Tiểu luận Sinh Thái Học
Giáo Viên: PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG…………………
TIỂU LUẬN
Biến đổi khí hậu toàn cầu
Tiểu luận Sinh Thái Học
Giáo Viên: PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ Trang 2
Phần I: GIỚI THIỆU
Trước xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa diễn ra rất nhanh chóng trên toàn bộ mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội thế giới, những vấn đề toàn cầu tiếp tục gia tăng và ngày
càng uy hiếp trực tiếp mạnh hơn, lớn hơn đến sự sống của cả loài người. Hiện nay, một
trong những vấn đề toàn cầu nổi cộm hiện nay là vấn đề biến đổi khí hậu kéo theo những
hậu quả ngày càng trầm trọng như mưa lũ, bão tố, sạt lở đất, giảm năng suất nông nghiệp,
nhiệt độ trái đất tăng lên… Biến đổi khí hậu toàn cầu thách thức đối với các vấn đề kinh
tế - tài chính, văn hóa xã hội và đặc biệt tác động đối với vấn đề sinh thái trái đất.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra và trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Ảnh
hưởng và tác hại của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của quốc gia mà còn có thể
xuyên biên giới và đạt đến mức độ toàn cầu. Đây là vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm
và cần phải giải quyết ở quy mô toàn cầu.
Thực trạng của vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện qua những vấn đề sau:
Thứ nhất, biến đổi khí hậu toàn cầu biểu hiện qua sự nóng lên của khí quyển và
Trái đất. Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay nóng hơn gần 40C so với nhiệt độ
trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13.000 năm trước. Tuy nhiên trong vòng 100 năm
qua, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất tăng 0,6 - 0,7oC và dự báo sẽ tăng 1,4 - 5,8oC
trong 100 năm tới (Báo cáo của IPCC, 2/2001). Sự nóng lên của khí quyển và trái đất sẽ
dẫn đến một trong những hệ qủa tất yếu là: Sự gia tăng mực nước biển và băng ở hai
vùng cực tan chảy gây nên lụt lội và góp phần gia tăng mực nước biển.
Thứ hai, sự thay đổi về khí hậu đại dương. Các đại dương đóng một vai trò quan
trọng trong các khâu hình thành và biến đổi của khí hậu. Đại dương tác động lên khí hậu
của trái đất qua các hiện tượng trao đổi chất, trao đổi năng lượng và trao đổi động lượng
với khí quyển. Hiện tượng ElNiNo là một minh chứng cho vai trò quan trọng của đại
dương. Sự thay đổi độ mặn và nhiệt lượng hấp thụ của đại dương làm cho cả khối nước
dãn nở hay co lại và tác động tới mực nước biển trên từng khu vực.
Thứ ba, biến đổi khí hậu biểu hiện qua những thay đổi trong băng quyển. Trên trái
đất, băng giá chiếm 10% bề mặt trái đất, chủ yếu phân bố ở các lục địa Nam cực hay
Greenland. Băng giá cũng bao phủ trên 7% diện tích biển. Vào mùa Đông, tuyết phủ đến
49% bề mặt Bắc bán cầu. Băng tuyết có một tác động hồi tiếp rất cao trong việc biến đổi
khí hậu. Ngoài ra, băng tuyết có một hệ số dẫn nhiệt thấp nên cũng có ảnh hưởng đến
việc thay đổi nhiệt độ của trái đất. Sự tan băng dưới tác động của nhiệt độ sẽ làm cho
mức nước biển dâng cao.
Qua những quan sát vệ tinh trong giai đoạn 1966 – 2005 cho thấy bề mặt của Bắc
bán cầu mức độ phủ tuyết đã giảm đi mỗi tháng. Tính trung bình cả năm thì cuối thập kỷ
Tiểu luận Sinh Thái Học
Giáo Viên: PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ Trang 3
1980, bề mặt này giảm đi 5%. Trong thế kỷ XX, các chỏm băng ở hai cực và các sông
băng cũng tan đi ít nhiều gây hiện tượng dâng cao của mực nước biển.
Thứ tư, biến đổi khí hậu biểu hiện qua sự thay đổi về lượng mưa. Lượng mưa thay
đổi nhiều theo thời gian và không gian. Trong thế kỷ XX (từ 1990 đến 2005) các quan sát
cho thấy rằng lượng nước mưa tăng lên ở một số vùng như trên sườn Đông của châu Mỹ,
Bắc Âu, Bắc và Trung Á. Tuy nhiên, ở một số nơi khác thì lượng mưa giảm đi, khí hậu
trở nên khô cằn hơn như vùng Sahel ở Châu Phi, xung quanh Địa Trung Hải, miền Nam
châu Phi và một số địa phương ở Nam Á.