Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu THƯ PHÁP VIỆT NAM...Điều thần diệu nơi Tâm Hồn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.55 KB, 6 trang )

THƯ PHÁP VIỆT NAM Điều thần diệu nơi Tâm Hồn

Thư pháp tiếng Việt cứ le lói, âm ỉ như một ngọn lửa nhỏ, bỗng bùng
lên mạnh mẽ từ đầu thiên niên kỷ này. Hầu như chỗ nào ta cũng bắt
gặp thư pháp chữ Việt. Thư pháp trên tranh, trên bìa sách, trong các
tập thơ, và nhiều nhất là trên lịch và liễn treo trong nhà.



Bản thảo Tác phẩm Trời Nam Thương Nhớ Đất Thăng Long - Thư
pháp Hoa Nghiêm - Khắc gỗ Trần Quốc Âu



Bùi Hiến chạy khắp Bắc, Trung, Nam để triển lãm thơ Bùi Giáng mà
Bùi Hiến thể hiện bằng thư pháp. Tờ thư pháp của Bùi Hiến được đón
chào bằng những nụ cười hóm hỉnh là câu:
"Dạ thưa xứ Huế bây chừ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

Trong Sài Gòn, nhà thơ Trụ Vũ có cả một xưởng thư pháp. Ông viết
thư pháp trên giấy, trên lụa, trên đĩa sành sứ. Và ông còn có cả một cửa
hàng bán thư pháp.

Ở Huế cũng hình thành một câu lạc bộ thư pháp. Tiểu biểu nhất là thư
pháp của nhà thơ Nguyệt Đình. Ông trình bày thư pháp rất thành công
trên những tấm gỗ xẻ chéo thân cây còn nguyên vỏ, rất được công
chúng tán thưởng. Nhà thơ Minh Dức Triều Tâm Ảnh, vị sư trụ trì chùa
Huyền Không, ông ở một am nhỏ trong rừng nhưng rất được nhiều
chúng sinh lên xin thư pháp về thờ, về treo trong nhà.


Theo cách định nghĩa: thư pháp là tranh chữ, thì cách trình bày chữ
Việt trên giấy, trên đá, trên gỗ, trên đĩa cũng xứng đáng là một bức
tranh. Tôi đã gặp trong một ngôi nhà cổ ở thị xã Hội An một đôi câu
đối, mà mỗi nét chữ Nho đều được thể hiện bằng một dáng chim. Cả
hai câu đối là một quần thể chim rất sinh động, như một bức tranh chim
hoành tráng. Có thể gọi là thư pháp vẽ được chăng.

Trò chuyện với nhà thơ Trụ Vũ, tôi nói với ông: "Thư pháp Trung
Quốc coi như đã định hình. Đọc sách, tôi biết các nhà thư pháp Trung
Quốc rất khổ công trong luyện chữ. Vương Hy Chi luyện bút trong 15
năm; cháu ông Vương Thiền Sư luyện bút trong 40 năm; Trương Chi
mỗi lần tập viết xong, rửa bút ở ao, lâu ngày nước ao đen như mực. Nói
về hòa thượng Thích Hoài Tố viết thư pháp, sách chép: "Hoài Tố thuở
nhỏ nhà nghèo, không tiền mua giấy, phải viết chữ trên lá chuối. Nhờ
xem những áng mây vần vũ, nhìn các nét rạn nứt trên tường chợt lĩnh
hội bút ý. Nét bút của ông phóng khoáng, phiêu dạt, mảnh mai thần
diệu, thuận tay biến hóa như gió loạn mây cuồng, nhưng không loạn
quy củ. Thật là kinh dị". Thế mới thấy thư pháp của ông điêu luyện
chừng nào! Trụ Vũ đáp: "Không thần diệu không thể viết thư pháp
được". Tôi hỏi: "Chữ Trung Quốc có các nét chính: chấm, phẩy, gạch
ngang, xổ dọc, hất lên, quai xước. Mỗi nét đã có chuẩn mực, có hình
tượng, bản thân mỗi chữ Nho ấy đã là một bức tranh. Chữ Việt thì
sao?". Ông đáp: "Viết thư pháp là thể hiện cái hồn của mình. Có câu:
"Nhìn chữ biết người" là vậy. Chữ Việt đâu thiếu đường nét ấy. Chẳng
qua họ quá quen với chữ Nho, nên nghi ngại thư pháp chữ Việt. Này
nhé, xưa, thời cổ trung đại của Trung Quốc, bấy giờ mới có tranh thủy
mạc. Từ đó đến nay, mới có thể kể đến tranh màu nước, tranh sơn dầu,
tranh lập thể, tranh trừu tượng. Các loại tranh ấy đều được yêu mến,
trân trọng và đặt cho cái tên rất đỗi tự hào: Hội họa hiện đại. Rõ ràng,
không kể loại hình mà phải kể tới tâm hồn người họa sĩ. Vậy thì chữ

Nho cứ coi như một loại tranh, chữ Việt sao không thể gọi là một loại
tranh được. Điều cốt yêu của thư pháp, như tôi nó, là cái thần diệu nơi
tâm hồn mình".

Với 41 năm nghiên cứu và viết thư pháp, Trụ Vũ cho biết, trước ông,
ông đã thấy có hai nhà thơ viết thư pháp tiếng Việt, đó là nhà thơ Vũ
Hoàng Chương và nhà thơ Đông Hồ. Năm 1964, nhà thơ Đông Hồ tới
thăm hòa thượng Trí Chủ, trụ trì chùa Già Lam thọ 60 tuổi, ông đã viết
tặng hòa thượng một câu đối tiếng Việt:
"Bảo quốc 300 năm giặc nào phá nổi
Hòa thượhg 60 tuổi pháp độ quần sanh"

Đọc từng vế đối, thật chưa chỉnh, nhưng cái hồn của tác giả không chê
vào đâu được. Một tấm lòng với nhau mà. Xin nói thêm, Bảo Quốc là
chùa Bảo Quốc ở Huế, hòa thượng Trí Chủ tu hành ở đây và từ đây ra
đi. Chưa nói đến nội dung câu đối, mà điều đáng nói là chữ viết thật dịu
dàng, nhu hòa, chất phác mà điêu luyện. Có thể coi đây là bức thư pháp
đầu tiên bằng tiếng Việt, hiện đang còn lưu giữ tại tịnh thất hòa thượng
Trí Chủ ở chùa Già Lam, Sài Gòn.

Hai lần Festival ở Huế năm 2000 và 2002 vừa qua, cùng với mấy chục
điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật khác, ngay trên bờ sông Hương,
trước cửa Quảng Đức của thành nội, bên cạnh Phu Văn Lâu có "Trại
thư pháp" của Huế. Khách đến tham quan và xem tranh chữ rất đông,
dù điểm ấy không hoành tráng, không kỳ công, diêm dúa, mà giản dị,
chất phác, gần gụi. Khách đến và đi như ở nhà mình.

Các nhà thư pháp viết thư pháp treo trên tường nhà. Có người đến nhờ
các nhà thư pháp viết cho mình một tờ theo ý mình, tên mình hoặc một
câu thơ mà mình thích. Khách xin nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh

câu thơ đầy chất thiền của ông:
"Ta cúi xuống nhặt hạt sương trên cỏ
Bỗng thấy áo tiền nhân còn ướt chưa khô"

Đến xin nhà thơ Nguyệt Đình một câu thơ "rất sông Hương" và cũng
lồng lộng tâm hồn Cao Bá Quát "Sông dài như kiếm dựng trời xanh".
Đám trẻ thì cứ quấn lấy Bùi Hiến, anh dễ hòa đồng với bọn trẻ. Khách
rất thích thư pháp một chữ của Hiến: "Đức", "Nhân", "Nghĩa" Song
đẹp nhất phải nói tới cách Hiến tủm tỉm nâng vạt áo thiếu nữ Huế và đề
thơ lên đó.

Thư pháp chữ Việt lặng lẽ đi, và phát triển qua bao thử thách. Giờ đây
nó thật sự được yêu mến. Cuộc hành trình thư pháp tiếng Việt không ồn
ào, song đầy mong chờ. Xin các nhà thư pháp một chữ "Tín" bằng thư
pháp tiếng Việt mình, để tỏ lòng ngưỡng mộ và kỳ vọng của chúng tôi.


×