Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giữ tính kỷ luật với bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.65 KB, 3 trang )

Giữ tính kỷ luật với bé
Các gợi ý dưới đây giúp bạn giữ vững tính nhất quán và phù hợp khi
kỷ luật con:
Tránh những thời gian nhạy cảm
Đừng kỷ luật khắt khe khi bé đang khủng hoảng tinh thần như bắt
đầu đến nhà trẻ hoặc nhà bạn vừa chuyển tới chỗ mới. Cũng tránh
áp dụng kỷ luật khi đang ở một bữa tiệc sinh nhật hoặc khi bạn đưa
bé thăm người thân. Bạn sẽ thành công hơn khi phạt con nếu bạn
biết chọn thời gian phù hợp.
Chọn ưu tiên của bạn
Nếu cố gắng kỷ luật bé quá nhiều việc cùng lúc, cả bạn và bé sẽ bị
quá sức. Do đó, hãy tập trung vào 1-2 lỗi đặc biệt ở bé để tập trung
vào trước.
Chuẩn bị tinh thần lâu dài
Hãy đặt mình vào vị trí của con để hiểu và cảm thông cho bé (Mẹ
muốn mình đánh răng. Nếu không, mẹ sẽ không đọc truyện cho mình
trước giờ ngủ ).
Sẽ mất nhiều thời gian cho phụ huynh để sửa chữa hành vi sai trái
của bé. Thay đổi theo hướng tích cực ở bé có thể xảy ra nhưng có lẽ
không thể nhanh chóng như bạn muốn.
Những thách thức
Bạn sẽ có lúc phải lúng túng vì không chọn được hình phạt phù hợp
và hiệu quả với bé nhà mình. Hoặc bé có những tiến bộ nhưng rồi
sau đó lại trở lại thói quen cũ. Bạn đừng vội thất vọng bởi những
"triệu chứng" ở bé kể trên là bình thường. Một khi bạn chấp nhận
những thách thức này, bạn sẽ ít bực bội hơn và cho phép bạn kỷ luật
con đúng hướng.
Đừng cố gắng một mình
Khi bạn đề xuất những hình phạt nhất quán, bạn cần để chồng,
người thân và người chăm sóc bé thông qua. Như thế những nỗ lực
của bạn mới thực sự phát huy hiệu quả.


Đừng tự ‘bẻ gãy' quy tắc
Khi bạn quá bận hoặc đang để tâm đến chuyện khác, bạn sẽ xao
nhãng chuyện kỷ luật con. Điều này vô tình truyền thông điệp rằng,
hành vi sai này ở bé không thực sự quan trọng đối với mẹ và khuyến
khích con bạn bỏ qua nó.
Tuy nhiên cũng có khi quy tắc cần được phá vỡ linh hoạt: "Con có
thể ngủ với bà tối nay, không phải về phòng riêng nữa".
Tuy nhiên cái sự "nhân tiện", "nhân thể" và chào "đại diện" kiểu ấy sẽ
tác động không tốt tới con trẻ. Việc đó sẽ hình thành trong các con
phản xạ cứ nhắc mới chào, không nhắc, không chào. Do đó, nếu chỉ
có một mình, khi gặp người thân quen, con trẻ rất hay quên chào hỏi.
Chúng ta đều biết 6 cấp độ nhận thức được sắp xếp theo mức độ từ
đơn giản đến phức tạp, bao gồm: Nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích,
đánh giá và sáng tạo.
Con trẻ độ tuổi lên 4 lên 5 thì chỉ ở cấp độ tư duy đầu tiên, tức là
nhớ. Cái sự nhớ của trẻ ở giai đoạn này hình thành chủ yếu do bắt
chước. Chúng bắt chước một cách máy móc và rập khuôn để nạp dữ
liệu cho cấp độ tư duy đầu tiên này. Do đó, sẽ tốt hơn nhiều nếu bố
mẹ chào trước. Nếu con trẻ quên thì nhắc để con nhớ.
Nhưng tin chắc rằng, với công cụ tư duy ban đầu là bắt chước, thì
chỉ sau lời chào của bố mẹ, con trẻ sẽ véo von chào ông bà như
bố/mẹ chúng vừa chào. Có lẽ vì thế mà người ta nói rằng giáo dục
con cái bằng tấm gương là một trong những cách giáo dục tốt nhất.
Người xưa cũng có câu "sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy", tức là
đạo đức, hành vi của cha mẹ thế nào thì (nhìn chung) con cái sẽ xử
sự hệt như vậy.

×