Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.8 KB, 3 trang )
Việt Nam chuẩn bị pháp lý cho BĐKH
Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp, từ ban hành chủ
trương, chính sách, cơ chế đến thực thi các biện pháp công trình để giải quyết các
vấn đề do BĐKH đặt ra. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa
có luật riêng về BĐKH. Các nội dung liên quan đến BĐKH mới chỉ được quy định
rải rác, chưa có một Luật quy định toàn diện và những văn bản dưới luật quy định
về vấn đề này làm cơ sở pháp lý để việc ứng phó với BĐKH có hiệu quả hơn.
Để khắc phục những khoảng trống trong hệ thống luật pháp về BĐKH, tháng
12/2011 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Tổ chức Luật Phát
triển quốc tế (IDLO) đã ký thỏa thuận về việc thực hiện Chương trình: “Sáng kiến
chuẩn bị pháp luật cho vấn đề BĐKH ở Việt Nam” (LPCCI). Trong khuôn khổ
hợp tác này, hai bên sẽ phối hợp thực hiện các nghiên cứu, đánh giá hệ thống pháp
luật, đề xuất và hỗ trợ Việt Nam xây dựng khung pháp lý cho BĐKH ở Việt Nam.
LPCCI là một phương pháp luận pháp lý để xác định các rào cản pháp lý, quản trị
một cách có hệ thống và áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm thích ứng hiệu quả
hơn với BĐKH, giảm thiểu tác động của khí nhà kính thông qua việc tham gia vào
các cơ chế tài chính khí hậu (CDM, REDD+), tiếp cận các nguồn kinh phí hỗ trợ
BĐKH quốc tế (thị trường tự nguyện, ODA) và xây dựng, chia sẻ tri thức về
BĐKH.
Giáo sư Marie Claire – Trưởng ban Phát triển kinh tế và thương mại của IDLO
phát biểu tại Hội thảo quốc gia khởi động khung pháp lý cho biến đổi khí hậu tại
Việt Nam (Ảnh: ThienNhien.Net)
Phương pháp luận LPPCI sẽ đánh giá để xác định và đưa ra các khuyến nghị giúp
vượt qua các rào cản pháp lý và thể chế bằng các báo cáo đánh giá mức độ sẵn
sàng pháp lý (LPAR); tham vấn thu hút các bên liên quan nhằm xác định các ưu
tiên cải cách pháp lý và thể chế, phù hợp với mục tiêu và chỉ tiêu BĐKH quốc gia;
tổ chức các tổ công tác luật khí hậu cùng thiết kế các biện pháp cải cách pháp lý và
thể chế với sự hỗ trợ của các chuyên gia pháp luật; các hoạt động nâng cao, tăng
cường năng lực pháp lý và thể chế của các bên tham gia nhằm thực hiện kế hoạch
hành động cải cách pháp luật; nghiên cứu và phân tích pháp lý độc lập các đề xuất