Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong triết học Mác Lenin và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.92 KB, 12 trang )

Mục Lục
I.MỞ ĐẦU
II. PHẦN NỘI DUNG

1. Nội dung quy luật thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối
lập...
1.1. Các mặt đối lập , sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập.
1.2. Tính khách quan và phổ biến của quy luật thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập (còn gọi là quy luật mâu
thuẫn).
1.3. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động, sự phát triển.
1.4.Phân loại mâu thuẫn
1.5.Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập
2. Ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập trong triết học Mác Lenin
2.1.Đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
2.2.Đối với việc học tập của bản thân sinh viên.
III. KẾT LUẬN
VI.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Đề 2: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong triết
học Mác Lenin và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
I.PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài Trong đời sống, như chúng ta đã biết thì mọi lĩnh vực,
mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại những mâu thuẫn. Những sự vật, hiện tượng
trên không thể tồn tại nếu như các sự vật, hiện tượng tự nhiên đến chính tư duy
của mỗi con người cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống thiếu đi những
mâu thuẫn cơ bản trên. Nguồn gốc của sự vận động và động lực cho sự phát


triển ở trong hiện tượng và sự vật đó là mâu thuẫn có từ khi xuất hiện sự vật,
hiện tượng đó. Cũng giống như sự nghiệp đổi mới của ta chuyển từ tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
của nước ta cũng vậy. Trong quá trình đổi mới gặp khơng ít những khó khăn do
mâu thuẫn vốn có và tiềm ẩn trong chính cơ chế thị trường.
Để có thể hiểu rõ hơn nội dung của quy luật trên đã ảnh hưởng, tác động và
có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta thì tôi đã lựa chọn
đề tài “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong triết học
Mác Lenin và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, để từ đó có thể
phân tích một cách sâu nhất về nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập trong triết học Mác Lenin và những ý nghĩa của nó.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung quy luật thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập
Vì quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đã chỉ rõ động lực
và nguồn gốc bên trong của sự phát triển và vận động của sự vật và được coi là
“chìa khóa” mở ra giúp chúng ta hiểu rõ thực chất của các cặp phạm trù của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và các quy luật cơ bản nên V.I.Lenin coi quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “Hạt nhân của phép biện chứng”
trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. V. I. Lênin viết: "Có thể
định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt
đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó địi
hỏi phải có những giải thích và một sự phát triển thêm" [1]
1.1.Các mặt đối lập , sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những
tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Các mặt đối lập nằm


trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Sự
tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong tất cả các sự vật.
Khái niệm mặt đối lập theo phép biện chứng duy vật như trên thì đó là

những thuộc tính có khuynh hướng biến đổi chống đối nhau, loại trừ, bài xích,
trái ngược nhau. Có thuộc tính đố có khuynh hướng phát triển ngược chiều
nhưng lại tồn tại song song cung nhau trong một hiện tượng, sự vật tạo nên hiện
tượng, sự vật đó.
Các mặt đối lập trên giữa chúng ln ln có sự liên hệ, ràng buộc, quy
định lẫn nhau nên giữa chúng có những nhân tố giống nhau hay còn gọi là sự
"đồng nhất" của mặt đối lập . Theo ý nghĩa như vậy là sự thống nhất của các mặt
đối lập còn bao trùm cả sự đồng nhất. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự
nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của
mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Theo nghĩa trên thì thống
nhất ở đây khơng phải các mặt đối lập đứng bên cạnh nhau mà giữa chúng có sự
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Sự phụ thuộc liên hệ lẫn nhau ở đây có nghĩa là mặt
đối lập này làm tiền đề cho tồn tại của mặt đối lập kia. Do đó, một sự vật có thể
tồn tại khi có hai mặt đối lập tạo nên, nó khơng thể tồn tại mà thiếu một trong
hai mặt đối lập chính tạo nên sự vật, hiện tượng đó.
Do đó, có thể thấy trong chính sự thống nhất đã có những sự đối lập. Trong
mâu thuẫn, các mặt đối lập khơng chỉ có sự thống nhất với nhau mà giữa chúng
khơng thể tách rời với sự đấu tranh. Có thể hiểu đấu tranh giữa các mặt đối lập
là sự tác động trao đổi lẫn nhau theo hướng phủ định và bài trừ lẫn nhau. Các
mặt đối lập có hình thức đấu tranh hết sức đa dạng và phong phú phụ thuộc vào
mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập, phụ thuộc vào tính chất và cũng như
tùy theo điều kiện cụ thể của cuộc đấu tranh giữa chúng. Sự đấu tranh giữa
chúng cũng được chia làm nhiều giai đoạn. Hai mặt đối lập khi mới xuất hiện thì
thơng thường chúng chưa biểu hiện rõ những đối chọi nhau, xung khắc nhau.
Khi phát triển theo hướng trái ngược nhau đến một mức nào đó sẽ hình thành tạo
nên mâu thuẫn. Từ đó các mặt đối lập có xu hướng phủ định, bài trừ, xung đột
lẫn nhau.
1.2. Tính khách quan và phổ biến của quy luật thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập (còn gọi là quy luật mâu thuẫn)
Giữa các mặt đối lập thì sự thống nhất hay đấu tranh đều mang tính khách

quan bởi vì những cái vốn có của hiện tượng, sự vật cũng như tính phổ biến do


sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đang tồn tại trong các mặt đối
lập ở hầu hết tất cả các lĩnh vực như trong tư duy, trong xã hội hay tự nhiên….
Chúng mang tính đa dạng và phổ biến do sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập mang tính phổ biến và mang tính khách quan. Trong mỗi sự vật, hiện
tượng hay trong mỗi lĩnh vực có sự mâu thuẫn khác nhau hay khơng chỉ có một
mâu thuẫn mà trong mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều mâu thuẫn. Và Các mặt đối
lập có sự đấu tranh khi đạt đến mức độ nào đó thì mâu thuẫn giữa chúng được
giải quyết dẫn đến sự vật mới được ra đời. Khi đó thì có thể thấy một mâu thuẫn
cũ mất đi thì mẫu thuẫn mới được ra đời và đã làm hình thành nên một giai đoạn
mới làm cho hiện tượng, sự vật không ngừng vận động và phát triển.
1.3. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động, sự phát triển
Mâu thuẫn được tạo thành từ hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt
đối lập là sự thống nhất của các mặt đối lập và đấu tranh của hai mặt đối lập. Sự
vận động và phát triển của sự vật được thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa
sự thống nhất của các mặt đối lập và đấu tranh của hai mặt đối lập. Sự thống
nhất của các mặt đối lập là sự ổn định mang tính tạm thời, tương đối do đó, sự
thống nhất gắn với sự đứng im – chính vì sự thống nhất mang tính tương đối đã
làm cho phân hóa thế giới vật chất thành các sự vật đa dạng, các bộ phận, các
giai đoạn. Còn đấu tranh thì mang tính tuyệt đối, tính tuyệt đối này của đấu tranh
làm cho sự vận động và phát triển của sự vật được diễn ra liên tục và một cách
tự thân. Theo Lênin: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau)
của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thống qua, tương đối. Sự đấu
tranh của các mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển,
sự vận động là tuyệt đối”.
1.4.Phân loại mâu thuẫn
Trong tất cả các hiện tượng, sự vật cũng như tất cả các giai đoạn phát triển
của cúng ta thì mâu thuẫn đều tồn tại. Mâu thuẫn tồn tại dưới nhiều hình thức

một cách đa dạng và phong phú. Sự đa dạng và phong phú được biểu hiện một
cách khách quan do các điều kiện tác động qua lại giữa các mặt đối lập, do các
đặc điểm của các mặt đối lập cũng như do trình độ tổ chức của sự vật, hiện
tượng nên có sự tồn tại của mâu thuẫn. Ta có thể phân loại mâu thuẫn theo
những căn cứ như sau:
Thứ nhất, người ta dựa vào việc xem xét mối quan hệ đối với sự vật mà
phân biệt mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong


Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh
hướng đối lập của cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật
nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật
khác. Người ta phân chia thành mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong
chủ yếu mang tính tương đối và dựa vào phạm vi dược xem xét. Dựa vào từng
mối quan hệ mà trng cùng một mâu thuẫn thì trong mối quan hệ này là mâu
thuẫn bên trong nhưn trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên ngồi.
Lấy ví dụ như trong quan hệ về kinh tế thì mâu thuẫn trong nền kinh tế
quốc dân trong nước là mâu thuẫn bên trong nhưng trong mâu thuẫn giữa các
nền kinh tế nước ta với một trong các quốc gia trong cùng khối ASEAN lại là
mâu thuẫn bên ngoài, tuy nhiên khi xét trong phạm vi khối ASEAN thì mâu
thuẫn giữa các nền kinh tế giữa các quốc gia trong khối này lại là mâu thuẫn bên
trong. Chính vì thế đầu tiên khi xác định mâu thuẫn cần xác định phạm vi sự vật
được xem xét để có thể xác định được đâu là mâu thuẫn bên trong còn đâu là
mâu thuẫn bên ngồi.
Trong q trình vận động và phát triển yếu tố có quyết định trực tiếp lại là
mâu thuẫn bên trong. Tuy nhiên giữa mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên
trong lại không ngừng tác động qua lại lẫn nhau. Một minh chứng rõ ràng chính
là thực tiễn cách mạng nước ta thì để giải quyết mâu thuẫn bên trong nước ta thì
cũng cần giải quyết mâu thuẫn giữa nước ta với nước khác cụ thể trong điều
kiện Pháp xâm lược nước ta thì đã xác định được hai mâu thuẫn thì để giải quyết

mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ phong kiến trong nước thì
trước hết phải giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân
Pháp xâm lược.
Thứ hai, dựa vào ý nghĩa của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của
sự vật thì mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ
bản
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt q trình tồn tại
các sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về
chất. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện
nào đó của sự vật, nó khơng quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy
sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.


Thứ ba, dựa vào vai trò đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một
giai đoạn nhất định thì mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu
thuẫn thứ yếu
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát
triển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
Điều kiện để chuyển sang giai đoạn phát triển mới chính là trong từng giai đoạn
giải quyết được mâu thuẫn.Cho thấy mâu thuẫn chủ yếu có mối quan hệ chặt chẽ
với mâu thuẫn cơ bản. Một hình thức biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản
chính là mâu thuẫn chủ yếu, có thể nói mâu thuẫn chủ yếu ở một giai đoạn nhất
định là kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản . Điều kiện để giải
quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản chính là phải giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
Mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật
chính là mâu thuẫn thứ yếu. Mâu thuẫn thứ yếu không đóng vai trị chi phối mà
bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Để từng bước giải quyết mâu thuẫn thứ yếu thì
việc giải quyết mâu thuẫn thứ yếu đóng vai trị quan trọng
Thứ tư, dựa vào tính chất của các quan hệ lợi ích thì mâu thuẫn trong xã hội

được chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đồn
người có lợi ích cơ bản đối lập nhau.Một ví dụ cho mâu thuẫn đối kháng trong
thực tiễn xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa vô sản
với tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược; Mâu thuẫn không đối
kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất
với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích khơng cơ bản, cục bộ, tạm thời. Ví dụ cho
mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay,
giữa thành thị và nơng thơn,….
Có thể thấy góp phần vào việc xác định đúng phương pháp giải quyết mâu
thuẫn chính là phân biệt đâu là mâu thuẫn đối kháng và đâu là mâu thuẫn không
đối kháng. Bằng phương pháp đối kháng để giải quyết mâu thuẫn đối kháng;
giải quyết mâu thuẫn khơng đối kháng thì phải bằng phương pháp trong nội bộ
nhân dân.
Qua nội dung phân tích trên thì có thể tóm gọn nội dung quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như sau: “ Mọi sự vật đều chứa đựng
những mặt có khuynh hướng biến đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối
lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Các mặt đối lập vừa


thống nhất với nhau và chuyển hoá lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự
vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ.” [2]
1.5.Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập
Nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển là mâu thuẫn mà mâu
thuẫn mang tính tuyệt đối, khách quan nên cần phải tơn trọng, nghiên cứu
chuyên sâu để phát hiện ra những mâu thuẫn của sự vật hiện tượng nhận thức
đúng đắn nó và tìm ra phương pháp đúng đắn trong thực tiễn để giải quyết mâu
thuẫn.Để có thể tìm ra được những mâu thuẫn cần tìm ra trong sự thống nhất có
những mặt những xu hướng ngược chiều, loại bỏ lẫn nhau hay cịn có thể nói

rằng tìm ra những mặt đối lập và những tác động qua lại giữa chúng để có thể
nắm được nguồn gốc, bản chất của sự vận động và phát triển.
Cần phải có sự phân tích từng mâu thuẫn cụ thể và phương thức giải quyết
mâu thuẫn vì mâu thuẫn có tính phong phú, đa dạng. Mỗi sự vật có những hệ
thống mâu thuẫn riêng để tạo ra chỉnh thể, có thể thay đổi tồn bộ hệ thống
chỉnh thể đó nếu tác động vào một mâu thuẫn nào đó. Trong đó mỗi mâu thuẫn
lại ứng với mỗi cách giải quyết khác nhau. Cần nhận thức đúng đắn để tìm ra
phương thức giải quyết khơng làm cho mâu thuẫn trở nên phức tạp hơn, khó giải
quyết hơn.
Muốn thúc đẩy sự phát triển khơng được điều hịa mâu thuẫn mà cần tìm
cách giải quyết mâu thuẫn. Chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn khi có điều kiện
chín muồi. Khơng được chủ quan duy ý chí trở nên nóng vội mà phải tích cực
thúc đẩy các điều kiện chủ quan, điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện
đạt đến chín muồi. Khi giải quyết mâu thuẫn khơng được thống nhất một cách
tuyệt đối, dẫn đến điều hòa mâu thuẫn, làm mất đi mâu thuẫn làm dẫn dến cực
đoan làm chệch hưứng phát triển của sự vật, hiện tượng.
2. Ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
trong triết học Mác Lenin
2.1. Đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
Trước năm 1986 thì đây là một giai đoan khó khăn của Việt Nam với nền
sản xuất nhỏ vẫn chiếm ưu thế, thời kì tập trung bao cấp. Trong nền kinh tế tập
trung bao cấp thì mọi lĩnh vực kinh tế, xã hooih đều được triển khai trong q
trình kế hoạch hóa. Các khâu từ sản xuất, lưu thống, phân phối đều mang tính
bao cấp nặng nề. Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các hoạt động xã hội


đều gần như bị bỏ qua. Từ đó làm cho sự vận động nền kinh tế trở nên kém năng
động và chậm chạp.
Kể từ năm 1986 đặc biệt Đại hội Đảng lần thứ VII đã có những quyết sách
lớn nhằm xoay chuyển tình hình, đó là bước ngoặt trong sự nghiệp xã hội chủ

nghĩa ở nước ta. Bước ngoặt đó là đưa nước ta dứt khốt thốt khỏi mơ hình chủ
nghĩa xã hội cũ để xác lập mơ hình xã hội mới, loại bỏ những lạc hậu, lỗi thời và
những nhận thức, quan điểm sai lầm.
Quá trình đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường ở Việt Nam lại vấp phải nhiều mâu thuẫn nội tại cần được giải quyết để
ổn định chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.Để giải quyết được những mâu thuẫn
này cần Đảng ta phải tìm ra được những mâu thuẫn cụ thể, nguồn gốc của những
mâu thuẫn ấy, tìm ra được phương thức giải quyết mâu thuẫn.
Trong q trình tìm ra được những mâu thuẫn ấy khơng được điều hịa các
mâu thuẫn làm chậm q trình phát triển mà Đảng cần tìm ra được phương thức
giải quyết mà không làm cho các mâu thuẫn ấy trở nên khó khăn phức tạp.Khi
giải quyết mâu thuẫn đang tồn tại thì chỉ có thể giải quyết khi có những điều
kiện chín muồi. Đảng phải chớp được những điều kiện khách quan và chủ quan
đã chín muồi mà khơng được chủ quan duy ý chí dẫn đến sự thất bại khi giải
quyết mâu thuẫn.
Khi phát triển nền kinh tế thị trường thì ln tồn tại những mâu thuẫn giữa
hai mặt đối lập đó là ổn định và đổi mới về chính trị. Đây là hai mặt đối lập
thống nhất biện chứng.Trong tình hình đó nếu muốn ổn định được thì nước ta
phải giải quyết những mâu thuẫn đang tồn tại:
Trước hết, mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đó là
mâu thuẫn giữa nội dung và ý thức của sự vật. Lực lượng sản xuất có vai trò
quyết định quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất thì là yếu tố ln thay đổi. Sự
thay đổi tiến lên một trình độ nào đó của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất
khơng cịn phù hợp nữa và trở thành yếu tố kìm hmax sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Mâu thuẫn chính là muốn lực lượng sản xuất phát triển thì phải
thay thế quan hệ sản xuất cũ thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng
sản xuất.Để giải quyết được mâu thuẫn trên cần phải có một cuộc cách mạng.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa hình thái trước đây và nền kinh tế thị trường.
Trước đây trong nền kinh tế tập trung bao cấp thì có sự tồn tại của hai hình
thức sở hữu là sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân. Tuy nhiên trong thời kỳ quá độ



thì nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thì những hình thức này xuất hiện những
mâu thuẫn. Cần có những biện pháp để giải quyết những mâu thuẫn này. Đảng
đã lựa chon theo nền kinh tế nhiều thành phần làm đa dạng hình thức sở hữu.
Thứ ba, mâu thuẫn giữa nền kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con
người xã hội chủ nghĩa
Con người là chủ thể sáng tạo là động lực cho sự nghiệp xây dựng xã hội
mới, là mục tiêu của xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần lấy xuất phát điểm từ con
người để bắt đầu. Trong đó nền kinh tế thị trường làm cho bộ mặt nền kinh tế
nước ta trở nên sôi động, thay đổi khơi dậy nhiều tiềm năng sáng tạo, được nhân
dân ta hưởng ứng rộng rãi. Nó đã cho thấy sự phát triển và vận dụng đúng các
quy luật xã hội.
Tuy nhiên từ đó lại cho thấy phát triển con người và kinh tế thị trường lại
có mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn. Để giải quyết được mâu thuẫn này
Đảng ta đã xác định"Sản xuất hàng hố khơng đối lập với chủ nghĩa xã hộ mà là
thành tựu nền phát triển văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho
công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và cả khi Chủ nghĩa xã hội đã được xây
dựng". Đảng ta đã thống nhất mục tiêu phát triển con người với nền kinh tế thị
trường. Đảng đã vận dụng sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn để
giải quyết chính mâu thuẫn.
2.2. Đối với quá trình học tập của bản thân sinh viên
Như đã chứng minh ở phần trên thì sự quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập đã chỉ rõ động lực và nguồn gốc bên trong của sự phát triển và
vận động của sự vật. Có thể nói cách khác là việc tìm được ra mâu thuẫn và giải
quyết mâu thuẫn là bản chất của sự phát triển chính. Một hiện thực khách quan
có tính phổ biến là mâu thuẫn được hình thành từ những cấu trúc thuộc tính tự
nhiên của sự vật.Còn việc học tập của bản thân sinh viên lại là một quá trình bổ
sung về mặt tri thức và khi đã có tri thức thì lại giúp ta ứng dụng những tri thức
đó vào cuộc sống thực tiễn. Cho nên có thể thấy q trình học tập của sinh viên

lại không phải ngoại lệ của sự tác động của quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập. Do đó, sinh viên phải hiểu được ý nghĩa của quy luật thống nhất
và đấu tranh để biết áp dụng vào thực tiễn cuộc sống nói chung và giúp cho
phát triển bản thân sinh viên.
Trước hết, sinh viên cần phải có sự tơn trọng với mâu thuẫn. Phải khéo léo
tìm ra được mâu thuẫn, phải phân tích được mâu thuẫn ấy để năm được các mặt


đối lập giúp nắm bản chất và khuynh hướng phát triển. Phải biết tôn trọng mâu
thuẫn. Viêc tôn trọng mâu thuẫn ở trong nhà trường thì sinh viên phải tìm ra
những mơn học trong ngơi trường của mình và lựa chọn môn học phù hợp với
bản thân khi đã đặt ra mực tiêu, định hướng tương lai, lên kế hoạch đối với từng
môn học, thực hiện tốt những kế hoạch đã đề ra để đạt được mục tiêu trước đó,
tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động của Đoàn cũng như của các tổ chức
Thứ hai, Phải biết đối mặt với mâu thuẫn không được tránh né hay sợ sệt
với mâu thuẫn. Khi có mâu thuẫn, những vấn đề cần giải quyết thì khơng được
tránh né, mà phải tìm được những phương pháp để khắc phục. Có như vậy mới
có thể phát triển bản thân, có sự tự tin và có được kinh nghiêm tích lũy để giải
quyết những mâu thuẫn sau này
Trong học tập hằng ngày khi giảng viên giảng bài khơng hiểu hay có những
bài khơng làm được cần tìm hiểu thơng qua các trang mạng, hỏi các thầy cơ bộ
mơn, bạn bè xung quanh mình. Bên cạnh đó ngồi học hỏi cần phải biết giao lưu
chia sẻ kiến thức của bản thân đối với ban bè xung quanh, với những người cần
những kiến thức đó. Đó cũng là cách tốt nhất để sinh viên có thể giải quyết
những vấn đề những mâu thuẫn với với việc học tập.
Thứ ba, giải quyết được những xung đột cần phải ln có sự tìm tịi, sáng
tạo, đổi mới trong cách tiếp nhận tri thức vì khi có mâu thuẫn thì nó giúp ta hiểu
những tri thức mà mình có không bao giờ là đủ mà cần phải liên tục trau dồi tri
thức mới giải quyết được những vấn đề mới. Đồng thời cùng với đó quy luật
buộc chính bản thân sinh viên phải biết vượt mọi định kiến để bài trừ cái lạc hậu

cái cũ, khơng cịn phù hợp để tiếp thu cái mới. Lý do đó chính là nhân tố buộc
các trường đại học phải đổi mới tài liệu học bằng cách tái bản các bản mới.
Thứ tư, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập địi hỏi tiếp
thu tri thức một cách có hệ thống. Vì tri thức trước và tri thức sau mang tính
tương hỗ, bổ trợ lẫn nhau, tri thức mới ra đòi loại bỏ những lạc hậu của tri thức
cũ. Vì đó mà sinh viên cần phải có sự tác động qua lại giữa các môn học trước,
môn học sau để có thể đánh giá, chọn lọc thành một chỉnh thể môn học cho bản
thân.Phải biết vận dụng, tiếp thu, ghi nhớ tri thức.
Qua những phân tích trên, thì trong đời sống sinh viên việc vận dụng quy
luật mâu thuẫn là cực kỳ cần thiết. Đó là nền tảng cho sự phát triển của bản thân
sinh viên, quyết định sự thành công sau này của sinh viên.
III. KẾT LUẬN


Như vậy nghiên cứu về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập của triết học Mác Lenin đã để lại những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
thực tiễn Việt Nam trên con đường quá độ lên con đường xã hội chủ nghĩa. Hiện
tại thì nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ từ đó xuát hiện những mâu
thuẫn trong xã hội cần giải quyết. Việc giải quyết này đòi hỏi những người đứng
đầu phải theo sát quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của triết
học Mác Lenin: Phải phân tích được bản chất của sự vật, để từ đó nhận biết
được mâu thuẫn và nguồn gốc của sự vận động và phát triển của xã hội;phải
xem xét các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng trong xã hội; tìm cách giải quyết
các mâu thuẫn mà khơng được điều hịa chúng; lựa chọn điều kiện chín muồi để
giải quyết mâu thuẫn giúp thúc đẩy sự phát triển.


VI.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, t.29, tr. 240.
[2] Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lenin




×