Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.45 KB, 3 trang )
Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân: Kinh
nghiệm từ Đức
Các mô hình tổ chức
Có hai mô hình chủ đạo Unterordnungskonzern: Tập đoàn kinh tế phụ thuộc hoặc
tập đoàn kinh tế theo thứ bậc và Gleichordnungkonzernen: Tập đoàn kinh tế đồng
cấp hoặc tập đoàn kinh tế không phụ thuộc.
Đối với TĐKT đồng cấp, vị thế bình đẳng giữa các DN thành viên (không có DN
chi phối). Các DN tự ký kết hợp đồng để hình thành sự chỉ đạo thống nhất (cho
phù hợp với khái niệm TĐKT của luật).
Họ cùng nhau hình thành một cơ quan lãnh đạo tập đoàn (dưới hình thức một hội
đồng tham vấn hoặc tương tự). Tuy nhiên, hiện mô hình này không phổ biến và ít
được pháp luật điều chỉnh.
Mô hình TĐKT phụ thuộc hoặc TĐKT theo thứ bậc hiện diễn ra phổ biến ở Đức.
Theo đó các DN bị chi phối hoạt động dưới sự lãnh đạo của DN chi phối. Có ba
dạng liên kết: Liên kết thâu tóm; Liên kết hợp đồng; Liên kết theo tình huống.
Liên kết thâu tóm gồm: Cty bị thâu tóm vẫn là pháp nhân độc lập nhưng thực tế
như một bộ phận kinh doanh của Cty nắm quyền chi phối. Quan hệ này rất gần với
quan hệ hợp nhất và sáp nhập.
Đối với liên kết hợp đồng: HĐQT của Cty chi phối đưa ra các quyết định chỉ đạo
hoặc định hướng DN bị chi phối.
Liên kết theo tình huống: DN chi phối gây ảnh hưởng đến DN bị chi phối (là một
Cty đối vốn như CTCP, Cty TNHH, Cty hợp danh hữu hạn trên nền tảng của
việc tham gia vốn đa số (hoặc đa số phiếu biểu quyết).
Cấu trúc cơ bản
Cấu trúc tập đoàn tại Đức có ba dạng chủ yếu: Cấu trúc dọc, Cấu trúc ngang, Cấu
trúc hỗn hợp.
Cấu trúc dọc: DN thành viên tập đoàn hoạt động trong các khâu của một quá trình
sản xuất tạo giá trị/cung ứng dịch vụ khép kín từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Họ
ít phụ thuộc vào bên ngoài trong quá trình tạo giá trị. Cấu trúc này đã lỗi thời.
Việc tự cung cấp đầu vào hay xử lý nguyên liệu không hiệu quả bằng tự thoả
thuận hợp đồng từ các đối tác bên ngoài. Dù vậy vẫn còn trong một số lĩnh vực