Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.95 KB, 32 trang )

VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY – HCM CITY

UNIVERSITY
0F SOCIAL SCIENCES
AND HUMANITIES
Assos.Prof.Dr. Vũ Tình


TRIẾT HỌC
Chương trình dùng cho
học viên cao họcvà nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành Triết học


HỌC THUYẾT
HÌNH THÁI
KINH TẾ - XÃ HỘI
Học thuyết về những
quy luật chung nhất
của sự vận động và
phát triển xã hội


I. TIỀN ĐỀ XUẤT PHÁT ĐỂ XÂY DỰNG
HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI
Nghiên cứu về xã hội, Marx xuất phát từ cuộc sống
của con người hiện thực. Marx nhận thấy, trong tất cả
các hoạt động của con người, hoạt động sản xuất vật
chất giữ vai trò quyết định. Xuất phát từ hoạt động
này, Marx phân tích các mối quan hệ giữa các lĩnh
vực trong đời sống và phát hiện ra những quy luật chi


phối sự vận động và phát triển của xã hợi. Từ đó, Ơng
khái quát nên học thuyết Hình thái kinh tế – xã hội.


II. KHÁI NIỆM “HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI”.
CẤU TRÚC CỦA XÃ HỘI
1. Khái niệm “Hình thái kinh tế – xã hội”
Hình thái kinh tế – xã hội là phạm trù dùng để
chỉ một xã hội trọn vẹn trong từng giai đoạn lịch
sử cụ thể; có những quan hệ sản xuất bị trình
độ của lực lượng sản xuất quy định, những
quan hệ sản xuất này tạo nên kết cấu kinh tế
(cơ sở hạ tầng) của xã hội và trên nó được xây
dựng nên một kiến trúc thượng tầng.


2. Cấu trúc của xã hội
Xã hội có cấu trúc phức tạp song được khái quát thành 3 lĩnh
vực cơ bản :
1. Lực lượng sản xuất;
2. Quan hệ sản xuất; (Những QHSX này tạo nên
kết cấu kinh tế hay cơ sở hạ tầng của xã hội);
3. Kiến trúc thượng tầng.
Trong đó, LLSX & QHSX cấu thành phương thức sản xuất.


III. PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT.
BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LLSX VÀ QHSX
1. Phương thức sản xuất
1.1. Khái niệm “Phương thức sản xuất”

PTSX là cách thức sản xuất ra của cải vật chất của con
người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
PTSX quyết định các mặt của đời sống XH; mỗi XH được
đặc trưng bằng một PTSX nhất định.


1.2. Cấu trúc của phương thức sản xuất
Bất kỳ một PTSX nào cũng gồm LLSX và QHSX.
- LLSX là toàn bộ các yếu tố tham gia vào quá trình
sản xuất; nó biểu hiện mối quan hệ giữa người với giới
tự nhiên trong quá trình sản xuấ t.
t

- QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất.


a. Lực lượng sản xuất
a.1.

Cấu trúc của LLSX
LLSX gòm: Người lao động & Tư liệu sản xuất.
Tư liệu sản xuất gồm:
Tư liệu lao động & Đối tượng lao động.
Tư liệu lao động gồm:
Công cụ lao động & Phương tiện lao động.


a.2. Vai trò của các yếu tố cấu thành LLSX
Trong các yếu tố cấu thành LLSX thì:

- Người lao động giữ vai trò quyết định vì
người lao động là chủ thể của các yếu tố còn lại.
- Công cụ lao động là yếu tố cực kỳ quan trọng vì
CCLĐ quyết định năng suất lao động và biểu hiện
khả năng chinh phục giới tự nhiên của con người.


a.3.

Tính chất của LLSX
LLSX là thường xuyên biến đổi theo chiều
hướng phát triển nên nó là yếu tố động, mang
tính cách mạng.


b. Quan hệ sản xuất
b.1. Những biểu hiện cơ bản của QHSX
- Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất;
- Quan hệ quản lý & phân công lao động;
- Quan hệ phân phối sản phẩm.


b.2.

Vai trò của các quan hệ trong QHSX

Các quan hệ của QHSX có mối quan hệ mật thiết với
nhau, trong đó quan hệ sở hữu TLSX giữ vai trò
quyết định đối với 2 quan hệ còn lại.
b.3. Tính chất của QHSX

QHSX ít thay đổi; nó là yếu tố tĩnh, mang tính bảo
thủ.


2.

Biện chứng giữa LLSX và QHSX
Biện chứng giữa LLSX và QHSX thể hiện qua
quy luật “QHSX phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX”.
Trình độ của LLSX được xét ở:
- Sức khỏe và trí tuệ của người lao động;
- Hàm lượng khoa học trong CCLĐ & PTLĐ.
- Tính chất hợp lý trong khai thác ĐTLĐ.


2.1.

Nợi dung của quy ḷt QHSX phù hợp với
trình đợ phát triển của LLSX

Tóm tắt nội dung quy luật:
Là yếu tố động, mang tính cách mạng, trình độ của LLSX
thường xuyên phát triển; song, khi nó phát triển đến một
mức độ nhất định thì QHSX phải thay đổi cho phù hợp với
trình độ mới của LLSX. Khi đó, PTSX mới ra đời. Trong toàn
bộ quá trình này, nếu QHSX phù hợp với trình độ của LLSX
thì nó sẽ thúc đẩy LLSX phát triển, SX phát triển, XH phát
triển; nếu không, nó sẽ kìm hãm toàn bộ sự phát triển ấy.



a. Trình đợ của LLSX qút định QHSX
- Trình đợ của LLSX như thế nào thì QHSX phải như thế
vậy, tức là nó phải tương ứng với trình độ của LLSX.
- Trình độ của LLSX thường xuyên phát triển; khi nó
phát triển đến một mức độ nhất định thì QHSX phải
thay đổi theo cho phù hợp với trình độ mới của LLSX.
b. QHSX tác động trở lại LLSX
- Nếu QHSX phù hợp với trình độ của LLSX nó sẽ thúc
đẩy LLSX phát triển, SX phát triển.
- Nếu QHSX không phù hợp với trình độ của LLSX nó sẽ
kìm hãm sự phát triển của LLSX, kìm hãm SX.


2.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Để SX phát triển, XH phát triển:
- Phải đầu tư vào sự phát triển của LLSX; trong đó,
trước hết và quan trọng nhất phải đầu tư vào sự phát
triển của người lao động và công cụ lao động.
- Phải từng bước hoàn thiện tất cả các quan hệ của
QHSX (đặc biệt là quan hệ sở hữu TLSX) để QHSX
có thể tác động tích cực trở lại LLSX.


IV. BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ
KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
1. Khái niệm “Cơ sở tạ tầng”
và “Kiến trúc thượng tầng”
1.1. Cơ sở hạ tầng
CSHT là toàn bộ những QHSX tạo nên kết cấu kinh

tế của xã hội.


Toàn bộ những QHSX đó gồm:
- QHSX thống trị.
- QHSX tàn dư.
- QHSX mầm mống.
Trong 3 loại QHSX trên, QHSX thống trị giữ vai trò
thống trị.


1.2.

Kiến trúc thượng tầng

KTTT là hệ tư tưởng của XH và những thiết chế tương ứng
với hệ tư tưởng đó.
-

Hệ tư tưởng: Các học thuyết, hệ thống các quan điểm,v.v.

-

Thiết chế tương ứng: Các tổ chức và các công cụ vật chất
mà các tổ chức ấy sử dụng để thực hiện hệ tư tưởng.

Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, vai trò của các yếu tố
trong KTTT được thể hiện khác nhau.



2.

Biện chứng giữa
cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Biện chứng giữa CSHT và KTTT thể hiện qua quy
luật “Cơ sở hạ tầng phù hợp với kiến trúc thượng
tầng”


2.1. Nội dung quy luật CSHT phù hợp với KTTT
Tóm tắt nội dung quy luật
CSHT sinh ra KTTT tương ứng và quyết định tính chất
của KTTT; song, KTTT có thể tác động trở lại CSHT với tư
cách là động lực thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh
tế, thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã hội.


a. CSHT quyết định KTTT
- Mỗi CSHT sinh ra một KTTT tương ứng và
quyết định tính chất của KTTT.
- Khi CSHT thay đổi KTTT cũng phải thay đổi theo.
b. KTTT tác động trở lại CSHT
- KTTT luôn củng cố, bảo vệ CSHT đã sinh ra nó.
- KTTT thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển
kinh tế thông qua tác động của nó đến các QHSX
cấu thành CSHT.


2.2. Ý nghĩa phương pháp luận
1). Không ngừng từng bước hoàn thiện CSHT

thông qua việc hoàn thiện QHSX thống trị và mối
quan hệ của nó với các loại QHSX khác thông qua
chính sách về các thành phần kinh tế, chính sách đối
với
người lao động, chính sách tiền lương, v.v. để
hình thành
nên kết cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy SX phát triển.


2). Không ngừng hoàn thiện KTTT thông qua việc
xây dựng hệ tư tưởng khoa học, nhân văn; xây dựng
bộ máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội trí tuệ,
trong sạch, vững mạnh để hoạt động của các tổ chức
này tác động theo chiều tích cực đến CSHT, đến nền
kinh tế của xã hội.


×