Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Ôn tập tất cả các chương nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.03 KB, 36 trang )

1. Liên hệ giữa đề cương làm bài của nhóm và bài giảng
1. Cách phát hiện vấn đề => câu hỏi NC
2. Cách nghiên cứu lý thuyết => phải học thuộc ít nhất 1 lý thuyết có liên quan trong đề cương + mô hình NC áp
dụng
3. Cách phát triển giả thuyết => giả thuyết dạng gì
4. NC định tính, định lượng hay hỗn hợp
5. Thang đo sử dụng => vì sao sử dụng
6. Phương pháp lấy mẫu, thu thập dữ liệu, xác định cỡ mẫu
====> Học thuộc + hiểu tất cả quá trình làm đề cương. Những anh chị nào trong thời gian qua ko tham gia nhiều
trong phần làm đề cương thì lưu ý
2. Hãy học dưới dạng so sánh,nhìn tổng quát, đọc thêm sách để hiểu rõ và triển khai ý tốt khi làm bài
Để thuận tiện cho việc theo dõi và cập nhật, mọi người tham khảo “Bước 4: Một số chú ý để sử dụng file chia sẻ
thuận tiện” file “Hướng đãn sử dụng google docs”
● https :// docs . google . com / document / d /11 L 3 GNUFyiroXemfLdFM 1 Uh 6 Oj -
QAWFrp 8 hfNc 7 aw 66 g / edit ? hl = en #
CHƯƠNG 1: Vai trò và Tầm quan trọng của Nghiên cứu
Lý thuyết khoa học:
Theo định nghĩa: Lý thuyết khoa học là 1 tập hợp của những khái niệm, định nghĩa và giả thuyết lý thuyết trình bày
có hệ thống thông qua các mối quan hệ giữa các khái niệm, nhằm mục đích giải thích và dự báo các hiện tượng khoa
học.
Như vậy lý thuyết khoa học là một tập hợp của các giả thuyết lý thuyết. Có 2 thuật ngữ giả thuyết được sử dụng
trong NCKH là: Giả thuyết lý thuyết (proposition) và Giả thuyết kiểm định (hypothesis). Giả thuyết lý thuyết là giả
thuyết biểu diễn mối liên hệ giữa các khái niệm trong 1 lý thuyết khoa học. Trong một NCKH, khi chúng ta chưa thể
kiểm định các mối liên hệ này bằng thực tiễn thì các mối liên hệ này là các giả thuyết lý thuyết.
Khi chúng ta đưa ra các giả thuyết và thu thập thông tin để kiểm định các giả thuyết này thì giả thuyết đưa ra được
gọi là giả thuyết kiểm định.
Giả thuyết lý thuyết biểu diễn các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu trong lý thuyết khoa học, còn giả
thuyết kiểm định dùng để biểu diễn các mối liên hệ giữa các biến quan sát.
Giả thuyết lý thuyết nói lên mối liên hệ (tương quan or nhân quả) giữa các khái niệm nghiên cứu và cô lập với
những khái niệm khác ko được nêu. Tức là 1 lý thuyết khoa học có giới hạn của nó, xác định bằng các giả thuyết về
giá trị, thời gian, không gian.


Nghiên cứu là gì:
Nghiên cứu là một quá trình tập hợp và xử lý thông tin một cách có hệ thống nhằm
tăng sư hiểu biết của chúng ta về cách thức & lý do hành xử của sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta. Ví dụ: Tại
sao chọn Pepsi mà không chọn Coca?
ĐN NC KH: Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu về khoa học một cách có hệ thống (babbie
1986).
- Nghiên cứu là dựa trên công trình nghiên cứu của người khác
Nếu hiện nay chúng ta nghiên cứu mà không nắm được vấn đề đó trên thế giới đang nghiên cứu tới đâu thì việc
chúng ta nghiên cứu không có giá trị. Nếu một luận văn mà chỉ toàn chép cơ sở lý thuyết từ sách ra mà thiếu các
review công trình của người khác thì nhất là công trình của tác giả đầu ngành thì coi như người đó chưa nắm về
nghiên cứu.
Nghiên cứu trước dẫn dắt những nghiên cứu mới : Chú ý hạn chế của nghiên cứu cũ để đưa ra nghiên cứu mới
Nghiên cứu không phải là sao chép nghiên cứu của người khác: tốn giấy mực
-Nghiên cứu có thể được lặp lại
Nghiên cứu cơ bản mô hình và áp dụng vào thị trường A→ lặp lại ở thị trường B → so sánh kết quả. Cùng một mô
hình, kết quả nghiên cứu có khác nhau hay không? Kết quả nghiên cứu vẫn có giá trị đóng góp & có thể chấp nhận
ở bậc thạc sỹ
Trang 1 / 36
Nghiên cứu có thể lặp lại nhưng phải có tính phát triển, có bổ sung
Lưu ý: Khả năng lập lại là tín hiệu của nghiên cứu khoa học đáng tin cậy
Sự lặp lại chỉ dẫn những nghiên cứu trong tương lai
Kinh nghiệm: Nghiên cứu lặp lại khá an toàn cho SV, chúng ta có thể chọn một công trình đã nghiên cứu ở Thái
Lan or nước nào đó và lặp lại ở VN , có điều chỉnh mô hình.Không lặp lại luận văn ở Thư Viện
- Nghiên cứu có thể khái quát hóa: Bản chất của nghiên cứu là có thể dùng nghiên cứu ở thị trường này khái quát
hóa cho thị trường khác: Nghiên cứu nên áp dụng cho những tình huống ngoài ngữ cảnh mà nghiên cứu đã được
thực hiện.
- Nghiên cứu không nên được thực hiện độc lập với lý thuyết:
● NC dựa trên những lý do hợp lý
● NC phải gắn với lý thuyết
Không bao giờ xây dựng cơ sở lý thuyết mà không có lý thuyết nền hỗ trợ cho nó

- Nghiên cứu không phải là thu thập thông tin: không nên chỉ sử dụng tài liệu thu thập được & đưa ra gọi đó là
công trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu không chỉ là việc chuyển tải từ vị trí này sang vị trí khác
-Nghiên cứu không phải là lục lọi thông tin (Lưu ý tránh các nghiên cứu nhạy cảm, thông tin bí mật )
Nghiên cứu không phải là gây sự chú ý
→ Nghiên cứu là sự khởi đầu bằng một câu hỏi hay một vấn đề nghiên cứu Nếu không làm nổi bật vấn đề
nghiên cứu từ đầu → dễ đi lạc đề
Sự giống và khác nhau giữa NC định tính và định lượng
Giống nhau: Đều là các PP NCKH
Khác nhau:
ĐỊNH TÍNH ĐỊNH LƯỢNG HỖN HỢP
- Gắn liền với việc khám phá các lý
thuyết khoa học
- Dựa vào quá trình quy nạp
- Gắn liền với việc kiểm định các lý
thuyết khoa học
- Dựa vào quá trình suy diễn
- Phối hợp cả định tính và định
lượng
- Tổng hợp của cả hai quá trình
Các trường phái NCKH: Suy diễn và quy nạp
● Suy diễn: bắt đầu từ lý thuyết nền để trả lời câu hỏi NC. Mang tính định lượng, kiểm định.
● Quy nạp: Theo hướng ngược lại với suy diễn. Từ thực tế -> lý thuyết mới hay Quan sát các hiện tượng KH để
xây dựng mô hình và gthich các hiện tượng khoa học. Mang tính định tính
● Hỗn hợp: tổng hợp cả 2 trường phái trên.
So sánh NC định tính và định lượng
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
1. Định nghĩa
NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là
phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc

điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.
NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải
quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm
diễn dịch.
2/ Lý thuyết:
NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp
nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không
chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong
nghiên cứu.
NCĐL chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình
Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có
thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách
quan
3/ Phương hướng thực hiện:
a/ Phỏng vấn sâu :
- phỏng vấn không cấu trúc.
- phỏng vấn bán cấu trúc.
- phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.
b/ Thảo luận nhóm:
- thảo luận tập trung.
- thảo luận không chính thức.
c/ Quan sát tham dự:
a/ Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.
b/ nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong
đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm.
vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông
thôn.
c/ Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian
trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian.
d/ Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung

vào một trường hợp cụ thể.
e/ Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời
Trang 2 / 36
điểm hay qua nhiều thời điểm
4/ Cách chọn mẫu:
a/ chọn mẫu xác xuất :
- mẫu xác xuất ngẫu nhiên.
- mẫu xác xuất chùm
- mẫu hệ thống.
- mẫu phân tầng.
- mẫu cụm.
a/ chọn mẫu xác xuất:
- mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
- chọn mẫu hệ thống.
- chọn mẫu phân tầng.
- chọn mẫu cụm.
5/ Cách lập bảng hỏi:
- không theo thứ tự.
- câu hỏi mở.
- câu hỏi dài.
- câu hỏi gây tranh luận.
- theo thứ tự.
- câu hỏi đóng – mở.
- câu hỏi được soạn sẵn.
- câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.
- câu hỏi không gây tranh luận
Sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và định lượng
Sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và định
lượng
ĐỊNH LƯỢNG ĐỊNH TÍNH

Kiểm tra những giả thiết mà nhà nghiên cứu bắt đầu Nắm bắt và khám phá ý nghĩ một khi nhà nghiên cứu bị
chìm trong dữ liệu
Những khái niệm dưới hình thức những biến số riêng biệt Những khái niệm dưới hình thức những chủ đề, sự tổng hợp
và sự phân loại
Đo lường là sự sáng tạo có hệ thống trước khi thu thập và
chuẩn hóa dữ liệu
Đo lường là sự sáng tạo trong cách ứng khẩu và thường
riêng biệt hóa cho từng cá nhân hoặc nhà nghiên cứu
Dữ liệu dưới hình thức là những con số từ việc đo lường
chính xác
Dữ liệu dưới hình thức những từ ngữ và hình ảnh từ tài liệu,
quan sát và sao chép
Lý thuyết là nguyên nhân phong phú và có tính suy diễn Lý thuyết có thể là nguyên nhân hoặc không và nó thường
được quy nạp
Bắt nguồn cho nghiên cứu là những tiêu chuẩn hay những
giả định trước
Bắt nguồn cho nghiên cứu là những quan điểm cá nhân
Phân tích quy trình bằng cách thống kê, biểu bảng, hoặc bản
đồ và thảo luận xem chúng thể hiện mối liên kết với giả
thuyết như thế nào
Phân tích quy trình bằng cách chép chủ đề hoặc tổng hợp từ
bằng chứng và dữ liệu để trình bày bức tranh mạch lạc,
thích hợp
Nguồn: W. Lawrence Neuman, Socical research methods –
Qualitative and Quantitative approaches.
Nghiên cứu ứng dụng khác nc cơ bản khác nhau như thế nào ?
+ Giống nhau: đều giải quyết các vấn đề của người quản lý, các vấn đề nghiên cứu.
+ Khác nhau:
● Nc ứng dụng (applied research): làm sáng tỏ câu trả lời cho những câu hỏi rõ ràng liên hệ để đưa ra những
hành động, chính sách cần thiết giải quyết vấn đề.

● Nc cơ bản (basic research): tập trung giải quyết những câu hỏi phức tạp mang tính chất lý thuyết các vấn đề
của người quản lý, ít tác động đến những quyết định, chính sách của nhà quản lý.
Nghiên cứu hàm lâm và ứng dung
● Nguyên cứu hàm lâm : trong một ngành KH nào đó là nguyên cứu nhằm mục đích mở rộng kho tàng trí thức
của ngành khoa học đó. Thường NG HL sẽ cho ra đời 1 lý thuyết mới.
● Nguyên cứu ứng dụng : Là nghiên cứu nhầm ứng dụng các thành tựu KH của ngành đó vào thực tiễn nhằm mục
địch trực tiếp hỗ trợ cho việc ra QD. -> áp dụng KH để ng cứu các vấn đề của KD như marketing, nhân sự,…
So sánh NC ứng dụng và NC hàn lâm
Nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu hàn lâm
Giải quyết vấn đề trong thực tiễn QTKD Giải quyết vấn đề về tri thức khoa học trong QTKD
Vai trò của nghiên cứu hàn lâm trong thực tiễn
● Không có nghiên cứu hàn lâm thì không có nghiên cứu ứng dụng
● Nền tảng cho các nghiên cứu ứng dụng
● Không có gì thực tế bằng lý thuyết tốt
● Nghiên cứu hàn lâm thường không thể ứng dụng mà cần nghiên cứu tiếp theo để ứng dụng
Trang 3 / 36
● Nghiên cứu tiếp theo có thể ở dạng: Hàn lâm giải quyết vấn đề; Ứng dụng ra quyết định kinh doanh
● Cần phân biệt ứng dụng và nghiên cứu ứng dụng
Phân loại nghiên cứu.
a. Theo mức độ tổng quát và kết quả:
● Nghiên cứu cơ bản ( Basic Research)
● Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research)
b. Theo nguồn thông tin thu thập được
● Nghiên cứu nội nghiệp (desk research)
● Nghiên cứu hiện trường (Field Research)
c. Theo quan sát và mô tả dữ liệu
● Nghiên cứu định tính (qualitative research)
● Nghiên cứu định lượng (quantitative research)
d. Theo tính chất kết quả
● Nghiên cứu khám phá ( Exploratory)

● Nghiên cứu khẳng định ( Conclusive/ Confirmative)
● Nghiên cứu mô tả (descriptive)
● Nghiên cứu nhân quả (causal/association)
Có bao nhiêu kiểu Nghiên cứu thường gặp ???
Trả Lời : 3 loai mô hình nghiên cứu:
● Mô hình miêu tả
● Mô hình thử nghiệm
● Mô hình bán thứ nghiệm
1. NC phi thực nghiệm
Có 4 loại nghiên cứu phi thực nghiệm:
a. Nghiên cứu Mô tả:
- Mô tả những tính chất của hiện tượng đang tồn tại
- Cung cấp một bức tranh tổng quát
- Giữ vai trò là nền tảng cho các loại nghiên cứu khác
b. Nghiên cứu Lịch sử:
- Mô tả các sự kiện quá khứ trong ngữ cảnh của những sự kiện hiện tại hoặc quá khứ khác
- Thông tin thứ cấp và sơ cấp
c. Nghiên cứu Tương quan:
- Tìm hiểu về các sự kiện chung chung
- Liệu biết một sự kiện có thể dự báo một sự kiện khác
- Không hàm ý về việc tạo ra kết quả
d. Nghiên cứu Định tính:
- Nghiên cứu hành vi trong các ngữ cảnh chính trị, xã hội, tự nhiên và văn hóa
- Thường dẫn đến kết quả phi định lượng
Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm
1. Thực nghiệm thực:
- Người tham gia được chỉ định vào các nhóm
- Biến nghiên cứu (Treatment variable) được kiểm soát bởi nhà nghiên cứu
- Kiểm soát các nguyên nhân tiềm ẩn của hành vi
2. Bán thực nghiệm:

- Thành phần tham gia đã được chỉ định trước vào các nhóm
- Hữu ích khi nhà nghiên cứu không thể điều khiển các biến
Các tiêu chí đánh giá một nghiên cứu:
1. Có nghiên cứu các công trình đã hoàn thành và mới?
2. Vấn đề và mục tiêu NC có được phát biểu rõ ràng?
3. Giả thuyết nghiên cứu có rõ ràng?
Trang 4 / 36
4. Cách NC được thực hiện có rõ ràng?
5. Mẫu có đại diện cho đám đông?
6. Kết quả và thảo luận có phù hợp với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu?
7. Trích dẫn có đầy đủ và mới?
8. Bạn có bất kỳ một phê phán nào về nội dung và hình thức?
(tổng hợp thêm từ sách PPNCKH trong kinh doanh - Thầy Thọ):
9. Câu hỏi NC tốt: định nghĩa được cuộc khảo sát, xác định được giới hạn, và cung cấp định hướng cho NC
10. Các khái niệm NC phải được định nghĩa chính xác, rõ ràng, dựa trên những NC trước
11. Bài NC phải cho thấy được sự khác biệt có ý nghĩa so với các NC đã có và có ý nghĩa trong thực tiễn
12. Văn viết phải rõ ràng và súc tích
Những điều quan trọng để thực hiện một nghiên cứu tốt:
+ Câu hỏi NC: phải thật sự cần thiết, hấp dẫn người đọc.
+ CS lý thuyết phải đầy đủ phù hợp.
+ Phạm vi của một bài nc: cần phải đầy đủ
+ Định nghĩa các KN NC phải đầy đủ, rõ ràng
+ Mối liên hệ lý thuyết phải rõ ràng và mang tích logic
+ Chú trọng các lý thuyết nền.
+ Xác định hướng tập trung và phạm vi ng cứu
+ Văn phải xúc tích
+ Phải có sự khác biệt so với những nghiên cứu trước, và có ý nghĩa ( quan trọng nhất )
( Nguồn Sách PPNC – Thầy N Đình Thọ)
Mối quan hệ giữa lý thuyết và giả thuyết
Lý thuyết là nền tảng để xây dựng giả thuyết. Giả thuyết cần có các quan sát để kiểm định. Kết quả của kiểm định

cho ta các tổng quát hoá. từ các tổng quát hoá này sẽ bổ sung cho lý thuyết. lý thuyết lại tiếp tục kích thích các giả
thuyết mới.
1. ví dụ về nghiên cứu phi thực nghiệm và thực nghiệm
Phi thực
nghiệm
Thực nghiệm
Mô tả Lịch sử Tương quan Định tính Thực nghiệm thực Bán thực nghiệm
Mục
đích
Mô tả những
đặc tính của
một hiện
tượng đang
tồn tại
Liên hệ những
sự kiện đã xảy
ra trong quá khứ
với những sự
kiện hiện tại
Kiểm qua mối
quan hệ giữa các
biến
Kiểm tra hành vi
con người trong bối
cảnh xã hội, văn
hóa và chính trị mà
nó xảy ra
Kiểm tra tính đúng
đắn của các mối
quan hệ nhân – quả

Kiểm tra các mối
quan hệ nhân quả mà
không cần phải kiểm
soát đầy đủ.
Khung
thời
gian
Hiện tại Quá khứ - Hiện tại hoặc
quá khứ (trong
mối tương quan)
- Tương lai (dự
đoán)
Hiện tại hoặc quá
khứ
Hiện tại Hiện tại hoặc quá khứ
Mức độ
kiểm
soát lên
các
nhân tố
hoặc sự
chính
xác
Không hoặc
thấp
Không hoặc
thấp
Thấp đến trung
bình
Vừa đến cao Cao Vừa đến cao

Mã từ
khóa để
tìm
kiếm
Describe
Interview
Review
literature
Past Decribe Relationship
Related to
Associated with
Predicts
Case study
Evaluation
Ethography
Historical Research

Trang 5 / 36
trong
các tiêu
đề bài
báo
- Mô tả
- Phỏng vấn
- Cơ sở lý
thuyết
Survey
Ví dụ A survey of
dating
practise of

adolescent
girls.
Khảo sát thực
tế hẹn hò của
các cô gái vị
thành niên.

An analysic of
Freud’s use of
hypnosis as it
relates to
current
psychotherapy.
Phân tích cách
sử dụng thuật
thôi miên của
Freud có liên
quan đến tâm ký
hiện tại.
An investigation
that focuses on
the relationship
between the
number of hours
of television
watching and
grade-point
average.
Một cuộc điều tra
tập trung vào mối

quan hệ giữa số
giờ xem truyền
hình và điểm thứ
hạng trung bình.
A case study
analysis of the
effectiveness of
policies for
educating all
children.
Một nghiên cứu
phân tích hiệu quả
của chính sách đối
với giáo dục trẻ em.

The effect of a
preschool language
program on the
language skills of
inner-city children.
Ảnh hưởng của một
chương trình ngôn
ngữ mầm non lên
các kỹ năng ngôn
ngữ của trẻ em
trong nội thành
Gender differences in
spatial and verbal
ability.
Sự khác biệt của giới

tính trong không gian
và khả năng nói.
2. giải thích vì sao 1 phương pháp điều tra khoa học sẽ đem về thông tin có giá trị bất kể kết quả đó có ý
nghĩa hay không???????
Trang 6 / 36
Chương 2: Quy trình nghiên cứu
 Định nghĩa các biến
 Biến là 1 quan sát :
● Có nhiều giá trị khác nhau
● Biến số khác với hằng số (Chỉ có 1 giá trị duy nhất, không đổi)
 Mỗi khái niệm được đo lường dựa trên bất kỳ một trong bốn loại thang đo và có các mức độ chính xác về đo
lường khác nhau được gọi là biến số.
 Mỗi biến số là 1 biểu tượng mà các con số hay các giá trị được gán vào
 Biến số là các đơn vị hợp lý của việc phân tích mà có thể nhận 1 trong tập các giá trị cho trước
 Sự khác nhau giữa khái niệm và biến số
 Khái niệm là các biểu tượng và có ý nghĩa khác nhau ở mỗi cá thể
 Biến số đo lường được với các cấp chính xác khác nhau
 Tính đo lường được là sự khác nhau giữa khái niệm và biến số
 Khái niệm không thể đo lường được
 Biến số đo lường được bằng các đơn vị đo lường kinh tế, thô sơ, chủ quan hay khách quan
Các kiểu biến số
Một biến số có thể được phân loại theo nhiều cách. Sự phân loại được tiến hành theo 3 cách
 Mối quan hệ nhân quả
 Thiết kế nghiên cứu
 Đơn vị đo lường
Loại biến số
 Biến độc lập: Nguồn gốc gây ra thay đổi cho hiện tượng hay tình huống
 Biến phụ thuộc: kết quả của thay đổi gây ra bởi biến số độc lập
=> Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc:
● Biến độc lập thì không bị mất đi

● Không thay đổi 1 cách có hệ thống với các biến khác
● Biến phụ thuộc nhạy cảm với những thay đổi của biến độc lập
 Biến kiểm soát: có ảnh hưởng tiềm ẩn đến biến phụ thuộc
 Biến ngoại lai: Có ảnh hưởng không thể dự báo được lên biến phụ thuộc
 Biến trung gian: Những biến liên quan đến biến độc lập hoặc biến phụ thuộc và che dấu mỗi quan hệ thật
giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
 ………………………
Loại biến số Định nghĩa Các hình thức thể hiện khác
Phụ thuộc
(Dependent)
Một biến số được đo lường để xác định sự tác
động (treatment) hay thay đổi (manipulation) của
biến độc lập như thế nào
Biến thành quả (outcome)
Biến kết quả (result)
Biến tiêu chí (Criterion)
Độc lập
(independent)
Một biến số được thay đổi để xác định ảnh
hưởng của nó đối với biến phụ thuộc
•Tác động (treatment)
•Yếu tố (Factor)
•Biến dự đoán (Predictor)
Kiểm soát
(Control)
Một biến số có quan hệ với biến phụ thuộc, mà
sự ảnh hưởng của nó cần phải được loại bỏ
•Biến giới hạn (Restricting)
Ngoại vi
(Extraneous)

Một biến số có quan hệ với biến phụ thựôc hoặc
biến độc lập, không phải là mục tiêu nghiên cứu
•Biến đe doạ (Threatening)
Điều tiết
(Moderator)
Một biến số có quan hệ với biến phụ thuộc hoặc
biến độc lập và có ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc
•Biến tương tác (Interacting variable)
Giả thuyết
 Giả thuyết là 1 mệnh đề phỏng đoán về mối quan hệ giữa 2 hay nhiều biến số
Trang 7 / 36
 Giả thuyết là 1 nhận định sơ bộ,một kết luận giả định về bản chất sự vật do người NC đạt ra để chứng minh
hoặc bác bỏ
 Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu và bất biến trong quá trình nghiên cứ
 Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế trong nghiên cứu, phù hợp với khung lí thuyết tác giả sử dụng,
nhiều giả thuyết có khả năng kiểm nghiệm trong thực tế.
 Giả thuyết đóng vai trò là cơ sở, là khởi điểm của một công trình nghiên cứu, đồng thời cũng có vai trò định
hướng cho công trình nghiên cứu đó. Giả thuyết nghiên cứu khi được kiểm chứng, được khẳng định thì sẽ là cơ
sở lí luận giúp ta nhân thức sâu hơn về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Ngay cả khi giả thuyết đó không phù
hợp, bị bác bỏ thì quá trình kiểm chứng cũng rất có ích trong quá trình tìm kiếm chân lí của nhà nghiên cứu.
Đặc tính của giả thuyết:
 Là 1 mệnh đề có tính định hướng
 Tính xác thực của nó chưa biết đến
 Trong hầu hết các trường hợp, xác định mối quan hệ giữa 2 hay nhiều biến số
Đặc điểm:
 Giả thuyết cần đơn giản, cụ thể rõ ràng về khái niệm
 Giả thuyết phải có thể kiểm chứng được tức là phải dự kiến được các phương pháp và kỹ thuật thu thập và
phân tích
 Giả thuyết phải dựa trên cơ sở quan sát các sự kiện riêng biệt. Mọi ý tưởng tuyệt đối hóa giả thuyết đều là sự

sai phạm logic về bản chất quan sát khoa học
 Giả thuyết phải có liên quan đén hệ thống các tri thức khoa học của loài người
 Giả thuyết phải mang tính vận hành, nghĩa là nó được diễn giải bằng các số hạng có thể đo lường được
Tầm quan trọng của giả thuyết nghiên cứu:
 Giúp ta suy nghĩ nhìn nhân kĩ hơn về câu hỏi nghiên cứu, hay chính xác hơn là mục tiêu nghiên cứu.
 Giả thuyết là sự trình bày mối quan hệ nhân – quả đôi khi cũng miêu tả cho thấy khuynh hướng của sự thay
đổi và sự phát triển của đối tượng nghiên cứu
 Giả thuyết là công cụ, phương pháp luận chủ yếu cho việc tổ chức quá trình điều tra. Vai trò phương pháp
luận của giả thuyết nghiên cứu thể hiện ở chỗ, nó là mắc xích, là quan điểm lí luận, là cơ sở thực nghiệm của
nghiên cứu, giúp ta khoanh lại các phạm vi mà vấn đề nghiên cứu đặt ra
Lưu ý
 Lí thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến giả thuyết nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có khuynh hướng đưa ra giả
thuyết trên nền tảng vững chắc của lí thuyết mà nhà nghiên cứu quan tâm và đặt niềm tin vào giá trị khoa học
hay tính đúng đắn của nó.
 Giả thuyết là giả đinh kết quả của nghiên cứu nhưng lí thuyết là kết quả của quá trình kiểm nghiệm lâu dài
bằng những luận điểm, chứng cứ khoa học. Nếu giả thuyết được chứng minh được tính đúng đắn bằng các bằng
chứng khoa học thì nó khả năng trở thành lí thuyết nghiên cứu
Hạn chế của giả thuyết nghiên cứu:
 Quá mong muốn khẳng định giả thuyết, do đó người nghiên cứu nếu không có cái nhìn khách quan thì dễ
đưa cuộc nghiên cứu đi theo một hướng để nhằm khẳng định giả thuyết đặt ra.
 Việc đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sẽ dễ dàng khiên người nghiên cứu bỏ qua các hiện tượng khác cùng
đồng thời xảy ra trong quá trình nghiên cứu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu
Phân biệt giả thiết và giả thuyết
• Giả thiết: (toán học) là mệnh đề được cho sẵn và không cần phải chứng minh.
• Giả thuyết: Điều tạm nêu ra (chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giải thích một hiện tượng nào đó
và tạm được công nhận.
Điểm khác nhau cơ bản của giả thuyết và giả thiết là giữa cái cần chứng minh, cần kiểm nghiệm trong nghiên
cứu và cái được cho sẵn, thừa nhận và không cần quan tâm đến việc chứng minh tính đúng sai của nó.
Mẫu và đám đông
Các định nghĩa

 Phần tử: Đơn vị mà nhà NC cần quan sát và thu thập dữ liệu ( cá nhân, hộ gia đình, tổ chức,…)
 Tổng thể: Tập hợp tất cả các phần tử được định nghĩa là thuộc phạm vi NC
 Tổng thể nghiên cứu: Tập hợp các phần tử mà thực tế có thể nhận dạng và lấy mẫu
 Đơn vị lấy mẫu: Một hay 1 nhóm các phần tử để từ đó thực hiện việc lấy mẫu trong mỗi giai đoạn của quá
trình chọn mẫu
 Khung mẫu: Danh sách các đơn vị lấy mẫu có sẵn để phục vụ cho việc lấy mẫu
Quy trình chọn mẫu
Trang 8 / 36
1. Định nghĩa tổng thể và phần tử
2. Xác định khung lấy mẫu
3. Xác định kích thước mẫu
4. Xác định phương pháp chọn mẫu
5. Tiến hành lấy mẫu theo phương pháp đã chọn
Phân loại phương pháp chọn mẫu
 Chọn mẫu xác suất
● Biết trước xác suất xuất hiện của các phần tử vào trong mẫu
● Quá trình chọn mẫu tuân theo quy luật toán, không thể tự ý thay đổi
● Các thông số của mẫu có thể dùng để ước lượng, kiểm nghiệm các thông số của tổng thể
 Chọn mẫu phi xác suất
• Chọn các phần tử vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên
• Không biết xác suất xuất hiện của các phần tử. Chọn mẫu tùy thuộc vào nhà nghiên cứu
• Không thể dùng các thông số của mẫu để ước lượng, kiểm nghiệm các thông số của tổng thể
Các loại chọn mẫu phân chia theo xác suất và phi xác suất
Chọn mẫu xác suất Chọn mẫu phi xác suất
Ngẫu nhiên đơn giản Lấy mẫu thuận tiện
Hệ thống Lấy mẫu phán đoán
Phân tâng Lấy mẫu theo lớp
Theo nhóm Lấy mẫu theo mầm
 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
● Các phần tử được chọn vào mẫu có xác suất là như nhau và biết trước

● Dùng bảng ngẫu nhiên để chọn phần tử cho mẫu
● Ưu điểm: Đơn giản nếu có 1 khung mẫu đầy đủ
● Nhược điểm: Khó khả thi khi tổng thể lớn
Ví dụ:
 Chọn mẫu hệ thống
● Chọn ngẫu nhiên 1 điểm xuất phát, dựa vào bước nhảy để xác định các phần tử tiếp theo từ khung mẫu
● Đây là phương pháp sử dụng phổ biến hơn phương pháp ngẫu nhiên đơn giản
● Ưu điểm: Không cần khung mẫu hoàn chỉnh
● Nhược điểm: Mẫu sẽ bị lệch khi khung mẫu xếp theo chu kỳ và tần số bằng với bước nhảy
Ví dụ:
 Chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên
● Tổng thể được chua ra nhiều tầng theo nguyên tắc: Cùng tầng đồng nhất, khác tầng dị biệt
● Để chọn phần tử trong mỗi tầng có thể dùng phương pháp hệ thống
● Số phần tử trong mỗi tầng được xác định theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ với kích thước tổng thể
● Phân tầng ngẫu nhiên theo tỷ lệ: Số phần tử trong mỗi tầng trong mỗi tầng tỷ lệ với quy mô của mỗi tầng
trong tổng thể
● Phân tầng ngẫu nhiên không theo tỷ lệ: Sử dụng khi độ phân tán các phần tử trong mỗi tầng khác nhau
đáng kể. Số phần tử trong mỗi tầng được chọn phụ thuộc vào độ phân tán của biến quan sát trong các tầng
Ví dụ:
 Chọn mẫu theo nhóm
● Tổng thể được chia làm nhiều nhóm (mỗi nhóm mang tính đại diện cho tổng thể) và tuân theo nguyên tắc:
Cùng nhóm dị biệt, khác nhóm đồng nhất
● Các nhóm sẽ được chọn 1 cách ngẫu nhiên để tạo thành mẫu
● Có thể phân nhóm nhiều bước: Tiếp tục chọn nhóm con trong nhóm các phần tử trong nhóm con
● Chọn mẫu theo khu vực: 1 dạng của chọn mẫu theo nhóm với các nhóm được chia theo khu vực địa lý
Ví dụ:
 Chọn mẫu thuận tiện
● Chọn phần tử dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin
● Nhược điểm: Không xác định được sai số lấy mẫu và không thể kết luận cho tổng thể từ kết quả lấy mẫu
● Sử dụng phổ biến khi bị giới hạn về thời gian và chi phí

Ví dụ:
 Chọn mẫu theo phán đoán
● Nhà nghiên cứu tự phán đoán sự thích hợp của các phần tử để mời họ tham gia vào mẫu
Trang 9 / 36
● Đặc điểm giống như chọn mẫu thuận tiện, nhưng nếu khả năng và kinh nghiệm phán đoán tốt sẽ cho mẫu tốt
hơn thuận tiện
Ví dụ:
 Chọn mẫu theo lớp
● Dựa vào một sô thuộc tính kiểm soát xác định 1 số phần tử sao cho chúng đảm bảo tỷ lệ của tổng thể và các
đặc trung kiểm soát
● Sử dụng phổ biến nhất trong thực tiễn NC
● Có thể dùng 1 hoặc nhiều thuộc tính kiểm soát như tuổi , giới tính, thu nhập, loại hình DN,….
Ví dụ:
 Chọn mẫu theo mầm
● Chọn ngẫu nhiên những người phỏng vấn ban đầu, những người tiếp theo được chọn dựa trên sự giới thiệu
của người trước
● Sử dụng thích hợp khi tổng thể ít, khó nhận ra các đối tượng cần thu thập thông tin
Ví dụ:
Quy trình xác định cỡ mẫu
 Xác định sai số e chấp nhận được giữa ước lượng của mẫu và tổng thể
 Xác định độ tin cậy anpha mong muốn có trong ước lượng mẫu nằm trong sai số e
 Xác định giá trị Z tương ứng với độ tin cậy muốn có đã quyết định
 Ước lượng độ lệch chuẩn của tổng thể
 Dùng công thức thống kê tương ứng
 Tính cỡ mẫu
Trang 10 / 36
Chương 3: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu và phê bình một nghiên cứu
1. Chọn vấn đề nghiên cứu?
Vấn đề nghiên cứu là gì?
 Là vấn đề mà ta quan tâm hay buộc ta phải nghiên cứu. vd

● Một Ngân hàng muốn xác định xem số dư tiền mặt trung bình trong dân chúng để đề ra chính sách huy
động tiền gửi.
● Tại sao lượng du khách viếng thăm một điểm đến bị sút giảm?
Cách thức (the way) lựa chọn vấn đề nghiên cứu?
Giải trình sơ đồ trên - Một số lưu ý khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu:
1. Vài cạm bẫy cần tránh!! (xem thêm “5. @Vài cạm bẫy cần tránh!!” bên dưới)
2. Chỉ rõ sự quan tâm của bạn–Ý tưởng nghiên cứu đến từ đâu? WHERE DO IDEAS COME FROM?
 Kinh nghiệm cá nhân hay hiểu biết đầu tiên
 Hỏi giáo sư của bạn
 Nghĩ về những vấn đề chưa được nghiên cứu
 Kế sách cuối cùng?
● Có lẽ bạn có thể nghĩ về một vấn đề liên quan đến một trong những tiêu đề của bài học.
3. Từ ý tưởng đến câu hỏi nghiên cứu, đến giả thuyết nghiên cứu: (xem thêm “2. @Từ ý tưởng đến câu hỏi nghiên
cứu, đến giả thuyết NC” bên dưới)
=> Câu hỏi đề thi của cô Quý (khóa 18):
Hãy trình bày một ví dụ về một lĩnh vực mà bạn quan tâm, một câu hỏi nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực đó và
một giả thuyết liên quan đến nghiên cứu đó?
Đáp án: Một số ví dụ trong slide bài giảng của cô như sau (Mọi người có thể tự dùng ví dụ của bài tập đề cương
nhóm mình cho phù hợp với thực tế Việt Nam):
Research Interest or Ideas
(Lĩnh vực quan tâm)
Research Problem or Questions
(Câu hỏi nghiên cứu)
Research Hypothesis
(Giả thuyết nghiên cứu)
Open Classroom and
Academic Success
Lớp học mở và sự thành
công của việc học
What is the effect of open versus traditional

classrooms on reading level?
Yếu tố ảnh hưởng gì của lớp học mở so với lớp
học truyền thống lên trình độ đọc?
Children who are taught reading in open classroom
settings will read at a higher grade level than children
who are taught reading in a traditional setting.
Trẻ em được dạy đọc ở các lớp học mở sẽ đạt được một
trình độ đọc cao hơn so với những đứa trẻ được dạy đọc
trong một lớp học truyền thống.
Test-Taking Skills and
Grades
Thực hiện bài kiểm tra kỹ
năng và trình độ
Will students who know how to “take” a test
improve their scores?
Liệu sinh viên có biết làm thế nào để thực hiện
tốt bài kiểm để cải thiện điểm số của họ?
Students who receive training in the “Here Today, Gone
Tomorrow” method will score higher on the SAT than
students who do not receive such training.
Những sinh viên ở trường SAT được qua huấn luyện
Trang 11 / 36
bằng phương pháp “Here Today, Gone Tommorrow” sẽ
có điểm số cao hơn những sinh viên chưa qua huấn
luyện này.
Television and Consumer
Behavior
Truyền hình và Hành vi tiêu
dùng của khách hàng
How does watching television commercials

affect the buying behavior of adolescents?
Quảng cáo truyền hình ảnh như thế nào đến
hành vi mua của thanh thiếu niên?
Adolescent boys buy more of the products advertised on
television than do adolescent girls.
Nam vị thanh niên mua nhiều sản phẩm được quảng cáo
trên truyền hình hơn nữ vị thanh niên.
Drug Abuse and Child
Abuse
Lạm dụng ma túy và lạm
dụng trẻ em
Is drug abuse related to child abuse?
Liệu có mối quan hệ giữa lạm dụng ma túy và
lạm dụng trẻ em?
There is a positive relationship between drug abuse
among adults and the physical and psychological abuse
they experienced as children.
Có mối quan hệ đồng biến giữa việc lạm dụng ma túy ở
người lớn với việc lạm dụng tâm lý và thể xác khi họ là
trẻ em.
Adult Care
Chăm sóc người lớn
How have many adults adjusted to the
responsibility of caring for their aged parents?
Làm thế nào để có nhiều người lớn có trách
nhiệm hơn trong việc chăm sóc cha mẹ già của
họ?
The number of children who are caring for their parents
in the child’s own home has increased over the past 10
years.

Số lượng trẻ em đang chăm sóc cha mẹ của họ tại nhà đã
tăng hơn 10 năm quan.
2. Nghiên cứu lý thuyết?
Nghiên cứu lý thuyết (Literature Review) là gì? Cấu trúc? Nhiệm vụ?Lưu ý?
 Là tìm kiếm xem vấn đề mà ta đang quan tâm nghiên cứu đã được nghiên cứu trước đây chưa và kết quả của
nó như thế nào.
 Đối với đề tài khoa học: Nếu phát hiện đã có người nghiên cứu rồi thì cũng đừng nên chán nãn mà nên chọn
những đề tài khác, hoặc phát triển thêm một số vấn đề nghiên cứu từ công trình đã có.
 Các chuyên gia đánh giá phần này sẽ dựa vào:
● Tính logic trong lập luận của ta
● Tính đầy đủ trong các tham khảo của ta ở các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó.
● Tính liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Cấu trúc của phần này được xây dựng dựa trên khung phân tích (Analytical Framework) của mô hình
nghiên cứu.
 Trong một số trường hợp, mô hình này còn được gọi là Mô hình khái niệm (Conceptual Framework)
● Sơ đồ diễn tả mối quan hệ giữa các nhân tố (biến số)
● Đây là cơ sở để xây dựng các giả thuyết
Ví dụ về mô hình phân tích:
 Nhiệm vụ của phần nghiên cứu lý thuyết là dựa vào các lý thuyết hay công trình nghiên cứu trước đây để mô
tả các mối quan hệ này
● Mô tả các mối quan hệ này sẽ giúp ta phát triển các giả thuyết nghiên cứu mới dựa vào những gì mà lý
thuyết và công trình nghiên cứu trước đây chưa giải thích
● Đó cũng là những mối quan hệ mà ta quan tâm nhưng chưa có lời giải thích thỏa đáng
 Lưu ý:
● Những giải pháp đã phát hiện không nhất thiết luôn luôn giải thích được các quan sát hiện tại
● Những giải pháp đã khám phá đôi khi cần được điều chỉnh hay thậm chí loại bỏ vì không còn phù hợp với
hoàn cảnh mới
Cách thức nghiên cứu lý thuyết? (xem chi tiết “3 @ Nghiên cứu lý thuyết” bên dưới )
Các nguồn thông tin khác nhau?
Information

Source
What it Does Example
General Sources
Nguồn thông tin
tổng quát
Provides an overview of a topic and provides leads
to where more information can be found.
Cung cấp:
- Sự giới thiệu tổng quát về vấn đề Ngiên Cứu
- Vài đầu mối giúp việc tìm kiếm thông tin nhiều
Daily newspapers, news weeklies, popular
periodicals and magazines, trade books,
Reader’s Digest Guide to Periodical Literature,
New York Times Index
Vài nguồn tham khảo: Nhật báo, Tuần báo, Tạp
Trang 12 / 36
hơn. chí định kỳ và phổ biến, Sách thương mại,
Secondary Sources
Nguồn thông tin sơ
cấp (thứ cấp)
Provides a level of information “once removed”
from the original work.
Cung cấp:
- Tóm tắt các nghiên cứu của học giả
- Nhiều nguồn tham khảo
Books on specific subjects and reviews of
research
Primary Sourcs
Nguồn thông tin thứ
cấp (Sơ cấp)

The original reports of
the original work or experience.
Nguồn sơ cấp cung cấp các báo cáo của các công
trình nghiên cứu gốc
Journals, abstracts and scholarly books,
Educational Resources Information Center
(ERIC), movies
Slide bài giảng của cô Quý có 1 số lời khuyên khi nghiên cứu:
1. Cẩn thận khi sử dụng nguồn Internet!!!
 Hiện tại Internet không bị kiểm soát (không giống như nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp)
 Internet rất tốt cho giải trí và phát triển ý tưởng => Nhưng hãy cẩn thận!!
2. (Tại sao) tạp chí là nguồn thông tin tốt nhất! (?)
 Bài báo được viết dưới dạng thống nhất và rõ ràng
 Được đồng nghiệp đánh giá (Peer review)
● Chuyên gia đánh giá bài báo và đưa ra các nhận xét.
● Nhiều bài báo nộp nhưng không bao giờ được đăng.
3. Sử dụng tóm tắt
 Tóm tắt là một hay hai đoạn văn tóm lược nội dung bài báo.
 Bạn có thể tóm tắt để quyết định xem bài báo có hữu dụng không.
4. Sử dụng bảng liệt kê (INDEXES)
 Comprehensive Dissertation Index
 Social Sciences Citation Index (SSCI)
 Bibliographic Index
5. Sử dụng các công cụ điện tử trong các hoạt động nghiên cứu
 Tìm kiếm thông tin trên mạng.
 Lợi ích:
● Thuận tiện, tiết kiệm thời gian
● Đó là tương lai
6. Nghiên cứu trên web qua các công cụ tìm kiếm
 Phương tiện giúp tìm kiếm thông tin trên mạng

 Vài phương tiện tìm kiếm phổ biến: Google; Yahoo!; Microsoft Live Search
7. Giới thiệu INTERNET & WORLD WIDE WEB
 Nghiên cứu các hoạt động trên Internet
 Giới thiệu E-Mail
 Giới thiệu những nhóm thông tin
 Sử dụng Mailing Lists hoặc a Listserve
 Một trang chủ là sự thu thập thông tin (Ví dụ, http :// www . thomas . gov /)
v.v…và thêm các lời khuyên của phần 3 – viết cơ sở lý thuyết dưới đây:
3. Viết cơ sở lý thuyết? (xem chi tiết “6.@ Viết cơ sở lý thuyết” bên dưới)
4. Các tiêu chí đánh giá một nghiên cứu (xem chi tiết “4. @ Các tiêu chí đánh giá một nghiên cứu ” bên dưới) và
(xem thêm chương 1 – tiêu chí đánh giá)
Trang 13 / 36
Chương 3: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu và phê bình một nghiên cứu
Mục tiêu :
1. Thảo luận để tìm ra một đề tài NC.
2. Thảo luận làm thế nào phát triển một ý tưởng thành một câu hỏi NC, giả thuyết NC.
3. Xây dựng giả thuyết NC.
4. Chỉ rõ 3 nguồn lý thuyết. (?)
5. Thảo luận cách sử dụng các nguồn thông tin.
6. Thảo luận cách viết cở sở lý thuyết
1. Làm thế nào để phát hiện và lựa chọn vấn đề nghiên cứu:
Một điều rất quan trọng khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu là không được phép nghiên cứu cái mà người ta đã
nghiên cứu rồi và nhất là trên cùng một thị trường, trừ khi nghiên cứu của chúng ta có gì khác, có gì mới hơn trên
nền của công trình cũ. Nghiên cứu của chúng ta phải có gì đó đóng góp thêm chứ không phải là chúng ta làm tiêu
tốn giấy mực. Tóm lại , nghiên cứu không phải chúng ta chuyển thông tin từ nơi này sang nơi khác, không nghiên
cứu vấn đề đã nghiên cứu
Vậy làm thế nào để xác định vấn đề nghiên cứu, chúng ta cần nghiên cứu lý thuyết. Nghiên cứu lý thuyết
giúp chúng ta xác định vấn đề rõ ràng hơn
- Vấn đề nghiên cứu là một vấn đề mà chúng ta quan tâm, khi có một sự kiện gì đó, ví dụ công ty đang cần đẩy
mạnh bán hàng & mời chuyên gia về dạy kỹ năng bán hàng cho anh em sale, tuy nhiên sau đó lại thấy doanh số

công ty không tăng mà có khuynh hướng giảm. Nảy sinh vấn đề nghiên cứu có hay không mối quan hệ giữa việc đào
tạo kỹ năng bán hàng và doanh số bán hàng của anh em sale hay không. Vì vậy, ý tưởng có thể xuất phát từ kinh
nghiệm hay hiểu biết của cá nhân, hoặc thông tin tình cờ hàng ngày chúng ta nghe mà chúng ta rất quan tâm
- Có thể trao đổi với giáo viên hướng dẫn: Đừng ngại trao đổi với giáo viên hướng dẫn, nên xem họ là người bạn
lớn. đôi khi, giáo viên hướng dẫn cũng không hiểu vấn đề mà bạn đang quan tâm, tuy nhiên họ sẽ tìm hiểu và cho
bạn nhiều lời khuyên hữu ích. Và nghiên cứu cũng là sản phẩm của chung người hướng dẫn và người nghiên cứu.
Có khi, từ một ý tưởng, sau khi trao đổi với giáo viên và chọn đề tài, đề tài đó có thể khác 100 % so với ý tưởng ban
đầu.
- Nghĩ về vấn đề chưa được nghiên cứu: Thị trường Việt Nam rất tiềm năng, có rất nhiều vấn đề chưa được nghiên
cứu. Tuy nhiên, sinh viên MBA nghiên cứu xoay quanh các đề tài cũ như sự hài lòng về chất lương dịch vụ, do
nguồn thông tin bị hạn chế
- Có thể nghĩ về các vấn đề liên quan đến tiêu đề trong bài học. Ví dụ như quản trị nhân sự, quản trị sản xuất,
chúng ta có hứng thú đến 1 chương nào đó, chọn chương đó làm điểm xuất phát.
2. Từ ý tưởng đến câu hỏi nghiên cứu, đến giả thuyết NC
Sau khi xác định được lĩnh vực yêu thích  hình thành câu hỏi NC:
Câu hỏi nghiên cứu là một sự diễn đạt về vấn đề quan tâm hay mục đích được tuyên bố một cách rõ ràng và
hàm ý về mối quan hệ giữa các biến.
Ví dụ: trong nhân sự: Liệu có sự khác biệt hay không giữa người được mua cổ phiếu hay ngươi không mua
cổ phiếu trong công ty CP?
Trang 14 / 36
3. Nghiên cứu lý thuyết (rất quan trọng khi xây dựng đề cương nghiên cứu)
Nghiên cứu lý thuyết đi theo chuỗi như sau:
Diễn đạt ý tưởng của bạn dưới dạng thuật ngữ tổng quát và qua nguồn TT chung
Nghiên cứu thông qua nguồn thông tin thứ cấp
Nghiên cứu thông qua nguồn thông tin sơ cấp
Tổ chức các ghi chép của bạn.
Viết đề cương
● Diễn đạt ý tưởng của bạn dưới dạng thuật ngữ tổng quát và qua nguồn thông tin chung. Vd về thuật ngữ
tổng quát: Với nghiên cứu cổ phần hóa doanh nghiệp : thuật ngữ tồng quát là “cổ phần hóa”, Với nc sự gắn bó
của người lao động thì thuật ngữ tồng quát là “sự gắn bó”

● Sau khi có thuật ngữ tổng quát, chúng ta phải có thông tin thứ cấp – mô tả về thị trường mà ở đó chúng ta
đang nghiên cứu chẳng hạn như khi nc về cổ phần hóa, chúng ta phải có thông tin cổ phần hóa ở thị trường Việt
Nam.( CP hóa bắt đầu từ năm nào, khi nào có nghị định )
- Nghiên cứu thông qua các nguồn thông tin sơ cấp: là các công trình đã được công bố liên quan đến vấn đề
nghiên cứu. Lưu ý, khi đọc một bài báo nên đọc phần tóm tắt trước. Tóm tắt bài báo thể hiện rất rõ người ta nghiên
cứu cái gì, nghiên cứu như thế nào, kết quả ra sao?? Nếu một bài báo thông thường, chúng ta chỉ cần đọc tóm tắt, trừ
khi nào đọc các bài báo rất quan trọng của chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đó chúng ta mới cần đọc kỹ cả bài
báo đó vì nó cho chúng ta mô hình cơ bản.
Cẩn thận với thông tin trên mạng : Chúng ta thường mang định kiến là Tiếng Anh thì tốt hơn tiếng Việt . Tuy
nhiên, có nhiều bài báo bằng tiếng anh nhưng chất lượng rất tệ, ngược lại cũng có nhiều bài báo tiếng Việt nhưng
chất lượng rất tốt. làm sao chúng ta có đủ nhận thức cái nào tốt là hết sức quan trọng. Internet tốt cho phát triển ý
tưởng, nhưng chỉ ý tưởng thôi, khi sử dụng nội dung chúng ta nên cẩn thận và sàng lọc
● Tổ chức các ghi chép: Ghi lại theo cách dễ hiểu, sau đó viết đề cương, đề cương nghiên cứu khoảng 20
trang, hoàn tất 30 % vấn đề nghiên cứu,
● Đề cương nghiên cứu bao gồm: Chương mở đầu, cơ sở lý thuyết & phương pháp nghiên cứu (mô hình, giả
thuyết, thang đo)
4. Các tiêu chí đánh giá một nghiên cứu:
1. Có nghiên cứu các công trình đã hoàn thành và mới?
Lưu ý phần tài liệu tham khảo, phải đảm bảo mới & các các bài viết của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh
vực đang nghiên cứu
2. Vấn đề và mục tiêu NC có được phát biểu rõ ràng?
Chương 1 là chương bị đánh giá nhiều nhất. Nếu mục tiêu nghiên cứu không được phát biểu rõ ràng, thì giả
thuyết nghiên cứu không được chấp nhận, nếu chấp nhận vấn đề nghiên cứu thì người ta mới chấp nhận các phần
tiếp theo sau nó)
3. Giả thuyết nghiên cứu có rõ ràng?
Giả thuyết nghiên cứu có kiểm định được hay không? Giả thuyết nghiên cứu nêu lên mối quan hệ giữa các khái
niệm, nếu không rõ ràng chúng ta không kiểm định được
4. Cách NC được thực hiện có rõ ràng?
Nghiên cứu là cách thức thu thập và xử lý dữ liệu. Có nhiều nghiên cứu bị đánh giá
5. Mẫu có đại diện cho đám đông?

Tránh việc khảo sát nhóm nằm ngoài đám đông nghiên cứu, hoặc nhóm nằm trong đám đông nhưng không đại
diện cho đám đông.
6. Kết quả và thảo luận có phù hợp với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu?
Lưu ý chỉ thảo luận xung quanh vấn đề nghiên cứu, không đi lan man vô những vấn đề không quan trọng.)
7. Trích dẫn có đầy đủ và mới?
Trang 15 / 36
8. Bạn có bất kỳ một phê phán nào về nội dung và hình thức?
5. Vài cạm bẫy cần tránh!!
- Đừng quá yêu thích ý tưởng của bạn, bạn có thể thay đổi ý tưởng đầu tiên,
Đôi khi ban đầu chúng ta đưa ra một vấn đề nghiên cứu, sau đó khi nghiên cứu xem có cơ sở lý thuyết cho
vấn đề đó và đánh giá xem vấn đề có có cơ sở lý thuyết hay không hay chúng ta có khả năng nghiên cứu nó hay
không, chúng ta phải chuyển qua nghiên cứu vấn đề khác. Có nhiều người do quá yêu thích ý tưởng của mình mà
không chịu thay đổi người đó sẽ bị gặp trục trặc, do chúng ta ko có thông tin hoặc không có khả năng thực hiện. Vì
vậy, chúng ta cần phải thay đổi ý tưởng khi cần thiết
- Đừng chọn những nghiên cứu tầm thường không quan trọng. Cần đặc biệt lưu ý. Điều này rất quan trọng, vì
người ta thường đánh giá vấn đề nghiên cứu theo tiêu chí:
1. Tại sao chúng ta nghiên cứu vấn đề đó?
2. Kết quả nghiên cứu này để làm gì.
Nếu nó à một dự án tầm thường chúng ta lặp lại và làm tệ hơn, hoặc nếu ko ai cần sử dụng nghiên cứu này thì ko cần
nghiên cứu. Đề cương luôn có nội dung đóng góp của đề tài
3. Kết quả nghiên cứu cần cho ai: ví dụ nhà hoạch định kinh tế, hay nhà hoạch định nhân sự
- Đừng cố gắng làm nhiều hơn có thể: đừng bao giờ nghĩ cái gì cũng muốn ôm hết vào mình mà không để cho ai
làm hết.Mỗi một đề tài chúng ta chỉ có thể nghiên cứu trong một phạm vi , trong một không gian và một khoảng thời
gian nhất định. Do đó, nếu chúng ta nắm gốc rễ mọi vấn đề thì chúng ta không thể nào có thời gian làm nỗi. Đó là lý
do mà trong đề cương nghiên cứu có phần phạm vi nghiên cứu
- Phải xác định mục tiêu nghiên cứu phù, nếu chúng ta đưa ra mục tiêu quá lớn thì chúng ta không thể hoàn thành
trong nhiệm vụ nghiên cứu của mình
(Phạm vi nghiên cứu: có thể là giới hạn về không gian, thời gian và đối tượng khảo sát)
- Cố gắng làm điều gì đó mới: chúng ta có thể lặp lại nghiên cứu khác nhưng không đi theo hướng người ta đã làm
mà có điều chỉnh bổ sung, có nghĩa là có kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, nên lưu ý Các bài báo được công bố ít

nhất là người sắp là tiến sĩ, do đó bài của họ rất phức tạp. Cho nên “mới” ở đây không phải là làm cho đề tài chúng
ta to hơn, vĩ đại hơn mà có thể chúng ta điều chỉnh mô hình cho phù hợp. Ví dụ có 3 mô hình, từ đó chọn 1 & điều
chỉnh cho phù hợp với đề tài. “Mới” ở đây phải hợp lý, khoa học, vừa tầm, Vì vậy chúng ta không cần làm nghiên
cứu phức tạp hàn lâm mà có thể chọn nghiên cứu ứng dụng, lặp lại với mô hình đơn giản hơn nhưng phải có ý nghĩa.
Tóm lại đừng phức tạp hóa vấn đề
6. Viết cơ sở lý thuyết
● Đọc các nghiên cứu khác – nắm bắt những điều mà người khác đã làm.
● Tạo ra một chủ đề thống nhất – kể một câu chuyện có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
● Sắp xếp nguyên liệu của bạn.
● Làm việc với dàn ý, nó giúp bài viết của bạn luôn luôn được tổ chức tốt.
● Liên hệ với các lĩnh vực khác, lĩnh vực bạn đang làm với người khác. Hãy kể một câu chuyện mạch lạc.
Câu hỏi đề thi của cô Quý (khóa 18):
Liệt kê 3 lời khuyên hữu ích khi viết cơ sở lý thuyết?
7. Lời khuyên hữu ích khi viết cơ sở lý thuyết:
1. Lưu ý sử dụng nguồn thông tin cho hợp lý:
● Nguồn thông tin trên internet rất tốt cho ý tưởng nhưng cần đánh giá lại chất lượng bài báo
● Nguồn thông tin tạp chí là nguồn thông tin tốt nhất: Bài báo được viết dưới dạng thống nhất và rõ ràng, Được
đồng nghiệp đánh giá (Peer review) , có chuyên gia đánh giá bài báo và đưa ra các nhận xét.
Trang 16 / 36
2. Đọc & tóm tắt nhiều bài báo có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu: chúng ta phải đọc rất nhiều bài
báo, tóm tắt bài báo để làm cơ sở lý thuyết cho đề cương của mình. Chúng ta không thể đọc 1 bài báo mà làm
được nghiên cứu. Đừng bao giờ chỉ đọc một bài báo mà lấy ngay bài báo đó làm ý tưởng, trừ khi, chúng ta rất
am hiểu lý thuyết. Khi đọc một bài báo thấy họ làm theo phương pháp này, chúng ta chọn phương pháp khác
cho kết quả có giá trị tham khảo và có độ nhạy cao hơn.
3. Ghi lại một cách đễ hiểu các nội dung quan trọng trước khi bắt tay chính thức viết cơ sở lý thuyết.
Trang 17 / 36
Chương 4: LẤY MẪU VÀ KHẢ NĂNG KHÁI QUÁT HÓA
Nội dung chủ yếu của chương này gồm:
- Lý do của việc chọn mẫu trong nghiên cứu marketing
- Sai số do lấy mẫu và sai số không phải do lấy mẫu

- Các phương pháp chọn mẫu xác suất và các phương pháp chọn mẫu phi xác suất.
MẪU VÀ NHỮNG LÍ DO CỦA VIỆC CHỌN MẪU
Một số định nghĩa
Phần tử:
Một phần tử là một đơn vị trong đó thông tin về nó được thu thập và làm cơ sở cho việc phân tích. Thông thường
trong lấy mẫu nghiên cứu marketing, những phần tử là con người, tuy vậy cũng có những loại phần tử khác như là:
gia đình, cửa hàng hoặc doanh nghiệp.
Tổng thể
Một tổng thể là sự tập hợp các phần tử. có 2 loại tổng thể:
- Tổng thể chủ đích (target population): Là một tổng thể được yêu cầu bởi đặc trưng thông tin cần nghiên cứu.
- Tổng thể lấy mẫu (sampling population): Là một tổng thể thực tế được chọn trên yêu cầu thông tin cần nghiên cứu.
Cấu trúc mẫu (sampling frames)
Cấu trúc mẫu là một danh sách các phần tử lấy mẫu. Ví dụ: yêu cầu đánh giá trình độ trung bình của sinh viên năm
thứ 4 của một trường đại học. Tổng thể chủ đích là tất cả sinh viên đang học năm thứ 4 đã theo học từ năm đầu tiên.
Tuy nhiên, một số sinh viên đã bỏ học vì chuyển sang trường khác, hoặc vì lý do nào đó. Số sinh viên còn lại là tổng
thể lấy mẫu. Danh sách các sinh viên này là cấu trúc mẫu. Mỗi sinh viên trong danh sách là một phần tử lấy mẫu.
Những lí do của việc chọn mẫu
Trong nghiên cứu , việc lấy mẫu để điều tra thay vì phải điều tra toàn bộ được thực hiện bởi các lý do sau:
- Những người ra quyết định thường bị giới hạn về mặt thời gian, do đó họ phải dựa vào bất kỳ
thông tin nào có thể dùng được trong thời gian đó.
- Đối với qui mô tổng thể nghiên cứu lớn, chi phí cho một cuộc điều tra toàn bộ rất lớn, sẽ gặp hạn chế về kinh phí.
Vì vậy việc điều tra trên một mẫu sẽ có ưu thế hơn nhưng vẫn bảo đảm thu thập đầy đủ thông tin thích hợp.
- Trong một số trường hợp, việc tiến hành điều tra toàn bộ tổng thể vẫn không thể nâng cao độ
chính xác của thông tin trong khi lại tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian.
- Trong những tình huống mà việc kiểm tra, đo lường có thể phá hủy phần tử thì việc lấy mẫu là điều hiển nhiên. Ví
dụ: kiểm tra các phim chụp ảnh
Vấn đề sai số trong việc chọn mẫu
Thay vì điều tra toàn bộ, chúng ta chỉ thu thập các thông tin từ các phần tử trong mẫu được chọn, sau đó sử dụng các
kết quả này để ước lượng cho tổng thể, vì vậy luôn luôn xuất hiện sự sai biệt về trị số mẫu và trị số tổng thể. Sai số
này gồm hai loại:

1. Sai số lấy mẫu
Sai số lấy mẫu là sai số xảy ra do những phần tử khi tiến hành chọn không đại diện cho tổng thể, nghĩa là có sự khác
biệt giữa trị số mẫu với trị số trung bình tổng thể. Vì thực tế không thể có một đọan nhỏ hơn của tổng thể làm đại
diện chính xác cho tổng thể, nên sai số lấy mẫu sẽ hiện diện vào bất cứ lúc nào khi ta chọn mẫu dù người nghiên cứu
có cẩn thận đến mức nào. Do đó sai số này là kết quả của sự ngẫu nhiên. Sai số lấy mẫu có thể giảm thiểu bằng cách
tăng kích thước của mẫu.
2. Sai số không lấy mẫu (sai số khác)
Sai số không lấy mẫu liên quan đến bất kỳ sự việc gì (ngoài sai số lấy mẫu) có thể làm xuất hiện các sai số hay độ
chệch trong kết quả nghiên cứu. Những sai số này bao gồm:
- Lập báo cáo không chính xác.
- Xác định vị trí hiện tại của người trả lời không đúng.
- Lý giải sai các vấn đề do dùng từ ngữ mập mờ.
- Người trả lời bỏ dỡ nửa chừng do cảm thấy quá lâu, quá vô vị.
- Người phỏng vấn chỉ dẫn, hoặc giải thích các hướng dẫn sai; ghi chép không đầy đủ.
- Do sai lầm khi hiệu chỉnh và mã hóa dữ liệu.
Trang 18 / 36
Để giảm thiểu các sai số khi lấy mẫu này, Lipstein đã cung cấp một số hướng dẫn tổng quát như sau:
- Dùng mẫu điều tra càng dễ tiến hành điều tra càng tốt.
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu thích hợp với đối tượng nghiên cứu.
- Chỉ giới hạn các câu hỏi cần thiết cho những vấn đề chính của cuộc điều tra.
- Kiểm tra trước các câu hỏi.
- Cố gắng giảm thiểu sự mệt mỏi của những người tham gia trả lời.
- Cố gắng xoay quanh các câu hỏi then chốt để phát hiện xem khi nào thì người trả lời bắt đầu thấy mệt mỏi.
- Thiết lập những cách thức để khiến cả người trả lời và người phỏng vấn tập trung tâm trí của mình vào cuộc
nghiên cứu.
- Không đặt câu hỏi khi người được hỏi thật sự không thể trả lời được; không yêu cầu họ
những điều không thể làm được.
I. Đám đông, mẫu và khả năng khái quát hóa
1. Đám đông:
Đám đông (population) là tập hợp tất cả các đối tượng nghiên cứu mà nhà nghiên cứu cần nghiên cứu để thõa mãn

mục đích và phạm vi nghiên cứu của mình.
VD: chúng ta cần nghiên cứu người dân sinh sống tại TP.HCM có độ tuổi từ 18-45 thì tập hợp những người sinh
sống tại TPHCM ở độ tuổi từ 18-45 là đám đông để chúng ta nghiên cứu.
2. Mẫu: mẫu là một nhóm nhỏ đại diện cho đám đông
3. Khả năng khái quát hóa là khả năng suy diễn tính chất của đám đông dựa trên tính chất mẫu.
- Nghiên cứu đám đông thông qua mẫu nên tính khái quát phải cao
VD1: Các yếu tổ ảnh hưởng đến tiêu dùng trong ngành trang trí nội thất.
Họ phải xác định mẫu thì dựa vào: - KH hướng tới của doanh nghiệp là ai?
VD2: Nghiên cứu mức độ chi tiêu cho mỹ phẩm ở phụ nữ:
Nếu chỉ nghiên cứu ở quý bà thì có thể mức chi tiêu sẽ cao và nếu chỉ dừng lại ở đối tượng đó thì kết quả nghiên cứu
sẽ bị sai lệch
II. Các phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu đại diện: mẫu đại diện phải mang những tính chất của đám đông
1. Chọn mẫu xác suất – là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu biết trước được xác suất tham gia
vào mẫu của các phần tử. Theo phương pháp này thì các tham số của nó có thể dùng để ước lượng hoặc kiểm
nghiệm các tham số của đám đông nghiên cứu
VD: trong lớp có 100 người, cô giáo gọi 1 người thì sẽ tính đc xác suất là bao nhiêu và xác suất là bằng nhau
Phương pháp chọn mẫu xác suất thực hiện việc chọn các phần tử của mẫu dựa trên việc sử dụng các quy luật phân
phối xác suất trong thống kê toán. Tuy nhiên, trong phần này do đối tượng nghiên cứu của môn học nên không trình
bày tỉ mỉ như trong thống kê học, mà chủ yếu giới thiệu phương pháp để trên cơ sở đó có thể lựa chọn phương pháp
chọn mẫu thích hợp cho từng mục tiêu nghiên cứu.
1.2. Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
a. Chọn mẫu ngẫu nhiên giản đơn
- Mỗi thành viên của đám đông có cơ hội được chọn bằng nhau và độc lập
- Mẫu nên đại diện cho đám đông
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
● Chọn mẫu ngẫu nhiên là một quá trình chọn lựa mẫu sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu trong cấu trúc có một cơ
hội hiện diện trong mẫu bằng nhau.
● Chọn mẫu ngẫu nhiên có hai loại: chọn mẫu ngẫu nhiên có sự thay thế hoặc là không có sự thay thế.
Trong lấy mẫu ngẫu nhiên có sự thay thế thì một phần tử đã được chọn luôn luôn được thay thế trước khi

thực hiện sự lựa chọn kế tiếp. Cách này có khả năng lấy trên cùng một cá thể nhiều lần. Do vậy, trong
nghiên cứu, lấy mẫu ngẫu nhiên không thay thế được sử dụng chủ yếu.
● Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản được áp dụng có kết quả khi tổng thể nghiên cứu không phân
tán quá rộng về mặt địa lý; các phần tử trong tổng thể có khá nhiều sự đồng nhất về đặc điểm muốn nghiên
cứu.
Các bước tiến hành
Trang 19 / 36
a. Xác định đám đông
b. Liệt kê các thành viên của đám đông
c. Đánh số cho mỗi thành viên của đám đông
d. Sử dụng tiêu chí để chọn mẫu
Yếu tố thành công trong chọn mẫu ngẫu nhiên
- Phân phối của các số trong bảng là ngẫu nhiên
- Các thành viên của đám đông được liệt kê một cách ngẫu nhiên
- Sự lựa chọn tiêu chí không nên liên quan đến yếu tố nghiên cứu
Ưu và nhược điểm
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện nếu chúng ta có một khung mẫu hoàn chỉnh
+ Nhược điểm: mức phân bố mẫu trên đám đông có thể bị vi phạm nhất là đối với đám đông nghiên cứu có
kích thước lớn và kích thước mẫu nhỏ
Ưu điểm của phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là dễ hiểu, dễ thực hiện; trung bình mẫu là một sự tính
toán khách quan của trung bình tổng thể nghiên cứu; phương pháp tính toán đơn giản, dễ dàng.
Nhược điểm của phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:
- Trong nhiều trường hợp, sự biến thiên của tổng thể nghiên cứu rất rời rạc và không theo quy tắc, thì lấy mẫu
ngẫu nhiên không được dùng đến vì nó kém chính xác; mẫu có thể không mang tính đại diện, hoặc bị lệch.
- Để lựa chọn các phần tử, cần phải đánh dấu và lập danh sách tòan bộ tổng thể để sử dụng bảng số ngẫu nhiên,
bốc thăm, quay số, công việc này khó thực hiện được khi tổng thể là qúa lớn.
- Mẫu được chọn có thể bị phân tán, do vậy tốn kém chi phí và khó khăn trong đi lại khi thu thập dữ liệu.
b. Chọn mẫu hệ thống: các bước tiến hành
- Chia đám đông cho cở mẫu mong muốn: vd., 50/10 = 5
- Chọn điểm bắt đầu ngẫu nhiên: vd., 43 = Heather

- Chọn mỗi 5th từ điểm bắt đầu
Chọn mẫu có hệ thống
Chọn mẫu có hệ thống với sự bắt đầu ngẫu nhiên là một phương pháp chọn mẫu được tiến hành bằng cách lấy
từng đơn vị thứ k từ một tổng thể nghiên cứu có thứ tự. Đơn vị đầu tiên được chọn một cách ngẫu nhiên, k được gọi
là khoảng cách lấy mẫu, số nghịch đảo 1/k là tỷ lệ lấy mẫu.
Ưu điểm của phương pháp chọn mẫu có hệ thống là mẫu được thiết lập dễ dàng, dễ thực hiện trên hiện trường
(điều tra theo đường phố), mẫu được phân tán đều khắp tổng thể nghiên cứu và kết quả tính toán chính xác hơn so
với lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Nhược điểm của phương pháp chọn mẫu này là: có thể một mẫu được lấy chỉ bao gồm những đơn vị có cùng một
dạng, và cần thiết phải có danh sách các đơn vị lấy mẫu theo thứ tự.
Vì thế phương pháp chọn mẫu có hệ thống thường được áp dụng khi thứ tự của các đơn vị lấy mẫu là ngẫu nhiên,
gần như có sự phân nhóm trong tổng thể nghiên cứu.
c. Chọn mẫu phân tầng (STRATIFIED SAMPLING)
Trong phương pháp chọn mẫu phân tầng hay phân nhóm đồng nhất (stratified sampling), người ta chia đám đông ra
thành nhiều tầng gồm các nhóm nhỏ (stratum), các nhóm này chính là đơn vị chọn mẫu. Các nhóm này thõa mãn
một tiêu chí là các phần tử trong cùng một nhóm có tính đồng nhất (homogeneity) cao và các phần tử giữa các nhóm
có tính dị biệt (heterogeneity) cao. Hay nói cách khác, nguyên tắc phân nhóm là cùng nhóm đồng nhất, khác nhóm
dị biệt.
Phương pháp chọn mẫu phân tầng có tính phân bố cao trong đám đông nghiên cứu. Hơn nữa, nếu các phần tử trong
cùng một nhóm có tính đồng nhất cao sẽ giúp cho việc chọn các phần tử trong đơn vị (nhóm) cho mẫu sẽ có hiệu
quả thống kê cao. Vì vậy, trong các phương pháp chọn mẫu theo xác suất thì phương pháp chọn mẫu phân tầng cho
chúng ta hiệu quả thống kê cao nhất
- Mục tiêu chọn mẫu là lựa chọn một mẫu đại diện cho đám đông
Trang 20 / 36
- Giả sử rằng: Người trong đám đông có khác nhau một cách hệ thống theo một vài tính chất/đặc điểm? Và các tính
chất/đặc điểm có liên quan đến các yếu tố đang được nghiên cứu? Thì chọn mẫu phân tầng là một lựa chọn
- Đặc điểm:
+ Các tính chất được nhận dạng (vd. Giới tính)
+ Các cá thể trong đám đông được liệt kê riêng theo loại của họ (vd., nữ và nam)
+ Đại diện theo tỷ lệ của mỗi nhóm được xác định (vd., 40% nữ & 60% nam)

+ Mẫu ngẫu nhiên được chọn phản ánh những tỷ lệ của đám đông (vd. 4 nữ & 6nam)
- Phân tầng theo nhiều tiêu chí: tuổi, khu vực,
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
● Khi tổng thể nghiên cứu được cấu tạo bởi nhiều tập hợp không đồng nhất liên quan đến những đặc điểm
nghiên cứu, để thực hiện lấy mẫu cần phải phân tầng tổng thể nghiên cứu thành từng nhóm có những đặc
điểm tương đồng. Lấy mẫu phân tầng là chọn một mẫu ngẫu nhiên đơn giản từ mỗi nhóm trong tổng thể
nghiên cứu.
● Tùy theo đặc điểm nghiên cứu, tổng thể có thể được phân tầng theo nhiều tiêu thức khác nhau; và có thể
phân tầng một cấp (một tiêu thức) hoặc nhiều cấp (nhiều tiêu thức); và khi chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
có thể theo tỷ lệ (tỷ lệ mẫu tương ứng với tỷ lệ tổng thể) hoặc không theo tỷ lệ.
Ưu điểm của phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: sự phân nhóm có thể làm gia tăng mức độ chính xác
của việc đánh giá các đặc điểm tổng thể nghiên cứu; thực hiện thuận tiện, phân tích số liệu khá toàn diện.
Nhược điểm của phương pháp này là cần phải lập danh sách các đơn vị lấy mẫu theo từng nhóm;tốn kém chi phíđi
lại, đặc biệt khi tổng thể nghiên cứu trải rộng trên một vùng địa lý rộng lớn.
Với những ưu điểm và nhược điểm trên, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng thường được áp dụng khi
tổng thể nghiên cứu có sự phân bố của đặc điểm nghiên cứu rất rời rạc, hay tập trung trên những điểm nhỏ bị phân
tán của tổng thể.
d. Chọn nhóm ngẫu nhiên (CLUSTER SAMPLING)
Thay vì chọn các cá nhân một cách ngẫu nhiên thì các đơn vị (các nhóm) của các cá nhân được nhận dạng. Sau đó
mẫu ngẫu nhiên của các đơn vị được lựa chọn. Tất cả các cá nhân của mỗi đơn vị được chỉ định vào một trong các
điều kiện nghiên cứu
Chú ý: Các đơn vị phải đồng nhất để tránh sự thiên lệch
e. Chọn mẫu theo cụm
● Chọn mẫu theo cụm là phương pháp chọn mẫu được tiến hành bằng cách lấy những nhóm riêng biệt hoặc
những cụm của những đơn vị nhỏ hơn. Những cụm của mẫu có thể được chọn bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên
hay lấy mẫu có hệ thống với một sự khởi đầu ngẫu nhiên.
● Tương tự với nhóm trong lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, các cụm là các nhóm phụ riêng biệt với nhau cùng
tạo nên tổng thể nghiên cứu. Tuy nhiên, không giống như nhóm, các cụm được tạo nên bởi những phần tử dị
biệt, không đồng nhất, miễn sao mỗi nhóm sẽ là đặc trưng của tổng thể nghiên cứu. Ví dụ, nghiên cứu về
sinh viên trong một trường đại học, thay vì chọn các phần tử là sinh viên theo kích thước mẫu, có thể chọn

đơn vị lấy mẫu là lớp; do vậy không cần phải lập danh sách sinh viên, mà lập danh sách các lớp. Khi thực
hiện điều tra, thì tất cả sinh viên trong một lớp được chọn đều được tiếp xúc.
Trang 21 / 36
Ưu điểm của phương pháp chọn mẫu theo cụm là không cần thiết phải xây dựng một danh sách tất cả các phần tử
trong tổng thể nghiên cứu, mà cấu trúc đối với lấy mẫu theo cụm là một danh sách các cụm. Ngay cả khi danh sách
các phần tử đã có sẵn, việc lấy mẫu theo cụm vẫn ít tốn kém hơn về chi phí.
Nhược điểm của phương pháp này là ở chỗ trong thực tế, lấy mẫu theo cụm không hiệu quả bằng lấy mẫu ngẫu
nhiên hay phân tầng. Chẳng hạn, những hộ gần kề nhau thường có đặc điểm tương tự nhau hơn những hộ riêng
biệt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính đại điện của mẫu, và được thể hiện qua sai số chọn mẫu tăng.
Phương pháp chọn mẫu theo cụm được áp dụng khi danh sách đầy đủ các phần tử trong tổng thể nghiên cứu không
có sẵn, hoặc khi chi phí điều tra thấp được xem là quan trọng hơn so với yêu cầu về sự chính xác
f. Chọn mẫu nhiều giai đoạn
Việc chọn mẫu được thực hiện qua hai hay nhiều giai đoạn. Trước hết, tổng thể nghiên cứu được phân ra thành
những đơn vị của giai đoạn đầu tiên, từ đó tiến hành chọn mẫu, và sau đó có thể tăng thêm nhiều giai đoạn qua
việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành nhiều cấp bậc của những đơn vị lấy mẫu tương ứng với mỗi giai đoạn lấy
mẫu khác nhau.
Ví dụ: Giả định muốn chọn một mẫu 30 hộ từ một thành phố nào đó, và thành phố được phân thành 10 khu phố,
mỗi một khu phố có 10 hộ. Cách làm như sau:
(1) Đánh số các khu phố từ 1 - 10.
(2) Dùng bảng số ngẫu nhiên lấy 5 số ngẫu nhiên; tương ứng là các khu phố được chọn.
(3) Đánh số thứ tự các hộ, liên tục từ 1 đến 10 trong cấu trúc của các khu phố được chọn.
(4) Lấy 5 nhóm số ngẫu nhiên, với mỗi nhóm gồm 6 số trong từng khu phố được chọn.
(5) Chọn 6 hộ theo nhóm số ngẫu nhiên ban đầu; sau đó chọn 6 hộ ở nhóm số ngẫu nhiên tiếp theo đến khi đủ 30.
Ưu điểm của phương pháp lấy mẫu này là có tính hiệu quả và linh hoạt hơn lấy mẫu một giai đoạn. Ngoại trừ
những đơn vị của giai đoạn thứ nhất, cấu trúc mẫu chỉ yêu cầu đối với những đơn vị đã chọn để lấy những đơn vị
phụ.
Nhược điểm: Lý thuyết phức tạp khi áp dụng trên hiện trường; qui trình tính toán khó khăn cho những người
không phải là chuyên viên thống kê.
Phương pháp lấy mẫu theo nhiều giai đoạn được áp dụng khi danh sách của các đơn vị lấy mẫu không có sẵn, tổng
thể nghiên cứu trải rộng trên vùng rộng lớn

2. Chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà trong đó xác suất của bất kỳ thành viên nào được chọn
không được biết. Khi mẫu được chọn theo phương pháp này thì các tham số của nó không thể dùng để ước lượng
hoặc kiểm định các tham số của đám đông nghiên cứu.
2.2. Kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất
a. Chọn mẫu thuận tiện: là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu
bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được
Ví dụ: giả sử chúng ta cần chọn một mẫu có kích thước n=200 từ người dân tại TP.HCM, cả nam và nữ, có độ tuổi
từ 18-40, thuộc tầng lớp có thu nhập trung bình. Trong phương pháp chọn mẫu thuận tiện này thi bất kỳ người nào
(nam hay nữ, thuộc tầng lớp có thu nhập trung bình và độ tuổi từ 18-40 sống tại TP.HCM) đồng ý tham gia vào mẫu
đều có thể chọn vào mẫu
- Đặc điểm:
+ Dễ
+ Không ngẫu nhiên
+ Tính đại diện kém
Chọn mẫu thuận tiện
Theo cách chọn mẫu này, người nghiên cứu chọn ra các đơn vị lấy mẫu dựa vào “sự thuận tiện” hay “tính dễ tiếp
cận”. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, rất khó xác định tính đại diện của mẫu. Sự lựa chọn các đơn vị mẫu
mang tính chủ quan của người nghiên cứu, vì thế độ chính xác và độ tin cậy không cao, ít được sử dụng rộng rãi.
b. Chọn mẫu theo chỉ tiêu
- Chọn mẫu phân tầng tỷ lệ được yêu cầu nhưng không thể làm được
- Các thành phần tham gia liên quan tới tính chất nghiên cứu (characteristics of interest) được lựa chọn không ngẫu
nhiên cho đến khi chỉ tiêu đủ
c. Chọn mẫu tích lũy nhanh
Trang 22 / 36
● Theo phương pháp này, những đơn vị lấy mẫu (hay phần tử) ban đầu được lựa chọn bằng cách sử dụng các
phương pháp xác suất, nhưng những đơn vị bổ sung tiếp đó được xác định từ thông tin được cung cấp bởi các
đơn vị lấy mẫu ban đầu (quy nguyên). Dù phương pháp xác suất nào được sử dụng để lựa chọn những đơn vị lấy
mẫu ban đầu, thì toàn bộ mẫu vẫn được coi là mẫu phi xác suất vì những quy nguyên theo sau được chứa đựng
trong mẫu ấy.
● Kích thước mẫu và thời gian hao phí giảm đi là những thuận lợi chủ yếu của kỹ thuật lấy mẫu tích lũy nhanh.

Tuy nhiên cách chọn mẫu “nhờ giới thiệu” này có thể có sai lệch vì những người được giới thiệu ra thường có
một số đặc điểm tương đồng về nhân khẩu học hay tâm lý, sở thích. Do đó, phương pháp này chỉ được sử dụng
khi các phần tử mà chúng ta muốn nghiên cứu rất khó tìm.
d. Chọn mẫu phán đoán
Theo phương pháp chọn mẫu phán đoán, những đơn vị của mẫu được chọn dựa vào điều mà nhà chuyên môn suy
nghĩ có thể thỏa mãn một tiêu chuẩn nào đó. Có hai hình thức lựa chọn phán đoán: lấy mẫu theo dư luận và phán
đoán thống kê.
e. Chọn mẫu kiểm tra tỷ lệ
Chọn mẫu kiểm tra tỷ lệ là phương pháp chọn mẫu mà trong đó người nghiên cứu cố gắng bảo đảm mẫu được lựa
chọn có một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tổng thể theo các tham số quan trọng nào đó (tuổi tác, giới tính, nghề
nghiệp ). Các phần tử trong mẫu cũng được chọn theo chủ ý của người nghiên cứu chứ không phải dựa vào quy
luật ngẫu nhiên. Chẳng hạn, nếu xác định kích thước mẫu cần điều tra là 100, và giới tính là một tham số quan
trọng đối với nội dung điều tra (chẳng hạn việc sử dụng kẹo sôcola); khi đó, nếu biết được tỷ lệ giới tính nữ - nam
của tổng thể là 51:49 (tỷ lệ bách phân) thì mẫu được chọn sẽ có 51 nữ và 49 nam. Đây là một ví dụ đơn giản; trong
thực tế, tùy thuộc nội dung điều tra, người ta xác định tỷ lệ theo nhiều tham số: tuổi tác - giới tính - thu nhập
III. Mẫu, cở mẫu, và sai số mẫu
1. Sai số mẫu: Sai số do chọn mẫu là các sai số gây ra do việc chọn mẫu để thu thập dữ liệu, và từ thông tin của mẫu
này, chúng ta suy ra thông tin của đám đông thay vì thu thập dữ liệu của toàn bộ đám đông nghiên cứu.
Sai số mẫu = sự khác nhau giữa tính chất mẫu và tính chất đám đông
VD: đo mức chi tiêu cho thời trang của tầng lớp trung bình của giới nữ là 800.000d/tháng và chúng ta chấp nhận sai
số là 2% có nghĩa là dao động từ 720 – 880.
- Giảm sai số mẫu là mục tiêu của kỹ thuật lấy mẫu
- Khi cỡ mẫu tăng lên, sai số mẫu giảm
2. Cỡ mẫu
2.1.Ước lượng cỡ mẫu:
- Mẫu lớn cần khi: sự thay đổi trong một nhóm là lớn, sự khác biệt giữa các nhóm là nhỏ. VD: đo sự tác động của
nghệ thuật lãnh đạo lên sự hài lòng của nhân viên.=> Nếu chỉ nghiên cứu trong 1 doanh nghiệp thì không ổn vì số
lượng người trong 1 cty ko đủ lớn để chúng ta nhận ra sự khác biệt giữa các nhóm. Bởi vì: một nhóm gồm nhiều loại
khác nhau, cần nhiều điểm dữ liệu để đại diện cho nhóm. Khi sự khác nhau giữa các nhóm nhỏ, thì cần càng nhiều
người tham gia để đạt khối lượng tới hạn “critical mass” để phát hiện ra sự khác biệt.

VD: các thành viên trong 1 lớp thì khác nhau về: tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập, …. Nên phải
điều tra nhiều người để lấy ra tính
- Mục tiêu là chọn mẫu đại diện: Mẫu càng lớn thì tính đại diện càng cao nhưng càng tốn kém. Và mẫu lớn có nghĩa
là bỏ qua sức mạnh suy luận khoa học
Những lưu ý đối với việc chọn mẫu
Hiệu quả lấy mẫu
Một mẫu được coi là có hiệu quả thống kê hơn một mẫu khác (theo phương pháp chọn mẫu khác nhau) khi có cùng
một kích thước mẫu nhưng sai số trung bình nhỏ hơn. Nói cách khác, một mẫu có hiệu quả thống kê hơn, khi ở mức
chính xác đã cho (sai số tiêu chuẩn) thì có kích thước mẫu nhỏ hơn.
Một mẫu được coi là có hiệu quả kinh tế hơn mẫu khác, khi với một độ chính xác mong muốn, phí tổn điều tra là
thấp hơn. Một cách lý tưởng, người nghiên cứu luôn muốn đạt được độ chính xác cao với một phí tổn thấp. Tuy
nhiên, trên thực tế, sự chính xác có liên quan kích thước mẫu, nghĩa là sự chính xác càng lớn thì phí tổn càng cao.
Kích thước mẫu trong chọn mẫu phi xác suất
Trang 23 / 36
Quyết định về kích thước mẫu trong chọn mẫu phi xác suất thường được xác định một cách chủ quan chứ không
dựa theo công thức tính toán như chọn mẫu xác suất. Người nghiên cứu quyết định kích thước mẫu mà theo cảm
tính của họ là đại diện cho tổng thể. Trong nhiều cuộc nghiên cứu, sự hạn chế về tài chính là yếu tố quan trọng
nhất đối với việc xác định kích thước mẫu thích hợp.
Khảo sát một tham số và khảo sát nhiều tham số
Khi xác định kích thước mẫu trong phương pháp xác suất, điều quan trọng là lựa chọn tham số nào để tính toán,
bởi vì kích thước mẫu được xác định theo tham số này chưa chắc chắn là phù hợp với tham số khác.
Trên thực tế, khi sử dụng bản câu hỏi, người nghiên cứu thường chọn một vấn đề mà họ cho là quan trọng nhất
(vấn đề then chốt của cuộc nghiên cứu), và dựa trên vấn đề đó, sẽ xác định kích thước mẫu tương xứng.
Vấn đề về tỷ lệ trả lời
Hiếm có một cuộc điều tra nào mà số lượng bản câu hỏi gửi đi (theo kích thước mẫu được chọn) bằng với số lượng
bản câu hỏi thu về, tức là tỷ lệ không trả lời luôn luôn tồn tại, và do vậy sẽ làm giảm kích thước mẫu, tương ứng là
sai số gia tăng. Sự không trả lời có thể do là bản câu hỏi không đến được nơi nhận hoặc người nhận được bảng
câu hỏi từ chối trả lời. Chính vì thế, các nỗ lực nhằm gia tăng tỷ lệ trả lời luôn là vấn đề quan trọng để giảm bớt
sai số do không trả lời. Sau đây là một số giải pháp nhằm cố gắng gia tăng tỷ lệ trả lời:
- Gửi thư trước để thông báo cho người phỏng vấn và đề nghị họ hợp tác.

- Khi gửi thư, cần lưu ý hình thức và chất lượng bao thư, tem.
- Sự động viên bằng tiền hoặc tặng phẩm sẽ làm gia tăng tỷ lệ trả lời.
- Đối với các vấn đề riêng tư cần đảm bảo việc dấu tên hay giữ bí mật.
- Nên có những cuộc tiếp xúc sau khi người trả lời đã nhận được bản câu hỏi.
- Huấn luyện, tuyển chọn nhân viên phỏng vấn kỹ lưỡng sẽ góp phần tăng hiệu quả tiếp xúc.
ĐỀ THI VÀ TRẢ LỜI
Câu 1.Tại sao việc tăng cỡ mẫu làm giảm sai số mẫu?
Bởi vì Sai số mẫu = sự khác nhau giữa tính chất mẫu và tính chất đám đông
Khi cỡ mẫu càng tăng thì tính chất mẫu càng gần giống tính chất đám đông nên làm giảm sai số mẫu.
Câu 2. Tại sao khả năng khái quát hóa là điều mấu chốt của 1 NC thành công?
Khả năng khái quát hóa là khả năng suy diễn tính chất của đám đông dựa trên tính chất mẫu. Chúng ta không thể
nghiên cứu toàn bộ đám đông mà phải thông qua mẫu nên phải có khả năng khái quát hóa cao. Nếu không có khả
năng khái quát hóa thì độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sẽ không cao……….(bổ sung thêm dùm Linh nha!)
Câu 3. a. Vì sao phải chọn mẫu?
Chúng ta không thể nghiên cứu trên đám đông mà phải thông qua mẫu vì chọn mẫu sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời
gian và chọn mẫu có thể cho kết quả chính xác hơn nhưng mẫu được chọn phải đại diện
b. Sự giống nhau và khác nhau giữa chọn mẫu trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cho vd minh
họa. (không biết)
Chọn mẫu trong NC định tính : NC định tính là một dạng của NC khám phá. các dự án nghiên cứu được thực hiện
với một nhóm nhỏ các đối tượng nc. Vì thế mẫu không được chọn theo phương pháp xác suất mà chọn theo mục
đích xây dựng lý thuyết ( chọn mẫu lý thuyết). Các phần tử được chọn sao cho thõa mãn một số đặc tính của đám
đông nc.
Chọn Mẫu trong nc Định lượng : Chọn mẫu đóng vai trò quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến chi phí và chất
lượng dự án . Khác với nc Định tính : kích thước mẫu nhỏ và chọn theo mục đích xây dựng lý thuyết. NC định
lượng thường đòi hỏi mẫu có kích thước lớn và thường được chọn theo pp sác xuất để có thể đại diện được cho
đám đông cần nghiên cứu. Tuy nhiên có thể chọn ko theo pp sx. NC định lượng thì mẫu phải có khả năng tổng
quát cao cho kết quả nghiên cứu. (bổ sung của nhóm 5)
Còn ví dụ : các bạn xem sách PPNC của thầy Thọ nhé
Câu 4. Phân biệt sự khác nhau giữa chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất. Cho ví dụ.?
Trang 24 / 36

CHƯƠNG 5-THANG ĐO
I. Quá trình đo lường:
Có hai định nghĩa: (của ai???)
● Đo lường là sự ấn định các con số đối với các vật thể hay sự kiện theo các qui tắc.
● Đo lường là cách thức sử dụng các con số để điễn tả các hiện tượng khoa học mà chúng ta cần nghiên cứu.
Như vậy một hiện tượng khoa học cần đo lường được gọi là một khái niệm nghiên cứu, gọi tắt là khái niệm.
Định nghĩa khác: Quá trình đo lường là Quá trình trong đó một khái niệm NC được kết nối với 1 hay nhiều biến
tiềm ẩn và các biến tiềm ẩn này được kết nối (đo lường) với các biến quan sát (Bollen 1989)
Ví dụ: thái độ của người tiêu dùng đối với một thương hiệu,
Để đo lường các khái niệm nghiên cứu này người ta dùng dùng thang đo. Có những khái niệm chính nó có dạng số
lượng, ví dụ như doanh thu. Tuy nhiên, rất nhiều khái niệm trong kinh doanh mà tự thân nó không ở dạng định
lượng. Do vậy, để đo lường chúng nhà nghiên cứu phải lượng hóa.
II. Các loại thang đo: Đặc điểm
Định danh
Có 4 loại thang đo:
Để xếp lại, không có ý nghĩa về lượng
Thứ tự
Để xếp thứ tự, không có ý nghĩa về lượng
Khoảng
Đo khoảng cách, có ý nghĩa về lượng nhưng gốc0 không có ý nghĩa
Tỷ lệ
Đo độ lớn, có ý nghĩa về lượng và gốc 0 có ý nghĩa
Trong đó: thang đo định danh và thứ tự là thang đo định tính; thang đo khoảng và tỷ lệ là thang đo định lượng.
Mỗi loại thang đo có cách phân tích thích hợp. Ví dụ: Khi tóm tắt thống kê thì thang đo định danh chỉ cho phép
chúng ta tính tần số; thang đo thứ tự cho phép chúng ta tính tần số và trung vị; thang đo khoảng cho phép ta tính
trung bình… trong kiểm định cũng vậy; mỗi loại thang đo cần những kiểm định thích hợp. Chẳng hạn thang đo
định danh chúng ta có thể kiểm định Chi – bình phương (kiểm định tần số), thang đo thứ tự có thể dung phép kiểm
định Kolmogorov – Simirnov…
Thang đo định danh
- câu hỏi một lựa chọn: là câu hỏi trong người trả lời chỉ được chọn một trong các trả lời cho sẵn. vd Bạn có thích

uống cà phê không?
Thích 1
Không thích 2
Không ý kiến 3
- câu hỏi nhiều lựa chọn: là câu hỏi trong đó người trả lời có thể lựa chọn một hay nhiều trả lời cho sẵn. vd Trong
các nước sau đây, bạn thường xem phim nước nào?
Mỹ 1
Đức 2
Hàn Quốc 3
Trung Quốc 4
Việt Nam 5
Thang đo thứ tự
- câu hỏi buộc sắp xếp thứ tự: người trả lời buộc phải sắp xếp thức câu trả lời
Bạn vui lòng sắp xếp theo sở thích môn thể thao nào bạn yêu thích nhất?
Bóng đá ….
Quần vợt ….
Bóng bàn ….
Cầu lông ….
Trang 25 / 36

×