Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC Ở PHƯỜNG HÒA KHÁNH NAM - QUẬN LIÊN CHIỂU - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.94 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC Ở PHƯỜNG HÒA KHÁNH NAM - QUẬN
LIÊN CHIỂU - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
STUDY STATUS PROPOSED WATER AND SEWER NETWORK MODEL IN WARD
HOA KHANH NAM- LIEN CHIEU - DA NANG
SVTH: Đỗ Tiến Lộc, Trần Thị Hà, Ngô Văn Hữu, Trần Thị Diệu Lành
Lớp 09SDL, khoa Địa lý, Trường đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS: Hồ Phong
Khoa Địa lí, Trường đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, phường Hòa Khánh Nam – Liên Chiểu – Đà Nẵng thường xuyên
xảy ra ngập úng vào mùa mưa bão, nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản
xuất của người dân. Nguyên nhân chính là do sự kết hợp giữa hai yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã
hội. Vấn đề đặt ra hiện nay của phường là xây dựng hệ thống thoát nước nhằm khắc phục tình
trạng trên. Xuất phát từ nhu cầu bức thiết đó, nhóm chúng tôi đã vận dụng một số quan điểm,
phương pháp để nghiên cứu hiện trạng ngập úng và đề xuất mô hình mạng lưới thoát nước cho
địa bàn phường Hòa Khánh Nam.
Từ khóa: phường Hòa Khánh Nam; ngập úng; hệ thống thoát nước; mô hình mạng lưới thoát
nước
ABSTRACT
In recent years, Hoa Khanh Nam Ward - Lien Chieu - Da Nang frequent occurrence flooding
in the rainy season, it has a large effect on the lives and production activities of the people. The
main reason is because of the a combination of both natural factors and economic - social.
Problem posed of the ward is currently building drainage system to overcome the situation. Starting
from the urgent need that, our group has employed a number of views, methods and knowledge to
study the proposed inundation and drainage network model for Hoa Khanh Nam ward.
Key words: Hoa Khanh Nam Ward; flooding; drainage system; drainage network



1. Phần mở đầu
Vấn đề ngập úng ở phường Hòa Khánh Nam đang là vấn đề cấp thiết, cần được khắc
phục. Phường Hòa Khánh Nam – quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng là nơi mà chúng
tôi học tập và sinh sống nên có nhiều điều kiện để chúng tôi vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tiễn, nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng thoát nước
và đề xuất mô hình mạng lưới thoát nước ở phường Hòa Khánh Nam – quận Liên Chiểu –
Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài: xây dựng và đề xuất xây dựng mô hình thoát nước trên địa bàn
phường hợp lí và hiệu quả.
Nhiệm vụ của đề tài: tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng ngập úng ở
phường, tìm hiểu tình hình và nguyên nhân ngập úng ở phường trong mùa mưa lũ và tìm
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
hiểu hiện trạng hệ thống thoát nước của phường.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí: phường Hòa Khánh Nam thuộc quận Liên Chiểu, nằm về phía Tây
Bắc của thành phố Đà Nẵng.
- Địa hình: phường Hòa Khánh Nam có địa hình thấp trũng hơn các địa bàn lân cận.
Nội bộ phường cũng thể hiện rõ dạng địa hình lòng chảo, thấp trũng ở giữa và cao xung
quanh.
-
: l
lớn, tập trung theo mùa; mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 85% lượng mưa
cả năm.
- Thủy văn: hệ thống sông ngòi tự nhiên hạn chế, dòng chảy chính là khe Thanh
Khê, ngoài ra còn có một số hệ thống mương và hồ tự nhiên với diện tích không lớn. Hiện

nay, một số hồ tự nhiên đã bị san lấp để mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng cơ sở hạ
tầng làm cho diện tích hồ tự nhiên giảm.
3.1.2. Dân cư và xã hội
- Dân cư: tổng số dân phường Hòa Khánh Nam hơn 15.000 người (năm 2009), theo
dự tính đến năm 2020 dân số của phường tăng lên 32 896 người. Mật độ dân số trung bình
1,527 người/km
2
. Phân bố dọc theo các tuyến giao thông quan trọng như tuyến Quốc lộ
1A, đường Phạm Như Xương, Hoàng Văn Thái…
- Cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện cả về kết cấu nhà cửa,
trường học, bệnh viện, đường sá…Quá trình phát triển của đô thị và sự tăng lên về dân cư
trong vùng đòi hỏi sự cải thiện và đổi mới công trình thoát nước là cần thiết.
3.2. Hiện trạng thoát nước ở phường Hòa Khánh Nam – Quận Liên Chiểu – Thành phố
Đà Nẵng
3.2.1. Tình hình ngập úng
Trong giai đoạn 2000 đến nay, trên địa bàn phường Hòa Khánh Nam đã có hiện tượng
ngập nước sau các trận mưa nhưng mưa hết là nước rút ngay. Thời gian gần đây, xuất hiện
hiện tượng ngập úng sau những trận mưa lớn. Nước mưa kết hợp với nước thải sinh hoạt,
rác… làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng, một số hộ dân luôn phải sống trong môi trường
bẩn thỉu, hôi thối ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người dân.
3.2.2. Tình hình sử dụng và thải nước sinh hoạt
Theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt quy hoạch đô thị năm 2020, phường Hòa Khánh
Nam thuộc nhóm đô thị loại 5 nên tiêu chuẩn sử dụng nước là 120 lít/người/ngày. Phường
Hòa Khánh Nam có dân số đông và tốc độ gia tăng dân số nhanh nên lượng nước thải ra
ngày càng lớn. Thời gian sử dụng và thải nước thải sinh hoạt của người dân không thống
nhất trong ngày: có thời gian dùng nhiều nước (giờ cao điểm), có thời gian dùng ít nước
(giờ thấp điểm).
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
3.3. Khái quát về hiện trạng thoát nước ở phường Hòa Khánh Nam - quận Liên Chiểu –

thành phố Đà Nẵng
3.3.1. Tình trạng thoát nước ở phường Hòa Khánh Nam
Hiện nay phường Hòa Khánh Nam đang sử dụng hệ thống thoát nước chung của thành
phố với một số tuyến chính dọc Tôn Đức Thắng và Phạm Như Xương. Cống thoát nước
được tính toán xây dựng dựa trên lưu lượng của 2 loại nước thải sinh hoạt và nước mưa.
3.3.2. Đánh giá thoát nước ở phường Hòa Khánh Nam
Địa bàn phường chưa có hệ thống thoát nước riêng. Công suất thoát nước của một số
tuyến chung của thành phố không đáp ứng được khi dân cư tăng lên.
3.3.3. Nguyên nhân và hậu quả
Về nguyên nhân: khí hậu có sự phân mùa rõ rệt, vào mùa mưa nước lớn tập trung kết
hợp với địa hình lòng chảo gây nên tình trạng ngập úng. Hệ thống cống thoát nước chưa đủ
công suất. Mức sống của người dân ngày càng tăng lên nên nhu cầu sử dụng nước tăng, giá
nước sạch rẻ nên kích thích sử dụng nước của người dân. Tốc độ bêtông hóa nhanh làm
giảm lượng nước thấm xuống dưới và làm tăng lượng nước chảy trên mặt nên gây ngập
úng ở những vùng thấp trũng. Mức độ tập trung dân cư cao dọc các tuyến giao thông làm
tăng sức ép nước thải vào giờ cao điểm. Nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi
trường còn thấp.
Về hậu quả: ngập úng thường xuyên làm cho cảnh quan đô thị xuống cấp trầm trọng.
Môi trường ngày càng ô nhiễm nặng, một số hệ sinh thái bị mất đi hoặc không phát triển
được. Tình trạng ngập úng là nguồn lây lan dịch bệnh, một số chất độc hại và cản trở quá
trình tham gia giao thông của người dân, làm hệ thống đường sá bị xuống cấp.
3.3.4. Biện pháp khắc phục
Chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân đã và đang đề ra những biện pháp khắc
phục cả về trước mắt và lâu dài. Các biện pháp đưa ra đã phần nào giải quyết tình trạng
ngập úng vào mùa mưa. Tuy nhiên tình trạng ngập úng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
3.3.5. Định hướng xây dựng hệ thống cấp thoát nước của địa phương trong giai đoạn
2010-2020
Chính quyền địa phương đã đặt ra những tiêu chí trong xây dựng mạng lưới thoát
nước giai đoạn 2010 – 2020: cải tạo hoàn thiện hệ thống cấp nước, phấn đấu đến năm 2020
cơ bản hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, ưu tiên xây dựng hệ thống thoát nước cho khu

trung tâm, khu đông dân cư, từng bước nghiên cứu tách nước mưa và nước thải sinh hoạt
ra riêng.
3.4. Đề xuất mô hình mạng lưới thoát nước ở phường Hòa Khánh Nam – Quận Liên
Chiểu – Thành phố Đà Nẵng
3.4.1. Công tác thiết kế mạng lưới
a. Tính toán các thông số chi tiết
- Lưu lượng nước thải
Q
sh
= =
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
- Lưu lượng nước mưa
Ta có: Q
m
= s.v = 9, 77.10
6
x = 37,5168 m
3
/s = 37516,8 lít/s
Vậy lưu lượng nước mưa và nước thải trên toàn lưu vực phường Hoà Khánh Nam
vào thời điểm lớn nhất là: Q = Q
sh
+ Q
m
= 45, 69 + 37516,8 = 37562,49 lít/s.
- Cách tính toán tiết diện ống cống
Dựa vào số dân của một lưu vực cụ thể ta có thể tính toán được lưu lượng cũng như
tiết diện ống cống của lưu vực đó.
b. Lựa chọn sơ đồ mạng lưới thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt

- Lựa chọn sơ đồ mạng lưới thoát nước
Thiết kế hệ thống thoát nước có thể là kiểu chung, kiểu riêng hoàn toàn, kiểu riêng
một nửa. Mỗi kiểu hệ thống thoát nước đều có ưu nhược điểm nhất định. Hòa Khánh Nam
có điều kiện thuận lợi cho thoát nước, cường độ mưa trung bình nhỏ. Đồng thời, điều kiện
kinh tế của phường còn bước đầu phát triển, nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề
kinh tế - vốn đầu tư nên lựa chọn hệ thống thoát nước kiểu chung là hợp lí nhất.
- Vạch tuyến mạng lưới thoát nước
Vạch tuyến thoát nước thải và nước mưa là một khâu quan trọng trong công tác
thiết kế mạng lưới thoát nước, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành xây dựng và giá thành
hệ thống nói chung. Công tác vạch tuyến mạng lưới cần dựa vào những nguyên tắc nhất
định và sử dụng sơ đồ giao nhau để vạch tuyến mạng lưới.
3.4.2. Sơ đồ mạng lưới thoát nước của phường Hòa Khánh Nam – quận Liên Chiểu –
thành phố Đà Nẵng
(Phụ lục bản thiết kế mạng lưới thoát nước phường Hòa Khánh Nam – Liên Chiểu – Đà
Nẵng)
3.4.3. Một số tình huống xảy ra và biện pháp khắc phục
Khi có thiên tai xảy ra, lượng nước lớn vượt quá công suất thiết kế ống cống. Rác thải
gây tắc nghẽn đường ống cống. Nước thải sinh hoạt, nước mưa đều chứa trong đó là các
tạp chất, nhất là bùn đất, tích tụ lại làm cho ở dưới đáy hình thành một lớp bùn, làm giảm
thể tích của đường ống.
3.4.4. Đề xuất
Rà soát lại hệ thống thoát nước hiện tại để đề ra phương án giải quyết kịp thời; quy
hoạch phân bố lại dân cư; sửa chữa, xây dựng hệ thống giao thông kết hợp xây dựng cống
thoát nước để tiết kiệm chi phí xây dựng.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Với điều kiện tự nhiên và địa hình như phần trên đã trình bày trong nhiều năm qua
trên địa bàn phường đã xảy ra nhiều đợt ngập úng gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
Nguyên nhân chính dẫn đến ngập úng vừa do tự nhiên, vừa do con người. Chính quyền địa
phương cũng đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng trên nhưng chưa đưa lại hiệu

quả cao. Nguy cơ ngập úng còn có khả năng tiếp diễn trong tương lai. Trước thực trạng đó,
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
chúng tôi nghiên cứu hiện trạng thoát nước và đề xuất mô hình mạng lưới thoát nước ở
phường Hòa Khánh Nam–quận Liên Chiểu – Đà Nẵng.
4.2. Kiến nghị
Với Ủy ban nhân dân phường cần có chính sách khuyến khích xử lí chất thải trước khi
đổ vào hệ thống cống. Có quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hộ gia đình vi phạm vứt
rác xuống cống làm tắc nghẽn cống. Cần phải xây dựng trạm xử lí nước thải trước khi xả
nước ra môi trường. Có quy định chỉ đạo các khu dân cư đẩy mạnh công tác quản lí và bảo
vệ nguồn nước trong địa phương. Xây dựng biện pháp tuyên truyền, giáo dục và vận động
người dân cùng tham gia để đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thế Hùng, “giáo trình thủy lực, nhà xuất bản giáo dục”, năm 1998
[2] Lê Thị Thanh Hương, “giáo trình thủy quyển”, năm 2008
[3] Bộ Khoa học Công nghệ, “tiêu chuẩn Quốc gia (thoát nước –mạng lưới và công trình
bên ngoài – tiêu chuẩn thiết kế), TCVN 7957:2008”
[4] Bộ xây dựng, “quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng” (viết tắt
QCXDVN01:2008/BXD)
[5] Nguyễn Thị Xuân Thảo, “Tìm hiểu tình trạng ngập lụt trong mùa mưa ở thành phố Đà
Nẵng và một số giải pháp”, năm 2009.
[6] Vũ Thị Thủy, “Nghiên cứu khả năng quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”, năm 2010.

×