Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.4 KB, 4 trang )
6 lời khuyên cận ngày thi
Không nạp quá nhiều kiến thức trong giai đoạn nước rút
Do tâm lý thi cử nặng nề nên nhiều thí sinh đã gấp rút ôn tập ba môn thi một
lúc. Lượng kiến thức khá lớn đã làm nhiều em rơi vào trạng thái stress và
làm giảm hiệu quả ôn tập.
Để tránh hiện tượng này, thí sinh cần phải biết loại những kiến thức không
cần thiết. Nếu đã tự tin với những phần mình ôn trước đó thì không nên ôn
tập lại. Cần tập trung ôn những phần mình chưa chắc chắn, những kiến thức
mình còn bị hổng.
Tuyệt đối không ôn tập hỗn độn 3 môn thi cùng một lúc, cần bố trí ôn tập
kiến thức “nước rút” hợp lý. Chẳng hạn như, đêm trước hôm thi môn Toán,
chỉ nên tập trung vào kiến thức môn Toán, không phân tâm về kiến thức của
những môn khác.
Trong giai đoạn này, bạn tuyệt đối không nên tập trung giải đề thi các năm
trước đây vì sẽ dễ bị hoang mang với những dạng toán mới, những công
thức mới… Bạn phải luôn nghĩ, đề thi ĐH cũng chẳng có gì ghê gớm, mình
đã học chắc rồi thì không có câu hỏi nào là không làm được.
Loại bỏ những thông tin “nhiễu”
Nhiều thông tin “nhiễu” vào giai đoạn cuối sẽ làm cho thí sinh dao động.
Với những đắn đo về chọn trường, chờ đợi tỷ lệ “chọi” để chấm trường dự
thi… sẽ làm bạn mất tập trung trong ôn tập. Do đó cần loại bỏ tất cả những
thông tin này với niềm tin mình sẽ trúng tuyển.
Tất cả những thông tin có được bạn chỉ nên xem để tham khảo, không quá
bận tâm vào những thông tin không chính thống như nghe nói, có thông tin
cho rằng…
Tạo lại khả năng tính “nhẩm” nhanh
Sau nhiều ngày ôn tập vất vả sẽ làm giảm thiểu khả năng tính toán “nhẩm”
nhanh của bạn. Do đó việc ổn định lại hệ thống tính “nhẩm” vốn có của
mình là điều bắt buộc phải làm.
Để có thể làm được điều này bạn nên chơi các trò chơi vui, đơn giản nhưng
trong đó có sự logic cùng với những phép tính nhẩm vui. Thậm chí, bạn có