MỤC LỤC
Nội dung
1. PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………..………………….………..…………..
Trang
1
1.1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………………..…….
1
1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu …………………………………..……...
1
1.3. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………….…
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………….…………...
2
1.5. Điểm mới của SKKN ………….……………………………………………………..
2
2. PHẦN NỘI DUNG …………….……………….……………..……….………………
3
2.1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………….……………..
3
2.1.1. Dạy học tích hợp là gì? ……….………………………….………………..
3
2.1.2. Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn …….……
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
4
2.2.1. Khảo sát hứng thú học tập bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ
Lão…
4
2.2.2. Kết quả khảo sát …….……………..…..……………………………………..
5
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên .……………………………………..
6
2.3. Tích hợp kiến thức Lịch sử vào dạy bài “Tỏ lòng” của
Phạm Ngũ Lão để làm nổi bật Hào khí Đông A, tăng hứng thú
học tập cho học sinh …………………………………………………………………......
7
2.3.1. Những kiến thức lịch sử được tích hợp vào dạy học bài “Tỏ
lòng” của Phạm Ngũ Lão – Ngữ văn 10, tập ………………………….………
7
2.3.2. Giáo án thể nghiệm …….…………………………………………………….
7
2.4. Hiệu quả thu được sau khi ứng dụng sáng kiến kinh
nghiệm trong giảng dạy bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão …….……
13
2.4.1. Khảo sát chất lượng …………………………………………………………
13
2.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ………………………………………….
16
KẾT LUẬN …………………………………………………………..……………………….
17
CHÚ THÍCH …………………………………………………..…………………….…….
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………..………………….………
19
1. PHẦN MỞ ĐẦU
L
-
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
à một trong những môn học có vị trí và tầm quan trọng số một ở nhà
trường phổ thông, ngoài chức năng công cụ, môn Ngữ văn còn góp
phần rất lớn trong việc hình thành và phát triển các năng lực chung
cũng như góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và các phẩm chất
cao đẹp của người học.
Ngữ văn vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và
ngôn từ phong phú sinh động của mình, nó cung cấp cho người đọc những kiến
thức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người, khơi gợi
lên một thế giới kỳ ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn
trong mỗi sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Từ đó, nó tác động tới tâm tư, tình
cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho con
người. Vì vậy vai trò của môn Ngữ văn trong nhà trường và trong đời sống xã
hội luôn được coi trọng.
Trong những năm gần đây việc học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông
chưa được quan tâm đúng mức, một phần do lối sống, suy nghĩ thực dụng của
học sinh, phụ huynh; Mặt khác là do đội ngũ giáo viên dạy văn tâm huyết với
nghề ngày càng ít. Nhiều giáo viên bị gánh nặng cuộc sống nhọc nhằn làm mất
niềm say mê văn học vốn có. Để khuyến khích và lôi cuốn học sinh trong các giờ
học ngữ văn, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực tìm tòi, sáng tạo trong dạy
học, vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm văn
chương để khơi dậy và phát huy những tiềm lực, tiềm tàng vẫn còn ngủ quên
trong mỗi học sinh. Một trong những phương pháp dạy học tích cực đang được
Bộ giáo dục và Đào tạo khuyến khích sử dụng là dạy học tích hợp.[1]
Trong quan niệm về văn chương trong xã hội xưa thì Văn - Sử - Triết học là
bất phân. Mỗi tác phẩm văn chương đều chứa đựng một triết lí, phản ánh một
khía cạnh của lịch sử và ngược lại, tác phẩm lịch sử, tác phẩm triết học đều
mang hình hài của một tác phẩm văn học. Xuất phát từ sự tương đồng đó, kết
hợp với thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Triệu Sơn 4, tôi nhận
thấy có thể vận dụng kiến thức môn Lịch sử vào giảng dạy một số tác phẩm văn
học trong chương trình THPT, để tăng thêm hứng thú và phát huy tối đa sự chủ
động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức bài học. Trong khuôn khổ sáng
kiến kinh nghiệm này, tôi đề xuất Tích hợp kiến thức Lịch sử vào giảng dạy
bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão – Ngữ văn 10, tập 1 để làm nổi bật Hào khí
Đông A và tăng hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời mở ra một cách tiếp
cận mới các tác phẩm văn nghị luận trung đại trong nhà trường mà không gây
tâm lí nhàm chán cho người học.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các tác phẩm thơ ca phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn
THPT.
Học sinh 02 lớp ban cơ bản: 10A20, 10E20 Trường THPT Triệu Sơn 4 – Triệu
Sơn – Thanh Hóa. Lớp 10A20 – lớp đối chứng, lớp 10E20 – lớp thực nghiệm.
Văn bản: Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
2
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hạn chế tâm lí nhàm chán, ngại học các văn bản thơ ca trong phần văn
học Trung đại nói chung, bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão nói riêng; Tạo
không khí sôi nổi, hứng thú trong giờ học văn học trung đại.
- Tích hợp kiến thức lịch sử vào dạy học bài: “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
– Ngữ văn 10, tập 1.
- Hiệu qủa của việc tích hợp kiến thức lịch sử trong thực tiễn dạy học, thu
hút sự quan tâm và hứng thú học tập của học sinh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành SKKN, tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
* Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các tài liệu tham khảo.
* Phương pháp khảo sát.
* Phương pháp phân tích và so sánh những vấn đề có liên quan đến đề tài.
* Phương pháp xây dựng bài dạy theo mục đích đề tài.
1.5. ĐIỂM MỚI CỦA SKKN.
Trên cơ sở sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng kiến thức lịch sử vào giải
quyết một số tình huống có vấn đề trong dạy học hai tác phẩm Phú sông Bạch
Đằng và Đại cáo bình Ngô” – Ngữ văn 10 tập 2” được thực hiện trong năm
học 2014-2015, ở SKKN này tôi không tích hợp kiến thức lịch sử vào giải quyết
một số tình huống có vấn đề nữa mà tập trung làm nổi bật ý chí, khát vọng của
con người thời Trần, vẻ đẹp của chí làm trai trên nền chủ nghĩa yêu nước, làm
nên vẻ đẹp cao cả, đáng trân trọng ở Phạm Ngũ Lão, từ đó giúp học sinh cảm
nhận được Hào khí Đông A trong tác phẩm “Tỏ lòng”, làm tăng hứng thú học
tập cho học sinh.
2. PHẦN NỘI DUNG
3
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển
ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để
giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp, học
sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền
móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết
những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công
nghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Không những thông tin
ngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin,
ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất.
“Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo
viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học
riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách
thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức
học được trong việc xử lý các tình huống của đời sống thực tế” [2,3].
Như vậy “việc dạy học tích hợp sẽ giúp cho học sinh hình thành các năng
lực trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặc biệt là
vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản
xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận
dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau” [4]. Điều đó có
nghĩa là giáo dục phổ thông phải giúp học sinh có cái nhìn về thế giới trong tính
chỉnh thể vốn có của nó, không bị chia cắt, tách rời thành từng môn, từng lĩnh
vực quá sớm. Vì thế, nếu chúng ta tổ chức tốt dạy học tích hợp (từ việc xây
dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa theo định hướng tích hợp cho đến
việc tổ chức dạy học tích hợp) thì sẽ hình thành và phát triển năng lực cao nhất
của người học: năng lực vận dụng kiến thức đặc biệt là vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống.
2.1.1. Dạy học tích hợp là gì?
Theo quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau
2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy
động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải
quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ
năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết [3].
Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm
hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng
lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn.
2.1.2. Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn.
a. Mục đích – Yêu cầu:
Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy
học sinh làm trung tâm” tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi
mặt mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học
năng lực sáng tạo của người học. Do vậy việc lựa chọn và sử dụng các phương
pháp dạy học cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau:
4
- Giúp học sinh tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội xác lập mối
liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc các phân môn đã học bằng cách tổ
chức thiết kế các nội dung tình huống tích hợp để học sinh vận dụng phối hợp
các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra,
qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực kĩ năng tích hợp.
- Đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học để học sinh trực tiếp
tham gia vào giải quyết các vấn đề tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ
tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và
hình thành kĩ năng.
- Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh; chú trọng mối
quan hệ giữa học sinh với sách giáo khoa; phải buộc học sinh chủ động tự đọc tự
làm việc độc lập theo sách giáo khoa theo hướng dẫn của giáo viên.
b. Ưu điểm của dạy học tích hợp, dạy học liên môn.
* Ưu điểm với học sinh
- Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,
hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập
cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ
kiến thức một cách máy móc [5].
- Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh
không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác
nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát
cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
* Ưu điểm với giáo viên
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu
sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ
là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
- Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường
xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã
có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;
- Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo
viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học.
Như vậy, vận dụng kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trong
giờ Ngữ văn thực chất là dạy học liên môn mà trong đó kiến thức đọc hiểu, phân
tích, cảm thụ văn học của giờ Ngữ văn đóng vai trò chủ đạo; là phương pháp
dạy học tích cực, phù hợp với yêu cầu đổi mới trên tinh thần Nghị quyết TW
khóa VIII và kết luận Hội nghị TW 6 khóa XI của Đảng về “Đổi mới căn bản
toàn diện Giáo dục đào tạo”.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
2.2.1. Khảo sát hứng thú học tập bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.
a. Mục đích khảo sát.
5
- Có cái nhìn bao quát về thực trạng dạy và học tác phẩm Tỏ lòng của
Phạm Ngũ Lão.
- Đánh giá được hứng thú, nhu cầu và mức độ tiếp nhận kiến thức, đánh giá
được năng lực nhận thức và cảm thụ của học sinh trong dạy học tác phẩm Tỏ
lòng; Đồng thời tiếp thu những nguyện vọng, đề xuất của chính bản thân các
em để giờ học đạt kết quả tốt hơn.
- Tổng quát lại, kết quả của việc khảo sát và đánh giá trên là cơ sở thực tiễn
để người viết có cơ sở khẳng định, từ đó vận dụng một cách hiệu quả các kiến
thức lịch sử vào dạy học bài Tỏ lòng, làm nổi bật được Hào khí Đông A trong
tác phẩm..
b. Đối tượng khảo sát.
Khảo sát học sinh lớp: 10A20, 10B20, 10C20, 10D20, 10E20, 10G20
Trường THPT Triệu Sơn 4.
(Phát phiếu điều tra cho học sinh 10A20, 10E20, 10G20; trao đổi với học
sinh 10B20, 10C20, 10D20)
c. Hình thức khảo sát.
- Trao đổi trực tiếp với học sinh trường THPT Triệu Sơn 4
- Sử dụng hình thức phiếu điều tra
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH
Nội dung phiếu điều tra
Câu 1: Em có thích học tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão không? Vì
sao?
Câu 2: Theo em, điểm khó nhất khi tự học văn bản trên là gì?
Câu 3: Em hiểu gì về giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm sau khi
soạn xong bài học?
Câu 4: Em hiểu gì về Hào khí Đông A trong tác phẩm? Có cần thiết phải sử
dụng kiến thức lịch sử để làm sáng tỏ hào khí trên không?
2.2.2. Kết quả khảo sát.
a. Sử dụng hình thức phiếu điều tra:
Câu 1: Khi được hỏi “Em có thích học tác phẩm “Tỏ lòng” của Phạm
Ngũ Lão không?”
Có đến 48 học sinh trả lời là “Có” (12 học sinh trả lời là “không”).
Như vậy có thể khẳng định tác phẩm “Tỏ lòng” vẫn có một sức hấp dẫn
khá lớn đối với lứa tuổi học sinh lớp 10 THPT. Đa số các em thích học tác phẩm
trên vì hay và hấp dẫn, nó giáo dục thế hệ trẻ bài học về truyền thống, về lịch sử
hào hùng của dân tộc.
Trả lời vì sao mình không thích học tác phẩm trên, các em cho rằng: Vì thi
THPT Quốc gia không thi phần này nên các em không học chứ không phải
không thích học.
Câu 2: Khi được hỏi điểm khó nhất khi tự học tác phẩm trên là gì?
Có 52/60 học sinh trả lời là bài học chứa đựng nhiều triết lí mang hơi thở
Nho giáo về chí làm trai, nợ công danh... trên nền lịch sử chống ngoại xâm thế
kỉ XIII mà các em không nhớ, không hiểu hết được nên bài học trở nên trừu
tượng.
6
Câu 3: Em hiểu gì về giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm sau khi
soạn xong bài học?
Phần lớn các em đều nêu được giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm thể
hiện hào khí Đông A của thời đại nhà Trần: vẻ đẹp của người anh hùng hiên
ngang lẫm liệt với lý tưởng và nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời
đại.
Câu 4: Khi được hỏi: Em hiểu gì về Hào khí Đông A trong tác phẩm? Có
cần thiết phải sử dụng kiến thức lịch sử để làm sáng tỏ hào khí trên không?
Có 49/60 học sinh trả lời được: Hào khí Đông A, hào khí nhà Trần, là
không khí hào hùng của những trận chiến đấu và chiến thắng quân Mông –
Nguyên xâm lược.
Khi hỏi về sự cần thiết phải sử dụng kiến thức lịch sử để làm sáng tỏ hào
khí Đông A không?, 60/60 học sinh được hỏi đều đồng ý, bởi nó giúp các em có
một cái nhìn cụ thể hơn, chủ động hơn trong tiếp cận bài học.
b. Trao đổi trực tiếp.
Qua trao đổi, thấy các em rất hứng thú với việc tìm hiểu và học tập các tác
phẩm văn học trung đại, nhất là những tác phẩm chứa đựng yếu tố lịch sử.
Khi đưa ra câu hỏi: Em thấy phần bài soạn ở nhà của mình đúng được
bao nhiêu phần trăm so với lời thầy cô gợi ý ở trên lớp?. Đối với những học
sinh khá giỏi: Các em cho rằng được khoảng 60% vì các gợi ý trong sách giáo
khoa là khá rõ ràng. Phần còn lại thì cho rằng mình may ra thì đạt được 30%. Đã
học rồi mà vẫn còn có em chưa hiểu được vai trò của yếu tố lịch sử trong việc
truyền tải thông điệp mà các tác giả hướng tới trong tác phẩm của mình.
Như vậy để thúc đẩy tốt hơn việc học của các em không chỉ là việc truyền
thụ đầy đủ tri thức về tác phẩm mà quan trọng hơn phải xuất phát từ hứng thú,
nhu cầu của các em mà giảng dạy.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên.
Trước những kết quả trên tôi đã giành thời gian tìm hiểu những nguyên
nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh vẫn có hứng thú học văn nhưng lại ngại
phần văn học Trung đại trong đó có bài Tỏ lòng, từ đó đề ra những giải pháp
phù hợp. Qua tìm hiểu ở 04 lớp 10A20, 10D20, 10E20 và 10G20 tôi thu được
kết quả như sau:
Nguyên nhân
Do học sinh
không theo
Do kiến thức
Do phương pháp
khối C chỉ tập
SGK khô
Ý kiến
giảng dạy khô
Sĩ trung học các
khan, khó
khác
Lớp
khan, buồn tẻ
số
môn khối
hiểu
A,A1,B
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A2
76.2
42
8
19.1%
32
02
4.7%
0
0
0
%
10D2
57.5
40 12
28.6%
23
05
13.9%
0
0%
0
%
7
10E20 42
0
0%
32
10G2
0
05
11.9%
28
42
76.2
%
66.7
%
08
19%
02
4.8%
05
11.9%
04
9.5%
Qua bảng thống kê trên ta thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh có
hứng thú học văn nhưng ngại học các tác phẩm văn học Trung đại, trong đó
nguyên nhân quan trọng nhất đó là kiến thức sách giáo khoa khô khan, nặng nề,
khó hiểu...
2.3. TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ VÀO DẠY HỌC BÀI “TỎ
LÒNG” CỦA PHẠM NGŨ LÃO ĐỂ LÀM NỔI BẬT HÀO KHÍ ĐÔNG A,
TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH.
2.3.1. Những kiến thức lịch sử được tích hợp vào dạy học bài “Tỏ lòng”
của Phạm Ngũ Lão – Ngữ văn 10, tập 1.
- Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV”
- Sách giáo khoa Lịch sử 10.
- Bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
(thế kỉ XIII)” - Sách giáo khoa Lịch sử 7.
- Trần Bạch Đằng – Lịch sử Việt Nam bằng tranh – Tập7, 24, 30 – Nhà
xuất bản Trẻ - Hà Nội 2013.
2.3.2. Giáo án thể nghiệm.
TỎ LÒNG
(Thuật hoài)
Phạm Ngũ Lão
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam
nhi với lý tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua
hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp con người và
vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau tạo nên hào khí Đông A.
- Thấy được sức biểu đạt mạnh mẽ của hình tượng thơ, đạt đến độ súc tích
cao.
- Bồi dưỡng nhân cách sống có lý tưởng, có ý chí quyết tâm thực hiện lý
tưởng.
- Tác phẩm: gồm 2 phần.
+ Phần l: Hai câu đầu: Tư thế của người anh hùng thời đại và khí thế của
quân đội thời Trần.
+ Phần 2: Hai câu cuối: Lý tưởng và hoài bão lớn lao của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Biết tích hợp kiến thức môn Lịch Sử vào tìm hiểu nội dung bài học.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ một tác phẩm trữ tình Trung Đại.
3. Thái độ:
- Hứng thú trong quá trình học tập.
8
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Biết giữ gìn và phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thêm yêu
quê hương đất nước và lịch sử Việt Nam.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung bài học, lên kế hoạch chương trình.
- Máy chiếu Projector hoặc Tivi kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên
powerpoint, loa kết nối máy tính.
- Tranh ảnh tư liệu về triều đại nhà Trần, về ba lần kháng chiến chống
Nguyên – Mông.
- Chuẩn bị các phiếu học tập cho học sinh.
2. Học sinh:
Chuẩn bị tốt cho buổi học
* Tham khảo lại các kiến thức có liên quan đến bài học.
- Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ XXV” - Sách giáo khoa Lịch sử 10.
- Bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
(thế kỉ XIII)” - Sách giáo khoa Lịch sử 7.
- Bài “Tỏ lòng ” - Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách tích hợp kiến thức lịch sử kết hợp
các phương pháp đọc sáng tạo, so sánh, gợi tìm; trong khi giảng kết hợp phát
vấn, đặt câu hỏi để học sinh trao đổi thảo luận, phát hiện trọng tâm bài thơ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
- Nhắc đến Phạm Ngũ Lão, chúng ta liền nhớ đến người anh hùng xuất thân
ở tầng lớp bình dân, ngồi đan sọt mà lo việc nước. Về sau, chàng trai làng Phù
Ủng ấy đã trở thành nhân vật lịch sử, từng có công lớn trong kháng chiến chống
quân Nguyên - Mông, giữ địa vị cao ở đời Trần.
- Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn. Văn thơ của ông để lại không
nhiều nhưng đều là những tác phẩm nổi tiếng, hừng hực hào khí Đông A của lịch
sử giai đoạn thế kỷ X đến XV.
Hoạt động của GV
* Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu về thân thế, sự
nghiệp của Phạm Ngũ
Lão qua câu hỏi: Phần
tiểu dẫn trong SGK cung
cấp cho chúng ta những
thông tin gì về tác giả
Hoạt động của HS
Nội dung
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
* HS đọc phần - Phạm Ngũ Lão
Tiểu dẫn trong SGK (1255-1320) Người làng
và trả lời câu hỏi.
Phù Ủng, huyện Đường
Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Xuất thân thuộc tầng
lớp bình dân, được Hưng
Đạo Vương tin dùng và
9
Phạm Ngũ Lão?
GV kể câu chuyện
Chàng trai làng Phù Ủng
để dẫn dắt học sinh vào
bài học.
* Từ SGK, GV cung cấp
thêm thông tin về hoàn
cảnh ra đời bài thơ để học
sinh hiểu bước đầu về nội
dung tác phẩm.
Theo Đại Việt sử ký toàn
thư, năm 1282 quân Nguyên
đòi mượn đường đánh Chiêm
Thành, nhưng thực ra định
xâm lược nước ta. Trước tình
hình ấy, vua Trần mở hội nghị
Bình Than bàn kế hoạch đánh
giặc. Sau đó, Phạm Ngũ Lão
và một số vị tướng được cử
lên biên ải phía Bắc để trấn
giữ đất nước. Hoàn cảnh lịch
sử chắc chắn đã ảnh hưởng
nhiều đến hào khí trong bài
thơ
gả con gái nuôi.
- Ông có nhiều công
lớn trong cuộc kháng
chiến chống Nguyên Mông; có địa vị cao ở
đời Trần.
- Được ngợi ca là
người “Văn võ toàn tài”
- Tác phẩm: còn lại hai
bài thơ: Tỏ lòng (Thuật
hoài) và Viếng Thượng
tướng quốc công Hưng
Đạo Đại Vương (Vãn
Thượng tướng quốc
công Hưng Đạo Đại
Vương)
2. Bài thơ Tỏ lòng.
* Học sinh căn cứ * Hoàn cảnh ra đời.
bài soạn và SGK để Ước đoán bài thơ ra
tìm hiểu hoàn cảnh đời trong không khí
ra đời của tác phẩm. quyết chiến quyết thắng
chống giặc Nguyên Mông, song chưa đi đến
thắng lợi cuối cùng.
* Học sinh đọc tác * Đọc văn bản.
phẩm cả phần phiên HS so sánh nguyên văn
* GV hướng dẫn đọc âm, dịch nghĩa và chữ Hán và bản dịch thơ:
diễn cảm, tự tin, tâm dịch thơ
- Hoành sóc: múa giáo.
huyết, mạnh mẽ
- Khí thôn ngưu: hai
cách hiểu
* Từ bài 14 SGK lịch sử * HS đọc SGK và * Triều đại nhà Trần
7 và Lịch sử 10, em hãy trả lời theo định - Triều đại nhà Trần trị
nêu những mốc son chính hướng:
vì nước ta từ năm 1225trong lịch sử vệ quốc - Thời gian trị vì? 1400 qua 12 đời vua.
dưới triều đại nhà Trần?
- Ba lần kháng - Là triều đại của
10
chiến chống quân
Nguyên - Mông?
- Những chiến
công lẫy lừng?
Kháng chiến chống
Mông – Nguyên lần 1 (1258)
Kháng chiến chống
Mông – Nguyên lần 2 (1285)
Kháng chiến chống
Mông – Nguyên lần 3 (1288)
* Hướng dẫn học sinh
những chiến công hiển
hách trong lịch sử chống
giặc ngoại xâm, bảo vệ
đất nước, làm nên chiến
thắng vĩ đại trước gót
giày xâm lược của quân
Mông – Nguyên.
+ Năm 1258 kháng
chiến chống Mông –
Nguyên lần thứ nhất
thắng lợi bằng chiến
thắng Đông Bộ Đầu.
+ Năm 1285 kháng
chiến chống Mông –
Chiến thắng Đông Bộ Đầu
Nguyên lần thứ hai toàn
thắng bằng những chiến
công: Tây Kết, Chương
Dương, Hàm Tử, Thăng
Long... Tướng giặc là
Toa Đô bị giết, Thoát
Hoan phải chui vào ống
đồng cho quân lính
Thoát Hoan
khiêng chạy qua biên
chui vào ống đồng …
giới.
+ Năm 1288 kháng
chiến chống Mông –
Nguyên lần ba toàn
thắng bằng trận Bạch
Đằng lịch sử.
Trong vòng 30 năm,
quân dân Nhà Trần đã ba
lần đánh bại đế quốc
hùng mạnh Mông Chiến thắng Bạch Đằng
Nguyên, bảo vệ bờ cõi,
năm 1288
viết nên trang sử hào
hùng trong lịch sử chống
giặc ngoại xâm, làm nên
hào khí Đông A, hào khí
nhà Trần, là không khí
hào hùng của những trận
chiến đấu và chiến thắng
quân Mông – Nguyên
xâm lược.
* HS trả lời câu hỏi 3. Bố cục
11
tìm hiểu bố cục văn bản. bố cục văn bản gồm 2 phần
Có thể chia bố cục văn mấy phần?
- Hai câu đầu: hình
bản thành mấy phần? Nội
tượng con người và quân
dung?
đội thời Trần.
- Hai câu cuối: Lý
tưởng và hoài bão lớn
lao của tác giả.
II. Đọc hiểu
* Hai câu thơ mở đầu * HS căn cứ bài 1. Hai câu đầu: hình
miêu tả nội dung gì?
soạn và nội dung hai tượng con người và
câu đầu để trả lời.
quân đội thời Trần.
* Tư thế của người trai
- Con người: Hoành
thời Trần được khắc hoạ
sóc – cầm ngang ngọn
bằng từ ngữ nào? Em có
giáo tư thế hùng dũng
nhận xét gì về tư thế đó?
hiên ngang, sẵn sàng
* So với bản dịch thơ, từ
chiến đấu.
hoành sóc chuyển sang
múa giáo có điểm gì khác
Bản dịch chưa lột tả
nhau?
được tư thế chủ động,
Bản dịch giảm ý nghĩa câu
xông xáo, tung hoành ...
thơ, không làm toát lên được
sắn sàng chiến đấu để
hình ảnh người tráng sĩ cầm
bảo vệ tổ quốc.
ngang ngọn giáo với tư thế
* HS xác định tư
thế người anh hùng
trong mối quan hệ:
+ Trong không
* Tư thế đó được đặt gian
trong không gian và thời + Trong thời gian
+ Trong mối quan
gian như thế nào?
hệ với tập thể, với
* Qua câu thơ đầu, em quân đội nhà Trần...
có cảm nhận gì về tầm
vóc của con người thời
đại nhà Trần?
chủ động, xông xáo, tung
hoành, đánh đông dẹp bắc,
sẵn sàng tiến công quân thù
để bảo vệ tổ quốc.
* Tam quân bao hàm
mấy nghĩa?
+ Không gian: giang
sơn rộng lớn
+ Thời gian: cáp kỉ thu
dài đã mấy năm.
Bền chí, kiên cường
bất khuất, chiến đấu
trong suốt bề dài lịch sử.
Tư thế ấy mang tầm
vóc vũ trụ lớn lao, sánh
cùng trời đất. Do vậy, tư
thế đó không phải của
một con người mà là tư
thế, dáng đứng của dân
tộc, của thời đại nhà
Trần.
- Tam quân:
+ Nghĩa hẹp: toàn bộ
quân đội nhà Trần.
12
* Tác giả đã sử dụng thủ
pháp nghệ thuật gì để mô
tả sức mạnh của quân đội
nhà Trần? Sức mạnh ấy
được thể hiện như thế
nào?
Hai câu thơ đầu khắc
hoạ vẻ đẹp gân guốc,
lẫm liệt, tràn đầy sức
sống của những trang
nam nhi - chiến binh
quả cảm đang xả thân vì
nước, qua đó thể hiện
hào khí Đông A ngút trời
của quân đội nhà Trần
thời ấy.
* Em hiểu như thế nào * HS đọc văn bản và
về nợ công danh trong bài soạn để trả lời:
quan niệm của người - Công danh là gì?
xưa?
- Món nợ công danh
* Phạm Ngũ Lão đã làm của Phạm Ngũ Lão?
được điều đó chưa? Theo
em, món nợ của ông ở
đây là món nợ gì?
* Học sinh căn cứ
* Nhận xét quan niệm vào bài soạn và
về nợ công danh của SGK để trả lời.
Phạm Ngũ Lão so với
quan niệm của người
xưa?
+ Nghĩa rộng: cả dân
tộc cùng đứng lên.
Hình ảnh con nguời
và thời đại nhà Trần đã
lồng vào nhau.
- Nghệ thuật:
+ So sánh tì hổ: sức
mạnh phi thường, vô
địch.
+ Cường điệu khí thôn
ngưu: khí thế tiến công
mãnh liệt.
Hai câu tứ tuyệt chỉ
mười bốn chữ ngắn gọn,
cô đúc nhưng đã tạc vào
thời gian một bức tượng
đài tuyệt đẹp về người
lính quả cảm trong đạo
quân Sát Thát nổi tiếng
đời Trần.
3. Hai câu cuối: Lý
tưởng và hoài bão lớn
lao của tác giả.
- Công danh thời
phong kiến:
+ Lập công (để lại sự
nghiệp)
+ Lập danh (để lại
tiếng thơm)
- còn vương nợ:
chưa trả hết nợ.
Nợ công danh vừa là
khát vọng, hoài bão giúp
nước, giúp dân vừa là
nghĩa vụ, trách nhiệm
thiêng liêng đối với đất
nước tiến bộ, tích cực
hơn.
Quan niệm về “chí
làm trai” của Phạm
Ngũ Lão vừa mang tư
tưởng tích cực thời
trung đại, vừa mang
tinh thần dân tộc: sự
13
* Vì sao tác giả cảm
thấy thẹn? Phân tích ý
nghĩa của nỗi thẹn ấy?
Vũ Hầu tức Khổng Minh,
một quân sư tài ba của Lưu
Bị thời Tam Quốc. Nhờ mưu
trí cao, Khổng Minh đã lập
được công lớn, nhiều phen
làm cho đôi phương khốn
đốn; vì thế ông rất được Lưu
Bị tin yêu.
Lấy gương sáng trong lịch
sừ cổ kim soi mình vào đó mà
so sánh, phấn đấu vươn lên
cho bằng người, đó là lòng tự
ái, lòng tự trọng đáng quý
cần phải có ở một đấng nam
nhi
* Qua bài học, em rút ra
kết luận gì về nội dung,
nghệ thuật của tác phẩm
Tỏ lòng?
nghiệp công danh của
cá nhân thống nhất với
sự nghiệp chung lớn
lao – sự nghiệp cứu
* HS đọc văn bản và nước cứu dân.
bài soạn để trả lời:
- Thẹn:
- Tác giả thẹn vì vấn + Chưa có tài mưu lược
đề gì?
lớn
+ Chưa trả xong nợ
- Nỗi thẹn ấy thể nước
hiện điều gì?
Thể hiện ý thức trách
nhiệm cao đối với đất
nước. Đó chính là cái
thẹn cao cả có ý nghĩa
tích cực, làm nên nhân
cách con người của ông
cái Tâm với đất nước.
Khát vọng: muốn
cống hiến, đóng góp
nhiều hơn nữa cho đất
nước, cho dân tộc cái
chí lớn lao, cao đẹp.
- Hai câu thơ sau âm
Vũ Hầu – Gia Cát hưởng khác hẳn hai câu
Lượng
thơ trước. Cảm xúc hào
sảng ban đầu dần chuyển
sang trữ tình, sâu lắng,
như lời mình nói với
mình cho nên âm hưởng
trở nên thâm trầm, da
diết.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
* HS tổng hợp kiến Thể hiện hào khí Đông
thức và trả lời câu A của thời đại nhà Trần:
hỏi.
vẻ đẹp của người anh
hùng hiên ngang lẫm liệt
với lý tưởng và nhân
cách cao cả cùng khí thế
hào hùng của thời đại.
2. Nghệ thuật.
Bài thơ Đường luật
ngắn gọn, thủ pháp gợi
14
thiên về ấn tượng khái
quát, đạt tới độ súc tích
cao.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Học thuộc bài thơ cả phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ.
- Nắm được vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau tạo
nên hào khí Đông A.
- Soạn bài: Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi.
-
-
2.4. HIỆU QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY BÀI “TỎ LÒNG” CỦA PHẠM
NGŨ LÃO.
2.4.1. Khảo sát chất lượng
Khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy và sử dụng phiếu kiểm
tra sau bài học ở 2 lớp ban cơ bản: 10A20 (lớp đối chứng) và 10E20 (lớp thực
nghiệm) trường THPT Triệu Sơn 4 thì kết quả đạt được là đáng ghi nhận. Sau
khi chấm bài của học sinh tôi đã phân loại kết quả học tập của học sinh như sau:
Điểm giỏi - xuất sắc: 8 – 10, điểm khá: 7 – 8, điểm trung bình: 5 - 6 , điểm yếu:
dưới 5.
a. Phiếu khảo sát sau bài học:
PHIẾU KIỂM TRA SAU BÀI HỌC
Họ và tên học sinh: ...................................................................................... Lớp .....................
Câu 1: Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão thể hiện trong bài Tỏ lòng có
yếu tố tích cực gì?
A. Nó động viên con người không chấp nhận thực tại, dám vươn lên để
thực hiện mơ ước của mình.
B. Nó cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường ích kỉ, sẵn sàng hy sinh
cho sự nghiệp lớn lao - sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
C. Nó là lý tưởng cao đẹp để các thế hệ soi vào học tập và noi gương.
D. Nó khích lệ cho tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng quân xâm
lược.
Câu 2: Chí làm trai của trang nam nhi trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm
Ngũ Lão được thể hiện qua:
A. Sức mạnh và lý tưởng.
B. Sự trong sạch và mạnh mẽ.
C. Sự thanh cao và trong sạch.
D. Sự mạnh mẽ và dữ dội.
Câu 3: Dòng nào sau đây không nêu đúng đặc điểm nghệ thuật bài thơ
Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
A. Cô đọng, hàm súc.
B. Hình ảnh giàu sức biểu cảm.
C. Giọng điệu hào hùng.
D. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
Câu 4: Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão có âm hưởng:
A. Hùng tráng.
B. Bi hùng.
C. Hùng hồn.
D. Hào hùng.
Câu 5: Đề tài bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là:
A. Chí làm trai.
B. Sức mạnh của nhà Trần.
15
C. Khát vọng cống hiến.
D. Tình yêu thiên nhiên.
Câu 6: Hình tượng nổi bật trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là
gì?
A. Hình tượng người anh hùng.
B. Hình tượng người tráng sĩ.
C. Hình tượng người dũng sĩ.
D. Hình tượng người chiến sĩ.
Câu 7: Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ Tỏ lòng của
Phạm Ngũ Lão?
A. Thẹn vì chưa trả xong nợ công danh.
B. Tự hào về khí thế và sức mạnh của quân đội thời Trần.
C. Thể hiện lòng yêu nước.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 8: "Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu".
Hai câu thơ trên thể hiện nỗi lòng gì của nhân vật trữ tình?
A. Thẹn vì chí làm trai chưa thỏa.
B. Thẹn vì đã già khi đất nước còn gian nan.
C. Nỗi thẹn vì không thể giúp gì được cho đất nước.
D. Thẹn vì không tài giỏi được như Gia Cát Lượng.
Câu 9: Nguyên nhân của nỗi thẹn được nhắc đến trong câu thơ cuối bài
thơ Tỏ lòng là gì?
A. Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài năng, mưu lược như Vũ Hầu để có
thể trừ giặc, cứu nước, cứu dân, lập nên sự nghiệp lớn.
B. Phạm Ngũ Lão thẹn vì mình chưa làm được gì cho dân cho nước.
C. Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tước vị và sự trọng vọng của người
đời như Vũ Hầu.
D. Phạm Ngũ Lão thẹn chưa thể lưu danh cùng hậu thế như Vũ Hầu.
Câu 10: Hào khí Đông A trong Tỏ lòng là?
A. Ý chí chống giặc ngoại xâm của quân dân nhà Trần.
B. Lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm của
quân dân nhà Trần.
C. Là không khí hào hùng của những trận chiến đấu và chiến thắng quân
Mông – Nguyên xâm lược.
D. Cả 3 phương án trên.
b. Kết quả khảo sát:
- Phiếu trả lời của học sinh
16
-
Trên cơ sở phân loại kết quả học tập của học sinh theo các thang điểm như trên,
tôi đã thu được kết quả như sau từ bài viết của học sinh:
-
Lớp
Sĩ số
học
sinh
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A20
Đối
chứng
42
03
7.1%
20
47.6
%
19
45.3
%
0
0%
10E20
Thực
nghiệm
42
16
38.1
%
21
50%
05
11.9%
0
0%
Ghi
Ghi
chú
2.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm.
Từ kết quả trên cho thấy, việc tích hợp kiến thức lịch sử vào dạy bài Tỏ
lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão đã đem lại kết quả tích cực. Các em học
sinh tích cực chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, nắm được những nội dung cơ
bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; hiểu được hào khí thời Trần là là
không khí hào hùng của những trận chiến đấu và chiến thắng quân Mông –
Nguyên xâm lược. Cùng với việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học như
Tivi, máy chiếu Projector, bản đồ, loa vi tính ... kết hợp với hoạt động dạy học
tích cực đã đem lại hiệu ứng tốt cho giờ học, tạo không khí sôi nổi, giờ học trở
nên cuốn hút đối với học sinh.
17
3. KẾT LUẬN
V
iệc dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông chưa bao giờ là dễ dàng
đối với giáo viên, bởi văn học là môn học đòi hỏi sự đồng cảm, sáng tạo
ở cả tác giả, người dạy và người học.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng và tổng thể
các môn học trong nhà trường nói chung từ lâu đã trở thành một chủ đề nóng,
thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân, đội ngũ các nhà khoa học, các
nhà nghiên cứu giáo dục và đông đảo giáo viên trên khắp mọi miền tổ quốc.
Phương pháp dạy học tích hợp, liên môn ra đời là một tất yếu, giúp người
giáo viên có thêm công cụ truyền tải kiến thức, đồng thời đưa học sinh vào đúng
vị trí trung tâm của hoạt động giáo dục, theo đúng tinh thần của chiến lược đổi
mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam.[1]
Việc vận dụng kiến thức các môn học, trong đó có môn lịch sử vào giảng
dạy các bài văn học sử, đọc văn ở chương trình THPT không nằm ngoài tinh
thần đó.
18
Vận dụng kiến thức lịch sử vào dạy bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão có
thể là không mới, nhưng cần thiết để đánh thức lòng yêu văn học, văn hóa, yêu
lịch sử và các truyền thống dân tộc, góp phần hoàn thiện nhân cách người học
sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm này được viết với mục đích góp thêm một tiếng nói
trong việc giảng dạy tác phẩm đã quá quen thuộc nên không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của của đồng nghiệp để đề tài
được hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn trong thực tiễn dạy học.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phạm Viết Cương
19
CHÚ THÍCH
1- Phạm Viết Cương – GV trường THPT Triệu Sơn 4, huyện Triệu Sơn,
tỉnh Thanh Hóa – “Vận dụng kiến thức lịch sử vào giải quyết một số tình huống
có vấn đề trong dạy học hai tác phẩm Phú sông Bạch Đằng và Đại cáo bình
Ngô” – Ngữ văn 10 tập 2” – SKKN năm học 2014-2015.
2- Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở ,
Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên
THCS, THPT. NXB ĐHSP, 2015.
3- Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương. Dạy học tích hợp – Phương thức
phát triển năng lực học sinh. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực đào
tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên. Hà Nội, 2014, tr.23-28.
4- Hà Thị Lan Hương. Xu hướng tích hợp trong xây dựng chương trình các
môn khoa học tự nhiên của các nước trên thế giới và khả năng áp dụng vào thực
tiễn giáo dục Việt Nam. Tạp chí Giáo dục và xã hội. Số 29 (90), tháng 8 năm
2013, tr.44-47.
5- Nguồn: Trường học kết nối.vn
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10
.
11.
12
.
13
.
Ngữ văn 10 Tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2006
Sách giáo viên Ngữ văn 10 Tập 1 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2006
Giảng văn văn học Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 1999
Văn học Lí – Trần - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 1999
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Ngữ
văn – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2007
Hoàng Hữu Bội – Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 (Phần Đọc văn) – Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam 2006
Lịch sử 7 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2009
Lịch sử 10 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – 2014
Trần Bạch Đằng – Lịch sử Việt Nam bằng tranh – Tập7, 24, 30 – Nhà xuất
bản Trẻ - Hà Nội 2013
Phạm Viết Cương – GV trường THPT Triệu Sơn 4, huyện Triệu Sơn, tỉnh
Thanh Hóa – “Vận dụng kiến thức lịch sử vào giải quyết một số tình
huống có vấn đề trong dạy học hai tác phẩm Phú sông Bạch Đằng và Đại
cáo bình Ngô” – Ngữ văn 10 tập 2” – SKKN năm học 2014-2015
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở ,
Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên
THCS, THPT. NXB ĐHSP, 2015.
Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương. Dạy học tích hợp – Phương thức
phát triển năng lực học sinh. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng
lực đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên. Hà Nội, 2014.
Hà Thị Lan Hương. Xu hướng tích hợp trong xây dựng chương trình các
môn khoa học tự nhiên của các nước trên thế giới và khả năng áp dụng
vào thực tiễn giáo dục Việt Nam. Tạp chí Giáo dục và xã hội. Số 29 (90),
tháng 8 năm 2013.
14
Trang webside: truonghocketnoi.vn
.
21