Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu BÁO CÁO "NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG HỒ CÔNG VIÊN 29/3 – TP ĐÀ NẴNG " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.78 KB, 6 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG
HỒ CÔNG VIÊN 29/3 – TP ĐÀ NẴNG .
REARCH OF ASSESSMENT ABOUT POLLUTION LEVEL OF HEAVY METALS IN THE 29
TH

MARCH PARK LAKE – DA NANG CITY
SVTH: Phan Thị Kim Ngà, Trần Thị Thanh Thảo
Lớp 07MT2, 07MT1, Khoa Môi Trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
SVTH: Hoàng Xuân Đạt
Lớp 10QLMT, Khoa Môi Trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
GVHD: TS. Trần Văn Quang
KS. Phan Thị Kim Thủy
Khoa Môi Trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại năng (KLN) trong
hồ công viên 29-3 nhằm đưa ra những khuyến cáo đối với người dân xung quanh về vấn đề bảo
vệ môi trường sinh thái, cũng như bảo vệ sức khỏe của con người. Các thông số KLN cần xác
định để đánh giá mức độ ô nhiễm là Cu, Pb,Zn, Hg, Cd, As.
ABSTRACT
This report presents the results about quality of heavy metals at the the 29
th
March Park
lake, so that we can make recommendations about issue of protecting ecological environment for
surrounding people, as well as protection of the human health. The necessary parameters to
determine for assessing pollution levels is Copper, Lead, Zinc, Mercury, Cadmium, Asen.
1. Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong các hồ đô thị ngày càng đáng quan tâm do ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái (HST) trong hồ, gây mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng


đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. Hiện nay, hầu hết tại các hồ đô thị trên
địa bàn thành phố (TP) Đà Nẵng đã và đang bị ô nhiễm KLN. Một trong số đó là hồ công
viên 29/3 thuộc quận Thanh Khê, là nơi sinh hoạt cộng đồng, vui chơi Một số các nguyên
nhân gây ô nhiễm KLN tại các hồ là do: nước sinh hoạt của một số hộ dân đổ trực tiếp vào
hồ, một số người dân vứt chất thải bừa bãi xuống hồ…Mặc dù TP Đà Nẵng đã có sự quan
tâm đến vấn đề bảo vệ và quản lý môi trường như việc chặn các cống thải đổ trực tiếp vào
hồ nhưng ô nhiễm KLN trong hồ vẫn xảy ra. Trên cơ sở các vấn đề vừa mới đề cập, đề tài
“ Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm KLN trong hồ công viên 29-3 ” nhằm đánh giá
mức độ ô nhiễm KLN trong HST, từ đó đưa ra các khuyến cáo kịp thời cho người dân
xung quanh về vấn đề sử dụng động vật thủy sinh làm nguồn thực phẩm.
1.2. Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng: Nước, trầm tích và động vật thủy sinh trong hồ Công viên 29-3.
- Mục đích: Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm KLN hệ sinh thái hồ công viên 29/3, từ
đó đưa ra các khuyến cáo cho người dân về việc sử dụng cá trong hồ làm nguồn thực
phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phá mẫu, lấy mẫu; phương pháp phân tích;
phương pháp xử lý số liệu; phương pháp so sánh.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
2. Nội dung
2.1. Khảo sát và đánh giá hàm lượng KLN trong nước và trầm tích hồ Công viên 29/3
2.1.1. Tiến hành khảo sát lấy mẫu nước và trầm tích
- Thực hiện khảo sát lấy mẫu tại 4 mặt cắt (được lấy tại 10 vị trí mẫu trầm tích và 12 vị trí
mẫu nước trên hồ Công viên trong 2 đợt)
- Sử dụng thiết bị lấy mẫu nước và mẫu trầm tích

Hình.1. Vị trí lấy mẫu nước và trầm tích hồ Công viên 29-3.

Hình.2 Hình ảnh lấy mẫu nước và trầm tích hồ Công viên 29-3.
2.1.2. Phân tích xác đinh hàm lượng kim loại nặng

- Xử lý mẫu trầm tích: mẫu được phá bằng phương pháp ướt nung trong thiết bị
Microwave
- Phân tích mẫu: Tiến hành phân tích xác định hàm lượng KLN trong nước, trầm tích hồ
Công viên 29/3 bằng máy cực phổ 797-VA.

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3

Hình.3. Phá mẫu và phân tích mẫu .
2.2. Khảo sát và đánh giá hàm lượng KLN trong động vật thủy sinh hồ Công viên 29/3
-Lấy mẫu cá, xử lí phá mẫu bằng phương pháp ướt bung trong thiết bị Microwave và tiến
hành phân tích mẫu trên máy cực phổ 797-VA.

3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả hàm lượng KLN trong trầm tích hồ Công viên 29-3 .
Bảng 1 . Kết quả hàm lượng KLN trong trầm tích .
STT
Mẫu
Kết quả
Pb
Zn
Cu
Cd
Hg
As
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg

mg/kg
1
TT
1

101.23
69.37
34.33
2.19
2.53
9.27
2
TT
2

85.27
49.24
29.24
1.68
2.44
6.42
3
TT
3

95.74
63.51
31.42
2.06
1.98

6.52
4
TT
4

94.03
50.08
32.24
1.40
2.12
6.89
5
TT
5

61.48
39.22
24.27
1.43
1.92
7.68
6
TT
6
T

95.34
46.53
17.17
1.52

1.89
8.91
7
TT
6
D

69.27
55.29
19.88
1.17
2.23
5.52
8
TT
7

82.14
41.93
23.01
1.68
2.15
6.42
9
TT
8
T

79.27
45.33

21.97
1.08
1.78
5.45
10
TT
8
D

64.23
41.42
18.14
0.87
1.69
6.02
Tiêuchuẩn EQG
91,3
315
197
3,5
0,486
17
Nhận xét : Hiện tại, ở nước ta chưa có tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm KLN trong
trầm tích. Do đó để đánh giá mức độ ô nhiễm, ở đây đã sử dụng tiêu chuẩn của nước ngoài
Hình 4 .Một số hình ảnh lấy và xử lí mẫu cá
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
là TC EQG: Giá trị giới hạn mức có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái PEL của Canada [4].
So sánh với TC Canada EQG ta thấy:
- Hầu hết hàm lượng Pb nằm trong giới hạn cho phép, riêng một số mẫu vượt từ 1,04 đến

1,1 lần.
- Hàm lượng Cd, Cu, As, Zn ở các điểm lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép.
- Hàm lượng Thủy ngân ở các điểm lấy mẫu đều vượt giới hạn cho phép từ 3,5 đến 5,2 lần.
3.2. Kết quả hàm lượng KLN trong nước hồ Công viên 29-3 .
Bảng 2 . Kết quả hàm lượng KLN trong nước .
STT
Mẫu
KẾT QUẢ
Cu
Pb
Zn
Cd
Hg
As
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
1
N
1
T

0,015
0,065
0,009
0,013
0,0021

0,005
2
N
1
D

0,014
0,067
0,009
0,014
0,0017
0,004
3
N
2
T

0,011
0,059
0,007
0,006
0,0014
0,003
4
N
2
D

0,01
0,054

0,007
0,007
0,0013
0,004
5
N
3
T

0,007
0,064
0,008
0,007
0,0013
0,005
6
N
3
D

0,008
0,066
0,008
0,008
0,0015
0,004
7
N
4
T


0,018
0.059
0,007
0,01
0,0013
0,003
8
N
4
D

0,018
0,06
0,007
0,01
0,0011
0,004
9
N
5
T

0,022
0,063
0,011
0,009
0,0024
0,008
10

N
5
D

0,024
0,062
0,011
0,009
0,0023
0,004
11
N
6
T

0,016
0,048
0,009
0,011
0,0022
0,006
12
N
6
D

0,016
0,05
0,01
0,012

0,0025
0,008
13
N
7
T

0,009
0,041
0,012
0,014
0,0013
0,004
14
N
7
D

0,009
0,039
0,013
0,015
0,0014
0,006
15
N
8
T

0,018

0,05
0,014
0,009
0,0012
0.004
16
N
8
D

0,018
0,052
0,014
0,008
0,0014
0,006
17
N
9

0,016
0,039
0,013
0,015
0,0019
0,007
18
N
10


0,011
0,037
0,009
0,009
0,0019
0,005
19
N
11

0,017
0,039
0,01
0,008
0,0014
0,007
20
N
12

0,02
0,043
0,01
0,009
0,0011
0,007
QCVN 08:2008/BTNMT
0,5
0,05
1,5

0,01
0,001
0,05
Nhận xét : Để đánh giá mức độ ô nhiễm KLN trong nước hồ, ở đây đã sử quy chuẩn chất
lượng nước mặt QCVN 08- 2008 – Cột B1 [6]. So với QCVN 08- 2008 – Cột B1 ta thấy:
- Hầu hết hàm lượng Pb ở các điểm lấy mẫu so với QCVN 08-2008 Cột B1 vượt từ 1,01
đến 1.34 lần. Một số mẫu nằm trong giới hạn cho phép
- Hàm lượng Cd ở các điểm lấy mẫu đa số nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08-
2008 Cột B1. Một sô mẫu vượt từ 1,1 đến 1.54 lần.
- Hàm lượng Cu, As và Zn ở tất cả các điểm lấy mẫu so với QCVN 08-2008/BTNMT- Cột
B1 tất cả nằm trong giới hạn cho phép
- Hàm lượng Hg ở tất cả các điểm lấy mẫu đều vượt giới hạn cho phép từ 1,1 đến 2. 5 lần.
3.3. Kết quả hàm lượng KLN trong động vật thủy sinh (cá) hồ Công viên 29-3.
Bảng 3 . Kết quả hàm lượng KLN trong cá qua đợt quan trắc.
Gía trị
Pb(mg/kg)
Cd(mg/kg)
Hg(mg/kg)
Cu(mg/kg)
As(mg/kg)
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
max
0.096
0.9149
0.6178
0.0137
8.049821
min
0.0105

0.2590
0.0922
0.0046
1.655
TB
0.0125
0.5625
0.2504
0.0097
6.452682
QCVN 8-2-2011
(mục 3.3)
0.025(mg/kg thể
trọng)
0.007(mg/kg
thể trọng)
0.005(mg/kg
thể trọng)

0.015 (mg/kg
thể trọng)
Nhận xét : So với QCVN 8-2-2011-BYT cho thấy:
- Đối với Cd: người có thể trọng ≤ 12kg thì không nên sử dụng cá trong hồ làm nguồn thức
ăn.
- Đối với Hg: người có thể trọng ≤ 11kg thì không nên sử dụng cá trong hồ làm nguồn thức
ăn.
- Đối với As: người có thể trọng ≤ 53kg thì không nên sử dụng cá trong hồ làm nguồn thức
ăn.
4. Kết luận và kiến nghị.
4.1. Kết luận

Hàm lượng KLN trong HST hồ Công viên 29-3 vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép, cụ
thể:
- Đối với trầm tích:
+ Pb: đa số vượt từ 1,04 đến 1,1
+ Hg: tất cả đều vượt từ 3.5 đến 5,2 lần.
- Đối với nước hồ:
+ Pb: đa số vượt từ 1,01 đến 1,34
+ Cd: đa số vượt từ 1,1 đến 1,54
+ Hg: tất cả đều vượt từ 1.1 đến 2.5 lần.
- Đối với cá: Nếu người dân sử dụng cá trong hồ làm nguồn thức ăn có khả năng sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
4.2. Kiến nghị
- Tiếp tục khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm KLN của Hồ Công viên 29-3 để có biện
pháp kiểm soát hợp lý và có những khuyến cáo tốt nhất cho người dân.
- Cần có các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về hàm lượng KLN trong trầm tích để dễ dàng
đánh giá chất lượng trầm tích tại các sông, ao, hồ…
- Khuyến cáo người dân không nên sử dụng cá trong hồ làm nguồn thực phầm hằng ngày,
đồng thời có ý thức trong việc bảo vệ môi trường cảnh quan trong khu vực hồ công viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quy trình phân tích một số chất trong môi trường nước của phòng thí nghiệm môi
trường của trường đại học bách khoa Đà Nẵng.
[2] Đặng Kim Chi (2001), Hóa học môi trường, NXB khoa học kỹ thuật.
[3] Lê Thị Mùi, (2007) Phương pháp phân tích điện hóa, TP Đà Nẵng.
[4] Environment Canada, Canadian Environmental Quality Guidelines: Summary Table.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
6
(2002).
[5]
[6] QVCN 08-2008/BTNMT; QCVN 8-2-2011/BYT.

×