Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu QUẢN TRỊ TRI THỨC – CHÌA KHOÁ THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.97 KB, 2 trang )




QUẢN TRỊ TRI THỨC – CHÌA KHOÁ THÀNH CÔNG
CỦA DOANH NGHIỆP

Theo nghĩa rộng thì tri thức trong doanh nghiệp là những hiểu biết và kỹ năng của cá
nhân hay tập thể để giúp làm việc có hiệu quả hơn. Như vậy, tri thức có thể được ghi
chép trong các tài liệu sách vở hay chỉ nằm trong suy nghĩ và kinh nghiệm của từng cá
nhân. Loại tri thức “ngầm” trong suy nghĩ và kinh nghiệm cá nhân bao giờ cũng phong
phú.

Cùng với nhân lực và vốn, thì tri th
ức là một nguồn quyết định sự sống còn của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có thể tìm thêm vốn và lao động, mua được dây chuyền thiết bị
hiện đại nhưng không dễ tích luỹ, mua và học tập được các phương pháp, kinh nghiệm
làm việc và kinh doanh của đơn vị khác. Nếu tri thức là nguồn lực thì quản trị tri thức
chính là khả năng tạo ra, sử dụng, truyền bá và phát triển nguồn lực đó để
tạo ra lợi
nhuận. Tri thức và quản trị tri thức được xem là yếu tố chiến lược mang lại lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Theo giáo sư người Nhật , Ikujiro Nonaka, của Đại học Berkeley (Mỹ) và là tác giả của
cuốn sách The knowledge – creating company: How Japanese Companies Create the
Dynamics of Innovation thì trong doanh nghiệp, tri thức được tạo ra, truyền bá và phát
triển nhờ các quá trình tương tác giữa các thành viên. Qua quá trình làm việc chung, các
cuộc trao đổi, quan sát, các thành viên truyền và học các kiến thức, kinh nghiệ
m của
nhau và cùng nhau phát triển các tri thức mới. Vì vậy, để doanh nghiệp tạo ra và sử dụng
hiệu quả tri thức, cần chú ý :


- Xây dựng tinh thần tương trợ và tin cậy giữa các thành viên trong doanh nhiệp.
Nếu không có tinh thần tương trợ và tin cậy lẫn nhau thì các thành viên không bao giờ
chia sẻ và trao đổi tri thức, nhất là suy nghĩ và kinh nghiệm cá nhân, và cũng khó có thể
hợp tác để cùng nhau nghiên cứu sáng tạo vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nhiều ý
kiến cho rằ
ng phải phát huy tinh thần cạnh tranh giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
Nhưng nếu cạnh tranh nhau thì liệu có ai muốn chia sẻ những gì mình biết cho người
khác - đối thủ cạnh tranh? Nhất là khi ai cũng hiểu rằng kinh nghiệm và kiến thức cá nhân
có thể là công cụ để đạt được mục tiêu cá nhân.

- Đặt nhân viên lên hàng đầu
Cần phải thay đổi quan niệm coi nhân viên là “người giúp việc“, là chi phí trong kinh
doanh; còn việc sáng tạo và phát triển tri thức là việc của các Giám đốc. Nhân viên không
chỉ là ng
ười lao động thụ động trong dây chuyền sản xuất kinh doanh mà còn có thể đóng
góp những suy nghĩ và kinh nghiệm làm việc để sáng tạo ra tri thức, góp phần đưa doanh
nghiệp tiến lên . Doanh nghiệp nào biết khai thác và phát triển tốt “kho báu” này thì càng
có nhiều khả năng thành công.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức linh hoạt và phân quyền
Không nên kiềm chế sự tương tác bằng cách đóng khung nhân viên trong một cơ cấu tổ
chức cứng ngắc và t
ập quyền. Cần có sự linh hoạt trong tổ chức để nhân viên bộ phận
này có thể tiếp xúc trao đổi với bộ phận khác, cấp dưới có thể dễ dàng trình bày ý kiến
với cấp trên. Doanh nghiệp chỉ thành công khi có cơ chế khuyến khích sự học hỏi, trao
đổi và đóng góp trong đơn vị, nhằm tạo ra tri thức chung cho nhân viên ở các cấp. Với xu
Copyright © 2005 Guidea. All rights reserved.
1
hướng mới bây giờ thì cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp còn tạo điều kiện cho sự
hợp tác và hợp tác với các doanh nghiệp khác. Sự cộng tác liên doanh nghiệp cũng là

một động lực cho sự phát triển và sử dụng tri thức có hiệu quả hơn.

Tóm lại, tri thức và việc quản trị tri thức có hiệu quả là chìa khoá cho sự thành công của
mọi doanh nghiệp. Để đạt
được điều này, doanh nghiệp cần phải có cơ cấu tổ chức thật
linh hoạt, trong đó nhân viên được đặt lên hàng đầu và được khuyến khích cùng nhau
trao đổi và phát triển tri thức trong một tinh thần tương trợ và tin cậy lẫn nhau.

Theo Thời báo KTSG

Copyright © 2005 Guidea. All rights reserved.
2

×