Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888)_1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.4 KB, 8 trang )

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ
CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP
XÂM LƯỢC (1858 – 1888)

I. MỞ ĐẦU

1. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Nguyễn là triều đại ở vị trí rất
đặc biệt, đó là điểm giao thời từ Việt Nam độc lập sang nước Việt Nam
nô lệ. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm (1802 – 1945) trong thời kì đất nước
có nhiều biến động, là nhà nước phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt
Nam. Hiếm có triều đại nào thu hút nhiều sự chú ý của các nhà nghiên
cứu lịch sử như triều Nguyễn. Một nguyên nhân quan trọng vì đây là
thời kì gần với lịch sử hiện đại Việt Nam, còn lưu giữ được nhiều những
tư liệu thành văn nhưng phần khác là ở triều Nguyễn luôn tồn tại hai
mảng sáng tối đan xen với nhau, dễ gây nên sự tranh luận của các nhà
khoa học, trong đó nội dung được đề cập nhiều là cuộc đấu tranh
chống Pháp xâm lược (1858 – 1885) và nguyên nhân để mất nước ta
vào tay thực dân Pháp. Đa số các học giả cho rằng, nguyên nhân quan
trọng để mất độc lập, chủ quyền là do nhà Nguyễn thiếu quyết tâm
đánh Pháp đến cùng, sai lầm trong đường lối chỉ đạo chiến lược, từ bỏ
vai trò lãnh đạo của người đại diện cho lợi ích dân tộc nên biến việc mất
nước từ chỗ không tất yếu thành tất yếu. Nhưng cũng có ý kiến đánh
giá nguyên nhân mất nước của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỉ XIX là do
tình trạng lạc hậu và yếu kém so với phương Tây gây nên, do đó để mất
nước vào tay người Pháp là điều khó tránh khỏi.

Chia sẻ quan điểm của các nhà nghiên cứu lịch sử trên đây, chúng tôi
nhận thấy cần đi sâu phân tích những mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ
triều đình nhà Nguyễn nhằm làm sáng tỏ những mâu thuẫn về tư tưởng
trong lực lượng quan lại Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Đó là cuộc đấu tranh


nhằm xác định đường lối chiến lược kháng Pháp giữa hai phe chủ chiến
và chủ hòa. Qua đây, chúng tôi mong muốn góp phần lí giải rõ thêm
nguyên nhân để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp từ yếu tố chủ quan
ở bên trong cơ quan chỉ huy cao nhất cuộc đấu tranh chống xâm lăng.
Điều này không chỉ giúp cho sinh viên năm thứ hai khoa Việt Nam học
có thể hiểu rõ hơn về nhà Nguyễn và lịch sử Việt Nam những năm cuối
thế kỉ XIX mà còn có được cách nhìn nhận và đánh giá sự kiện lịch sử,
biến cố lịch sử và vấn đề lịch sử đưới góc nhìn đa diện, nhiều chiều.

Nghiên cứu những xung đột giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa trong
nội bộ nhà Nguyễn thời kì đấu tranh chống Pháp xâm lược (1858 -
1885) không những rất cần thiết để hiểu về quá khứ mà còn có ý nghĩa
quan trọng trong thời kỳ hiện nay, nhất là ở thời điểm chúng ta đang
thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tiến vào hội nhập
cùng khu vực và thế giới. Cuộc đấu tranh nội bộ đó đã để lại bài học sâu
sắc về vấn đề xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong chính quyền nhà
nước, là nhân tố quan trọng của thành công cũng như thất bại. Bài học
về đoàn kết trong lực lượng lãnh đạo, đại đoàn kết toàn thể nhân dân
là bài học lớn trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta và nó chính là thứ di sản quý giá của dân tộc cần được chú trọng và
tiếp tục vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Cho tới nay, cuộc đấu tranh giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa trong
cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược ở nửa cuối thế kỉ XIX đã thu hút
được nhiều sự chú ý, quan tâm của các nhà khoa học. Sự phân hoá, chia
rẽ trong nội bộ triều Nguyễn thành hai phe chủ chiến và chủ hoà chính
là hệ quả của cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Pháp và nó cũng chứng tỏ
sự bất ổn, sự yếu kém của triều Nguyễn trong cuộc đấu tranh chống
Pháp.


Trong cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục – 2000, các
tác giả Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ đã khẳng
định: “… phe chủ chiến muốn dựa vào phong kiến Trung Quốc để đánh
đuổi Pháp. Tiêu biểu cho phái này có Tô Linh, Phan Hữu Nghị, Hồ Sĩ
Tuấn, phe này chủ trương “phải giữ và đánh thủ để công và công để
thủ, rồi quét sạch địch””. Phái chủ hoà thì lập luận khác khi họ khăng
khăng bảo vệ quan điểm “chiến không bằng hoà, chống giặc duy thủ là
hơn” [5; 20]. Lập luận của phe chủ hoà bị phái chủ chiến và nhân dân
lên án kịch liệt bởi tư tưởng hoà lúc này là đồng nghĩa với đầu hàng
giặc. Lập luận phái chủ chiến được nhân dân ủng hộ và hưởng ứng bởi
tư tưởng đó là có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc trong lúc nguy nan.
Đây là nhận định đúng đắn và có cơ sở khoa học giúp chúng tôi định
hướng trong quá trình đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

Nhà sử học Dương Kinh Quốc trong cuốn Việt Nam những sự kiện lịch
sử (1858 – 1918), NXB Giáo dục – 2006, thì có ý kiến khác. Ông cho rằng
khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam thì cũng là lúc trong triều
đình nhà Nguyễn có sự phân hóa sâu sắc khi có đến năm loại ý kiến
khác nhau về chiến lược chống ngoại xâm.

- Lấy thế thủ làm chính vì có giữ vững thì sau mới có thể bàn đến
chuyện hoà hay chiến được. Đại biểu ý kiến này là Viện Cơ mật gồm
Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Lưu Lượng.

- kế chống giữ lâu dài làm chính vì thuyền tàu, súng đạn là cái sở trường
của giặc, giặc muốn đánh mau, thắng mau, ta không nên chống lại với
sở trường của chúng mà phải kiên trì chống và giữ để đợi khi chúng mệt
mỏi, cần giảng hoà, lúc đó ta sẽ tuỳ cơ ứng phó. ý kiến này của các đại
thần như Trương Quốc Dụng, Trần Văn Chung, Lâm Duy Hiệp, Chu Phúc

Minh, Phan Huy Vịnh, Pham Chi Hương, Nguyễn Xuân Huân, Nguyễn
Hữu Thành, Nguyễn Luận, Lê Đức, Vũ Xuân Sán.

- Quyết tâm giữ đất, tấn công giặc, quyết không nghị hoà với giặc. Cụ
thể là ở Quảng Nam, địch đã tiến sâu vào nội địa bằng đường sông ta
phải dụ chúng lên bộ để tiêu diệt chúng. ở Gia Định ta nên hợp quân
các tỉnh lại để nhất loạt tiến công, đốt phá, tiêu diệt địch. ý kiến này của
các quan lại cấp Nha như: Tô Trân, Phạm Hữu Nghị, Trần Văn Vy, Lê
Hiếu Hữu, Nguyễn Đăng Điều, Hồ Sĩ Tuấn.

- Hoà có mức độ: Nếu giặc chỉ yêu cầu tự do truyền đạo và thông
thương mua bán thì nên hoà, nếu đó chỉ là những yêu sách giả dối thì ta
phải cố giữ. Đây là ý kiến của Vũ Đức Nhu.

- Nên hoà ngay. Ý kiến của Lê Trí Tín, Đoàn Thọ, Tôn Thất Thường, Tôn
Thất Dao, Nguyễn Hào [7; 16].

Tựu chung năm ý kiến là có hai luồng tư tưởng rõ ràng: chiến hay hòa.
Có thể nói, đây chính là một trong những nguồn tư liệu quý cho thấy sự
dao động, thiếu nhất quán ngay từ đầu trong đường lối chống Pháp của
lực lượng vua quan nhà Nguyễn - những người đại diện cao nhất cho lợi
ích của toàn dân tộc. Từ đây, chúng tôi có thêm những căn cứ quan
trọng để có thể đánh giá thái độ và trách nhiệm của nhà nước phong
kiến Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.

Gần đây nhất, khi xuất bản cuốn Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí
Minh - những vấn đề nghiên cứu, NXB Tổng hợp TP.HCM – 2007, tác giả
Xuân Biên khẳng định: khi tiếng súng thực dân Pháp bùng nổ, giai cấp
phong kiến Việt Nam phân ra hai phe chủ hoà và chủ chiến. Phái chủ
hoà phần đông bọn đại phong kiến và quan lại với Tự Đức đứng đầu

nhanh chóng câu kết với thực dân Pháp để làm tay sai cho chúng đàn
áp và bóc lột nhân dân cả nước. Tác giả đã xác định rõ phe chủ hòa
chính là bọn phong kiến phản động chóp bu. Ý kiến này tiếp tục khẳng
định sự phân chia hai phe chủ chiến và chủ hòa xuất hiện ngay từ khi
cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược bắt đầu, đồng thời nhấn mạnh
trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn mà đứng đầu là vua Tự Đức với
vận mệnh quốc gia dân tộc.

Nhìn chung, các ý kiến này đều thừa nhận sự phân hoá sâu sắc trong
nội bộ triều Nguyễn thành hai phái chủ chiến và chủ hoà. Nhưng các tác
giả này đều chỉ dừng lại ở sự liệt kê mà chưa có sự phân tích và đánh
giá sâu sắc về sự phân hoá đó. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào phân
tích sự phân hoá và đấu tranh của hai phe này khi đối mặt với âm mưu
xâm lược của thực dân Pháp. Chúng tôi hy vọng góp phần làm rõ hơn
bức tranh nội các nhà Nguyễn khi đối diện với thực dân Pháp và coi đó
là nguyên nhân chủ quan quan trọng dẫn đến kết cục không có hậu của
cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược do nhà Nguyễn tổ chức và lãnh
đạo.

3. Đề tài tập trung tìm hiểu các lực lượng chủ chiến và chủ hoà dưới
triều Nguyễn cùng những mâu thuẫn và xung đột của hai phe này trong
suốt tiến trình đấu tranh chống Pháp xâm lược đồng thời làm sáng rõ
thêm một trong những nguyên nhân thất bại của cuộc đấu tranh chống
Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX.

Đề tài tập trung phân tích cuộc đấu tranh của hai lực lượng chính trong
nội các triều Nguyễn là chủ hoà và chủ chiến trong thời kỳ đấu tranh
chống Pháp xâm lược từ 1858 đến 1885. Đề tài làm phải giải quyết
những nội dung sau:


Thứ nhất: Cần làm rõ bối cảnh lịch sử dẫn đến sự hình thành của hai
phe chủ chiến và chủ hòa.

Thứ hai: Xác định lực lượng của hai phe chủ chiến, chủ hòa; quan điểm
đường lối và cuộc đấu tranh của hai phe này trong thời kì chống Pháp
xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền.

Ba là: Đánh giá những tác động của sự phân hóa này đối với cuộc đấu
tranh chống Pháp xâm lược hồi nửa cuối thế kỉ XIX và rút ra bài học cần
thiết đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

4. Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, trong quá
trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau, đó là: phương pháp luận sử học mácxit, phương pháp
nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic để làm rõ quá trình
phân hóa và đấu tranh của hai phe chủ chiến – chủ hòa.

Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh để làm rõ các bước phát triển khác nhau của hai lực lượng
trong quá trình tiến hành cuộc đấu tranh chống Pháp cũng như tác
động của nó đến kết quả của cuộc đấu tranh này.

×