Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.23 KB, 3 trang )
Đổi mới sáng tạo – Chìa khóa thành công của
doanh nghiệp
Các chuyên gia cho biết, các công cụ để đo lường sự thành công của doanh
nghiệp là tăng cường khả năng có lãi và giá trị cổ đông; tăng lợi nhuận từ
đầu tư và tăng thị phần; đáp ứng nhu cầu của khách hàng; nâng cao chất
lượng chăm sóc khách hàng; cải tiến sản phẩm hoặc chất lượng dịch vụ; tăng
cường tốc độ tăng trưởng v.v…
Nếu muốn đạt được các mục tiêu đó, rõ ràng doanh nghiệp phải luôn cải
tiến, ngay cả khi chỉ muốn giữ thị phần như hiện nay. Và con đường ngắn
nhất và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp chính là tiến hành kinh doanh theo
một cách mới, có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện đổi mới sáng tạo
(ĐMST) thường xuyên và liên tục nếu còn muốn tồn tại và phát triển.
Kết quả tại hội thảo công bố: 85% ĐMST tạo ra những thay đổi nhỏ trong
sản phẩm; 15% ĐMST mang tính cơ bản, tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới hoàn
toàn.
Hiện nay, xếp hạng Sáng tạo Việt Nam xếp thứ 64/133 trong khi đó Thái
Lan 44, Trung Quốc 37, Cam-pu-chia 117, Ấn Độ 41…(Xếp hạng sử dụng
tri thức cho tăng trưởng của Việt Nam là 100/146, và chỉ số cạnh tranh toàn
cầu là 75/133)…
Làm thế nào để tăng tính sáng tạo cho các doanh nghiệp Việt?
Đây là bài toán khó cần phải có thời gian và cần sự đầu tư có kế hoạch của
các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan.
Trước hết, doanh nghiệp cần phải phân biệt được 2 khái niệm Phát minh
khác với Đổi mới – Sáng tạo. Phát minh thường là ý tưởng hoặc kết quả
nghiên cứu, có thể xuất phát từ bên trong hoặc từ ngoài công ty. Từ phát
minh đến ĐMST là một con đường dài, không phải doanh nghiệp nào cũng
có thể thành công.
Làm thế nào để ý tưởng sáng tạo thành công trên thị trường? Theo các
chuyên gia, điều quan trọng là doanh nghiệp phải chú ý đến Tính sáng tạo
bởi đây là thành phần quan trọng làm nên ĐMST.
Doanh nghiệp có thể tăng tính sáng tạo trong tổ chức của mình – với các