Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

1258 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.36 KB, 110 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN QUÝ VINH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


.........................

_

_ ∣a

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN QUÝ VINH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY



Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN TIẾN

HÀ NỘI - 2016


DANH MỤC
CÁC TỪ
VIẾT TẮT
LỜI CAM
ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ thực tế của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây.
Sơn Tây, ngày 13 tháng 10 năm 2016
Học viên

Nguyên Quý Vinh
Viết tắt

Nguyên nghĩa

Agribank


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

CBTD
DNNVV

Cán bộ tín dụng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GTCG

Giấy tờ có giá

NHNN
NHTM

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại

NHCSXH
OECD

Ngân hàng chính sách xã hội
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển

RRTD

Rủi ro tín dụng

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

VAMC

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......................................4
1.1...............................................................................................................NHỮN
G VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG....................................4
1.1.1..............................................................................................Khái

niệm

4
1.1.2............................................................................................................Đặc

điểm rủi ro tín dụng...............................................................................5
1.1.3............................................................................................................Phân
loại rủi ro tín dụng.................................................................................6
1.1.4............................................................................................................Nguyê
n nhân rủi ro tín dụng............................................................................7
1.1.5............................................................................................................Hậu
quả của rủi ro tín dụng...........................................................................9
1.2...........................TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
..............................................................................................................10
1.2.1..............................................................................................Khái

niệm

10
1.2.2................................................................................................Đặc

điểm

11
1.2.3.....................Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế
12
1.3.

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA...............................................................................................13
1.3.1................Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa


2.1.2...........................................................................................................Cơ cấu

tổ chức..................................................................................................42
2.2.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

AGRIBANK CHI NHÁNH SƠN TÂY..........................................................43
2.2.1...............................................................Tình hình huy động vốn
....................................................................................................44
2.2.2...........................................................Tình hình du nợ và nợ xấu
....................................................................................................46
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SƠN TÂY.........................53
2.3.1.............................................................Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng
53
2.3.2................................Cơ chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng
54
2.3.3.................................................................Quy trình nghiệp vụ tín dụng
54
2.3.4....................................................Thơng tin phịng ngừa rủi ro tín dụng
55
2.3.5......................................Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng
56
2.3.6................................................Tổ chức phân loại nợ và quản lý nợ xấu
56
2.3.7...........................................Trích lập dự phịng và xử lý rủi ro tín dụng
59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH



3.2.1.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của cán bộ quản trị và cán

bộ
tác nghiệp của Agribank chi nhánh Sơn Tây..................................................66
3.2.2...........................................................................................................Hồn
thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng & Quy trình tín dụng...................71
xử lý kịp thời các khoản vay có vấn đề, hạn chế thấp nhất tổn thất
chosớm
ngânnhằm
hàng.................................................................................................73
3.2.4.

Đo luờng rủi ro hiện tại và tuơng lai để có giải pháp hạn chế và giảm

thấp rủi ro........................................................................................................74
3.2.5.....................................................Xếp hạng và chấm điểm khách hàng
75
3.2.6............................................................Các giải pháp phòng ngừa rủi ro
77
3.2.7.......................Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra
82
3.2.8.

Ứng dụng đầy đủ và đồng bộ cơng nghệ thơng tin hiện đại trong hoạt

động tín dụng.................................................................................................. 86
3.3..............................................................................................KIẾN

NGHỊ
.............................................................................................................. 87
3.3.1.................................................................................Đối với Chính phủ
87
3.3.2................................................................Đối với Ngân hàng Nhà nuớc
88
3.3.3...................................................................................Đối
89

với

Agribank


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa................................11
Bảng 1.2: Mức độ rủi ro của tài sản Có nội bảng..........................................17
Bảng 1.3: Hệ số chuyển đổi của các cam kết ngoại bảng.............................18
Bảng 1.4: Mức độ rủi ro tương ứng của các cam kết ngoạibảng...................19
Bảng 1.5: Danh mục những biểu hiện của tín dụng có vấn đề và chính sách tín
dụng kém hiệu quả .........................................................................................21
Bảng 1.6: Phân loại nợ và xếp hạng tín dụng theo kết quả chấm điểm........25
Bảng 1.7: Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùngError!

Bookmark

not

defined.
Bảng 1.8: Khung chính sách tín dụng [17].....Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Sơn Tây giai
đoạn 2013 - 2015............................................................................................45
Bảng 2.2: Tỉ lệ nợ xấu và dư nợ đã bán cho VAMC giai đoạn 2011-2015 .... 48
Bảng 2.3: Kết quả trích lập dự phịng và xử lý rủi ro của Agribank chi nhánh
Sơn Tây giai đoạn 2010 - 2015.......................................................................59
Bảng 3.1: Phân loại nhóm nợ..........................................................................77
Biểu đồ 2.1 : Dư nợ tín dụng, nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sơn Tây qua các
năm 2012 - 2015.............................................................................................47
Sơ đồ 1.1: Cơ chế hoạt động của CDS..........................................................31
Sơ đồ 1.2: Hoán đổi tổng thu nhập................................................................34
Sơ đồ 1.3: Quyền chọn hốn đổi RRTD........................................................35
Sơ đồ 2.1: Mơ hình cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh Sơn Tây.................42
Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín dụng..................................................................55


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hệ thống ngân hàng với vai trò huyết mạch của nền kinh tế ln giữ
một vai trị vơ cùng quan trọng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những
năm qua đã góp phần ổn định và kiềm chế lạm phát, thực thi hiệu quả chính
sách tiền tệ quốc gia ... Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị truờng, rủi ro kinh
doanh lại là điều khó tránh khỏi, đặc biệt trong lĩnh vực rủi ro trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng, bởi nó có khả năng gây ra phản ứng dây truyền, lây
lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh huởng
tiêu cực đến toàn bộ đời sống - kinh tế - chính trị - xã hội và có thể lan rộng ra
khỏi phạm vi một quốc gia, thậm chí là cả khu vực và tồn cầu.
Hoạt động tín dụng ln đuợc xem là trọng tâm trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng, nó đem lại nguồn thu chủ yếu nhung đồng thời cũng là
nguồn tiểm ẩn rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng. Một trong những đối tuợng

đuợc Agribank tập trung đầu tu tín dụng đó là DNNVV. Bởi lẽ trong những
năm qua nó phát triển năng động, mạnh mẽ cả về chất lẫn về luợng, đóng góp
ngày càng to lớn cho nền kinh tế quốc dân và nó phù hợp với khả năng quản
lý và định huớng hoạt động của Agribank. Đây là loại hình doanh nghiệp
đang đuợc Nhà nuớc đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Tuy nhiên,
đối tuợng DNNVV cũng làm cho rất nhiều ngân hàng khó khăn với tỉ lệ nợ
xấu tăng cao.
Tỉ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát
đang là bài tốn chua có lời giải tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay
và Agribank chi nhánh Sơn Tây là một trong số các ngân hàng đó.
Để hạn chế đuợc những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, hoạt
động tín dụng DNNVV nói riêng, địi hỏi các ngân hàng cần phải có phuơng


2
pháp quản trị tốt đối với RRTD ngân hàng.
Trước thực tiễn yêu cầu trên, tác giả đã chọn vấn đề : “Quản trị rủi ro
tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích RRTD đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh
Sơn Tây, các tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, thực trạng quản
trị RRTD tại Agribank chi nhánh Sơn Tây, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng
cao hiệu quả, tiến tới chuẩn mực quốc tế đối với cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng DNNVV tại Agribank chi nhánh Sơn Tây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng DNNVV tại Agribank
chi nhánh Sơn Tây.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản trị RRTD nói chung
và đánh giá công tác quản trị RRTD đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh

Sơn Tây, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả công tác quản trị RRTD đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh
Sơn Tây. Số liệu phân tích tập trung chủ yếu vào các năm trong giai đoạn
2012-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp
nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, ... đi từ cơ sở lý thuyết
đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.
5. Kết cấu đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
biểu, bảng và sơ đồ, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3
chương, cụ thể:


3
Chương 1: Cơ sở lý luận về RRTD và quản trị rủi ro tín dụng DNNVV
trong hoạt động của NHTM.
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng DNNVV tại
Agribank chi nhánh Sơn Tây.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng DNNVV tại
Agribank chi nhánh Sơn Tây.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1.1.

Khái niệm

Một cách phổ thông, “rủi ro” mang hàm ý xấu, không tốt, là sự tổn thất,
mất mát, thiệt hại đối với chúng ta. Tuy nhiên, cũng có những cách nhìn nhận
khách quan về mối quan hệ giữa thiệt hại và lợi ích mà rủi ro có thể mang lại,
ví dụ nhu quy tắc trong kinh doanh “rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn”,
hay nhiều nguời cho rằng “ rủi ro vừa là nguy cơ nhung lại vừa là cơ hội”, ...
Trong hoạt động của NHTM cũng phát sinh nhiều loại rủi ro, bao gồm:
rủi ro lãi suất; rủi ro tín dụng; rủi ro ngoại hối; rủi ro thanh khoản; rủi ro hoạt
động ngoại bảng; rủi ro công nghệ và hoạt động; các rủi ro khác.
Vậy rủi ro tín dụng được khái niệm như thế nào?
Rủi ro tín dụng đuợc rất nhiều học giả nghiên cứu và đua ra nhiều quan
niệm về rủi ro tín dụng, chẳng hạn nhu :
- Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng của
ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả đuợc nợ
hoặc
trả nợ khơng đúng hạn cho ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có đuợc tạo ra khi ngân
hàng cấp tín dụng cho một khách hàng.
- Theo Thông tu 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc
NHNN Việt Nam, thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây
gọi
tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh



5
hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”[9].
Như vậy, có thể nói rằng RRTD có thể xuất hiện trong quan hệ tín dụng
giữa ngân hàng với khách hàng hay đối tác của ngân hàng. RRTD khơng chỉ
giới hạn ở hoạt động cho vay mà cịn bao gồm nhiều hoạt động tín dụng khác
của ngân hàng như: chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh, mở L/C, cam kết
thanh tốn và các hình thức tài trợ thương mại khác. Điều này đòi hỏi ngân
hàng phải nhận diện, đo lường, cũng như xử lý giảm thiểu RRTD, chấp nhận
mức RRTD hợp lý và có thể kiểm sốt được để tối đa hoá lợi nhuận trong
hoạt động kinh doanh.
Để gắn với thực tiễn Việt Nam và sát với hoạt động của Agribank, định
nghĩa RRTD theo “Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống
đốc NHNN Việt Nam" được dùng trong phân tích của đề tài.
1.1.2.

Đặc điểm rủi ro tín dụng

a/ RRTD mang tính bị động : Khách hàng là người trực tiếp sử dụng
vốn vay, nên chính khách hàng mới là người có đầy đủ thơng tin về chất
lượng và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Điều này hàm ý, do tình trạng
thơng tin bất cân xứng nên ngân hàng thường ở vào thế bị động, là người biết
thơng tin sau hoặc biết khơng chính xác, khơng đầy đủ về những khó khăn,
thất bại của khách hàng trong kinh doanh nói chung và trong sử dụng vốn vay
nói riêng, khiến cho ngân hàng thường bị chậm trễ trong ứng phó.
b/ RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp: Do tính chất đa dạng và
phức tạp về khách hàng vay vốn, đối tượng cho vay, loại hình tín dụng,
nguyên nhân và hậu quả, ... đã làm cho RRTD trở nên có tính chất đa dạng và
phức tạp.
c/ RRTD có tính tất yếu: Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng gắn
liền với rủi ro, trong đó kinh doanh tín dụng cũng khơng là ngoại lệ. Chấp

nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, dựa trên mối quan


6
hệ “rủi ro - lợi nhuận” nhằm tìm ra những cơ hội đạt được lợi nhuận tương
thích với mức rủi ro chấp nhận.
1.1.3.

Phân loại rủi ro tín dụng

Xây dựng các tiêu chí phân loại RRTD có ý nghĩa rất lớn trong việc
thiết lập chính sách, quy trình và mơ hình tổ chức quản trị tín dụng.
Cách phân loại RRTD chủ yếu gồm :
1. Căn cứ vào các nguyên nhân phát sinh rủi ro
a/ Rủi ro giao dịch: Là rủi ro liên quan đến từng khoản vay đơn lẻ hoặc
từng khách hàng cụ thể. Đây là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những
hạn chế, sai sót trong quá trình tác nghiệp như thẩm định xét duyệt tín dụng,
giải ngân, kiểm soát sau khi cho vay hoặc thực hiện đảm bảo tiền vay và
những cam kết ràng buộc trong HĐTD. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa
chọn đối nghịch, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
b/ Rủi ro danh mục tín dụng: Là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng, bao gồm rủi
ro nội tại và rủi ro tập trung.
2. Căn cứ vào mức độ tổn thất
- Rủi ro đọng vốn (do khơng hồn trả nợ đúng hạn): Là rủi ro xảy ra
trong trường hợp đến hạn trả nợ theo thoả thuận mà ngân hàng chưa thu hồi
được vốn.
- Rủi ro mất vốn (do khơng có khả năng trả nợ): Là rủi ro xảy ra trong
trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi, buộc ngân hàng
phải thanh lý TSBĐ để thu nợ.

3. Căn cứ nguyên nhân khách quan hay chủ quan
- Rủi ro khách quan: Là rủi ro xảy ra do các nguyên nhân khách quan
như thiên tai, địch họa và các biến cố bất khả kháng khác.
- Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan khách hàng hoặc


7
ngân hàng vì vơ tình hay cố ý làm thất thốt vốn vay hay lí do chủ quan khác.
4. Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro: Chia ra thành rủi ro trước,
trong và sau khi cho vay.
1.1.4.

Nguyên nhân rủi ro tín dụng

1. Ngun nhân khách quan
a/ Mơi trường vĩ mô
Các yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và
ngân hàng được phân tích theo mơ hình PEST gồm : Political (mơi trường
chính trị và pháp luật), Economics (môi trường kinh tế), Sociocultural (mơi
trường văn hố - xã hội), Technological (mơi trường cơng nghệ).
- Mơi trường chính trị và pháp luật: Sự thay đổi thể chế, luật pháp, sự
bất ổn chính trị, ... có thể đe dọa đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ
ngành nào.
- Môi trường kinh tế: Mơi trường kinh tế khơng những có ý nghĩa đối với
doanh nghiệp mà còn đối với cả ngân hàng. Các yếu tố thuộc môi trường
kinh

tế

tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng gồm: tính chu kỳ của nền kinh

tế;
các biến số kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá; các chính sách của
Chính
phủ như tiền lương, đầu tư công, các hướng ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế,
trợ
cấp; triển vọng kinh tế như mức gia tăng GDP, tỷ lệ thất nghiệp ...
- Môi trường văn hóa và xã hội: Đặc điểm giá trị văn hóa - xã hội của
nhóm khách hàng khác nhau như tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe,
chế
độ dinh dưỡng, thu nhập trung bình, phân phối thu nhập, lối sống, học thức,
các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống ... tác động đến định vị sản


8
bắt được xu hướng phát triển công nghệ là một trong những yếu tố then chốt
để tồn tại và phát triển.
b/ Môi trường vi mô
Môi trường vi mô (môi trường ngành) tác động đến khả năng trả nợ của
khách hàng vay vốn khi gặp các rủi ro:
- Từ phía nhà cung cấp: Như không giao hàng, giao hàng chậm, giao
hàng kém chất lượng, khơng thực hiện bảo hành bảo trì như thỏa thuận,
không
cung cấp hàng phụ tùng thay thế.
- Từ phía khách hàng mua: Hủy đơn đặt hàng trong khi hàng hóa đã
được sản xuất, nhận hàng khơng thanh tốn, thanh tốn chậm, quỵt nợ.
- Từ phía TSBĐ:
+ TSBĐ khó định giá do ngân hàng thiếu thông tin, kỹ thuật thẩm định.
+ Giá trị TSBĐ biến động theo hướng bất lợi hoặc thay đổi hiện trạng.
+ TSBĐ có tranh chấp, dẫn tới khó khăn trong việc xử lý tài sản.
2. Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

Nguyên nhân rủi ro từ phía khách hàng gồm:
- Doanh nghiệp chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, làm giả
hồ sơ giấy tờ, nhất là giấy tờ TSBĐ và tư cách pháp nhân.
- Sử dụng vốn sai mục đích; đạo đức khách hàng thay đổi, khơng cịn
thiện chí trả nợ cho ngân hàng.
- Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành
SXKD không bắt kịp thay đổi của thị trường.
- Doanh nghiệp dùng nợ vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn
trong khi khơng có chức năng chuyển hóa kỳ hạn.
- Sức ì lớn trong SXKD, không cải tiến quy trình công nghệ, khơng đầu
tư vào máy móc thiết bị hiện đại, không cải tiến mẫu mã và nâng cao chất
lượng sản phẩm ...


9

3. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng khơng hiệu quả, khơng phù hợp
với nền kinh tế; quy trình tín dụng khơng chặt chẽ để khách hàng lợi dụng
chiếm đoạt vốn của ngân hàng.
- CBTD khơng chấp hành đúng quy trình tín dụng nhu: khơng đánh giá
đầy đủ chính xác khách hàng truớc khi cho vay, cho vay khống, thiếu TSBĐ,
cho vay vuợt tỉ lệ an tồn; cấp tín dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền
miệng, lạm dụng TSBĐ.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD yếu kém, dẫn đến việc
đánh giá phuơng án SXKD/ dự án khơng chính xác, nên xảy ra tình trạng dự
án khơng khả thi mà vẫn cấp tín dụng.
- CBTD thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhu:
thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, nể nang trong quan hệ
khách hàng, nhận quà biếu hoặc nhận tiền hối lộ của khách hàng.

- CBTD không kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay và tình
hình kinh doanh của khách hàng.
- Ngân hàng quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản tín dụng có
lợi nhuận cao lên truớc những khoản tín dụng lành mạnh.
- Do áp lực cạnh tranh hoặc do nhu cầu tăng truởng tín dụng nên ngân
hàng đã nới lỏng các điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng.
1.1.5.

Hậu quả của rủi ro tín dụng

1. Đối với ngân hàng
- Khi gặp RRTD, ngân hàng không thu đuợc khoản tiền gốc và tiền lãi
tín dụng, nhung vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản vốn huy động đến hạn.
- Chi phí gia tăng do phải trích lập dự phịng RRTD, làm cho kết quả
kinh doanh giảm sút.
2. Đối với nền kinh tế
- Hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt


∖ Quy


Doanh

Doanh nghiệp nhỏ

11
10
Doanh nghiệp vừa


nghiệp
sản được
chẽ
với nhiều
xác định
chủtrong
thể trong
bảng tồn
cân đối
bộ kế
nền
tốn
kinh
củatế,doanh
do đó,
nghiệp)
RRTDhoặc
có thể
số lao
gây hậu
siêu nhỏ
quả đối
động
bình
vớiqn
hệ thống
năm tài
(tổng
chính
nguồn

quốc
vốn
gia.
là tiêu chí ưu tiên)”.
- Hoạt
Căn cứđộng
vào tình
tín hình
dụngkinh
ngân
tế xã
hàng
hội cụ
dựathểtrên
của ngành,
nguncủa
lý địa
“điphương
vay để
trong
cho
từng giai
vay”,
đoạn
dovà
đótrong
chỉ cần
qnguời
trình thực
gửi tiền

hiện,
mất
có niềm
thể áptindụng
vàođồng
một ngân
thời cả
hàng,
hai tiêu
họ tiến
chí nguồn
hànhvốn
rút và
tiềnlaoồ động
ạt, tạobình
hiệuqn,
ứng tâm
hoặclýmột
rút trong
tiền ở hai
cáctiêu
ngân
chíhàng
nói khác,
trên. hậu quả
có thể
khiến
cho
hệ thống
ngânloại

hàng
sụp đổ
hồn tồn.
Bảng
1.1:
Tiêu
chí phân
doanh
nghiệp
nhỏ và vừa
- RRTD có thể khiến ngân hàng dè dặt trong việc huy động và cung
ứng vốn cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng truởng kinh tế
chậm lại, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn
định,
chất luợng cuộc sống giảm sút.
1.2.

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2.1.

Khái niệm

Tại Điều 4, Chuong I, Luật Doanh nghiệp 2014 đuợc Quốc hội Nuớc
Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8,
ngày 26/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015, nêu rõ: iiDoanh
nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Tiếp theo
đó, Luật cũng đã định nghĩa: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một
số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ

sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”[14].
Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị truờng rất đa dạng và
phong phú. Ở mỗi quốc gia có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nào
thuộc đối tuợng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của
Chính phủ quy định: iDoanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng
ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ,
nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài


Khu vực ∖

I. Nông, lâm
nghiệp và

Tổng
Số lao

nguồn

Số lao

Tổng

Số lao

động

vốn


động

nguồn vốn

động

10 người
trở

thủy sản

xuống

II. Công
nghiệp và

10 người
trở

xây dựng

xuống

III. Thương
mại và dịch
vụ

10 người
trở
xuống


20 tỷ
từ trên 10
đồng trở người đến
xuống

từ trên 20 tỷ từ trên 200
đồng đến người đến

200 người

100 tỷ đồng 300 người

20 tỷ
từ trên 10
đồng trở người đến

từ trên 20 tỷ từ trên 200
đồng đến người đến

xuống

200 người

100 tỷ đồng 300 người

10 tỷ
từ trên 10
đồng trở người đến


từ trên 10 tỷ từ trên 50
đồng đến 50 người đến

xuống

50 người

tỷ đồng

100 người


Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ [12]
Trong phạm vi của đề tài, tác giả sử dụng định nghĩa DNNVV trong
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ làm cơ sở lí
luận cho việc nghiên cứu đề tài.
1.2.2.

Đặc điểm

Ngồi những đặc trưng vốn có của một doanh nghiệp hoạt động trong


12
nền kinh tế , DNNVV cịn có những đặc điểm riêng biệt xuất phát từ tính chất
hoạt động như sau:
- Có quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính nhỏ.
- Loại hình doanh nghiệp và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phong phú.
- Chiến lược SXKD, trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cạnh tranh
hạn chế.

- Hoạt động của DNNVV phụ thuộc vào biến động của môi trường
kinh doanh
- Bộ máy điều hành gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao, nhưng năng lực
quản trị chưa cao
1.2.3.

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế

Thực tế cho thấy tầm quan trọng của DNNVV ngày càng lớn khi mà
phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng, hoạt động ở nhiều ngành nghề, lĩnh
vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế mỗi quốc gia:
Thứ nhất, DNNVV tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần
giảm thất nghiệp.
Thứ hai, DNNVV giữ vai trị quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, DNNVV khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ tư, DNNVV thúc đẩy nền kinh tế năng động
Qua đây có thể thấy được vai trị rất lớn của các DNNVV đối với mỗi
một nền kinh tế. Các ngân hàng cần có nhiều hình thức tín dụng hơn nữa, tạo
điều kiện để DNNVV tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Bên cạnh đó cũng
cần phải có cơng tác quản trị rủi ro tín dụng DNNVV thật tốt, tránh việc thất
thốt vốn trong kinh doanh ngân hàng.


13
1.3.

CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP


NHỎ VÀ VỪA

1.3.1.

Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có nhiều cách hiểu, có thể có nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề
quản trị rủi ro tín dụng DNNVV. Song theo tác giả thì quản trị RRTD nói
chung, hay quản trị rủi ro tín dụng DNNVV nói riêng, là q trình xây dựng
và thực thi các chiến luợc, chính sách, biện pháp có liên quan đến hoạt động
tín dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi
mức độ RRTD chấp nhận đuợc.
Theo khái niệm trên thì nội hàm của quản trị rủi ro tín dụng DNNVV
bao gồm:
- Chiến luợc hoạt động tín dụng;
- Các chính sách của NHTM trong hoạt động tín dụng;
- Các biện pháp đuợc triển khai nhằm ngăn ngừa, hạn chế RRTD và tối
đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ RRTD chấp nhận đuợc.
DNNVV là một trong những đối tuợng mà ngân hàng đầu tu tín dụng.
Rủi ro tín dụng DNNVV là một phần của RRTD ngân hàng. Chính vì vậy,
cơng tác quản trị rủi ro tín dụng DNNVV cũng khơng nằm ngồi công tác
quản trị RRTD của ngân hàng. Trong khuôn khổ đề tài này, cơng tác quản trị
rủi ro tín dụng DNNVV và cơng tác quản trị RRTD đuợc phân tích đan xen.
1.3.2.

Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Sự yếu kém trong hoạt động quản trị rủi ro nói chung, đặc biệt là
RRTD của một ngân hàng, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính và có thể dẫn
đến sụp đổ khơng những đối với ngân hàng đó, mà cịn có thể lây lan có tính

hệ thống. Do đó, cơng tác quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị RRTD phải dựa
trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Chấp nhận và quản lý “rủi ro cho phép'”.
- Ln xem xét đến tính tương quan giữa mức độ rủi ro và thu nhập.


14
- Tuân thủ nguyên tắc phân tán rủi ro (chuyển/san sẻ các rủi ro không
đuợc phép).
- Luôn quan tâm đến tính phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng.
- Phải đuợc xây dựng trên nền tảng nhận thức tính tương quan giữa các
loại rủi ro bởi vì rủi ro này có liên quan đến rủi ro khác.
- Đảm bảo tính độc lập của các bộ phận tham gia, giúp nâng cao sự
minh bạch và hiệu quả trong quản trị rủi ro của ngân hàng.
- Đảm bảo tính liên tục để thích ứng với những thay đổi mơi truờng
kinh doanh.
- Xem xét đến tính cần thiết khi triển khai một sản phẩm mới.
Nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản nêu trên và nâng cao sức mạnh
của hệ thống tài chính, Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản trị
RRTD. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp (03 nguyên tắc): trong
nội dung này, Ủy ban Basel yêu cầu phải thực hiện phê duyệt định kỳ (tối
thiểu hàng năm) chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến
luợc xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỉ lệ nợ xấu, mức độ chấp
nhận rủi ro...). Trên cơ sở này, Ban Tổng Giám đốc có trách nhiệm thực thi
các định huớng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo
luờng, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng
khoản tín dụng và cả danh mục đầu tu. Các ngân hàng cần xác định và quản
lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản
phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng thành viên hoặc Ủy ban của Hội

đồng thành viên.
Thực hiện theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý (04 nguyên tắc):
các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh
(thị truờng mục tiêu, đối tuợng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín
dụng.). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách


15
hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình RRTD
khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng
nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân
hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng
với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phận tích tín dụng và bộ
phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch rịi của các bộ phận tham
gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý RRTD có kinh
nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh
giá, phê duyệt và quản lý RRTD. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên
cơ sở giao dịch cơng bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh
giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.
Duy trì một quy trình giám sát, đo lường và quản trị tín dụng phù
hợp (06 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập
nhật đối với các danh mục đầu tư có RRTD, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng,
thu thập thơng tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản ... theo quy mô và
mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này phải có khả năng
nắm bắt và kiểm sốt tình hình tài chính, sự tn thủ các giao kèo của khách
hàng . để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có
hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản
tín dụng có vấn đề. Các chính sách RRTD của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức
quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng
này có thể được giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp

cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy
ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý RRTD, giúp phân biệt các mức độ
RRTD trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.
Đảm bảo kiểm soát đầy đủ rủi ro tín dụng (03 nguyên tắc): Thiết lập
hệ thống đánh giá quy trình quản trị RRTD một cách độc lập và liên tục, có


×