Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tài liệu Luận văn: Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.62 KB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Lớp : A1 K37A
Khoá 37 Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Lý, Khoa KTNT

Hà Nội – 2002


LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới,
cùng với sự tham gia ngày càng sâu rộng và toàn diện của các quốc gia. Thực
hiện đường lối đổi mới, chính sách đa phương hố, đa dạng hố quan hệ quốc
tế, trong vòng hơn 10 năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động thúc đẩy
q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Không chỉ đơn thuần thực hiện mở cửa thị
trường, Việt Nam đã tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách
kinh tế mà nổi bật nhất là bổ sung, hoàn thiện hơn nữa chính sách thương mại
nhằm phù hợp với các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế, tham gia và
thực hiện một cách đầy đủ các cam kết hội nhập. Đặc biệt trong chính sách
thương mại của Việt Nam thì lĩnh vực thương mại hàng hố được đề cập nhiều
nhất, chiếm vị trí quan trọng và ln được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước
khi bổ sung, điều chỉnh.

Nhận thức rõ được vấn đề trên, người viết chọn đề tài khố luận tốt nghiệp :


"Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế". Đề tài nghiên cứu này được xây dựng nhằm mang bổ
sung một cái nhìn chi tiết về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,
những sự điều chỉnh trong chính sách thương mại trong hội nhập, làm cơ sở
cho việc tiếp tục hồn thiện chính sách hơn nữa, góp phần đưa Việt Nam hội
nhập một cách có hiệu quả vào kinh tế khu vực và thế giới.

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, người viết chủ yếu dựa vào phương pháp phân
tích tổng hợp kết hợp với các phương pháp bổ trợ như phân tích, thống kê...
kết hợp các công cụ hỗ trợ như hệ thống bảng biểu... nhằm minh hoạ rõ nét
các vấn đề nghiên cứu.


Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu Tham khảo, khố luận có kết cấu
gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng những cải cách trong chính sách thương mại Việt
Nam kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế. Trong chương này người viết đề
cập đến những cải cách trong các chính sách thuế, phi thuế và một số lĩnh vực
khác đồng thời điểm lại tiến trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế của
Việt Nam.
Chương II: Những điều chưa phù hợp trong chính sách thương mại hàng
hoá của Việt Nam so với các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế.
Trong chương này người viết lần lượt trình bày các quy định về thương mại
của các tổ chức kinh tế quốc tế, lộ trình hội nhập của Việt Nam cũng như
những tồn tại trong chính sách thương mại của Việt Nam
Chương III: Phương hướng điều chỉnh chính sách thương mại của Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong chương này người viết
nêu lên những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi phải điều chỉnh chính
sách thương mại trong điều kiện hội nhập, trình bày những thành tựu của Việt
Nam sau 15 năm mở cửa và hội nhập đồng thời cũng điểm lại kinh nghiệm

trong chính sách thương mại của một số nước; cuối cùng là một số đề xuất chủ
quan về những vấn đề cần xử lý trong chính sách để hội nhập kinh tế quốc tế
đạt được như mục tiêu đề ra.

Với kiến thức hiểu biết cịn hạn hẹp, khố luận tốt nghiệp này khơng thể khơng
tránh khỏi những sơ sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý
quý báu của các thầy cô giáo và bạn bè cùng trường.

Cuối cùng, em xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo
khoa Kinh tế Ngoại thương đã nhiệt tình dạy dỗ và cung cấp cho em những
kiến thức cần thiết và bổ ích trong q trình em học tập tại trường. Đặc biệt
em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S Bùi Thị Lý - người đã


tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hồn thành Khố luận tốt nghiệp
của mình.

CHƯƠNG I:

THỰC TRẠNG NHỮNG CẢI CÁCH TRONG

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KỂ TỪ KHI THỰC HIỆN
ĐỔI MỚI KINH TẾ

Chính sách thương mại là một hệ thống các quan điểm, giải pháp liên
quan đến thuế quan, bảo hộ, các quy chế thương mại, thông qua đó Chính phủ
có thể thực hiện sự phân bổ nguồn lực theo những định hướng nhất định.
Chính sách thương mại liên quan chặt chẽ đến chính sách cơng nghiệp, chính
sách đầu tư, chính sách tài chính tiền tệ, và nói chung được quy định bởi
đường lối phát triển mỗi quốc gia.

Kinh nghiệm của các nền kinh tế năng động đã chỉ ra rằng, ở mỗi giai
đoạn phát triển kinh tế, chính sách thương mại đã được sử dụng như một công
cụ nhằm phân bổ tối ưu các nguồn lực giữa các quốc gia cũng như trong mỗi
quốc gia. Đối với Việt Nam, sự tiến triển của chính sách ngoại thương gắn liền
với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường và tìm kiếm con đường cơng nghiệp hóa đất nước. Do vậy tính
chất khơng nhất qn và đơi khi mâu thuẫn trong chính sách và giữa chính
sách với sự áp dụng nó trong thực tế là điều dễ hiểu. Tuy nhiên những tiến
triển trong chính sách cũng cho thấy một xu hướng cơ bản là Việt Nam đang
vững bước trên con đường chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trên cơ sở nắm bắt được xu thế vận động của thế giới, nắm vững quy
luật kinh tế và vận dụng có sáng tạo vào điều kiện hồn cảnh của đất nước ta,


Nhà nước đã tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế, trong đó những đổi mới,
điều chỉnh và cải cách trong chính sách thương mại là bộ phận quan trọng


I/ Những cải cách trong chính sách thuế

1. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những cơng cụ quan trọng trong
chính sách thương mại của nhà nước nhằm điều tiết lượng hàng hoá được xuất
khẩu, nhập khẩu, nó có tác động làm tăng giá đối với hàng hố được phép
xuất khẩu, nhập khẩu. Nó cịn tác động lên tổng cung, tổng cầu của nhiều hàng
hoá khác. Vì vậy, chúng ta có thể nói chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu là
một bộ phận quan trọng nhất trong tồn bộ chính sách ngoại thương của nhà
nước ta trong thời kỳ hiện nay.

Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành vào tháng 12 năm 1991,
có bổ sung sửa đổi vào năm 1993 và năm 1999. Luật thuế xuất nhập khẩu ra
đời giúp các doanh nghiệp chủ động trong khâu tính tốn, lựa chọn mặt hàng,
bạn hàng phù hợp sao cho đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đối với nhà
nước, thuế xuất nhập khẩu là công cụ quản lý hữu hiệu, hơn thế nữa, đây là
nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước, qua bảng số liệu dưới đây cho thấy,
mức động viên bình quân của thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước khoảng
18%.


Bảng tóm tắt tình hình thu thuế nhập khẩu từ năm 1996 đến năm 2000
Đơn vị tính: Tỷ VND
Tổng thu ngân
Năm

Tổng thu thuế

Tỷ lệ % tổng thu thuế nhập

sách nhà nước

nhập khẩu

khẩu so với tổng thu ngân sách

từ thuế

nhà nước

1996


60925

11991

19,68

1997

63303

10980

17,34

1998

68250

11191

16,39

1999

77741

12584

16,19


2000

90540

10580

11,69

Nguồn :

- Tổng cục Hải quan
- Bộ Tài chính

Ngồi ra thuế nhập khẩu cịn có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước
thông qua việc đánh thuế nhập khẩu cao vào hàng ngoại nhằm làm giảm sự
cạnh tranh của hàng ngoại nhập. Thông qua thuế, nhà nước tiến hành hướng
dẫn tiêu dùng, mở rộng kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách thị trường và
bạn hàng, thực hiện những cam kết của chính phủ ta với chính phủ nước ngồi.
Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách thuế quan của
chúng ta đã có nhiều thay đổi, đã đáp ứng phần nào yêu cầu mở rộng quan hệ
hợp tác của Đảng và Nhà nước. Khơng chỉ có vậy, thuế xuất khẩu nhập khẩu
đã đáp ứng được yêu cầu tăng cường kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu được điều chỉnh thể
hiện sự quan tâm và chú ý của Đảng và nhà nước. Cụ thể như:
lập lại danh mục hàng hoá theo cách phân chia của thị trường thế
giới



quy định rõ những mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu , những
mặt hàng phải quản lý bằng hạn ngạch
quy định các biện pháp hành chính khác .

Thuế suất được xây dựng tuỳ thuộc vào mức độ khuyến khích hay hạn
chế xuất khẩu, nhập khẩu, vào sự chênh lệch giá cả trong nước và quốc tế.
Chúng ta đã có những cố gắng trong việc đưa ra chính sách thuế phù hợp để
bảo hộ sản xuất trong nước. Ngoài ra quy chế thuế suất được thay đổi để có
thể điều chỉnh kịp thời trước những biến đổi của thị trường.
Về thuế xuất khẩu, nhà nước ta quy định mức thuế xuất khẩu đối với
một số mặt hàng có hiệu suất thu ngoại tệ cao và có chính sách trợ giá với một
số mặt hàng khác. Về thuế nhập khẩu, nhà nước ban hành chính sách thuế theo
hướng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng thiết bị, hạn chế việc
nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ và những mặt hàng trong nước đã sản xuất
được.
Lĩnh vực hoạt động buôn bán với các nước có chung biên giới cũng
được quy định cụ thể. Quyết định số 78/TTg ngày 28-2-1994 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chấn chỉnh việc quản lý tình hình bn bán giữa Việt Nam
với các nước có chung biên giới thực hiện đúng theo Hiệp định thương mại đã
ký với các nước và tập quán thương mại quốc tế. Đặc biệt trong tình hình kinh
tế mới, để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu ngày 8-81998 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 143/1998/QĐ-TTg sửa đổi
chế độ thuế xuất khẩu, nhập khẩu tiểu ngạch. Quyết định naỳ bãi bỏ chế độ
thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiểu ngạch quy định tại Quyết định số 115/HĐBT
ngày 8-2-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), áp dụng chế độ
thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chính ngạch đối với hàng hố xuất khẩu,
nhập khẩu tiểu ngạch để thống nhất chế độ thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu,
quản lý tốt hơn nữa hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu .


Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng được lập lại cụ thể hơn,

hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình kinh tế mới, đáp ứng tiến trình hội nhập
kinh tế. Năm 1992 theo Quyết định số 172/TCTK-QQD ngày 1-11-1992 Tổng
cục Thống kê đã ban hành danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Việt
Nam trên cơ sở hệ thống điều hoà (HS) của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới
(Custom Co-operation Council - CCO). Trong bảng danh mục này, hàng hố
được phân theo phần, chương, nhóm, phân nhóm và mặt hàng đến cấp mã 6
chữ số. Kể từ khi ban hành bảng danh mục đã góp phần phục vụ có kết quả
cho nhiều mục đích trong đó có cơng tác xuất khẩu, nhập khẩu. Cùng với sự
phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại quốc tế nước ta trong quá
trình đổi mới và việc gia nhập các tổ chức thương mại đa phương, danh mục
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta đã được hoàn thiện thêm và phân
loại chi tiết hơn. Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số
5469/KHTH ngày 29-9-1995), Tổng cục Thống kê cùng với Tổng cục Hải
quan và Tổng cục Thuế đã hoàn thiện bảng danh mục ở cấp mã 8 chữ số.
Ngày 26-12-1995, Tổng cục Thống kê đã ban hành “ Danh mục hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu Việt Nam “ phân loại chi tiết đến cấp mã 8 chữ số theo Quyết
định 324/TCTK-QĐ và được áp dụng kể từ 1-1-1996. Bảng danh mục này
được thay thế cho danh mục ban hành năm 1992 và được áp dụng thống nhất
cho tất cả mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân có liên quan đến việc
phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý hoạt động ngoại thương, xây
dựng biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là một bước tiến lớn trong chính
sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển
thương mại quốc tế và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Biểu thuế bước đầu đã được điều chỉnh với 97 chương, bao gồm 5938
dòng hàng (thời điểm 1/1/1999). Tuy nhiên biểu thuế của chúng ta được đánh
giá là phức tạp và thường xuyên thay đổi. Số mức thuế suất giảm từ 36 ở thời
điểm 1995, xuống còn 31 vào năm 1996, sau đó lại tăng lên 35 vào 1997, rơi
xuống cịn 26 mức thuế suất vào thời điểm 1998 (từ 0% đến 60%), và cuối



cùng chỉ cịn 18 mức thuế tính cho đến 1999. Số dòng hàng cho đến nay đã
được bổ sung lên đến khoảng 6400 dòng hàng. (Dự án UNDP VIE 95/015
“Xúc tiến hội nhập của Việt Nam với ASEAN: Hội nhập của Việt Nam với
ASEAN: khảo sát các biện pháp tác động tới thương mại”)
Đặc biệt từ cuối năm 1997 đến nay để hạn chế và quản lý tốt hơn tình
hình nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng, Nhà nước đã chủ trương dán tem
một số mặt hàng. Chủ trương dán tem hàng nhập khẩu cho phép quản lý tốt
hơn hoạt độnh nhập khẩu, hạn chế trốn lậu thuế, góp phần phát huy tác dụng
điều hành xuất khẩu, nhập khẩu của chính sách thuế của Nhà nước, đồng thời
tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh
tế.

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực vào 1/1/1999. Luật thuế này ra
đời thay thế thuế thương mại đặc biệt năm 1990. Luật thuế mới ra đời phân
biệt một cách rõ ràng : ”thuốc lá điếu xì gà được sản xuất chủ yếu từ nguyên
liệu thô nhập ngoại”. Những loại thuốc lá này phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc
biệt là 65% trong đó thuốc lá điếu xì gà được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu
thô trong nước phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 45%.
Thuế tiêu thụ đặc biệt mới ra đời xoá bỏ những quy định của thuế cũ
đánh vào ô tô nhập khẩu. Những quy định đó tồn tại từ tháng 10/1995, trong
đó mức thuế bảo hộ áp dụng là 200% nếu tiến hành lắp ráp nội địa (CIE
1998a, trang 40). Tuy nhiên phạm vi miễn thuế trong luật mới hầu như không
thay đổi. Theo luật, việc miễn thuế sẽ được quy định ở các cấp độ khác nhau
phụ thuộc vào tình trạng của doanh nghiệp: doanh nghiệp gặp khó khăn do :
“thảm họa, thiên tai” ; doanh nghiệp sản xuất bia quy mô nhỏ chịu thua lỗ,
thiệt hại; doanh nghiệp lắp ráp ô tô nội địa (từ 60-100% cho đến 10 năm); hoạt
động kinh doanh sân golf (30% trong 5 năm ).



Bộ Thương Mại sau đó đã mở rộng phạm vi miễn thuế (31/7/1998, theo
TT 109/1998/TT-BTC). Theo sửa đổi này thì “Nhà sản xuất quy mô nhỏ, nếu
đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, trong trường hợp gặp phải thua lỗ, thiệt hại, mất
mát thì sẽ được cân nhắc để giảm thuế (giảm khoảng 50%)”.
Với thực tế như trên, mặc dù Nhà nước có nhiều biện pháp, sửa đổi
nhằm tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như điều chỉnh chính
sách để tạo thuận lợi khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống kế
tốn và kiểm tốn của Việt Nam vẫn cịn nhiều điểm chưa phù hợp với thông
lệ quốc tế. Một trong những điểm cần được cân nhắc, xem xét nhất là việc loại
bỏ dần dần phạm vi áp dụng thuế thông qua các trường hợp miễn thuế.

3. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực 1/1/1999. Theo biểu thuế thì có mức
thuế hiện hành:
0% : hàng hóa xuất khẩu
5% : sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp, giáo dục và y tế
20% : một số dịch vụ
10% : các hàng hố và dịch vụ cịn lại

Thuế giá trị gia tăng được đánh trên nguyên tắc cơ bản :
hàng nhập khẩu sẽ bị đánh thuế giá trị gia tăng
hàng xuất khẩu sẽ bị đánh thuế giá trị gia tăng bằng %.

Một khía cạnh khác của thuế giá trị gia tăng là thuế này được thu ngay
tại cảng sau khi hàng hóa đã được thơng quan. Quy định này khơng giống như
quy định trước đây là cho phép nộp thuế nhập khẩu chậm từ 30 đến 270 ngày.
Trong biểu thuế giá trị gia tăng, có 26 mức miễn thuế quy định, một vài trong
số đó có ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại (TT 89/1998/TT-BTC)



hàng hoá và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì khơng chịu
thuế giá trị gia tăng trong q trình sản xuất hoặc nhập khẩu.
tài sản cố định nhập khẩu (ví dụ như máy móc và thiết bị vận tải )
trong nước không sản xuất được.
hàng viện trợ quốc tế nhập khẩu.
chuyển giao cơng nghệ.
chất khống chưa qua chế biến xuất khẩu.

Tuy nhiên, việc thiếu các định nghĩa chính xác, (ví dụ như tài sản cố
định trong nước khơng sản xuất được) sẽ dẫn đến tình trạng là có rất nhiều sự
nhận định, đánh giá khác nhau từ các cấp có thẩm quyền. Hơn thế nữa xảy ra
nhiều trường hợp trốn tránh nộp thuế cho nhà nước, đưa ra số thu thuế thấp
hơn so với số lượng thực tế nhập khẩu.
Giải pháp thích đáng cho vấn đề này là cần phải tăng cường hệ thống
kế toán và kiểm toán, hệ thống thu thuế hiện hành. Những nỗi lo ngại về việc
ngày càng mở rộng phạm vi xét miễn xoá nợ thuế giá trị gia tăng đã được trấn
an. Tuy nhiên đã có trường hợp xố nợ thuế cho “các doanh nghiệp đang gặp
rắc rối” và trong đó có áp dụng với cả thuế giá trị gia tăng.

II/ Những cải cách trong lĩnh vực phi thuế quan

Để điều tiết hoạt động thương mại, ngồi chính sách thuế quan như trình
bày ở trên, Nhà nước còn áp dụng một số biện pháp phi thuế quan khác.
Những biện pháp này bao gồm hạn ngạch, giấy phép, quản lý tỷ giá hối đoái.

1. Hạn ngạch

Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu là quy định của nhà nước về số lượng

hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được phép xuất khẩu, nhập khẩu trong một


thời gian nhất định (thường là một năm). Cũng có khi hạn ngạch quy định cả
thị trường thì có nghĩa là doanh nghiệp được cấp hạn ngạch chỉ được phép
xuât khẩu, nhập khẩu mặt hàng đó từ thị trường quy định với một số lượng
nhất định.
Hạn ngạch là một trong những cơng cụ phi thuế được sử dụng nhằm
mục đích ngăn chặn hàng nhập khẩu vào, bảo vệ thị trường trong nước, cải
thiện cán cân buôn bán hoặc cán cân thanh tốn, làm cơng cụ mặc cả trong các
cuộc thương lượng buôn bán.

Việc quy định hạn ngạch xuất khẩu nhằm mục đích:
- Bảo vệ quyền lợi quốc gia
- Bảo vệ nguồn lợi tài nguyên, động vật, cây trồng
- Bảo vệ di sản văn hoá, đồ cổ
- Thực hiện sự cam kết của chính phủ ta và chính phủ nước ngồi.

Việc quy định hạn ngạch nhập khẩu nhằm mục đích:
- Bảo vệ nền sản xuất trong nước
- Tiết kiệm ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán
- Hướng dẫn tiêu dùng trong nhân dân

Việc sử dụng hạn ngạch trong công tác quản lý, điều hành hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu giúp cho nhà nước nắm được số lượng hàng hoá được
phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng gây ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh.
Doanh nghiệp nào được cấp hạn ngạch thì được phép xuất khẩu, nhập khẩu và
thu được lợi nhuận lớn, cịn doanh nghiệp nào khơng được cấp thì khơng được
phép xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng đó, từ đó dễ gây tình trạng độc quyền
kinh doanh, độc quyền về giá cả, đồng thời nhà nước thất thu một khoản thuế

do hạn chế nhập khẩu.


Ở Việt nam, từ những năm trước đây, để bảo vệ nền kinh tế còn lạc hậu,
kém phát triển, hàng năm nhà nước đưa ra danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu,
nhập khẩu, hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch, nhưng danh mục hàng hoá quản
lý ngày càng giảm dần. Tinh thần chung của các thông tư là giảm tối thiểu các
mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải quản lý bằng hạn ngạch. Trong q trình
đổi mới chính sách thương mại, đặc biệt là quá trình giám sát việc thực hiện
xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp, Bộ Thương Mại đã tiến hành điều
chỉnh số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp khơng có khả
năng thực hiện sang/cho doanh nghiệp có nhu cầu và có điều kiện. Việc đổi
mới trên đã góp phần xố bỏ đáng kể sự cứng nhắc trước đây trong công tác
điều hành, quản lý, hoạt động thương mại.
Các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu hiện nay được điều chỉnh bằng
hạn ngạch bao gồm:
Sản phẩm mà hạn ngạch được cấp bởi các tổ chức kinh tế quốc tế
và các quốc gia khác (hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU, Canada
và Nauy)
Hàng hoá “dùng cho việc làm cân bằng nền kinh tế” sẽ được quy
định cụ thể trong Quyết định hàng năm của Thủ tướng chính phủ.

Hạn ngạch xuất khẩu gạo được điều chỉnh linh hoạt hàng năm dựa trên
sản lượng thu hoạch từng vụ mùa. Theo Quyết định số 141/TTg của Thủ tướng
chính phủ về vấn đề quản lý xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón ngày 8
tháng 3 năm 1997, hạn ngạch xuất khẩu gạo được phân bổ cho từng hội đồng
nhân dân các tỉnh, thành phố, dựa trên sản lượng thương mại đầu ra ở mỗi tỉnh,
thành phố. Các tỉnh này lại lần lượt phân bổ hạn ngạch cho các doanh nghiệp
dựa trên năng lực sản xuất thực tế. Hạn ngạch chủ yếu phân bố về các tổng
công ty lương thực miền trung. Hơn thế nữa, để có được hạn ngạch, các doanh

nghiệp phải là thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam.


Số lượng các kênh xuất khẩu gạo được hạn chế đến mức độ cần thiết để
ngăn chặn tình trạng độc quyền, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ
quyền lợi của người sản xuất và uy tín của đất nước trên thị trường quốc tế.
Cũng theo như Quyết định này, bất cứ doanh nghiệp nào khơng thể hồn thành
hạn ngạch thì phải báo cáo ngay lên Bộ Thương Mại và Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn. Hai bộ này sẽ trình lên Thủ tướng chính phủ người sẽ
ra quyết định điều chỉnh hạn ngạch và chuyển giao hạn ngạch đó cho các
doanh nghiệp khác có khả năng hồn thành. Việc buôn bán hoặc tự ý chuyển
giao hạn ngạch bị nghiêm cấm.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn trong
nông nghiệp. Sản lượng và năng suất đều tăng. Lượng gạo xuất khẩu tăng lên
nhanh chóng. Hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng được mở rộng qua từng năm phù
hợp với an ninh lương thực đất nước. Hạn ngạch xuất khẩu gạo đã tăng từ 2
triệu tấn năm 1996 lên 4 triệu tấn năm 1998 (Theo “Chính sách thương mại
của Việt Nam và các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới” - Báo cáo
nghiên cứu số 12, Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Thương Mại). Do đó,
có thể chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ không gây ra bàn
cãi nhiều trong các cuộc đàm phán. Tuy nhiên việc xuất khẩu gạo của Việt
Nam sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất trong năm nên hạn ngạch đặt ra đầu
năm hồn tồn mang tính định hướng. Tuỳ theo diễn biến của sản xuất lúa theo
các vụ mà Chính phủ có các quy định cụ thể về lượng gạo xuất khẩu. Trong
một số trường hợp, doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo vẫn không
được phép thực hiện hợp đồng nhằm ổn định dự trữ lương thực giá gạo trong
nước.
Tuy nhiên, theo như Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ban hành ngày
04/04/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005,
Điều 6 Chương II thì Chính phủ bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo,

nhập khẩu phân bón và việc quy định doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuât,
nhập khẩu hai mặt hàng này. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được


xuất khẩu gạo nếu có đăng ký kinh doanh ngành hàng lương thực hoặc nơng
sản. Ngồi ra để đảm bảo lợi ích nơng dân, ổn định sản xuất nơng nghiệp và
thị trường trong nước, giảm bớt khó khăn đối với hoạt động sản xuất, lưu
thông lúa gạo khi thị trường trong, ngồi nước có biến động, Thủ tướng Chính
phủ sẽ xem xét, quyết định các biện pháp cần thiết can thiệp có hiệu quả vào
thị trường lúa gạo.
Đối với xuất khẩu hàng dệt may vào những thị trường theo hạn ngạch
phải thoả thuận với nước ngồi thì căn cứ u cầu sản xuất trong nước, căn cứ
các thoả thuận đa phương và song phương của Chính phủ về hàng dệt may
hàng năm, Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ, ngành hữu quan và các nhà
sản xuất lớn của Việt Nam tiến hành đàm phán với các Tổ chức kinh tế quốc
tế và các nước, nhằm đẩy nhanh tiến trình bỏ hạn ngạch đối với loại hàng hố
này. Sau đó thì Bộ Thương mại cùng các ngành hữu quan sẽ xây dựng và ban
hành các quy định chung thực hiện hạn ngạch hàng dệt may; công bố tỷ lệ hạn
ngạch dệt may....
Đối với danh mục do Thủ tướng quy định (Quyết định số 11/1998/QDTtg ngày 23/1/1998) với những mặt hàng góp phần làm cân bằng nền kinh tế,
hiện nay gồm 10 mặt hàng là: sản phẩm dầu, phân bón, xe máy và các thiết bị
lắp ráp tồn bộ, xe ơ tô từ 12 chỗ ngồi trở xuống, thép và sắt, xi-măng, đường
thô và tinh luyện, giấy in và giấy viết, nước có cồn, kính xây dựng.

2. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là một công cụ phi quan thuế và hiện
nay vẫn còn được nhiều nước đang phát triển áp dụng. Tuy nhiên thực tiễn cho
thấy tác dụng của công cụ bảo hộ này rất thấp và đồng thời lại tạo sự khó khăn
đáng kể cho các đơn vị thực sự cần nhập nhập khẩu nhanh và đúng giá để

phục vụ sản xuất hàng hoá ở trong nước. Một tác động tiêu cực nữa là nó kích


thích bn lậu qua biên giới. Bởi vậy, xu hướng chung trên thế giới là tiến tới
xoá bỏ hoặc giảm tối thiểu việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc cấp giấy phép xuất
nhập khẩu. Để tiến tới chương trình “Thuận lợi hoá thương mại” thúc đẩy hoạt
động thương mại, từ 1/7/1994, chính phủ đã cho phép xố bỏ thủ tục cấp giấy
phép xuất khẩu chuyến đối với một số mặt hàng và đến ngày 1/2/1996 thì xố
bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho từng chuyến hàng. Như
vậy, việc xoá bỏ chế độ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo từng chuyến
hàng và đặc biệt là đơn giản hoá thủ tục hải quan cho các đơn vị, tổ chức xuất
khẩu, nhập khẩu Việt nam đã góp phần khơng nhỏ trong việc nâng đỡ sản xuất
trong nước, thúc đẩy xuất khẩu.

Đôi nét về Nghị định 57
Vào 31/7/1998, chính phủ nước Việt Nam ban hành Nghị định số
57/1998/ND-CP quy định chi tiết về việc thực hiện Luật thương mại có
hiệulực từ 1/9/1998. Trước khi Nghị định 57 ra đời, chỉ có những doanh
nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương Mại cấp mới
có quyền xuất nhập khẩu. Đó có được giấy phép này, các doanh nghiệp phải
đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực hoạt động và khả năng tài chính. Hơn nữa
doanh nghiệp phải đăng ký ngành hàng xuất nhập khẩu trong giấy đăng ký
kinh doanh.
Nghị định 57 quy định rằng “thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
được thành lập theo luật này có thể xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm
được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.(Thông tư
18/1998/TT-BTM ngày 28 tháng 8 năm 1998. Tuy nhiên việc giới hạn thương
nhân ở đây là các doanh nghiệp được thành lập theo luật, do đó sẽ khơng bao
gồm các tổ chức hợp tác và các cá nhân trong hoạt động thương mại trực tiếp

nước ngoài.


Việc duy nhất các doanh nghiệp phải làm trước khi tiến hành hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu là đăng ký tại cơ quan hải quan. Việc đăng ký chỉ bao
gồm việc doanh nghiệp đăng ký mã số và sản phẩm quy định trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Và sau đó doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng
nhận đăng ký mã số.
Nghị định 57 ra đời đồng nghĩa với việc mọi doanh nghiệp đều có thể
tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Vào thời điểm 30/11/1997, chỉ có
1630 doanh nghiệp trong số 32000 doanh nghiệp nội địa có giấy phép kinh
doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương Mại cấp, và phần lớn đều là các doanh
nghiệp nhà nước. Nghị định 57 vì vậy đã thúc đẩy sự cạnh tranh không ngừng
trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên hiện nay hoạt động uỷ thác đã giảm đi
nhiều còn khoảng 1% hoặc ít hơn, so với 5% đến 7% vào đầu những năm
1990. Ảnh hưởng của Nghị định 57 lên hoạt động này dù khơng nhiều như dự
đốn nhưng cũng phần nào xoá bỏ bớt một rào cản quan liêu khơng cần thiết
đối với các doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động thương mại.
Đến ngày 04/04/2001 một văn bản pháp luật mới được ban hành quy
định một cách chi tiết và cụ thể về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thời
kỳ 2001-2005, đó là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 46/QĐ-TTg,
kèm theo Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thời kỳ 20012005, Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ
Thương mại thời kỳ 2001-2005, Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
thuộc diện quản lý chuyên ngành.

Danh mục hàng hoá xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại thời
kỳ 2001-2005:
Hàng dệt may theo hạn ngạch mà Việt Nam thoả thuận với nước
ngoài, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ.



Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, do Bộ Thương mại công bố cho từng
thời kỳ.

Danh mục hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương
mại thời kỳ 2001-2005:
Hàng cần kiểm soát theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc tham gia, do Bộ Thương mại công bố từng thời kỳ.
Xi măng đen trắng.
Một số loại kính
Một số loại thép
Một số loại dầu thực vật
Đường tinh chế và đường thô
Phương tiện moto 2 hay 3 bánh 100% mới và các linh kiện lắp
ráp dưới mọi hình thức SKD hay CKD, động cơ, khung xe 2 hay 3 bánh
(trừ đối với xe được đăng ký hàm lượng nội địa)
Các phương tiện dưới 9 chỗ, loại mới

Ngoài ra, Quyết định này quy định riêng cụ thể đối với một số hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, bãi bỏ việc phê
duyệt và phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm gỗ xuất
khẩu. Mọi dạng sản phẩm gỗ đều được phép xuất khẩu, trừ gỗ tròn, gỗ xẻ khai
thác từ rừng tự nhiên trong nước. Gỗ tròn, gỗ xe nhập khẩu và sản phẩm làm
từ gỗ nhập khẩu khi xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu. Trên cơ sở chỉ
tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên từng khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt hàng năm, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có chỉ tiêu khai thác)
chỉ đạo ngành kiểm lâm kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác gỗ ngay tại
địa phương.



Đối với nhập khẩu xăng dầu, nhiên liệu thì Bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ
quyết định cụ thể việc phân giao và điều hành hạn mức xăng dầu nhập khẩu.
Hạn mức xăng dầu nhập khẩu được giao cho các doanh nghiệp chuyên doanh
thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Bộ, ngành
liên quan theo dõi sát tình hình cung cầu và giá cả xăng dầu ở thị trường trong,
ngồi nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc điều chỉnh các chính sách
liên quan trong trường hợp cần thiết, để ổn định giá cả xăng dầu trong nước,
bảo đảm nhu cầu sử dụng xăng dầu của các ngành sản xuất chủ yếu và hoạt
động kinh doanh xăng dầu được ổn định.

3. Quản lý tỷ giá hối đối

Tỷ giá hối đối là một cơng cụ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động thương mại. Việc lên giá hay mất giá đồng tiền trong nước so với ngoại
tệ sẽ tác động tức thời đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Thông thường một
tỷ giá khuyến khích xuất khẩu lại gây ra hạn chế nhập khẩu và ngược lại.
Tỷ giá hối đoái trước đây trong một thời gian dài được ấn định cố định,
chủ yếu là thực hiện trên cơ sở các hiệp định thương mại. Tuy nhiên khi nền
kinh tế Việt Nam thực hiện theo cơ chế thị trường thì phải coi tiền tệ là một
loại hàng hoá đặc biệt, cho nên giá cả của nó lên, xuống phụ thuộc vào quan
hệ cung cầu về ngoại tệ. Không giống như hạn ngạch và thuế quan là cơng cụ
chính phủ có thể điều hành trực tiếp và tương đối dễ dàng, tỷ giá hối đối lại
chủ yếu hình thành từ thị trường, nên nhà nước chỉ có thể tác động có tính chất
điều chỉnh.
Những cải cách trong chính sách thương mại của Việt nam trong những
năm qua vẫn có thể được nhìn nhận là theo khuynh hướng bảo hộ, cho dù ở
một vài khía cạnh, một số chính sách đang tồn tại đã được hệ thống hoá. Đặc
điểm nổi bật này lại trái ngược với khuynh hướng tự do hoá thương mại. Hàng

năm vẫn song song đưa ra các biện pháp tự do hoá và các biện pháp bảo hộ, ví


dụ như đưa ra lịch trình giảm thuế CEPT, xố bỏ giấy phép nhập khẩu nhưng
vẫn tiến hành quản lý tỷ giá hối đoái, vẫn tăng việc sử dụng hạn ngạch, phụ phí
và đưa ra danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
Hầu hết các hàng rào phi thuế trở nên mạnh hơn, việc cấp giấy phép và
hạn ngạch xuất khẩu gạo là giảm bớt đi. Trong phạm vi về biểu giá tối thiểu thì
mức độ giảm hầu như khơng đáng kể.

4. Những cải cách trong các lĩnh vực phi thuế quan khác

4.1. Các biện pháp quản lý giá
4.1.1. Pháp lệnh giá
Giá cả là tổng hoà của nhiều mối quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội, giữa
trong nước, ngồi nước, giữa lương thực-thực phẩm và hàng phi lương thựcthực phẩm, giữa hàng hố thơng thường và những hàng hố đặc biệt (đất,
vàng, đô la).... Diễn biến giá cả luôn được quan tâm, theo dõi bởi nó có ảnh
hưởng khơng nhỏ đến việc điều hành vĩ mơ nền kinh tế.
Ngồi nghiên cứu giá tiêu dùng, giá của các mặt hàng đặc biệt, một yếu
tố quan trọng cần được đề cập đó là giá của các mặt hàng xuất khẩu và nhập
khẩu chủ yếu như dầu thô, cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu, lạc, xăng dầu,
phân bón. Tính trong sáu tháng đầu năm 2002, giá tiêu dùng tăng 2,9%, tuy
nhiên hầu hết giá của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên đều giảm: dầu thô
giảm 15%, thiệt hại 263 triệu USD; cà phê giảm 17,8%, thiệt hại 30 triệu
USD; hạt điều giảm 13,5%, thiệt hại 13 triệu USD; cao su giảm 10,8%, thiệt
hại 11 triệu USD. Giá nhập khẩu của một số mặt hàng cũng giảm đáng kể
trong đó giá xăng dầu giảm 11,5%, giá sắt thép giảm 10%, giá phân bón giảm
6,8%...(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 2/2002). Đó chính là ngun nhân
quan trọng làm cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu và nhập siêu tăng, ảnh hưởng
đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán, cung cầu ngoại tệ, tỷ giá.... Giá



trong nước tăng, giá xuất khẩu giảm sẽ làm cho việc thực hiện các mục tiêu
xuất khẩu gặp khó khăn.
Quản lý giá cũng là một trong những công cụ của chính sách thương
mại. Để đưa ra một chính sách thương mại đúng đắn, mang lại hiệu quả cho
nền kinh tế, nhà nước phải rất quan tâm, chú ý đến quản lý giá, nhằm tránh
tình trạng thả nổi giá, để cho giá diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế.
Ngày 26 tháng 4 năm 2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố X đã thơng qua Pháp lệnh giá. Pháp lệnh này
có hiệu lực từ ngày 01/07/2002. Pháp lệnh giá ra đời nhằm góp phần phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình ổn giá, bảo vệ quyền
lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, của người
tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
Pháp lệnh gồm 5 chương, với 40 điều, nêu rõ Nhà nước định giá đối với
đất đai, tài nguyên quan trọng, mặt nước, tài sản của Nhà nước được bán, cho
thuê, hàng hoá dịch vụ độc quyền, dịch vụ quan trọng đối với quốc kế dân
sinh. Nhà nước thực hiện các chính sách biện pháp cần thiết để tác động vào
quan hệ cung cầu, bình ổn thị trường giá đối với những hàng hoá dịch vụ quan
trọng và áp dụng các biện pháp kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá
giá.... Nghiêm cấm việc tổ chức các tổ chức liên kết độc quyền về giá, bán phá
giá hàng hoá, dịch vụ; bịa đặt loan tin khơng có căn cứ về việc tăng giá hoặc
hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân nhà sản
xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng; định giá sai để lừa dối người tiêu
dùng.... Các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh có quyền tự quyết định giá
mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ khơng thuộc danh mục Nhà nước định giá và
có trách nhiệm phải niêm yết hàng hoá, cung ứng dịch vụ đúng giá niêm yết.
Theo Pháp lệnh này thì căn cứ định giá là chi phí sản xuất, lưu thơng;
quan hệ cung cầu; sức mua của đồng tiền Việt Nam; giá thị trường trong nước

và thế giới và chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.


Đặc biệt trong Pháp lệnh giá có đưa ra những quy định về Chống bán
phá giá. Khi Việt Nam đang đứng trước những vụ kiện về chống bán phá giá,
điển hình là vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa trên đất Mỹ thì những quy
định về vấn đề này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên vấn đề chống bán phá giá
trong Pháp lệnh giá chỉ giới hạn điều chỉnh các mặt hàng xuất xứ và tiêu thụ tại
Việt Nam, không điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Phạm vi điều chỉnh
chỉ giới hạn trong các hàng hố sản xuất tại Việt Nam khơng được quy định
trong Pháp lệnh giá mà được quy định trong Nghị định hướng dẫn thị hành
Pháp lệnh giá (trích từ bài phỏng vấn với ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban
Vật giá Chính phủ, Lao động số 214 ngày 15/08/2002). Với hàng hố nhập
khẩu vào Việt Nam, khơng điều tiết theo Pháp lệnh giá. Hiện tại vẫn chưa có
văn bản nào quy định chống bán phá giá hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên điểm mấu chốt của Pháp lệnh giá này là Nhà nước nghiên
cứu, xây dựng tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp về giá phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Nhà nước ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật về giá, quyết định giá hàng hoá, dịch vụ quan
trọng độc quyền, kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá, thu thập phân
tích thơng tin, dự báo thị trường trong nước và thế giới, kiểm tra, thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá.

4.1.2. Trị giá tính thuế đối với hàng hố nhập khẩu
Ngồi biện pháp quản lý giá được quy định như Pháp lệnh giá thì một số
văn bản phát hành như Luật Hải quan, Luật Thương mại lại đưa ra cách tính trị
giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu nhằm quản lý chặt chẽ hơn
nữa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan.

a/ Trị giá tính thuế đối với hàng hố nhập khẩu theo nguyên tắc của

Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(GATT)


Tại Nghị định 60/2002/NĐ-CP quy định:
- Đối tượng áp dụng
+ Hàng hố nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ từ
các nước hoặc tổ chức quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện trị giá tính thuế
theo GATT
+ Hàng hoá nhập khẩu trong Danh mục hàng hoá của Việt Nam
để thực hiện Hiệp định ưu đãi về thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các
nước ASEAN.
- Trị giá tính thuế:
Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng cách
áp dụng tuần tự một trong các phương pháp dưới đây:
+ Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch đối
với hàng nhập khẩu.
Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán
cho hàng hoá được bán để nhập khẩu vào Việt Nam.
+ Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của
hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
Hàng hoá nhập khẩu giống hệt là những hàng hoá giống nhau về mọi
phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; chúng được sản
xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác uỷ
quyền cho nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
+ Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của
hàng hố nhập khẩu tương tự.
Hàng hoá nhập khẩu tương tự là những hàng hố mặc dù khơng giống
nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được
làm từ các nguyên, vật liệu tương đương; chúng có cùng chức năng và có thể

hốn đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; chúng được sản xuất ở cùng
một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác uỷ quyền cho
nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.


+ Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ
Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hoá nhập
khẩu trên thị trường Việt Nam trừ đi các chi phí hợp lý, lợi nhuận bán hàng
phát sinh sau khi nhập khẩu.
+ Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính tốn
Trị giá tính tốn được xác định bao gồm các khoản: chi phí, lợi nhuận
sản xuất hàng hố nhập khẩu; các chi phí quy định tại khoản 1 điều 11 Nghị
định này.
+ Phương pháp suy luận
Trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp thích hợp, dựa vào
các tài liệu, số liệu khách quan có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế và
phù hợp với quy định của Nghị định này.

Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị thì trình tự áp dụng các
phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính tốn và phương pháp
suy luận có thể thay đổi cho nhau.
Tuy nhiên Nghị định này cũng quy định Việt Nam vẫn áp dụng giá tính
thuế tối thiểu đối với một số mặt hàng nhập khẩu để bảo vệ lợi ích của Nhà
nước và bảo hộ sản xuất trong nước.

b/ Trị giá tính thuế đối với hàng hố nhập khẩu khác:
Theo Điều 71 Luật Hải quan thì trị giá tính thuế đối với hàng hố xuất
khẩu, nhập khẩu được xác định theo quy định của pháp luật về thuế và các quy
định khác của pháp luật. Chính phủ quy định cụ thể việc xác định trị giá tính
thuế đối với hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu,

Giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu hiện hành áp dụng cùng lúc 2 phương
pháp: xác định trị giá theo hợp đồng và phương pháp định giá quốc gia.
- Phương pháp xác định trị giá theo hợp đồng
Theo Điều 7 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định:


×