Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIỂU LUẬN HỆ THỐNG SỰ KIỆN TRONG CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO ĐỂ LÀM NỔI BẬT NHỮNG KHÚC ĐOẠN TRONG CUỘC ĐỜI BI KỊCH CỦA CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.75 KB, 11 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHXH & VHDL

BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG SỰ KIỆN TRONG CHÍ PHÈO CỦA NAM
CAO ĐỂ LÀM NỔI BẬT NHỮNG KHÚC ĐOẠN TRONG CUỘC ĐỜI
BI KỊCH CỦA CHÍ

Học phần: Tác phẩm và thể loại Văn học
Mã học phần:
Họ và tên Giảng viên hướng dẫn:
Họ và tên sinh viên thực hiện:
Lớp:
Mã sinh viên:

Phú Thọ, năm 2022
1


2

Điểm

Họ tên học viên:
Ngày sinh:
Lớp:

Số phách


Số phách

ĐỀ BÀI

2


3

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG SỰ KIỆN TRONG CHÍ PHÈO CỦA NAM
CAO ĐỂ LÀM NỔI BẬT NHỮNG KHÚC ĐOẠN TRONG CUỘC ĐỜI
BI KỊCH CỦA CHÍ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930
– 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp
nhiều cho sự thành cơng của dịng văn học hiện thực Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám. Sáng tác của ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt
của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, những
tác phẩm của ông càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo
cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Ông là một nhà văn lớn của
nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tác phẩm “Chí Phèo" của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực
phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng
thời khắc họa thành cơng hình ảnh người nơng dân bị bần cùng hóa. Đọc
những trang viết của Nam Cao, người đọc có thể mường tượng ra được bức
tranh xã hội phong kiến nhiều ám ảnh. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh nhân
vật Chí Phèo - một người nơng dân lương thiện nhưng bị xã hội chèn ép, chà
đạp, đẩy đến bước đường cùng thành kẻ sát nhân. Câu kết trong tác phẩm
được nhân vật Chí Phèo bộc lộ: “Khơng được! Ai cho tao lương thiện?”. Đây
là câu nói đã đi sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ độc giả.

Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công lớn cho tác phẩm Chí
Phèo đó chính là hệ thống các sự kiện liên quan đến tấn bi kịch cuộc đời nhân
vật Chí. Vậy hệ thống các sự kiện đó là những gì? Nó có ý nghĩa thế nào với
bi kịch cuộc đời Chí?
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Sự kiện là gì?
Là hành vi của nhân vật hay sự vật xảy ra với nhân vật làm biến đổi hay
bộc lộ một ý nghĩa nào đó đối với mục đích người kể.
Đặc trưng của sự kiện: Đối với nhân vật, đó là hành động thể hiện bản
chất con người, đẩy nhân vật sang giới hạn khác làm nó thay đổi; đối với
người kể, người đọc, sự kiện giúp nhận thức nhân vật. Như vậy: Sự kiện là
yếu tố sinh nghĩa đối với người đọc; Sự kiện là sự kiện của ý thức; Sự kiện
trong văn học thường có ý nghĩa tượng trưng về nhân sinh và xã hội; Sự kiện
trong thơ thường nằm ở tầng chìm, khơng thuộc đối tượng biểu hiện của nhà
thơ, nhưng vẫn là nguồn sinh nghĩa của văn bản.; bản thân sự kiện có ý
nghĩa, có tiền thân và hệ quả, nên nó có thể được mở rộng thành cả một cốt
truyện. Nhưng không đồng nhất với cốt truyện. Cốt truyện, ngồi tính nhân
quả cịn có tính liên tục về thời gian do liên kết nhiều sự kiện.
2. Sự kiện trong tác phẩm truyện.
3


4

Trong tác phẩm tự sự cốt truyện được tạo nên từ chuỗi các sự kiện đặc
trưng cho thể loại tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, lời kể, lời bình tạo
nên cốt truyện. Thiếu các yếu tố này có thể truyện khơng thành truyện và mỗi
yếu tố đó giữ một vai trị khác nhau tạo nên nghệ thuật độc đáo của truyện.
Vì vậy, tính chất sự kiện trong truyện gắn với tính chất xâu kết.
Sự kiện trong truyện có tính liên tục, hữu hạn trong trật tự thời gian, sự

kiện này đặt sau sự kiện trước và cứ thế cho đến kết thúc câu chuyện. Đồng
thời sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý
nghĩa. Các sự kiện trong đời sống có vơ vàn mối quan hệ và khơng biết đâu
là mở đầu, đâu là kết thúc. Với những tính chất như vậy, sự kiện góp phần
làm cho cốt truyện văn học tách ra khỏi mối quan hệ chằng chịt của cuộc đời
để tập trung thể hiện ý nghĩa nào đó mà nhà văn muốn thể hiện.
Trong tác phẩm tự sự cốt truyện thực hiện các chức năng rất quan trọng,
sự kiện đóng vai trị gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử
của một nhân vật, bộc lộ xung đột, mâu thuẫn của con người và tạo ra ý
nghĩa về nhân sinh. Chính vì vậy, nắm bắt đúng chuỗi sự kiện là bước khởi
đầu để hiểu nhân vật, hiểu bức tranh đời sống và hiểu ý nghĩa của tác phẩm.
Nhờ cốt truyện có nhiều biến cố ngẫu nhiên, bất ngờ mà có sức hấp dẫn rất
mạnh đối với người đọc.
Vì vậy nắm được các sự kiện chính trong mỗi tác phẩm sẽ giúp người
đọc dễ dàng tiếp cận và phân tích tác phẩm. Bởi đó là các sự kiện có liên quan
trực tiếp đến sự thay đổi nhân cách, cuộc đời cũng như bi kịch xoay quanh
nhân vật. Những sự kiện lớn có thể tạo thành những bước ngoặt quan trọng
trong cuộc đời nhân vật, thường được gọi là các biến cố.
Đối với thể loại truyện, điểm hấp dẫn và cũng rất khó trong xử lý nghệ
thuật chính là những bước rẽ ngoặt bất ngờ của số phận nhân vật. Ở đó, nhà
văn phải chuẩn bị "thế năng" cần thiết để cho những đột biến kia diễn ra như
một tất yếu.
3. Bi kịch
Bi kịch có nghĩa là sự mâu thuẫn giữa hiện thực và mong muốn nguyện
ước cá nhân. Hiện thực không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của
con người, đẩy họ vào trạng thái tuyệt vọng, đường cùng là tìm đến cái chết
để thoát li, giải thoát bản thân. Trong văn học Việt Nam ta từng bắt gặp những
tấn bi kịch như tình yêu của nàng Kiều, bi kịch nhà văn Hộ, bi kịch vì nghệ
thuật của Vũ Như Tơ… những cái tấn bi kịch của Chí Phèo lại lạ đời làm sao.
Bi kịch bị xã hội cự tuyệt quyền được làm con người.

4. Những sự kiện chính trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
Tác phẩm “Chí Phèo” với những điểm "gấp khúc" trong cuộc đời Chí
Phèo thực sự là những thử thách rất lớn đối với khả năng sáng tạo của Nam
Cao. Và ơng đã cho cuộc đời Chí trải qua ba sự kiện vô cùng to lớn, để từ đó
nảy sinh bao vấn đề của truyện. Thứ nhất: được đánh dấu bằng sự kiện Chí
4


5

Phèo đi tù - từ một con người hiền lành, lương thiện, bị đẩy vào tù một cách
vô cớ, trở thành kẻ hung hãn. Thứ hai: Chí Phèo gặp Thị Nở trong đêm trăng
bên bờ sông - từ một kẻ tha hoá, điên dại, bỗng hắn được thức tỉnh và cất
tiếng kêu địi được sống lương thiện. Thứ ba: Chí Phèo bị Thị Nở ruồng bỏ đây là sự kiện đẩy Chí vào cái chết đau đớn để kết thúc cuộc đời đầy rẫy
những bi kịch của Chí.
Sự kiện thứ nhất, được đánh dấu bằng sự kiện Chí Phèo đi tù - từ một
con người hiền lành, lương thiện, bị đẩy vào tù một cách vô cớ, trở thành kẻ
hung hãn. Hình ảnh nhà tù thực dân tàn ác, đã biến Chí Phèo từ một kẻ hiền
lành, lương thiện thành một tên quỷ dữ mà cả làng Vũ Đại không ai dám tới
gần.
Chí Phèo nguyên là một đứa trẻ khốn khổ, bị bỏ rơi trong cái lị gạch cũ
bỏ khơng. Bất hạnh ngay từ lúc sinh ra. Trong bộ dạng trần truồng, xám xịt ở
cái lị gạch cũ, Chí cứ từng ngày lớn lên bằng cách truyền tay nhau của người
làng. Lúc thì anh bị đem cho, khi thì bị đem bán rồi cũng lớn lên trở thành
một thanh niên hai mươi tuổi vạm vỡ, hắn làm canh điền cho nhà Bá
Kiến.Khơng gia đình, khơng nhà cửa, khơng tấc đất cắm dùi, thân phận thì ở
đợ, làm nơ bộc cho nhà giàu. Vậy mà tâm tính lại tốt. Biết ước mơ về một
cuộc sống bình dị, giản đơn mà hạnh phúc: chồng cày thuê, cuốc mướn, vợ
dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm
ba sào ruộng làm. Ở một xã hội bình thường, những con người như thế hồn

tồn có thể sống một cách lương thiện và yên ổn.
Chí Phèo đi tù là một bước ngoặt lớn, thay đổi hoàn tồn lộ trình của
con người lương thiện chất phác, thuần nơng. Đó là một minh chứng cho thấy
sự chà đạp của xã hội, giai cấp thống trị lên tầng lớp nhân dân thấp cổ bé
họng. Chí đi tù khơng phải vì chém giết người, trộm cắp … mà là do Bá Kiến
ghen tng với sức trai trẻ của Chí, cho rằng hắn quyến rũ vợ mình – bà Ba.
Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào, sau 7- 8 năm đã biến một nông
dân hiền lành, khỏe mạnh, lương thiện và tự trọng thành con quỷ dữ của làng
Vũ Đại. Từ đây, Chí Phèo bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Chí Phèo đã
bị cướp mất hình hài của con người Hắn trở về làng Vũ Đại với ngoại hình “
đặc như thằng săn đá! Cái đầu thì trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen
mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, trơng gớm chết! “ Cịn đâu cái dáng
vể thuần phác nơng điền, Chí nay đã giống một tên du cơn đầu đường xó chợ
khiến người làng chẳng những khơng nhận ra mà con xa lánh, khiếp sợ. Vừa
về làng hắn đã đi uống rượu, uống với thịt chó say khướt, một biểu hiện cho
thấy sự bất cần đời, xa lạ hồn tồn với bản chất người nơng dân quanh năm
bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Say rồi hắn tìm đến nhà Bá Kiến mà gọi ra
để mà chửi. Mục đích của Chí là để xả giận, cơn giận tích tụ dài đằng đẵng
mấy năm trời ngồi tù oan, sự chà đạp sỉ nhục danh dự con người có lẽ khiến
hắn cay cú, phẫn nộ tột cùng mà văng, mà chửi thật lớn trước cửa nhà Bá
Kiến. Sự thay đổi của Chí đã thay lời nhà văn tố cáo, lên án sự tàn ác của giai
5


6

cấp thống trị mà cơng cụ của nó chính là nhà tù đã bóc lột, hành hạ con người
thay đổi cả nhân hình và nhân tính. Nhà tù đã bắt giam lấy con người ta khi
còn lương thiện và thả ra khi biến trở thành hung ác – giết chết cái phần tốt
đẹp trong con người Chí, biến Chí thành Chí Phèo.

Sau khi ra tù , một loại bi kịch ập đến với Chí Phèo. Trước hết đó là hắn
bị Bá Kiến mua chuộc trở thành tay sai đắc lực cho lão. Bá Kiến gian xảo dụ
dỗ, an ủi, xoa dịu Chí Phèo thuyết phục được hắn làm tay sai. Chí đi làm việc
đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ, địi nợ khơng chỉ của những kẻ thù của
bá kiến mà cịn cả những người nơng dân hiền lành, những người đã nuôi
nấng hắn thủa trần trụi đơn côi đến với thế giới này. Hắn cịn phá khơng biết
bao hạnh phúc, lấy đi bao nước mắt người lương thiện hiền lành cùng giai cấp
bị trị như hắn. Dưới sự xảo quyệt của giai cấp thống trị, Chí phèo đã bị tha
hóa thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Họ khơng cịn coi hắn là người dù
chỉ là một tên du cơn, họ ví hắn như con quỷ dữ vì đã đem lại quá nhiều đau
thương mất mát cho những mái nhà tranh đơn sơ, những con người nghèo khổ
cùng cực, lam lũ. Đây chính là tấn bi kịch đầu tiên của Chí Phèo đã bị tha
hóa.
Đó cũng là lúc Chí đã hồn tồn rơi xuống vực sâu của sự tha hóa. Nỗi
cơ độc tuyệt cùng ấy Chí khơng thể giải tỏa được cùng ai, Chí đã bị đẩy ra
khỏi thế giới lồi người, ra ngồi rìa của xã hội. Sự tha hóa của Chí là một sự
phản ánh chân thực, nghiệt ngã nhất về xã hội nông thôn Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám. Đồng thời cũng là lời tố cáo mạnh mẽ những kẻ tàn
nhẫn, độc ác đã cố tình đẩy Chí và lợi dụng Chí để biến anh thành con quỷ
của làng Vũ Đại. Chân dung ấy của anh chính là hiện thân cho nỗi thống khổ
lớn nhất của người nông dân trong xã hội lúc bây giờ.
Sự kiện thứ hai trong truyện mở đầu từ tình huống gặp gỡ giữa Chí
Phèo và Thị Nở - một tình huống có tính quyết định cho sự đột biến, thức tỉnh
của Chí Phèo gặp Thị Nở trong đêm trăng bên bờ sông - từ một kẻ tha hoá,
điên dại, bỗng hắn được thức tỉnh và cất tiếng kêu đòi được sống lương thiện.
Thị Nở, là người xấu nhất làng Vũ Đại.Thế nên, người ta tránh thị như
tránh một con vật rất tởm… Song chính chân dung đầy kinh hãi ấy lại làm nổi
bật hơn những phẩm chất của Thị.
Khác với mọi người dân làng Vũ Đại, chưa bao giờ Thị sợ hãi và xa
lánh Chí Phèo. Mặc cho Chí là người thế nào, Thị Nở vẫn đi qua vườn nhà

Chí Phèo ra sơng lấy nước. Thậm chí có lúc thị cịn vào nhà Chí Phèo xin rọi
lửa, xin rượu bóp chân. Chuyện người dân Vũ Đại kinh sợ Chí Phèo là điều
thị khơng hiểu nổi. Và cái cảnh Thị ngủ ở vườn chuối bờ sông hẳn cũng
không phải chỉ có một lần. Vậy nên, việc Chí Phèo gặp Thị Nở như tình trạng
như Nam Cao miêu tả trong tác phẩm chỉ là vấn đề thời điểm. Những gì phải
xảy ra tất yếu đã xảy ra.
6


7

Lúc ấy, sau khi uống rượu ở nhà tự Lãng, Chí “lảo đảo ra về, nhưng
khơng về lều mà đi ra bờ sơng gần nhà. Ở đó, Chí Phèo đã gặp Thị Nở, một
người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng, ra sơng kín nước ngồi nghỉ rồi ngủ
qn. Họ ăn nằm với nhau rồi cùng ngủ say dưới trăng”. Từ đó Thị chìm đắm
trong cơn say của bản năng thiên tạo, quên hết thảy mọi ràng buộc, mọi định
kiến trên đời, trong đầu Thị giờ chỉ cịn hình ảnh của Chí Phèo. Và cứ thế
những gì thuộc về bản chất của người đàn bà cứ thế bộc lộ ra.
Thị nhận thức được tình yêu thương trong mình, khi thấy “Nửa đêm,
Chí Phèo đau bụng, nơn mửa. Thị Nở dìu hắn vào trong lều, đặt lên chõng,
đắp chiếu cho hắn rồi ra về…”. Nghe có vẻ phũ phàng khi Thị bỏ Chí Phèo về
trong đêm và dường như hành động quan tâm của Thị chỉ là sự đáp trả cho
việc đã xảy ra giữa hai người.
Tuy nhiên không phải vậy, trong lúc Chí Phèo đang “thấy miệng đắng,
lịng mơ hồ buồn, người thì bủn rủn, chân tay khơng buồn nhấc” và chìm đắm
trong những ý nghĩ về cuộc đời mình “hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc
đời”, “Chí Phèo hình như đã trơng thấy cái tuổi già của hắn, đói rét và ốm
đau, và cơ độc” thì Thị Nở xuất hiện.
Sự xuất hiện của Thị như một sự cứu rỗi linh hồn của hắn: “Nếu Thị
không vào, cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi, thì đến khóc được mất”. “Thị vào cắp

một cái rổ, trong có một nồi gì đậy vung. Đó là một nồi cháo hành cịn nóng
ngun.” Rõ là thị về để chuẩn bị nồi cháo ấy cho hắn dẫu cho “lúc còn đêm,
thị trằn trọc một lát”.
Thế nhưng “Vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại cịn.
Thị nấu bỏ vào cái rổ mang cho Chí Phèo”. Một người ngẩn ngơ, không quan
tâm ai bao giờ như Thị, nay lại dành hết thảy mọi yêu thương cho Chí Phèo –
“ đó là cái lịng u của một người làm ơn,..cũng có cả cái lịng u của một
người chịu ơn”. Nhưng sự làm ơn của Thị vốn dĩ khơng bình thường, bởi lẽ
người chịu ơn lại là một con quỷ dữ mà không ai dám lại gần.
Phải can đảm và giàu lịng u thương lắm thì Thị mới dám hết lịng
với Chí bởi theo thị, Chí là “cái thằng trời đánh không chết ấy” . Trong cái
“xã hội bị tha hóa tồn diện (tha hóa vì quyền lực, tha hóa vì cùng cực cùng
đường, tha hóa vì bản thân). Quan hệ xã hội ở đây là quan hệ giữa các đơn vị
đã bị tha hóa (cá nhân với cá nhân, nhóm loại với nhóm loại)” và cứ thế
“người ta sống quẩn quanh, đói nghèo, bế tắc đã đành, họ lại còn tỏ ra lạnh
lùng, tàn nhẫn, định kiến với người xung quanh.
Với một đứa con hoang, một thằng không cha không mẹ, không tấc đất
cắm dùi, một “con quỷ dữ” chuyên sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ Chí Phèo,
chẳng một ai trong cái làng Vũ Đại chấp nhận. Người làng dường như loại bỏ
Chí ra khỏi quan hệ của mình, “mặc thây cha nó”, riêng thị lại quan tâm.
7


8

Phía Chí Phèo, ta biết rằng Chí chưa bao giờ ý thức về cái xấu "ma chê
quỷ hờn" của Thị Nở, cũng như chưa hề bận tâm về sự ngẩn ngơ và cái dòng
mả hủi của người đàn bà ấy. Là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa nghiêm ngặt,
Nam Cao hiểu rằng ước muốn trở về với cuộc sống lương thiện của Chí Phèo
là điều khơng hề đơn giản (xét ở góc độ xử lý nghệ thuật). Làm sao để một kẻ

đã mất hết nhân tính, chỉ quen đập phá và cắn xé điên dại bật ra được tiếng
kêu đòi trở về với cuộc sống hiền lành như những người bình thường? Khát
vọng đó nếu có thì nhất định phải diễn ra theo một quá trình hợp lý và phải là
kết quả của những tác nhân hết sức đặc biệt nào đó. Hành động cưỡng đoạt
Thị Nở của Chí Phèo được miêu tả như là tác nhân kiểu ấy. Những diễn biến
trong nội tâm của Chí Phèo vào cái buổi sáng sau đêm gặp Thị Nở là toàn bộ
hệ quả của "cơn địa chấn" kia. Ở đó, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm chìm
trong những cơn say triền miên, các giác quan của Chí Phèo dần dần hồi tỉnh
để đánh thức những xúc cảm bị vùi quên từ rất lâu. Lần đầu tiên hắn biết ao
ước, biết suy nghĩ về những dự định ngày xưa của hắn. Tuy nhiên, để dẫn đến
nỗi khát thèm lương thiện ở Chí Phèo, cần phải có thêm chất xúc tác. Bát
cháo hành của Thị Nở chính là chất xúc tác quan trọng đó.
Việc làm này của Thị Nở đã khiến Chí rất ngạc nhiên và xúc động đến
mức trào nước mắt bởi vì đây là lần đầu tiên trong đời hắn được một người
đàn bà cho. Hắn thấy cháo hành của thị Nở khơng như bát cháo hành bình
thường mà trong đó cịn hàm chứa tình u thương chân thành của thị dành
cho hắn. Và như vậy, cũng có nghĩa hàm chứa cả hạnh phúc lứa đơi mà lần
đầu tiên Chí cảm nhận được. Còn đối với Thị Nở, đây là bát cháo hành tình
nguyện, bát cháo hành đem cho, đem tặng, bát cháo hành tình yêu, mở đầu
cho hạnh phúc gia đình.
Bát cháo hành của Thị Nở là món q q giá nhất mà lần đầu tiên Chí
cảm nhận được trong đời mình. Bát cháo hành kia đâu chỉ là tình thương, tình
u, là sự chăm sóc ân cần mà nó có tác dụng diệu kỳ - cảm hóa con người,
thức tỉnh phần người, phần nhân tính bị vùi lấp bao lâu nay trong Chí Phèo.
Nói đúng hơn là Thị Nở đã thức tỉnh Chí, cứu vớt Chí, làm hồi sinh tâm hồn,
nhân tính trong Chí. Điều đó khơng phải ai cũng làm được.
Ăn bát cháo hành, Chí Phèo trở lại là anh canh điền ngày xưa và thấm
thía nỗi đau của con người biết tự trọng khi bị vợ Bá Kiến sai làm những việc
nhục nhã. Điều này chứng tỏ một lần nữa Chí Phèo có bản tính tốt lành,
nhưng cái bản tính này trước đây bị lấp đi đến nay mới có cơ hội được thể

hiện, bởi vì Chí Phèo vốn là người nơng dân lương thiện có bản tính tốt đẹp.
Mặc dù bị xã hội tàn ác – đại diện là bá Kiến và nhà tù thực dân dẫu có ra sức
hủy diệt bản tính ấy nhưng nó vẫn âm thầm sống trong đáy sâu tâm hồn Chí
Phèo, ngay cả khi nhân vật này tưởng chừng đã biến thành quỷ dữ. Khi gặp
Thị Nở và cảm nhận được tình yêu mộc mạc chân thành của thị trong lúc yếu
đuối và cơ đơn, lại trong hồn cảnh vừa qua một trận ốm thì bản chất ấy có cơ
8


9

hội hồi sinh và nó đã hồi sinh. Từ đây, Chí sống đúng với con người thật của
mình: khao khát tình thương và muốn trở thành những người lương thiện.
Bát cháo khiến Chí phải ăn năn về những hành động mình đã làm. Bát
cháo hành – sự chăm sóc quan tâm vô tư của Thị Nở khiến hắn nhớ tới bà ba
Bá Kiến và thấy ghê rợn về một mụ đàn bà mặt hoa dạ quỷ. Bát cháo ấy
tưởng vặt vãnh mà trở thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.
Bát cháo hành – vị thuốc giải độc cuộc đời Chí. Chính bát cháo đã gợi
thức phần lương tri ngủ quên trong lốt “con quỷ dữ làng Vũ Đại”. Từ ăn năn,
hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về cuộc sống ngày trước.
Bát cháo hành còn buộc Chí Phèo tự đối diện nghiêm khắc với những
hành động cướp giật thường xuyên để có cái mà ăn - một kiểu ăn khơng khác
gì thú vật. Rồi bất giác, Chí so sánh cử chỉ săn sóc của Thị Nở với hành vi
dâm đãng của vợ ba Bá Kiến ngày nào. Tất cả những điều đó khiến tâm trạng
Chí Phèo xáo trộn dữ dội. Cái thiện căn bị chèn lấp bởi bao nhiêu thứ giờ đây
đã bật dậy vẹn nguyên: "Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi, sao mà
hắn hiền... Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hồ với mọi người
biết bao!" Có phải anh canh điền Chí Phèo lành như đất của tuổi hai mươi lại
hiện diện trong cái hình hài vốn đã thay đổi đáng sợ? Anh ta đang cất tiếng
kêu tha thiết địi được sống kiếp sống đích thực của con người. và chính Thị

Nở đã là cái cầu nối, đưa Chí Phèo đến gần hơn với phần NGƯỜI, đưa hắn
đến cái khát vọng muốn làm người lương thiện.
Bát cháo hành dẫn đường cho hi vọng hoàn lương. Khát khao lương
thiện bùng dậy khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở. Bát cháo hành đã hoàn
thiện thiên chức gọi chất người, đưa Chí qua cuộc lột xác để trở về với lương
thiện.
Ở sự kiện thứ ba Thứ ba: Chí Phèo bị Thị Nở ruồng bỏ - đây là sự kiện
đẩy Chí vào cái chết đau đớn để kết thúc cuộc đời đầy rẫy những bi kịch của
Chí.
Con đường trở lại làm người lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí
Phèo đã bị đóng sầm lại. Sự mong ước được sống hiền lương của Chí Phèo
một lần nữa lại khơng thành sự thật. Thị Nở khơng thể giúp gì thêm cho hắn,
bởi lẽ bà cô thị kiên quyết ngăn cản mối tình này. Bà khơng thể đồng ý cho
cháu bà đâm đầu đi lấy thằng Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bấy lâu
nay chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ, hắn mãi mãi chỉ là con quỷ dữ, khơng
bao giờ có thể làm người. Cách nhìn nhận của bà cơ thị cũng chính là cách
nhìn của mọi người làng Vũ Đại lâu nay đối với Chí. Tất cả quen coi anh là
quỷ dữ mất rồi. Nên hôm nay lương tri anh thức tỉnh, linh hồn người của anh
đã trở về nhưng nào có ai nhận ra? Cho nên Chí Phèo thực sự rơi vào một bi
kịch tinh thần vô cùng đau đớn – bi kịch bị cự tuyệt làm người lương thiện.
9


10

Các hy vọng được sống với Thị Nở, sâu xa hơn là hy vọng được quay về với
cuộc đời lương thiện như một đóm lửa vừa mới được nhóm lên thì đã bị ngay
một gáo nước lạnh dội vào cho tắt ngấm. Chí ngẩn người ra vì cay đắng, chua
xót trước một sự thật phũ phàng: mọi người đã cự tuyệt, khơng chấp nhận, dứt
khốt khơng coi hắn là một con người. Hắn thấy rõ mọi con đường đều đang

đóng chặt trước mặt hắn. Khi thị ra về, hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay nhưng
thị gạt ra. Điều đó chứng tỏ Chí ln ln khao khát tình u, thiết tha đến
với Thị Nở, đến với cuộc đời lương thiện. Từ đây, Chí đã thấm thía sâu sắc bi
kịch của con người sinh ra làm người nhưng không được làm người. Chí vật
vả, đau đớn và tuyệt vọng. Thật là lạ khi thấy Chí ơm mặt khóc rưng rức.
Những giọt nước mắt đau đớn, hối hận nhưng đã quá muộn màng. Khơng cịn
cách nào khác, Chí lại tìm đến rượu.
Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, Chí Phèo lại càng thấm thía hơn
tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con người. Chí đã
xách dao ra đi. Hành động muốn đi trả thù của Chí rất dữ dội, quyết liệt khiến
Chí đi đến một hành động đâm chết cả nhà nó. Nhưng nó là ai? Tiềm thức
mách bảo Chí đó là Bá Kiến. Trước đó, Chí khơng định đến nhà bá Kiến mà
định đến nhà Thị Nở để đâm chết thị và bà cơ thị cho hả giận nhưng cuối cùng
Chí lại qn đến nhà Thị Nở mà đến nhà bá Kiến. Khi đến nhà bá kiến, Chí
trợn mắt chỉ tay vào mặt lão, đanh thép kết tội tên cáo già này đòi làm người
lương thiện, đòi một bộ mặt lành lặn. Câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo: Ai cho
tao lương thiện? là câu hỏi chất chứa niềm phẫn uất, đau đớn, còn làm day dứt
người đọc: làm thế nào để con người sống cuộc sống con người trong cái xã
hội tàn bạo, ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy? Thế rồi, Chí đâm chết kẻ thù.
Hành động của Chí đã vượt khỏi suy nghĩ của tên địa chủ nổi tiếng khôn
ngoan, gian hùng. Đây là cách hành động của người say không theo dự kiến
ban đầu, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, Chí lờ mờ hiểu ra nguyên nhân sâu
xa đâu phải vì Thị Nở hay bà cơ thị mà cái kẻ làm ra Chí như thế này chính là
Bá Kiến. Đến đòi quyền làm người lương thiện là phải đòi nơi lão bá, khơng
địi được thì phải trả thù. Khi Chí Phèo đã thức tỉnh thì hắn hiểu ra nguồn gốc
bi kịch của mình nên ngọn lửa căm hờn càng bùng lên dữ dội. Do vậy, Chí
Phèo đâm chết bá Kiến khơng hẳn vì say rượu mà chính vì mối thù đã bừng
cháy. Chí Phèo giết Bá Kiến rồi cũng con dao đâm chết Bá Kiến ấy hắn tự kết
liễu cuộc đời mình một cách thật đau đớn bởi con đường lương thiện đã đóng
sầm cánh cổng với hắn. Hắn không muốn tiếp tục cuộc sống bị phớt lờ, coi

khinh, khiếp sợ của mọi người bao bọc, coi hắn là con quỷ dữ của làng Vũ
Đại. Tự vẫn ở đây như là một kết cục tất yếu thể hiện sự bế tắc của cuộc đời
Chí Phèo. Đó là bi kịch cuối cùng của Chí Phèo, bi kich sau cịn đau đớn hơn
bi kich trước cho thấy cuộc đời hắn ngay từ đầu đã khơng có lối thốt khi
sống trong xã hội phong kiến cùng giai cấp cai trị tàn bạo như Bá Kiến.
Cái chết của Chí Phèo là niềm cảm thương đối với một nhân vật bị cả xã
hội khước từ, bị cự tuyệt quyền làm người. Để quay lại lương thiện Chí chỉ có
một cách là chết, bởi khi Chí Phèo nằm trong vũng máu cũng là lúc mà con
quỷ dữ trong Chí Phèo lâu nay đã biến mất.
10


11

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra bi kịch của người nông dân
trước cách mạng: đó là bi kịch con người sinh ra là người mà khơng được làm
người. Cuộc đời Chí Phèo là một chuỗi dài các bi kịch, nhưng suy cho cùng
thì tất cả đều được mở đầu bởi hai sự kiện lớn để từ đó làm thay đổi cuộc đời
Chí, thay đổi nhân cách Chí. Nó đưa đẩy số phận Chí và mang đến cho Chí
cái chết – giải pháp cuối cùng cho cuộc đời khơng lối thốt của anh. Tóm lại,
các sự kiện lớn là một điều tất yếu không thể thiếu trong nghệ thuật xây dựng
và phát triển cốt truyện của nhà văn. Bởi từ đó, mới có điều kiện mở ra bao
thay đổi đột ngột cho số phận của nhân vật trong truyện.

11




×