kỹ năng “mềm” như bộ môn ngoại đạo. Kết quả là các
tân cử nhân, thậm chí tân thạc sĩ ngỡ ngàng khi đi xin việc và nhận phải cái lắc
đầu từ nhà tuyển dụng.

Quan điểm về kỹ năng con người, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, quản trị, đã
thay đổi đáng kể trong một thập niên qua. Nếu như trước đây, kỹ năng chuyên
môn “cứng” được xem như điều tiên quyết còn kỹ năng “mềm” được đánh giá là
“có càng tốt”, thì giờ đây mọi thứ đã xoay chuyển.

×