Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

TỔNG kết NIÊN LUẬN tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.78 KB, 48 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Khoa Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
---------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT NIÊN LUẬN
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU
ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên

Sinh viên thực hiện:

Vũ Thị Quỳnh Châm

Khoa:

Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế

Khóa: QH 2018-E

MSSV: 18050413

Hà Nội, tháng 07, năm 2021


2


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài niên luận: "Tác động của Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – EU đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam", em đã
nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ
chức và cá nhân. Bài nghiên cứu được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh
nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác
giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị…
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Xuân
Thiên, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã ln dành nhiều thời gian, cơng sức tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên chúng em trong suốt q trình thực hiện
nghiên cứu và hồn thành đề tài niên luận. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Ban chủ nhiệm và toàn thể giảng
viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý
báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều, nhưng trong đề tài niên luận này khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong Q thầy cơ, các chun gia, các cán bộ quản lý,
những người quan tâm đến đề tài và bạn bè thơng cảm và tiếp tục có những ý kiến
đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hồn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 07 năm 2021
Tác giả


3

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng em. Các số
liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do chúng em tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết

quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương, lũy kế các dự án
còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020..................................................................................
Bảng 2. 2: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019 (PCI).....................................
Bảng 2. 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư (Lũy kế các
dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2018).......................................................................
Bảng 2. 4: Thống kê FDI từ EU vào Việt Nam từ 2016-2020.........................................
Bảng 2. 5: Tóm tắt cam kết của EU dành cho một số sản phẩm xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2. 6: Tóm tắt cam kết của Việt Nam dành cho một số sản phẩm xuất khẩu của
EU...................................................................................................................................

DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH
Biểu đồ 2. a: Các dự án còn hiệu lực xét theo lĩnh vực đầu tư tính đến 20/12/2020........
Biểu đồ 2. b: Tổng vốn đầu tư đăng ký theo ngành tại Việt Nam đến 20/12/2020 (triệu
USD)...............................................................................................................................
Biểu đồ 2. c: Các dự án FDI cịn hiệu lực tại Việt Nam tính tới ngày 20/12/2020 theo
đối tác đầu tư...................................................................................................................
Biểu đồ 2. d: Tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam tính đên ngày 20/12/2020 theo đối tác
đầu tư tính (triệu USD)...................................................................................................
Biểu đồ 2. e: FDI vào Việt Nam theo địa phương, lũy kế đến tháng 12/2020 (%)..........
Biểu đồ 2. f: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh
2016-2020 (triệu USD)...................................................................................................
Biểu đồ 2. g: Tổng giá trị góp vốn mua cổ phần 2016-2020 (Triệu USD)......................
Biểu đồ 2. h: tổng số vốn đăng ký và số dự án từ Hà Lan, Anh, Pháp, Đức,

Luxembourg, Bỉ vào Việt Nam theo lũy kế tính đến 20/12/2020....................................


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ST
T

Kí hiệu

1

AANZFTA

2

ACFTA

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc

3

AKFTA

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc

4


ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

5

BOT

6

BT

7

BTO

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

8

CGE

Cân bằng Tổng thể Khả toán

9

CIEM

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương


10

CMAC

Viện Nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập

11

CO

12

CPTPP

13

CSR

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

15

EU

Liên minh Châu Âu

16

EVFTA


Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu

17

EVIPA

Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu

18

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

19

FTA

Hiệp định thương mại tự do

20

GATT

21

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


22

GPA

Hiệp định mua sắm của Chính phủ

23

GRDP

Ngun nghĩa
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Úc - Newzeland

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

Giấy chứng nhận xuất xứ
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

Tổng sản phẩm trên địa bàn


6

24

ICSID


25

ILO

Tổ chức Lao động Thế giới

26

IMF

Quỹ Tiền tệ Thế giới

27

IPO

Phát hành lần đầu ra cơng chúng

28

M&A

Mua bán và sáp nhập

29

MAF

Nhóm Nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam


30

MNF

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

31

NT

32

OECD

33

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

34

ROO

Quy tắc xuất xứ

35

SPS


Biện Pháp Vệ Sinh Và Kiểm Dịch Động Thực Vật

36

TBT

Hàng rào kĩ thuật trong thương mại

37

TRIPs

38

UKVFTA

39

Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Đầu tư tranh chấp

Nguyên tắc đối xử quốc gia
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam, Vương quốc Anh
và Bắc Ireland

UNCITRAL Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế


40

UNIDO

Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc

41

USBTA

Hiệp định Thương mại Việt Mỹ

42

VIAC

Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

43

WCT

Hiệp định về Quyền tác giả

44

WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế giới


45

WIPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

46

WPPT

Hiệp ước về Biểu diễn và Bản ghi âm

47

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Tồn cầu hố, khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế chủ yếu trong
quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học - kỹ thuật
cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ q
trình chun mơn hóa, hợp tác giữa các quốc gia và làm cho việc sản xuất được quốc
tế hoá cao độ. Hầu hết các nước đều điều chỉnh chính sách của mình theo hướng mở
cửa, giảm và tiến tới tháo bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, khiến cho việc trao

đổi hàng hóa và luân chuyển các nhân tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật trên
thế giới ngày càng thơng thống hơn. Để tránh ở ngoài lề sự phát triển, các nước đang
phát triển như Việt Nam phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung và tăng cường sức
cạnh tranh kinh tế.
Cùng với q trình tồn cầu hóa, vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
ngày càng trở nên quan trọng đối với các nước đang phát triển nói chung và đối với
Việt Nam nói riêng. FDI có vai trị quan trọng trong bổ sung nguồn vốn thiếu hụt, mở
rộng quy mô sản xuất và chuyển giao công nghệ, tạo ra những năng lực sản xuất mới,
nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Cho đến nay, các nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của EVFTA đối với Việt
Nam chủ yếu tập trung đánh giá tới tác động thương mại, phúc lợi và đánh giá ở một
số ngành cụ thể. Tác động của EVFTA đối với thu hút dịng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi vào Việt Nam là một trong những tác động được mong đợi, tuy nhiên có rất ít
nghiên cứu sâu và tồn diện về vấn đề này. Để lấp đầy khoảng trống vào những nghiên
cứu đó, nhóm em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của EVFTA đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam và một số hàm ý chính sách”.
2. Tổng quan tài liệu
 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã công bố quốc tế
1, Bài nghiên cứu “The Impact of Free Trade Agreements on Foreign Direct
Investment: The Case of Korea” của Chankwon Bae, Yong Joon Jang và các cộng sự
(2013). Nhóm tác giả sử dụng mơ hình Vốn tri thức để giải quyết mối quan hệ tích cực
và tiêu cực giữa các chi phí thương mại và FDI theo chiều ngang và theo chiều dọc.
Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu về FDI và FTAs của Hàn Quốc để kiểm định các giả
thuyết. Kết quả nghiên cứu thu được là FTAs tác động tích cực lên dịng FDI ra nước
ngoài vào các nước đang phát triển; về nghiên cứu tác động của FTAs đối với dòng
FDI vào thì khơng thu được kết quả rõ ràng tuy nhiên, xét về sự khác biệt về mức thu
nhập giữa Hàn Quốc và các đối tác, các FTA đã kích thích FDI vào Hàn Quốc từ các
nước có thu nhập cao, ngụ ý rằng các FTA có đóng góp đối với các loại hình FDI theo
chiều dọc.

2, Bài nghiên cứu “The Impact of Free Trade Agreements on Foreign Direct
Investment in the Asia-Pacific Region” của Shandre M. Thangavelu và Christopher


8

Findlay (2011) đã sử dụng dữ liệu bảng cùng mô hình tác động cố định, mơ hình trọng
lực để chỉ ra rằng quy mô thị trường kết hợp giữa các cặp quốc gia càng lớn thì càng
làm tăng lượng vốn FDI ra nước ngoài từ nguồn vốn FDI sang nền kinh tế nước chủ
nhà và việc bổ sung một thỏa thuận song phương để trở thành thành viên chung của
hiệp định đa phương làm tăng dòng vốn FDI giữa hai nước.
3, Bài nghiên cứu “The Impact of Bilateral Free Trade Agreements on
Bilateral Foreign Direct Investment among Developed Countries” của Yong Joon
Jang (2011) là một nghiên cứu thực nghiệm nhằm phân tích tác động của FTA song
phương đối với FDI song phương trong số 30 quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế) và 32 quốc gia không thuộc OECD sử dụng mơ hình vốn tri thức
làm khung lý thuyết. Kết quả chỉ ra rằng hiệp định thương mại giữa hai quốc gia có thể
tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế tùy thuộc vào trình độ phát triển từng thành
viên, cụ thể nếu một quốc gia phát triển ký hiệp định thương mại với một quốc gia
phát triển khác thì lượng FDI vào quốc gia của họ có thể bị giảm bởi hiệp định này.
3, Kể từ khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
EU thì đã có một số đề tài nghiên cứu dự kiến tác động của hiệp định này, tuy nhiên
cơng trình nghiên cứu thuộc nước ngồi lại khơng nhiều. Báo cáo của Phillip và các
cộng sự được thực hiện năm 2011 “The Free Trade Agreement between Vietnam and
The European Union: Quantitative and Qualitative impact analysis” là một nghiên
cứu toàn diện đầu tiên về EVFTA, sử dụng mơ hình CGE và cho ra kết quả nằng sự
tác động của EVFTA lên thương mại giữa hai bên là rất tích cực: giúp xuất khẩu từ
Việt Nam sang EU tăng 4%/năm còn nhập khẩu từ EU tăng 3,1%/năm; giúp FDI từ
EU vào Việt Nam tăng và cải thiện chất lượng đầu tư. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cịn
dùng nghiên cứu định tính chỉ ra tác động của EVFTA đối với 4 ngành bao gồm ô tô,

điện tử, cơ khí và ngân hàng.
 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố trong nước
1, Nghiên cứu “Dự báo tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương tới đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam” của Phùng Xuân Nhạ và
Nguyễn Thị Minh Phương (2016) đã xây dựng khung lý thuyết các kênh tác động của
FTA đối với những yếu tố ảnh hưởng FDI từ đó phân tích các nội dung trong TPP tác
động đến FDI và kết luận rằng TPP có tác động tích cực lên lượng FDI vào Việt Nam
đặc biệt là từ Hoa Kỳ, theo sau đó là Nhật Bản và Singapore.
2, Nghiên cứu “Do Free Trade Agreements (FTAs) really increase Vietnam’s
Foreign Trade and Inward Foreign Direct Investment (FDI)” của tác giả Hồng Chí
Cường và các cộng sự (2015) được viết bằng tiếng Anh và được đăng trên tạp chí Kinh
tế, Quản lý và Thương mại của Anh Quốc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số FTA đã
tác động mạnh mẽ đến thương mại và dịng FDI vào nhưng khơng đồng đều giữa các
hiệp định khác nhau cụ thể là trong hiệp định USBTA thì việc gắn nhãn hiệu sẽ kích
thích được cả xuất khẩu và nhập khẩu trong khi đó việc giảm thuế theo ACFTA chỉ
khuyến khích nhập khẩu của quốc gia đó; Cùng với AANZFTA thì AKFTA được công
nhận là hiệp định thương mại tự do khu vực duy nhất thu hút dòng vốn FDI vào Việt
Nam.


9

3, Báo cáo “Đánh giá tác động dài hạn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
– EU” của Paul Baker, David Vanzetti, Phạm Thị Lan Hương và các cộng sự (2014)
sử dụng khung chuẩn Đánh giá tác động về Tính bền vững, các phương pháp định
lượng và định tính để đánh giá tổng quan tác động của hiệp định đến các chỉ số kinh tế,
thương mại, đến các ngành và cả các tác động khác như tác động môi trường, tác động
xã hội, tác động dịch vụ. Dù đây là một bài nghiên cứu khá toàn diện nhưng lại chưa
đề cập về tác động của Hiệp định EVFTA đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam.

4, Nghiên cứu “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định Thương mại Tự
do Việt Nam - EU: Sử dụng các chỉ số thương mại” của Vũ Thanh Hương và
Nguyễn Thị Minh Phương (2016) đi sâu vào phân tích và đánh giá tác động của
EVFTA đến các ngành xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thu
được là trong giai đoạn 2001-2015, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam
với EU đều gia tăng vững chắc. Xuất khẩu các mặt hàng giày, dép, mũ, hàng dệt may,
sản phẩm thực vật và các mặt hàng hóa chất; phương tiện và thiết bị vận tải; thực
phẩm chế biến và sản phẩm kim loại cơ bản đều tăng mạnh, theo sau là động vật sống;
nhựa và cao su. Nhóm ngành ít chịu ảnh hưởng bởi EVFTA nhất là đồ gỗ; đồ da; sản
phẩm từ đá, thạch cao, thuỷ tinh, gốm; thiết bị quang học, đồng hồ.
5, Luận án “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với
thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam” của TS.Vũ Thanh
Hương (2017) đã nhận diện những nhóm ngành và thị trường có lợi ích gia tăng xuất
khẩu và những nhóm ngành, thị trường có tiềm năng gia tăng nhập khẩu từ EVFTA, sử
dụng mô hình trọng lực với mơ hình cân bằng bộ phận SMART và cho ra kết quả
giống với kết quả bài nghiên cứu của tác giả vào năm 2016 được liệt kê ở trên. Cả hai
bài tuy chưa đề cập đến FDI nhưng đã xây dựng được khung chuẩn đoán tác động của
EVFTA đến thương mại Việt Nam, rất có giá trị cho các nghiên cứu sau này.
6, Vì EVFTA mới được ký kết và có hiệu lực gần đây nên các bài nghiên cứu về
EVFTA chỉ thuộc một bộ phận nhỏ và đặc biệt số lượng bài nghiên cứu về tác động
của EVFTA đến FDI tại Việt Nam thì rất ít. Bài nghiên cứu có mối liên kết nhất với đề
tài và cũng là gần đây nhất là luận án “Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU đến Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”
của Nguyễn Thị Minh Phương (2020). Luận án dựa trên khung chuẩn đoán tác động
chung của TS. Vũ Thanh Hương trong luận án “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
- EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam” để
xây dựng khung phân tích tác động của EVFTA đến FDI. Ngồi ra tác giả cịn sử dụng
các mơ hình kinh tế lượng và phỏng vấn chuyên gia để xem xét tác động của EVFTA
lên FDI nói chung vào Việt Nam. Ngồi ra cịn các bài báo đăng trên các tạp chí học
thuật, các bài báo điện tử mang tính cập nhật tin tức, số liệu về EVFTA và FDI nhưng

tất cả chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin, nội dung chưa được xuyên suốt và
được phân tích cụ thể, sâu sắc vấn đề cần nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do Việt
Nam-EU đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, những điểm đã


10

làm tốt và chưa tốt của chính sách thu hút FDI của Việt Nam, từ đó đưa ra những dự
báo và một số gợi ý chính sách để thu hút FDI một cách chọn lọc khi tham gia EVFTA
4. Câu hỏi nghiên cứu
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU tác động như thế nào đến dòng vốn
FDI vào Việt Nam?
Dưới tác động của EVFTA, Việt Nam đang có những cơ hội và thách thức như
thế nào trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam?
Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức khi tham
gia EVFTA để có thể thu hút FDI vào một cách tốt nhất?
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu khoa học là tác động tích cực và tiêu
cực của EVFTA đến đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích tác động của EVFTA đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các quốc gia vào Việt Nam.
Về thời gian, bài nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng thu hút FDI từ các
quốc gia khác vào Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. Đây là giai đoạn Việt Nam có
những bước tiến vượt bậc về mặt kinh tế khi dòng vốn FDI tăng gấp hơn 4 lần so với
giai đoạn 2011-2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng kết hợp với các phương pháp bao gồm:
Phương pháp thu thập, tổng hợp, so sánh, thống kê dữ liệu
Các phương pháp này được sử dụng trong chương 1, chương 2 và chương 3 của
bài nghiên cứu để hệ thống và đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong
chương 1 tổng hợp, phân tích các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngồi trong
chương 2 và chương 3 nhóm sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để tiến
hành thu thập số liệu về nguồn vốn FDI vào Việt Nam qua Báo cáo thường niên của
Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư trong các năm 2016, 2017, 2018,
2019 và 2020. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cịn lấy số liệu trong một số bài báo học
thuật đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Trên cơ sở đó, nhóm tổng hợp số liệu cần
thiết phục vụ quá trình nghiên cứu.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp được sử dụng nhằm phân tích chuyên sâu, đánh giá số liệu để rút ra
bản chất vấn đề cần nghiên cứu và chứng minh các luận điểm. Sau khi thu thập và tổng
hợp được số liệu nghiên cứu, nhóm đã tiến hành phân tích số liệu bằng các phương
pháp đồ thị, phương pháp so sánh và bảng thống kê. Ngoài ra, phần mềm tin học
Microsoft Excel và các cơng cụ máy tính cũng được ứng dụng trong quá trình xử lý số
liệu.


11

Phương pháp phân tích SWOT
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SWOT để chỉ ra những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong bối cảnh kí kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU.
8. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài các phần tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Hiệp định Thương mại tự do và đầu tư
trực tiếp nước ngoài.

Chương 2: Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Chương 3: Một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhằm thu hút FDI
trong bối cảnh thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU.


12

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) xuất hiện khi một
nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khác với ý định quản lý nó. Quyền
kiểm sốt (tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến
lược và các chính sách phát triển của cơng ty) là tiêu chí cơ bản phân biệt giữa FDI và
đầu tư chứng khoán.
Theo các chuẩn mực của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD), FDI được định nghĩa bằng một khái niệm rộng hơn.
Theo IMF: FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp
hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư,
mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo OECD: Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ
kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả
năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành
lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý
của chủ đầu tư, (ii) Mua lại tồn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một
doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).

Khái niệm của WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu
tư từ một nước (nước chủ đầu tư) cùng với quyền kiểm sốt tài sản đó. Quyền kiểm
sốt là dấu hiệu để phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác.
Theo Quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1996
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
này”. Luật Đầu tư năm 2005 tại Việt Nam có đưa ra khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư
trực tiếp”, “đầu tư nước ngồi”.
Tóm lại, có thể hiểu FDI là loại hình di chuyển vốn quốc tế nhằm mục đích thu
lợi nhuận trong tương lai, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực
tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn.
FDI có thể hiểu theo hai nghĩa là FDI vào (người nước ngoài nắm quyền kiểm
soát các tài sản của một nước A) hoặc FDI ra (các nhà đầu tư nước A nắm quyền kiểm
sốt các tài sản ở nước ngồi). Nước mà ở đó chủ đầu tư định cư được gọi là nước chủ


13

đầu tư (home country); nước mà ở đó hoạt động đầu tư được tiến hành gọi là nước
nhận đầu tư hay nước sở tại (host country).
1.1.2. Đặc điểm FDI
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận:
theo quy định của pháp luật nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp
của một số nước (trong đó có Việt Nam) quy định trong trường hợp đặc biệt FDI có
thể tham gia góp vốn của Nhà nước. Dù chủ thể là tư nhân hay Nhà nước, cũng cần
khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư,
nhất là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn
pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền
kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường

quy định không giống nhau về vấn đề này. Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy
định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân
chia dựa vào tỷ lệ này.
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, khơng
có những ràng buộc về chính trị.
Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà
họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
FDI thường kèm chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông
qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ
quản lý vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.
1.1.3. Phân loại FDI
Tùy theo cách chọn tiêu chí khác nhau sẽ có các cách phân loại đầu tư trực tiếp
nước ngoài khác nhau.
1.1.3.1. Phân loại theo tính chất sở hữu
Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ
sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể
được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ
nước ngồi, để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu
tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Khác với hình thức liên doanh, hình thức FDI này
khơng có sự tham gia của chủ đầu tư Việt Nam.
1.1.3.2. Phân loại theo cách thức thực hiện đầu tư
Đầu tư mới (GI – Greenfield Investment): Chủ đầu tư nước ngồi góp vốn để xây
dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư. Hình thức này thường


14


được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo thêm
việc làm và giá trị gia tăng cho nước này.
Sát nhập và mua lại (M&A – Merger and Acquisition): Chủ đầu tư nước ngoài
mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư. Theo
quy định của Luật Cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam thơng qua tháng 12 năm 2004
và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005: Sáp nhập (merger) doanh nghiệp là việc
một hoặc một số doanh nghiệp chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh
nghiệp bị sáp nhập; Mua lại (acquisition) doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua
toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn
bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. FDI chủ yếu diễn ra dưới hình
thức mua lại. M&A được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng hơn hình thức đầu tư mới vì chi
phí đầu tư thường thấp hơn và cho phép chủ đầu tư tiếp cận thị trường nhanh hơn.
1.1.3.3. Phân loại theo lĩnh vực đầu tư
Đầu tư theo chiều ngang (HI – Horizontal Investment): hoạt động FDI được tiến
hành nhằm sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã
sản xuất ở nước chủ đầu tư. Như vậy, yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng của
hình thức FDI này chính là sự khác biệt của sản phẩm. Thông thường FDI theo chiều
ngang được tiến hành nhằm tận dụng các lợi thế độc quyền hoặc độc quyền nhóm đặc
biệt là khi việc phát triển ở thị trường trong nước vi phạm luật chống độc quyền.
Đầu tư theo chiều dọc (VI – Vertical Investment): nhằm khai thác nguyên, nhiên
vật liệu (Backward vertical FDI) hoặc để gần gũi với người tiêu dùng hơn thông qua
việc mua lại các kênh phân phối ở nước nhận đầu tư (Forward vertical FDI). Như vậy,
doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư nằm trong cùng một dây chuyền
sản xuất và phân phối một sản phẩm cuối cùng.
1.1.3.4. Phân loại theo động cơ đầu tư
FDI tìm kiếm nguồn lực: là hoạt động đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên (khoáng sản, nguyên liệu thơ, các sản phẩm nơng nghiệp) và tìm kiếm lao
động giá thấp hoặc có chun mơn nhằm mục đích khai thác lợi thế so sánh của một
nước.

FDI tìm kiếm thị trường: là hoạt động đầu tư vào các thị trường đang sử dụng
hàng nhập khẩu hoặc vào các thị trường được bảo hộ bởi các rào cản thương mại, là
hoạt động đầu tư của các công ty cung ứng phục vụ cho cho khách hàng của mình tại
nước ngồi, hoặc là hoạt động đầu tư nhằm sản xuất ra các sản phẩm thích ứng với thị
hiếu và nhu cầu tại chỗ cũng như để sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Mục tiêu của loại
đầu tư này là để chiếm lĩnh thị trường.
FDI tìm kiếm hiệu quả: là các hoạt động đầu tư hợp lý hóa sản xuất hoặc kết nối
sản xuất trong khu vực hay toàn cầu hoặc đầu tư chun mơn hóa quy trình sản xuất
thường là bước sau của đầu tư tìm kiếm nguồn lực hay tìm kiếm thị trường và thường
chỉ thực hiện ở các thị trường hộp nhập và có trình độ phát triển cao.


15

FDI tìm kiếm tài sản chiến lược: là hoạt động mua lại và liên minh để thúc đẩy
các mục tiêu kinh doanh dài hạn.
1.2. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do
1.2.1. Khái niệm FTA
Hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) được hiểu là các
hiệp định hợp tác kinh tế được ký giữa hai hay nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào
cản với phần lớn hoạt động thương mại đồng thời thúc đẩy trao đổi thương mại giữa
các nước thành viên với nhau. Các rào cản thương mại có thể dưới dạng thuế quan,
xuất nhập khẩu, các hàng rào phi thuế quan khác như tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn
về vệ sinh dịch tễ.
Hiện nay có nhiều thuật ngữ được sử dụng khác nhau như Hiệp định đối tác
kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại khu vực (Regional
Trade Agreement), nhưng nếu bản chất của các hiệp định đều hướng tới tự do hoá
thương mại (bao gồm loại bỏ rào cản và thúc đẩy thương mại), thì đều được hiểu là các
FTA.
Các FTA được đặc trưng bởi mục tiêu loại bỏ các rào cản đối với thương mại

và mức độ tự do hoá thương mại giữa các thành viên. Đây cũng là cơ sở để phân biệt
FTA với các FTA “thế hệ mới”
Các FTA thế hệ mới này phân biệt với FTA truyền thống ở ba đặc điểm. 
Thứ nhất, các FTA thế hệ mới bao gồm cả các nội dung “phi thương mại”
trước đây từng bị đưa ra khỏi các vòng đàm phán WTO do lo ngại sẽ dựng nên các rào
cản đối với thương mại, nay trong bối cảnh mới lại được quan tâm bởi có ảnh hưởng
ngày càng lớn đến thương mại. Các vấn đề “phi thương mại” này bao gồm lao động,
môi trường, phát triển bền vững, quản trị tốt.
Thứ hai, các FTA thế hệ mới bao gồm các nội dung mới hơn như đầu tư, cạnh
tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ ba, các FTA thế hệ mới xử lý sâu sắc hơn các vấn đề thương mại truyền
thống như thương mại hàng hố, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, quy tắc
xuất xứ. Cụ thể, khác với các hiệp định WTO và các FTA truyền thống, các FTA thế
hệ mới có mức độ cam kết rộng và sâu sắc hơn, cam kết cắt giảm thuế gần như về 0%
với gần như tồn bộ hàng hố và dịch vụ mà khơng có loại trừ.
1.2.2. Phân loại FTA
FTA được chia thành nhiều loại khác nhau căn cứ vào từng tiêu chí khác nhau.
Việc phân loại FTA có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng tới động cơ, nội dung của
các cam kết, việc thực hiện các cam kết cũng như tác động của FTA tới kinh tế của các
nước thành viên.
Căn cứ vào số lượng thành viên FTA tham gia nền kinh tế

 Hiệp định thương mại đơn phương


16

Hiệp định này ra đời khi một quốc gia áp đặt các hạn chế thương mại và khơng
có quốc gia nào khác đáp lại. Một quốc gia cũng có thể đơn phương nới lỏng các hạn
chế thương mại, nhưng điều đó hiếm khi xảy ra. Nó sẽ đặt đất nước vào thế bất lợi

trong cạnh tranh. Hoa Kỳ và các nước phát triển khác chỉ làm điều này như một loại
viện trợ nước ngoài. Họ muốn giúp các thị trường mới củng cố các ngành cơng nghiệp.
Nó giúp nền kinh tế của thị trường mới phát triển, tạo ra thị trường mới cho các nhà
xuất khẩu Hoa Kỳ.

 Hiệp định thương mại song phương
Hiệp định thương mại song phương là hiệp định được ký kết giữa hai quốc gia.
Cả hai nước đồng ý nới lỏng các hạn chế thương mại để mở rộng cơ hội kinh doanh
giữa họ bằng cách cắt giảm thuế quan.

 Các hiệp định thương mại đa phương
Hiệp định thương mại đa phương là hiệp định được ký kết giữa ba quốc gia trở
lên. Số lượng người tham gia càng nhiều, các cuộc đàm phán càng khó khăn. Vì thế
hiệp định thương mại đa phương phức tạp hơn các hiệp định song phương bởi mỗi
quốc gia có nhu cầu và yêu cầu riêng. Hiệp định đa phương lớn nhất là Hiệp định
thương mại tự do Bắc Mỹ. Đó là giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico.
Căn cứ vào trình độ phát triển của các nước thành viên
FTA có thể là FTA Bắc - Bắc, FTA Bắc - Nam, FTA Nam – Nam, trong đó thì
Bắc là các nước phát triển, Nam là các nước đang phát triển
FTA Bắc - Bắc, FTA Nam - Nam là FTA giữa các nước có trình độ phát triển
tương đồng. FTA Bắc - Bắc hướng tới mức độ phát triển sâu, bao gồm các vấn đề sâu
rộng hơn như tự do hóa thương mại - đầu tư, và liên quan đến vấn đề hài hịa thể chế.
FTA Bắc - Bắc thì thành viên có thể thu lợi ích từ kinh tế quy mơ. Còn FTA Nam Nam là FTA giữa các nước đang phát triển chủ yếu là liên kết ở mức độ nơng hơn
nhằm di chuyển hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực cho sản xuất. Các nước đang phát triển
thường có nguồn lực tương tự nhau và quy mô kinh tế tương đối nhỏ nên hạn chế thu
lợi ích từ từ khai thác sự khác biệt lợi thế so sánh cũng như kinh tế của tính quy mơ.
FTA Bắc - Nam là giữa các nước có sự chênh lệch về trình độ phát triển. FTA
Bắc - Nam thường tập trung khai thác vào lợi thế so sánh khác nhau của các nước
tham gia FTA và nó thường thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc. Đồng
thời các nước đang phát triển cũng thu lợi được từ việc tiếp cận khoa học, cơng nghệ,

trình độ quản lý của các nước phát triển nhưng vì vấn đề vị thế có những chênh lệch
nên gây nhiều khó khăn trong việc đàm phán.
Căn cứ vào nội dung cam kết: Hiệp định thương mại tự do truyền thống và
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
 FTA truyền thống là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai
nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, xuất nhập khẩu (và
các hàng rào phi thuế quan khác), đồng thời thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ
giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA “truyền


17

thống” là các thành viên của FTA khơng có biểu thuế quan chung trong quan hệ
thương mại với các nước bên ngồi FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là:
FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA).
Thuật ngữ “FTA thế hệ mới” được cho là sử dụng đầu tiên với các hiệp định
thương mại tự do mà Liên minh châu Âu (EU) đàm phán với các đối tác thương mại
của mình từ năm 2007. Việc các thành viên WTO thiếu đi sự đồng thuận dẫn đến bế
tắc trong các vòng đàm phán Doha từ năm 2001 được cho là nguyên nhân thúc đẩy EU
thực thi một chiến lược thương mại mới chính thức được cơng bố từ năm 2006. Kể từ
đó, thuật ngữ “thế hệ mới” được sử dụng một cách tương đối nhằm phân biệt các FTA
được ký kết với phạm vi tồn diện hơn so với khn khổ tự do hoá thương mại được
thiết lập trong các hiệp định WTO hay các hiệp định FTA truyền thống.
1.2.3. Nội dung chính của hiệp định FTA
Các nội dung chủ yếu được đưa vào Hiệp định thương mại tự do bao gồm: quy
định về việc cắt giảm các rào cản thương mại - hàng rào thuế quan và phi thuế quan;
quy định danh mục hàng hóa đưa vào cắt giảm thuế quan; quy định lộ trình cắt giảm
thuế quan và quy định về quy tắc xuất xứ.
Cùng với tiến trình tự do hóa, tồn cầu hóa và xu hướng hội nhập kinh tế quốc
tế trên toàn thế giới, các Hiệp định Thương mại tự do cũng đã trải qua bốn thế hệ.

Trong đó, hai thế hệ hiệp định thương mại tự do đầu tiên tập trung vào vấn đề về
thương mại hàng hóa (cắt giảm thuế quan, loại bỏ hàng rào phi thuế quan). Đây vẫn là
nội dung mang tính cốt lõi của các thỏa thuận thương mại tự do hiện nay. Các hiệp
định thương mại tự do thế hệ thứ ba mở rộng phạm vi tự do về dịch vụ, đầu tư, sở hữu
trí tuệ và các hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ tư, trong đó những vấn đề phi
thương mại như lao động, môi trường, phát triển bền vững, quyền con người, cạnh
tranh, cũng được đưa vào đàm phán. Hai thế hệ này được gọi chung là Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới.
1.2.3.1. Về thương mại hàng hóa
Các nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được các nước thành viên
thỏa thuận trong Hiệp định FTA gồm: thuế quan, hạn ngạch thuế quan, thuận lợi hóa
thương mại, TBT, SPS, các biện pháp phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ.
Thuế quan là một nội dung nổi bật nhất của tất cả các FTA. Mức độ cắt giảm
thuế quan được cam kết trong hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thường sâu hơn,
tức mức thuế suất lúc này được đưa về 0%, đồng thời cắt giảm nhanh hơn cam kết
trong khuôn khổ của WTO. Tuy nhiên ưu đãi thuế quan chỉ dành cho các sản phẩm
xuất khẩu có xuất xứ nội khối phù hợp (quy tắc xuất xứ - ROO). Quy tắc xuất xứ hàng
hóa là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào sản xuất ra hàng hóa. Hàng
hóa đáp ứng ROO sẽ được cấp CO ưu đãi, là căn cứ pháp lý quan trọng để được hưởng
ưu đãi thuế quan FTA. Mục đích của ROO là giúp cân bằng giữa thuận lợi hóa thương
mại và phịng tránh gian lận thương mại.
Một nội dung quan trọng nữa trong FTA là loại bỏ và cắt giảm các hàng rào phi
thuế quan, nổi bật là hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), biện pháp vệ sinh an


18

tồn động thực vật (SPS), các biện pháp phịng vệ thương mại (chống bán phá giá,
chống trợ cấp và tự vệ) và các biện pháp hạn chế định lượng xuất nhập khẩu (như cấm
xuất khẩu, cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu).

Về thương mại dịch vụ, hành chính cơng và phát triển bền vững
FTA hiện đại còn bao phủ các nội dung khác như thương mại dịch vụ, mua sắm
chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững, lao động và mơi
trường.
Bên cạnh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ cũng là nội dung quan
trọng của các hiệp định thương mại tự do. Hầu hết các FTA đều có chương riêng về
thương mại dịch vụ. Trong một FTA giữa các nước đang phát triển ký kết với nhau thì
thường mức độ tự do hóa trong thương mại dịch vụ khơng cao bằng trong thương mại
hàng hóa. Nhưng nếu FTA có sự tham gia của các nước phát triển, điển hình như Mỹ
thì thường địi hỏi mức độ tự do hóa dịch vụ rất cao, thậm chí là địi hỏi mở cửa tuyệt
đối.
Về vấn đề môi trường, cùng với diễn biến phức tạp của tình trạng ơ nhiễm mơi
trường, hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, một số
quốc gia đã coi điều kiện môi trường là nội dung không thể thiếu trong nội dung đàm
phán các FTA.
Với quan điểm hoạt động kinh doanh thương mại phải đi kèm với bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững đòi hỏi cả các nước phát triển và các nước đang phát
triển phải cùng nhau nỗ lực thực hiện những “chuẩn mực thương mại mới” trong các
hiệp định thương mại. Trong một số FTA, nội dung về mơi trường có u cầu và tiêu
chuẩn khá cao, kèm với cam kết cao và nghĩa vụ khá nặng nề, thậm chí một số cịn sử
dụng cơng cụ kinh tế như áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp hoặc có trừng phạt, bồi
thường về thương mại nếu xảy ra tranh chấp về thương mại có ảnh hưởng xấu đến mơi
trường.
Ngồi các nội dung cơ bản trên, các FTA thế hệ mới còn bao gồm các nội dung
như mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, thương mại điện tử và
các cơ chế giải quyết tranh chấp.
1.2.3.2. Về đầu tư
Các FTA này không chỉ tác động tới dòng thương mại giữa các mà còn tác
động tới các dịng đầu tư. Việc một FTA cuối cùng có thể tác động tăng hoặc giảm
dòng FDI phụ thuộc vào ảnh hưởng của việc giảm chi phí thương mại và chi phí đầu

tư cũng như động cơ đầu tư FDI. Xu hướng các FTA gần đây đều bao gồm các điều
khoản về đầu tư thông qua một loạt các nguyên tắc và cam kết tự do hóa đầy đủ.
Đối với vấn đề mở cửa thị trường, thông thường, vấn đề tự do hóa đầu tư được
nhắc đến khi thảo luận các biện pháp đầu tư song phương. Hầu hết các FTA đều đề
cập đến việc tự do hóa, mở rộng và thúc đẩy đầu tư song phương. Đầu tư trong các
hiệp định này chủ yếu thông qua các nguyên tắc không phân biệt đối xử bao gồm
nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN).


19

Đối với vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, những quy định trong FTA sẽ giúp các nhà
đầu tư được bảo vệ hoặc được bồi thường trong trường hợp nước nhận đầu tư quốc
hữu hóa hoặc thu hồi tài sản của nhà đầu tư. Nhóm nguyên tắc bảo hộ đầu tư bao gồm:
Đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo hộ an ninh đầy đủ, tước quyền sở hữu và bồi
thường, chuyển tiền.
Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, quy định về giải quyết tranh chấp xuất
hiện ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các hiệp định, đặc biệt trong các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới dưới nhiều hình thức khác nhau như hợp tác và đàm
phán, thậm chí cho phép nhà đầu tư có thể khởi kiện nhà nước thông qua trọng tài
quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước phụ thuộc vào trọng
tài đặc biệt gồm một trọng tài độc lập thường tuân theo các quy tắc của Ủy ban Liên
hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) hoặc phụ thuộc vào một trọng
tài thường trực thông qua Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Đầu tư tranh chấp (ICSID).
1.3. Tác động của FTA tới đầu tư trực tiếp nước ngồi
1.3.1. Tác động tích cực
hơn.

Thứ nhất, tham gia FTA giúp các quốc gia thu hút được nhiều lượng FDI


FTA mở ra một quy mô thị trường rộng lớn hơn và giảm các chi phí sản xuất
thơng qua các cam kết xóa bỏ thuế quan và tạo thuận lợi hóa thương mại. Các hàng rào
thương mại được xóa bỏ tạo nên một thị trường rộng lớn hơn so với thị trường nội địa
trước đó. Quy mơ thị trường có thể được cải thiện do FTA tác động tích cực đến GDP.
Các cam kết cắt giảm thuế quan và thuận lợi hóa thương mại sẽ làm giảm chi phí
trao đổi các nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Điều này sẽ làm gia
tăng FDI theo chiều dọc giữa các nước thành viên và cả những nước bên ngoài FTA
nếu thị trường của họ hướng đến các nước tham gia.
FTA làm giảm các chi phí cho doanh nghiệp hoạt động tại thị trường nước sở tại
như chi phí dịch vụ, chi phí giao dịch nhờ vào các cam kết về dịch vụ thúc đẩy thị
trường dịch vụ phát triển và giảm rủi ro. Bên cạnh đó, các cam kết trong FTA nới lỏng
các quy định về tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư trong liên doanh với doanh nghiệp
nội địa ở một số ngành.
Thứ hai, FTA có tác động giúp cải thiện chất lượng dịng vốn FDI, đặc biệt là
các FTA thế hệ mới.
Các FTA thế hệ mới hiện nay thường sẽ có các quy định về quy tắc xuất xứ. Để
được hưởng các ưu đãi thuế quan, hàng hóa xuất khẩu buộc phải tuân theo các quy
định này. Các quy tắc xuất xứ chặt chẽ, minh bạch sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp phụ
trợ trong nước phát triển, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa và
doanh nghiệp FDI.
Trong các Hiệp định Thương mại tự do có riêng một chương về sở hữu trí tuệ.
Những cam kết cụ thể mức độ bảo hộ trong FTAs cùng với nguyên tắc tối huệ quốc
nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp các bên được hưởng sự bảo hộ cao nhất mà mỗi bên
dành cho nhau.


20

Thứ ba, FTA giúp những quốc gia thành viên chuyển hướng và đa dạng hóa
đối tác đầu tư.

Tham gia FTA khơng chỉ giúp thu hút vốn đầu tư nước ngồi từ nước thành viên
mà còn thu hút FDI từ các nước bên ngoài FTA. Việc tham gia nhiều FTA sẽ thu hút
nhiều nhà đầu tư mới và chia sẻ bớt sự phụ thuộc vào một số đối tác lớn.
Thứ tư, FTA giúp chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực đầu tư.
FTA có cam kết mở cửa trong một số lĩnh vực về cơng nghiệp và dịch vụ có thế
giúp thu hút đầu tư FDI vào các ngành nghề thuộc lĩnh vực này. Các nước phát triển
có sự hạn chế của các nhân tố phát triển như: vốn, lao động, khoa học công nghệ, kỹ
thuật, thị trường sẽ ký những cam kết tạo ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, những
lĩnh vực có tác dụng như “đầu tàu” lơi kéo tồn bộ nền kinh tế cùng phát triển.
1.3.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh các tác động tích cực thì FTA có thể mang đến một số tác động tiêu
cực gây giảm lượng vốn FDI vào một quốc gia trong một số trường hợp nhất định.
Thứ nhất, FTA có thể làm giảm FDI theo chiều ngang.
FDI theo chiều ngang được hình thành với mục đích đặt sản xuất gần với người
tiêu dùng nước ngồi do đó tránh được chi phí thương mại. Nếu các cơng ty đa quốc
gia có tất cả các nhà máy sản xuất và cả trụ sở chính ở nước chủ nhà, họ có thể hưởng
lợi từ quy mơ kinh tế nhưng phải trả chi phí biên cho việc xuất khẩu sang nước sở tại.
FTA được ký kết nhằm giảm chi phí thương mại. Do FDI theo chiều ngang
chiếm ưu thế so với FDI theo chiều dọc ở các cặp quốc gia trong khối OECD, trình độ
chênh lệch nhỏ, FTA có thể có tác động tiêu cực đến FDI. Ngược lại, FDI theo chiều
dọc chiếm ưu thế so với FDI theo chiều ngang ở các nước ngoài khối OECD, các cặp
mà sự khác biệt về trình độ là lớn.
Thứ hai, FDI có thể bị giảm sút ở một nước thành viên do sự cạnh tranh về lợi
thế địa điểm trong cùng một khu vực khi mà quốc gia trong khu vực đó cùng tham
gia FTA và có nhiều lợi thế địa điểm hơn các quốc gia còn lại.
Điều này có thể khiến lượng FDI bị phân bổ và chuyển hướng sang quốc gia này.
Lợi thế địa điểm không chỉ giới hạn ở vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên mà cịn bao
gồm văn hóa, pháp luật, chính trị, thể chế, môi trường, lao động và cơ cấu thị trường,
trong đó, chính sách của Chính phủ cũng quan trọng bởi vì thuế quan, hạn ngạch, trợ
cấp, và các hàng rào phi thuế quan ảnh hưởng đến quyết định đầu tư để xác định vị trí

đầu tư ở nước ngồi.


21

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM – EU TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO VIỆT NAM
2.1. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020.
2.1.1. FDI vào Việt Nam
Cụ thể lượng dự án tăng từ 5% đến 23%, số vốn đăng ký tăng từ 5% đến 38%
và số vốn thực hiện tăng từ 7% đến 11%. Đối với Việt Nam, đây là giai đoạn tăng
cường hội nhập sâu với thế giới và có những cải tiến về chính sách liên quan đến đầu
tư vấn đề.
Mặc dù, năm 2020 là năm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng
đến kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng là rất nhiều, nhưng qua
lượng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2020 thì có hơn 2.522 dự án mới có các
phần được định vị, xin vui lòng, sự thu hút FDI vào Việt Nam ngày càng tăng, và có
triển vọng hơn trong những năm tới.
2.1.1.1. FDI theo lĩnh vực đầu tư
Thông tin và truyền thơng

2,323

Khai khống 108
Bán bn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

5,181

Dịch vụ lưu trú và ăn uống


891

Hoạt động kinh doanh bất động sản

941

Giáo dục và đào tạo
Vận tải kho bãi

581
877

Xây dựng

1,755

Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hịa 152
Cơng nghiệp chế biến, chế tạo

15,132

Biểu đồ 2. a: Các dự án còn hiệu lực xét theo lĩnh vực đầu tư tính đến 20/12/2020


22
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Hoạt động kinh doanh bất động sản
Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hịa
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Xây dựng

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe
máy
Vận tải kho bãi
Khai khống
Giáo dục và đào tạo
Thơng tin và truyền thơng
0

100,000

200,000

300,000

Biểu đồ 2. b: Tổng vốn đầu tư đăng ký theo ngành tại Việt Nam
đến 20/12/2020 (triệu USD)
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngồi
Nhìn chung, FDI vào Việt Nam có sự tăng trưởng trong những năm qua, đóng
góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua việc cung cấp nguồn vốn cho
các nhà đầu tư phát triển. Từ đó, có thể thấy chất lượng nguồn vốn FDI đầu tư vào
Việt Nam cịn nhiều hạn chế, khơng đáp ứng được yêu cầu hiện nay là chuyển sang
định hướng mới, khoa học, sáng tạo trong bối cảnh cuộc sống công cộng 4.0 đang diễn
ra mạnh mẽ.
2.1.1.2. FDI theo đối tác đầu tư.
10,000
9,000
8,000
7,000
6,000
5,000

4,000
3,000
2,000
1,000
-

ốc ản ore an ng nds ốc sia an an Kỳ oa nds ada nh
Qu ật B gap i Lo Kô Isla Qu alay ái L à L oa Sam Isla an c A
n h n
g
H H
g
C uố
n
Đà ồn gin run M Th
q
Hà N Si
a
r
H i
g
m
T
n
y
V
ơ
sh
Ca


it i
r
B

áp ức rg Sỹ lia les
Ph B Đ bou ụy stra hel
L em Th Au eyc
S
CH ux
L

Biểu đồ 2. c: Các dự án FDI cịn hiệu lực tại Việt Nam tính tới
ngày 20/12/2020 theo đối tác đầu tư

Bỉ


23
80000
70000
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0

ốc ản ore an ng nds ốc sia an an Kỳ oa nds ada nh
Qu ật B gap i Lo Kô Isla Qu alay ái L à L oa Sam Isla an c A

n h n
H H
g
g
C uố
n
Đà ồn gin run M Th
q
Hà N Si
a
r
H i
m
T
ng
y
V
a
ơ
sh
C

iti
r
B

áp ức rg Sỹ lia les
Ph B Đ bou ụy stra hel
L em Th Au eyc
S

CH ux
L

Bỉ

Biểu đồ 2. d: Tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam tính đên ngày
20/12/2020 theo đối tác đầu tư tính (triệu USD)
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngồi
Nhìn chung về số lượng đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam từ 2015-2020 tăng
đáng kể đến hết năm 2020 có 139 quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Với tổng số dự án còn hiệu lực đến 20/12/2020 là 33,070 dự án với tổng vốn đăng ký
là 384,1 tỷ USD. Có thể thấy hầu hết các quốc gia này đều thuộc khu vực Châu Á,
trong khi đó, Mỹ và châu Âu mặc dù là hai thị trường xuất khẩu chủ lực, đem lại thặng
dư xuất khẩu lớn cho Việt Nam nhưng dòng vốn FDI từ các thị trường này vào Việt
Nam còn rất hạn chế.
2.1.1.3 Theo địa phương
Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD)

TP. Hồ Chí Minh

9952

48190,477

Hà Nội

6384


35904,274

Bình Dương

3932

35499,806

Bà Rịa - Vũng Tàu

496

32748,639

Đồng Nai

1739

31962,346

Hải Phịng

849

20202,620

Bắc Ninh

1642


19912,828

Địa phương


24

Thanh Hóa

158

14533,485

Hà Tĩnh

79

11739,238

Thái Nguyên

181

8721,981

Khác

7658


124628,512

Tổng

33070

384.044,21

Bảng 2. 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương, lũy kế các dự
án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngồi

12.55%
32.45%

9.35%

9.24%

8.53%

2.27%
3.06%
3.78%
5.19%

5.26%

TP. Hồ Chí Minh
Hà Nội

Bình Dương
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đồng Nai
Hải Phịng
Bắc Ninh
Thanh Hóa
Hà Tĩnh
Thái Ngun
Khác

8.32%

Biểu đồ 2. e: FDI vào Việt Nam theo địa phương, lũy kế đến tháng 12/2020 (%)
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Các nhà đầu tư nước ngồi đã có mặt ở tất cả 64 tỉnh, thành trên cả nước. Các
tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi nhất là TP. Hồ Chí Minh với 9952 dự án,
chiếm 12,55% tổng vốn đầu tư cả nước, TP. Hà Nội 9,35%, Bình Dương 9,24%, Bà
Rịa – Vũng Tàu 8,53%, Đồng Nai 8,52%, Hải Phòng 5,26%.Đây đều là những thành
phố lớn hoặc là các tỉnh có các khu công nghiệp phát triển. Đặc biệt các tỉnh thuộc
Khu kinh tế trọng điểm phía nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng
Tàu, Đồng Nai rất thu hút các nhà đầu tư.


25
9000
8000
7000
6000
5000
tổng vốn đăng kí (triệu USD)


4000
3000
2000
1000
0

2016

2017

2018

2019

2020

Biểu đồ 2. f: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
TP.Hồ Chí Minh 2016-2020 (triệu USD)
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngồi
Vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19 nên tổng vốn đăng ký giảm đáng kể
xuống còn 4,355 tỷ USD, tuy vậy năm 2020, TP. Hồ Chí Minh vẫn đứng thứ nhất cả
nước về cả tổng lượng vốn đăng ký và số dự án cấp mới (950 dự án).
Tỉnh thành

Điểm số

Xếp hạng

Quảng Ninh


73,40

1

Đồng Tháp

72,10

2

Vĩnh Long

71,30

3

Bắc Ninh

70,79

4

Đà Nẵng

70,15

5

Bảng 2. 2: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019 (PCI)

Nguồn: pcivietnam.vn
Với điểm số PCI được VCCI cập nhật mới nhất vào năm 2019, đối chiếu với
tổng lượng vốn đăng ký năm 2019 thì những tỉnh có chỉ số PCI cao như Quảng Ninh,
Đồng Tháp hay Vĩnh Long đều không nhận được nhiều vốn FDI. Điều này chứng tỏ
FDI khó tác động trực tiếp đến vấn đề bất bình đẳng thu nhập và cải thiện đời sống
người dân ở những vùng khó khăn.


×