TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHXH & VHDL
BÀI TIỂU LUẬN
BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CHỨA TỪ “TRĂNG” TRONG TRUYỆN
KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Học phần: Ngữ dụng học Tiếng Việt
Mã học phần:
Họ và tên Giảng viên hướng dẫn:
Họ và tên sinh viên thực hiện:
Lớp:
Mã sinh viên:
Phú Thọ, năm 2021
1
Điểm
Họ tên học viên:
Lớp:
Số phách
Số phách
2
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu.
1.1. Chiếu vật là vấn đề đầu tiên của Ngữ dụng học. “Những biểu thức
chiếu vật là những cái neo mà phát ngơn thả vào ngữ cảnh để móc nối nó với
ngữ cảnh” [3;187]. Muốn hiểu được diễn ngơn, người sử dụng buộc phải quan
tâm tới chiếu vật. Hiện tượng chiếu vật là hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng
phổ biến khơng chỉ trong sinh hoạt hàng ngày mà cịn được sử dụng rất nhiều
trong các tác phẩm văn chương. Tìm hiểu các biểu thức chiếu vật trong tác phẩm
văn chương sẽ phần nào giúp cho việc tiếp nhận tác phẩm một cách đầy đủ, thấu
đáo nhất.
1.2. Trong diễn ngôn văn học, việc tìm hiểu hệ thống các phương tiện ngôn
ngữ chiếu vật và “vật được quy chiếu” của chúng sẽ là những thao tác đầu tiên
mà bất kỳ người đọc nào cũng phải tiến hành nếu muốn hiểu tác phẩm. Trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du, yếu tố “trăng”, có tần số xuất hiện ở nhóm cao
nhất trong số các từ chỉ thiên nhiên. Vì thế tơi tìm hiểu về yếu tố ngôn ngữ
“trăng” trong Truyện Kiều dưới ánh sáng của lý thuyết chiếu vật của ngữ dụng
học đặt trong các biểu thức chiếu vật (BTCV) được sử dụng trong diễn ngơn.
Biểu thức chiếu vật có từ “trăng” trong Trụn Kiều phần nào thấy được bản sắc
văn hóa dân tộc và của ngôn từ nghệ thuật, mặt khác, khẳng định thêm những
điểm riêng biệt, độc đáo mang dấu ấn của phong cách và tài năng Nguyễn Du.
Từ những lý do trên người viết chọn đề tài nghiên cứu Biểu thức chiếu vật
chứa từ “trăng ” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Xác lập được vị trí, vai trị của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng” trong
Truyện Kiều như là một bộ phận làm nên bình diện “cái biểu đạt” của diễn ngôn;
đồng thời cho thấy những điểm độc đáo trong việc sử dụng các biểu thức chiếu
vật có từ “trăng” trong Truyện Kiều; thể hiện rõ những đặc trưng văn hóa dân tộc
trong Truyện Kiều.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : Biểu thức chiếu vật chứa từ “ trăng ”
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
3.Phạm vi nghiên cứu.
Người viết tiến hành khảo sát và nghiên cứu đối tượng kể trên ở các phương
diện: ý nghĩa, cấu tạo, quan hệ kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác trong ngôn
cảnh, sự vật được quy chiếu trong ngữ cảnh sử dụng. Về tư liệu khảo sát Bản
Truyện Kiều của Nguyễn Du do Đào Duy Anh khảo đính và được in trong ngữ
liệu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Người viết đã vận dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây
để triển khai đề tài: phương pháp miêu tả, thủ pháp thống kê, phân loại và hệ
thống hóa, thủ pháp phân tích ngữ cảnh.
3
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lý thuyết chiếu vật.
1.1. Sự chiếu vật.
Bách khoa thư về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, tập 7, và cơng trình khoa học
của các tác giả Đỗ Hữu Châu [19], Cao Xuân Hạo [36], Nguyễn Thiện Giáp [34]
đều có sự thống nhất trong việc nhìn nhận khái niệm sự chiếu vật với tư cách là
vấn đề của ngữ dụng học. Đề tài sử dụng thuật ngữ sự chiếu vật và chiếu vật
(CV) là các danh từ, còn quy chiếu với tư cách động từ. Theo quan điểm ngữ
dụng học, chiếu vật là quan hệ giữa người sử dụng ngôn ngữ và biểu thức ngôn
ngữ được sử dụng với đối tượng/ thực thể (vật chất hoặc tinh thần, có thật hay
tưởng tượng hoặc hư cấu, số ít hay một tập hợp…) trong một thế giới khả hữu
mà ở đó thực thể được quy chiếu tồn tại.
"Sự chiếu vật" trong Truyện Kiều là quan hệ giữa biểu thức ngôn ngữ được
tác giả sử dụng trong tác phẩm với đối tượng/thực thể cụ thể xuất hiện trong ngữ
cảnh cụ thể mà ở đó biểu thức ngơn ngữ được sử dụng để chỉ ra. Các biểu thức
ngôn ngữ này được tác giả Nguyễn Du hoặc nhân vật sử dụng (trong các đoạn
đối thoại) để quy chiếu tới thực thể cụ thể nào đó tồn tại trong một thế giới khả
hữu (có thật hoặc khơng có thật) và đã được đưa vào ngữ cảnh giao tiếp.
1.2. Biểu thức chiếu vật
1.2.1. Biểu thức chiếu vật là gì ?
Trong đề tài này,người viết sử dụng thuật ngữ “biểu thức chiếu vật” để chỉ tất
cả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện quy chiếu trong ngữ cảnh
cụ thể của ngữ liệu khảo sát, bao gồm cả những biểu thức chiếu vật có cấu tạo là
từ (chẳng hạn: trăng...) và tổ hợp từ (chẳng hạn: trăng thề, người trăng gió, ngày
gió đêm trăng,…). Người viết cũng đã phân biệt một số thuật ngữ có liên quan tới
việc khảo sát đối tượng và triển khai đề tài là biểu thức chiếu vật và biểu thức
miêu tả, biểu thức chiếu vật miêu tả và biểu thức chiếu vật phi miêu tả.
Người viết đồng tình với quan niệm cho rằng “cũng như các tín hiệu ngơn
ngữ, biểu thức chiếu vật có cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt của biểu
thức chiếu vật là các đơn vị ngôn ngữ tạo nên nó. Cái được biểu đạt là sự vật được
quy chiếu hay chiếu vật tương ứng. Theo đó, các biểu thức chiếu vật có từ
“trăng”, trong Truyện Kiều sẽ được đề tài này miêu tả trên hai bình diện: bình
diện cái biểu đạt (hình thức cấu tạo và quan hệ kết hợp cả về ý nghĩa và cú pháp);
bình diện cái được biểu đạt (sự vật được quy chiếu hay CV).
1.2.2. Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật trong đề tài
a) Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật nói chung
Tiêu chí thứ nhất – Tiêu chí hình thức: Biểu thức chiếu vật có tính hồn
chỉnh, độc lập tương đối của nó về mặt cấu tạo: hoặc là một từ, hoặc là một cụm
từ.
Tiêu chí thứ hai – Tiêu chí ngữ nghĩa: Biểu thức chiếu vật chỉ ra được một
đối tượng, một thực thể cụ thể nào đó, trong thế giới khả hữu – Hệ quy chiếu của
biểu thức chiếu vật đang được nói
b) Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật có từ “trăng” trong Truyện Kiều.
Đề tài chỉ xét các biểu thức chiếu vật mà trong cấu tạo của biểu thức ngôn
ngữ thực hiện chức năng chiếu vật trong trường hợp được xét có xuất hiện ít
4
nhất một trong các yếu tố ngôn ngữ (từ/ thành tố cấu tạo từ) thuộc các nhóm sau
đây: Các từ trăng hoặc các yếu tố ngôn ngữ đồng nghĩa từ vựng (nguyệt); hoặc
các yếu tố ngôn ngữ biểu thị các sự vật có liên quan tới khái niệm trăng ( Hằng
Nga
1.3. Chiếu vật và hệ quy chiếu .
1.3.1. Chiếu vật là gì?
Trước hết, khái niệm chiếu vật được sử dụng trong đề tài này tương ứng với
khái niệm “nghĩa chiếu vật hay vật được chiếu” của tác giả Đỗ Hữu Châu [19]
và khái niệm “sở chỉ” (theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp), hoặc cái sở chỉ (theo
tác giả Cao Xuân Hạo), hay “yếu tố được quy chiếu” (theo tác giả Diệp Quang
Ban). Theo đó, chiếu vật được hiểu là đối tượng hay thực thể cụ thể của thực tế
khách quan được các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thông qua việc thực hiện
quy chiếu của người sử dụng, trong ngữ cảnh cụ thể, do đó, cịn được gọi là “vật
được chiếu”. “Vật” trong “chiếu vật” được hiểu là các thực thể tồn tại ở các
dạng thức khác nhau trong thế giới: dạng vật chất hoặc tinh thần; thực thể có thật
hoặc là sản phẩm của tưởng tượng và hư cấu; số ít hay số nhiều; một cá thể hay
một tập hợp như giống loài…
1.3.2. Nghĩa – ý nghĩa – chiếu vật
Nghĩa hay ngữ nghĩa (theo nghĩa rộng: nghĩa của ngôn ngữ nói chung –
meaning) và ý nghĩa của từ (sense) đều có liên quan tới chiếu vật bằng ngơn ngữ.
Trước tiên, có thể thấy, cả ý nghĩa của từ (và của tín hiệu ngơn ngữ nói chung) và
chiếu vật đều là các bình diện của nghĩa của đơn vị ngơn ngữ. Ngồi hai bình diện
này, ngữ nghĩa cịn có một số bình diện được phản ánh trong các loại nghĩa khác
nữa, chẳng hạn: nghĩa ngữ pháp, nghĩa sở dụng...). Tuy nhiên, giữa ý nghĩa của từ
và chiếu vật của từ đó khi được sử dụng làm biểu thức chiếu vật trong ngữ cảnh
giao tiếp cụ thể lại có sự khác biệt tương đối lớn và chủ yếu nhất là chúng nằm ở
hai bình diện khác nhau của ngơn ngữ: ý nghĩa thuộc bình diện hệ thống, mang
tính trừu tượng, khái qt cịn chiếu vật thuộc bình diện hoạt động của ngôn ngữ,
mang tính cụ thể.
1.3.3. Hệ quy chiếu
Hệ quy chiếu là một khái niệm công cụ quan trọng mà người viết lấy làm cơ
sở lý thuyết cho việc triển khai đề tài. Sự vật có thể tồn tại trong những thế giới
rất khác nhau, có những thế giới hiện hữu, có thật và cũng có những “thế giới có
thể có” (thường được gọi là “thế giới khả hữu”) mà trong đó sự vật có thể tồn tại
theo một cách khác. Cùng một lúc, có nhiều thế giới khả hữu khác nhau đồng
thời tồn tại: thế giới thực hữu, thế giới tưởng tượng, hư cấu trong thần thoại, cổ
tích hay truyền thuyết và các tác phẩm văn học; thế giới tâm linh, siêu nhiên với
sự tồn tại của các hồn ma, bóng quỷ… Tuy nhiên, khi thực hiện quy chiếu bằng
các biểu thức chiếu vật trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, chỉ một thế giới khả
hữu mà ở đó sự vật tồn tại mới được người nói lựa chọn làm “hệ quy chiếu” cho
biểu thức chiếu vật của mình và đưa vào trong ngữ cảnh thông qua phát ngôn.
Việc phân loại và miêu tả chiếu vật của các biểu thức chiếu vật trong đề tài này
cũng dựa vào việc xác định đúng thế giới khả hữu – Hệ quy chiếu mà ở đó các sự
vật được quy chiếu tồn tại. Theo đó, thế giới hư cấu trong diễn ngơn Truyện Kiều
có thể được phân chia thành các bộ phận – Hệ quy chiếu khác nhau như sau: thiên
5
nhiên, con người/nhân vật, đồ vật, tình cảm, cuộc đời, sự kiện, thời gian, tâm
linh…
1.3.4. Cơ sở xác định chiếu vật của các biểu thức chiếu vật trong đề tài
- Cơ sở thứ nhất: Dựa vào ngữ cảnh giao tiếp (ngữ cảnh tình huống và ngữ
cảnh văn hóa) mà ở đó biểu thức chiếu vật được sử dụng.
- Cơ sở thứ hai: Dựa vào ý nghĩa từ vựng của từ, ngữ cấu tạo nên biểu thức
chiếu vật.
- Cơ sở thứ ba: Dựa vào quan hệ kết hợp của các tín hiệu ngôn ngữ làm biểu
thức chiếu vật với các tín hiệu ngôn ngữ khác
2. Chiếu vật trong tác phẩm văn học
Một trong những thế giới khả hữu khơng có thực chính là thế giới khả hữu
tồn tại trong các sản phẩm hư cấu – thế giới hư cấu (fictional world). Thế giới khả
hữu của các nhân vật hư cấu chính là tác phẩm hư cấu mà ở đó nhân vật xuất
hiện, hành động, nói năng… Trong thế giới khả hữu đó, nhân vật tồn tại thực sự
và khi được quy chiếu bằng ngơn ngữ thì nó chính là “vật được chiếu” của biểu
thức chiếu vật được sử dụng. Chiếu vật về các thực thể hư cấu cũng có nhiều
loại: có chiếu vật của tác giả trong tác phẩm; chiếu vật của người đọc trong các
diễn ngôn về tác phẩm; chiếu vật của chính nhân vật trong tác phẩm… Khi đó,
ngồi chủ thể thực hiện quy chiếu là tác giả, còn có chủ thể thực hiện quy chiếu là
nhân vật trong tác phẩm. Chúng tôi đã khái quát một số điểm chính trong tương
quan giữa chiếu vật của tác giả và chiếu vật của nhân vật trong Truyện Kiều thể
hiện trong bảng 1.2. trong đè tài.
Phần 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Các biểu thức chiếu vật chứa từ “trăng” trong truyện Kiều
1.1. Kết quả khảo sát
Người viết đã khảo sát, thống kê được trong Truyện Kiều có tổng số 62
6
biểu thức chiếu vật chứa “trăng” và các biến thể khác của “trăng”, cụ thể như
trong bảng sau:
Bảng 1. Số lần xuất hiện của các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” và các biến
thể của “trăng” trong Truyện Kiều
BTCV chứa
Số lần xuất hiện
Tỷ lệ %
Trong đó, như một lẽ dĩ nhiên, số lần tác giả dùng “trăng” chiếm đa số (41/62
lần, chiếm 66.2%), sau đó là biến thể từ Hán - Việt đồng nghĩa với “trăng” – là
“nguyệt” - với 15/62 lần xuất hiện (24%), còn lại các biểu thức chiếu vật chứa
“nga”, “thỏ”, “gương” xuất hiện rất hạn chế:
3 lần tác giả dùng “thỏ” để thay cho “trăng” là[1]: Trải bao thỏ lặn ác tà
- Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm (câu 79, khi chị em Kiều đi chơi thanh minh
gặp mộ Đạm Tiên); Lần lần thỏ bạc ác vàng - Xót người trong Hội đoạn trường
địi cơn (câu 1269, khi Thuý Kiều ở lầu xanh của Tú Bà); Nỉ non đêm ngắn tình
dài - Ngồi hiên thỏ đã non đoài ngậm gương (câu 1370, khi Thuý Kiều kể lại
đời mình cho Thúc Sinh nghe, ở lầu xanh).
Hai lần tác giả dùng “nga” thay cho “trăng” đều trong đêm thanh minh,
sau khi ban ngày Thuý Kiều cùng các em viếng mộ Đạm Tiên và rồi gặp Kim
Trọng, tối về nàng ngồi một mình suy ngẫm trong cảnh: Gương nga vằng vặc
đầy song - Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân (173); Một mình lặng
ngắm bóng nga - Rộn đường gần với nỗi xa bời bời (177). Ngay sau đó, nàng
thấy Đạm Tiên hiện về báo mộng – báo hiệu điểm khởi đầu của một “cơn ác
mộng 15 năm” có thực của đời nàng.
Chỉ có 1 lần Nguyễn Du dùng “gương” thay cho “trăng”, trong biểu
thức chiếu vật ở câu 1092: Chim hơm thoi thót về rừng - Đố trà mi đã ngậm
gương nửa vành. Đó là thời điểm Sở Khanh hẹn gặp Thuý Kiều để đưa nàng đi
trốn.
Có một điểm chung trong các biểu thức chiếu vật chứa “nga”, “thỏ” và
“gương” là: ở đây, biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng, cũng là cơ sở để xác định
đó là các biến thể của “trăng” trong Truyện Kiều, là biện pháp hoán dụ hoặc ẩn
dụ. Theo tác giả Đào Duy Anh.
“Nga: tức là Hằng Nga, chỉ mặt trăng”
“Thỏ: con thỏ, chỉ mặt trăng. Theo truyền thuyết, trên cung trăng có con
Thỏ ngọc”
“Gương: (…)3. chỉ vừng mặt trời, mặt trăng sáng như tấm gương”
Trong đó, hai từ “nga” và “thỏ” được dùng theo kiểu hoán dụ bộ phận (lấy
bộ phận chỉ cái tồn thể) cịn dùng “gương” là theo kiểu ẩn dụ (ngầm so sánh
ánh sáng của mặt trăng giống như gương).
Vì số lượng các biểu thức chiếu vật chứa các biến thể sử dụng của
“trăng” trong Truyện Kiều khơng nhiều và chúng có những điểm tương đồng
với các BTCV chứa “trăng” về nhiều phương diện, nên từ lúc này, để tiện cho
việc phân tích và miêu tả, chúng tôi tạm dùng tổ hợp “các BTCV chứa
7
“trăng”” với nghĩa bao hàm cả những BTCV chứa các biến thể của “trăng” như
vừa nêu trên.
1.2. Các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” trong Truyện Kiều
1.2.1. Ý nghĩa biểu vật của “trăng”
Ý nghĩa biểu vật là ý nghĩa của từ trong hệ thống. Nó, cùng với ý nghĩa
biểu niệm và ý nghĩa biểu thái, làm thành ý nghĩa từ vựng của từ. Ý nghĩa biểu
vật, do vậy, được nghiên cứu trong chuyên ngành Từ vựng - Ngữ nghĩa học và
được định nghĩa như sau: “Sự vật, hiện tượng, đặc điểm… ngồi ngơn ngữ,
được từ biểu thị tạo nên ý nghĩa biểu vật của từ” .
Vì ý nghĩa biểu vật của từ có liên quan tới “sự vật, hiện tượng, đặc
điểm… ngồi ngơn ngữ” nên dễ bị nhầm lẫn với nghĩa chiếu vật của các biểu
thức chiếu vật là từ. Thực chất, nghĩa biểu vật của từ “là sự phản ánh sự vật,
hiện tượng… trong thực tế vào ngôn ngữ” chứ “khơng phải là sự vật hiện
tượng… y như nó có thực trong thực tế. Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thơi” .
Nói cách khác, nếu các sự vật, hiện tượng… trong thực tế tồn tại có tính cá thể,
cụ thể (và khi nó được qui chiếu bằng các biểu thức chiếu vật thì nó chính là
nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật đó) thì ý nghĩa biểu vật của từ có
tính khái quát. Ý nghĩa biểu vật của từ chỉ ra “loại” của sự vật, hiện tượng… cịn
ý nghĩa chiếu vật thì chỉ ra từng cá thể cụ thể các sự vật, hiện tượng… đó trong
thực tế.
Mặt khác, nếu ý nghĩa biểu vật là ý nghĩa của từ tồn tại ở dạng tiềm
năng, trong hệ thống ngơn ngữ, thì ý nghĩa chiếu vật lại là ý nghĩa của các từ khi
được đưa vào sử dụng. Nếu ý nghĩa biểu vật của từ có tính ổn định, không phụ
thuộc vào ngữ cảnh sử dụng của từ và thường được trình bày trong từ điển thì ý
nghĩa chiếu vật của các từ lại khơng có tính ổn định mà phụ thuộc chặt chẽ vào
thế giới khả hữu - hệ qui chiếu trong diễn ngôn.
Do sự khác biệt trên, có nhiều trường hợp mà một từ, với một ý nghĩa
biểu vật nhất định nhưng khi được sử dụng trong các diễn ngôn khác nhau để
thực hiện chức năng chiếu vật tới các hệ qui chiếu khác nhau thì lại có thể có
nhiều nghĩa chiếu vật khác nhau. Các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” trong
Truyện Kiều mà người viết đang xét chính là một trường hợp tiêu biểu. Tuy vậy,
các nghĩa chiếu vật này vẫn có mối liên hệ chung với “mẫu gốc” của chúng là
nghĩa biểu vật của từ trong kho từ vựng của mỗi ngôn ngữ.
Ý nghĩa biểu vật (ý nghĩa từ vựng) của “trăng” và một số từ ghép có
chứa hình vị “trăng” trong Tiếng Việt được hiểu như sau:
Trăng d. Mặt trăng nhìn thấy về ban đêm
Trăng gió d. Chỉ quan hệ yêu đương lăng nhăng, hời hợt (nói khái quát)
Trăng hoa d. Chỉ quan hệ trai gái lăng nhăng, khơng đứng đắn (nói khái quát)
(Theo Từ điển Tiếng Việt, [5])
Tuy nhiên, khi soi chiếu vào các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” trong
Truyện Kiều, ý nghĩa chiếu vật của “trăng” và các biến thể của “trăng” phong
phú và đa tầng bậc hơn ý nghĩa biểu vật của chúng rất nhiều.
1.2.2. Ý nghĩa chiếu vật và hiện tượng đa nghĩa chiếu vật của các biểu thức
chiếu vật chứa “trăng” trong Truyện Kiều
8
Trong tổng số 62 biểu thức chiếu vật chứa “trăng” mà chúng tơi khảo sát
được, có 7 trường nghĩa chủ yếu mà các biểu thức chiếu vật này qui chiếu về
với tỷ lệ khác nhau. Cụ thể như trong bảng sau:
Bảng 2. Các kiểu ý nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật chứa “trăng”
trong Truyện Kiều
Ý nghĩa Thời Khơn Ngườ Sự kiện/ Quan Thực
Lực
chiếu gian g gian i
Tình
hệ trai thể
lượng
vật
huống gái
thiên
siêu
nhiên nhiên
Số lần 15
12
11
10
6
6
2
Tỷ lệ % 24
19.3 17.75 16.2
9.7
9.7
3.25
Các con số trong bảng thống kê trên cho thấy, với chỉ một ý nghĩa biểu
vật của từ “trăng” trong hệ thống ngôn ngữ, khi đưa vào sử dụng trong các biểu
thức chiếu vật với chức năng chiếu vật, chúng đã tạo ra các ý nghĩa chiếu vật
phong phú và đa dạng, đa tầng.
1.2.3. Các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” biểu thị thời gian và không gian
trong Truyện Kiều.
Trong số các ý nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật chứa “trăng”
trong Truyện Kiều, ý nghĩa chiếu vật về thời gian và không gian vẫn đạt tỷ lệ
cao nhất. Điều này khơng khó lí giải bởi bản thân sự vật được chiếu (mặt trăng)
vốn gắn liền với các đặc tính về thời gian (buổi đêm) và không gian (bầu trời
cao, rộng) trong thực tế khách quan. Khi được qui chiếu bằng ngôn ngữ, các
biểu thức chiếu vật chứa “trăng” trở thành một cách nói hốn dụ hoặc ẩn dụ
biểu thị thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm. Chẳng hạn: Tuần
trăng khuyết, đĩa dầu hao - Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng (251-252);
Lần lần ngày gió đêm trăng - Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua (369370); Nâu sồng từ trở màu thiền- Sân thu trăng đã vài phen đứng đầu (19331934). Cả 3 biểu thức chiếu vật chứa “trăng” trên đây đều có nghĩa chiếu vật
chỉ thời gian, đặc biệt hơn nữa, trong hầu hết 15 biểu thức chiếu vật chứa
“trăng” chỉ thời gian thì thời gian khơng được nhìn nhận ở trạng thái tĩnh (thời
điểm) mà là thời gian đang chảy trôi, thời gian đang trong sự vận động luân hồi,
luân chuyển miên viễn của nó. Đây là điểm hết sức độc đáo của Nguyễn Du khi
chiếu vật thời gian so với các tác giả trung đại khác. Một mặt, thời gian được thể
hiện như một dịng chảy theo tiến trình của cốt truyện là phù hợp với loại hình tự
sự của tác phẩm; mặt khác, việc Nguyễn Du nhìn nhận thời gian luôn ở trạng
thái động cũng phần nào cho thấy nhận thức của tác giả về thế giới luôn vận
động, biến đổi không ngừng. Dùng “trăng” để “đong đếm” thời gian là một cách
làm dân gian, nhưng bên cạnh đó cịn cho thấy cả sự nuối tiếc một đi khơng trở
lại của thời gian thì lại là một điểm mới mẻ khiến cho Nguyễn Du gần gũi với
các nhà Thơ Mới sau này.
Không gian được các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” trong Truyện
Kiều mở ra cũng là một không gian đặc biệt. Xét các biểu thức chiếu vật sau:
+ Gương nga vằng vặc đầy song
Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân (173-174)
9
+ Trước lầu Ngưng Bích khố xn
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung (1033-1034)
+ Địi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu (1241-1242)
Đó là một không gian rộng lớn, mênh mông và tràn ngập ánh trăng. Ánh
trăng ở đây toàn gợi cho người đọc cảm giác lạnh lẽo, rợn ngợp, trước hết bởi
màu sắc bàng bạc của nó, rồi sau đến độ dàn trải, bao phủ của nó trên một diện
rộng khiến con người – nhân vật lúc nào cũng bị nhấn chìm, bị cơ lập thành ra lẻ
loi, cơ độc. Thêm vào đó, các miêu tả tố đi kèm với “trăng” trong các biểu thức
chiếu vật trên đều gợi ra một ấn tượng nhức nhối, ám ảnh, cứ như thể ánh trăng
không đơn thuần chỉ là ánh sáng, ánh trăng “vằng vặc” dù có ở “gần” cũng khó
nắm bắt, huống chi nó lại tỏa ra thâu tóm “bốn bề” khơng gian. Có một điểm
khơng thể khơng quan tâm khi nói tới khơng gian trong Truyện Kiều – như Trần
Đình Sử nhận định – đó là một “khơng gian lưu lạc”. Đó là khơng gian của tha
hương, của con người bị giằng ra khỏi cái nơi gia đình ấm cúng; rồi bị ném vào
chốn “bụi trần” giữa đêm “đùng đùng gió giục mây vần” trên “một xe trong cõi
hồng trần như bay”, lại “vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh”, để rồi từ đó nổi
trơi vơ định, bị xơ đẩy hết từ “miền nguyệt hoa” lại sang “chốn nâu sồng”,
“thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”. Trong miền khơng gian ln có sự di
chuyển ấy, ánh trăng hay vầng trăng dường như luôn hiện hữu.
1.2.4. Các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” có ý nghĩa chiếu vật người
trong Truyện Kiều.
Số các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” được dùng để biểu thị người là 11.
Tuy không nhiều nhưng xét từ phương diện nghĩa chiếu vật thì đây lại là một
điểm lí thú trong Truyện Kiều. Ngoại trừ 2 lần Nguyễn Du dùng biểu thức chiếu
vật chứa “trăng” để chỉ đặc điểm ngoại hình, vẻ đẹp của người con gái (vốn rất
quen thuộc với thi pháp trung đại) trong biểu thức chiếu vật “khn trăng” (chỉ
khn mặt trịn đầy như vầng trăng của Thuý Vân) và biểu thức chiếu vật “nét
nguyệt” (chỉ nét mặt Thuý Kiều), thì 9 biểu thức chiếu vật chứa “trăng” cịn lại
có ý nghĩa chiếu vật chỉ những đặc tính, phẩm chất hoặc tốt hoặc xấu của nhân
vật, thậm chí dùng cả biểu thức chiếu vật chứa “trăng” để “gọi tên” một “loại”
người trong Truyện Kiều. Đó là các biểu thức chiếu vật trong các câu
thơ: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng (chỉ Kim Trọng); Giá đành trong
nguyệt trên mây (chỉ tính cách không đoan chính của người con gái); Trách
người đen bạc ra lòng trăng hoa (chỉ lòng phụ bạc của Thúc Sinh); Từ rằng:
“Tâm phúc tương cờ - Phải người trăng gió vật vờ hay sao?” và Phải tuồng
trăng gió hay sao? (chỉ loại khách làng chơi qua đường); Nghĩ rằng trong đạo
vợ chồng – Hoa thơm phong nhuỵ trăng vòng tròn gương (chỉ trinh tiết của
người phụ nữ) v.v… Chính các yếu tố đi kèm với “trăng” (hoa, gió,
mây…) trong các biểu thức chiếu vật trên đã tạo nên ý nghĩa liên hội và Nguyễn
Du, bằng tài năng của mình, thơng qua biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ đã “đắp”
thêm cho các từ ngữ một tầng nghĩa hết sức lí thú và sâu sắc vốn không hề tồn
tại trong ý nghĩa biểu vật hay ý nghĩa biểu trưng của “trăng”.
1.2.5. Các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” có ý nghĩa chiếu vật biểu thị sự
kiện/ tình huống trong Truyện Kiều.
10
Khơng phải chỉ có các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan mới được
chiếu vật và trở thành ý nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật “… Đóng
vai trị nghĩa chiếu vật ngồi sự vật, cịn có cả đặc tính, quan hệ, sự kiện, hoạt
động nữa” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu). Các biểu thức chiếu vật chứa “trăng”
trong Truyện Kiều, theo người viết khảo sát được, có 10 lần đã được dùng để
qui chiếu về một sự kiện hoặc một tình huống nào đó và đặc điểm của các tình
huống, sự kiện này rất khác nhau, khi vui có, khi buồn đau cũng có. Chẳng hạn:
Vả trong thềm quế cung trăng
Chủ trương đành đã chị Hằng ở trong (1339-1340)
Đây là 2 biểu thức chiếu vật cùng qui chiếu về hồn cảnh gia đình (tình
trạng hơn nhân) của Thúc Sinh: Thuý Kiều dùng chúng để nói về việc Thúc Sinh
đã có vợ ở quê nhà, khó có thể lấy mình về làm vợ được nữa.
Cạn lịng chẳng biết nghĩ sâu
Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai?(1435-1436)
Đây là tiếng khóc “lịng càng xót xa” của Thúc Sinh khi “nẻo xa trông
thấy” cảnh Thuý Kiều bị quan phủ dùng “phép gia hình – ba cây chập lại một
cành mẫu đơn” đến nỗi “một sân lầm cát đã đầy – gương lờ nước thuỷ mai gầy
vóc xương”. Do vậy, ý nghĩa chiếu vật của biểu thức chiếu vật trăng tủi hoa
sầu chính là biểu thị sự kiện Thuý Kiều bị quan phủ đánh.
Ngồi ra, trong Truyện Kiều, cịn các biểu thức chiếu vật khác chỉ sự kiện,
tình huống hay hồn cảnh sống của nhân vật, như: gió mát trăng thanh (khi
Kiều gặp Từ Hải), Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng (Thuý Kiều sống
cùng vãi Giác Duyên), song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời (cảnh tiêu điều
xơ xác trong vườn Thuý khi Kim Trọng quay lại tìm Kiều)… Ý nghĩa chỉ tình
huống, sự kiện là một ý nghĩa chiếu vật khá độc đáo của các biểu thức chiếu vật
chứa “trăng” nói riêng và các biểu thức chiếu vật khác trong Truyện Kiều nói
chung.
1.3. Các ý nghĩa chiếu vật khác của các biểu thức chiếu vật chứa “trăng”
trong Truyện Kiều
Số lượng các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” có ý nghĩa biểu thị quan
hệ (6 lần), biểu thị thực thể thiên nhiên (6 lần) và biểu thị lực lượng siêu nhiên
(2 lần) là khơng nhiều. Có một điều khá đặc biệt, đáng lẽ với ý nghĩa biểu vật
của “trăng” (chỉ mặt trăng) thì việc dùng các biểu thức chiếu vật chứa “trăng”
biểu thị thực thể thiên nhiên phải chiếm số lượng nhiều nhất mới đúng. Nhưng ở
đây, chỉ có 6 lần tác giả dùng “trăng” để qui chiếu về chính nó mà khơng gắn
thêm cho nó một ý nghĩa nào khác nữa. Đó là các biểu thức chiếu vật
như: bóng nga (2 lần) chỉ ánh sáng trăng; vầng trăng (2 lần) và trăng (2 lần) chỉ
mặt trăng.
Ý nghĩa chiếu vật chỉ quan hệ tình ái nam nữ của các biểu thức chiếu vật
chứa “trăng” trong Truyện Kiều cũng có 6 lần xuất hiện với các mục đích khác
nhau, khi thì của nhân vật dùng, khi thì của tác giả dùng. Chẳng hạn, khi Thuý
Kiều trốn nhà sang gặp Kim Trọng: Góp lời phong nguyệt nặng ngùn non
sơng ;và nàng muốn nhắc nhở Kim Trọng về việc giữ gìn đức hạnh, đạo lý Nho
gia: Đừng điều nguyệt nọ hoa kia; khi Nguyễn Du diễn tả tình cảm giữa Thúc
Sinh và Thuý Kiều: nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng, trước cịn trăng gió sau
11
ra đá vàng; khi Kim Trọng muốn khẳng định tình yêu đích thực, thanh cao của
mình dành cho Thuý Kiều trong buổi tái hợp: Là nhiều vàng đá phải tìm trăng
hoa… Dễ nhận thấy các biểu thức chiếu vật trên đều chứa cả các yếu tố “hoa”,
“gió” đi kèm bởi chính ý nghĩa biểu vật của các từ “trăng hoa”, “trăng gió” đã
hàm chứa trong nó quan hệ tình cảm trai gái “lăng nhăng, không đứng đắn”,
“hời hợt”. Ở điểm này, tác giả dùng các biểu thức chiếu vật ở dạng khẳng định
để diễn tả tình cảm của Thúc Sinh và ở dạng phủ định để chỉ tình cảm của Kim
Trọng cùng dành cho Thuý Kiều. Phải chăng đó là dụng ý của tác giả Truyện
Kiều?
Chỉ có 2 lần biểu thức chiếu vật chứa “trăng” được dùng để qui chiếu về
một nhân vật đặc biệt trong Truyện Kiều: đó là Trăng già và kìa gương nhật
nguyệt. Về thực chất, dù các biểu thức chiếu vật này có sử dụng điển cố về
Nguyệt Lão xe tơ, về Ông Trời hay về Hố nhi, Hố cơng… vơ hình nào đó, thì
tựu chung lại, thiết nghĩ, Nguyễn Du vẫn muốn ám chỉ đến Số phận, đến Thiên
Mệnh - thứ thế lực siêu nhiên mà có sức mạnh chi phối vơ cùng mạnh mẽ, một
tay điều khiển cuộc đời Thuý Kiều như điều khiển một “con rối” trong trị chơi
của tạo hố. Đây là các biểu thức chiếu vật truyền tải tư tưởng, quan niệm về
cuộc đời, về thế giới của Nguyễn Du cũng như của các nhà Nho cùng thời với
ơng. Nó khơng phải là sản phẩm của một cá nhân mà nó nằm trong ý thức hệ của
cả một thời đại lịch sử - “đêm dài trung cổ”.
1.4. Biểu thức chiếu vật có từ “trăng”trong Truyện Kiều có cấu tạo là danh từ
Biểu thức chiếu vật có từ “trăng” trong Truyện Kiều có cấu tạo là danh từ
(đều là danh từ chung). Theo phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt, các biểu
thức chiếu vật là danh từ chỉ có hai loại: từ đơn và từ ghép .
Biểu thức chiếu vật có từ “trăng” trong Truyện Kiều là từ đơn. Các từ đơn
này đều có ý nghĩa từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên và chúng đều thực
hiện được chức năng chiếu vật cá thể.
Biểu thức chiếu vật có từ “trăng” trong Truyện Kiều là từ ghép: chiếm tỷ lệ
thấp hơn so với các từ đơn, các từ ghép phân nghĩa chiếm ưu thế hơn các từ
ghép hợp nghĩa . Các từ ghép phân nghĩa làm biểu thức chiếu vật có bốn kiểu
kết hợp phong phú, đáng chú ý nhất là kiểu kết hợp giữa một hình vị khơng
thuộc trường từ vựng thiên nhiên với một trong các yếu tố thuộc từ “trăng”
(tuần trăng, cung trăng, khuôn trăng, nét nguyệt...). Có thể thấy ở kiểu cấu tạo
này, việc Nguyễn Du sử dụng kết hợp các yếu tố X1 – X2 đã làm cho các yếu tố
ngôn ngữ thuộc từ “trăng” (X2) hầu như khơng cịn giữ ngun ý nghĩa từ vựng
vốn có trong từ điển của chúng hoặc chúng trở thành yếu tố cụ thể hóa ý nghĩa
cho X1 (vốn khơng có ý nghĩa cụ thể, chẳng hạn: khn trăng – khn mặt trịn
đầy của Thúy Vân, nét ngụt – nét mày thanh tú của nàng Kiều. Các biểu thức
chiếu vật có từ “trăng” trong Truyện Kiều có cấu tạo là từ ghép hợp nghĩa đáng
chú ý nhất là các từ do sự kết hợp trực tiếp của các yếu tố “trăng” và “gió” tạo
thành: trăng gió (2 lần), gió trăng (1 lần).
1.5. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng” là kết cấu sóng đơi
Đề tài gọi là các “kết cấu sóng đơi” (KCSĐ) với nghĩa là các tổ hợp từ tự do
có kết cấu gồm hai bộ phận (thành tố) có quan hệ đẳng lập với nhau theo kiểu
sóng đơi, đối xứng nhau. Mỗi bộ phận này có thể gồm một từ, một cụm từ chính
12
phụ hoặc một cụm C-V tương đương nhau về số lượng âm tiết, đặc điểm từ loại
và ý nghĩa mà chúng biểu thị. Tính chất “sóng đơi” làm cho kiểu cấu tạo này có
tính tương đối ổn định về hình thức và “tính thành ngữ” về ý nghĩa cho toàn bộ
tổ hợp. Trong mỗi kết cấu sóng đơi đều xuất hiện ít nhất hai yếu tố ngôn ngữ
thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên. Các yếu tố ngôn ngữ này thường biểu thị
những sự vật, hiện tượng hay đi kèm thành các cặp hình ảnh có ý nghĩa tượng
trưng đối lập nhau và mỗi yếu tố làm thành một “vế” của kết cấu sóng đơi đó
như (trăng – hoa, trăng – gió...)
2. Quan hệ kết hợp của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng” trong Truyện
Kiều
2.1. Quan hệ kết hợp ở cấp độ cụm từ
Khi các biểu thức chiếu vật có từ “trăng” tham gia vào cấu tạo của các cụm từ
chính-phụ, có rất ít trường hợp các biểu thức chiếu vật này giữ vai trò làm thành
tố trung tâm mà chúng chủ yếu làm các thành tố phụ trong các cụm từ
Trong cụm từ đẳng lập, mỗi biểu thức chiếu vật có tư cách như một thành tố
cấu tạo và tương đương với thành tố còn lại của cụm từ cả về đặc điểm ngữ pháp
và ngữ nghĩa. Số lượng các thành tố trong cụm từ đẳng lập ở đây thường chỉ
gồm 2 thành tố, trong đó có một thành tố là biểu thức chiếu vật được xét, do
vậy, chúng cũng mang tính chất “sóng đơi” nhưng khơng có “tính thành ngữ”
cao như các biểu thức chiếu vật là kết cấu sóng đơi.
2.2. Quan hệ kết hợp ở cấp độ câu.
Các biểu thức chiếu vật làm thành phần chủ ngữ trong câu: Chúng thường
kết hợp với các vị ngữ có chứa các vị từ trung tâm có thể quy về một số nhóm
chính sau: vị từ chỉ trạng thái tồn tại, vị từ biểu thị đặc điểm hoặc trạng thái của
sự vật, vị từ chỉ quá trình, vị từ hành động tác động hoặc di chuyển... Có thể
thấy các thuộc tính (đặc điểm/ trạng thái) của sự vật đều là thuộc tính tĩnh và còn
hành động lại nhanh, mạnh và gấp, nhiều từ trong đó có sắc thái biểu cảm thiên
về trạng thái tiêu cực. Dường như phần lớn chúng đều để tả những đặc điểm,
trạng thái không cịn trọn vẹn, khơng cịn đẹp đẽ, tươi tắn, hạnh phúc mà là trạng
thái bị hao mòn, bị tác động làm cho thay đổi hoặc tan biến. Khi kết hợp với các
vị từ này, các biểu thức chiếu vật làm chủ ngữ quy chiếu đến các sự vật trên cả
HQC thiên nhiên và hệ quy chiếu con người/ nhân vật. Do đó, nếu đặt những
câu thơ với CN và VN như vậy cạnh nhau sẽ khiến cho người đọc Truyện Kiều ít
nhiều đều cảm nhận được một sự chảy trôi miên viễn, một quy luật biến đổi bất
khả kháng của tự nhiên, của vạn vật trong vũ trụ trong đó có con người.
Các biểu thức chiếu vật làm thành phần trạng ngữ trong câu: Các biểu thức
chiếu vật có từ “trăng”, làm thành phần trạng ngữ trong câu cũng có số lượng
tương đối lớn trong số các biểu thức chiếu vật trực tiếp đảm nhiệm thành phần
cấu tạo câu . Về cấu tạo, phần lớn các biểu thức chiếu vật làm trạng ngữ đều có
cấu tạo là KCSĐ hoặc các NDT có thành tố phụ sau là một KCSĐ. Các trạng ngữ
do các biểu thức chiếu vật đảm nhiệm cũng biểu thị được hầu hết những vai
nghĩa phổ biến của trạng ngữ nói chung, đó là: thời gian (cả thời điểm và thời
khoảng), không gian, nguyên nhân, cảnh huống, điều kiện... của sự vật, sự việc
được nói tới trong câu. Đặc biệt nhất là ý nghĩa chỉ thời gian diễn ra sự việc
không chỉ là các thời điểm cụ thể xảy ra sự việc mà cịn có thể biểu thị được dòng
13
chảy thời gian, sự luân chuyển của thời gian bốn mùa hay một thời khoảng nào đó
trong diễn biến cốt truyện. Trong trường hợp này, các biểu thức chiếu vật có thể có
hoặc khơng kết hợp với các trạng từ để làm trạng ngữ, như: lần lần ngày gió đêm
3. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, với việc thể hiện đặc trưng văn
hóa dân tộc trong Truyện Kiều
3.1. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng” góp phần thể hiện quan niệm về
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
Con người là do trời đất sinh ra, là một phần của thiên nhiên, nên con người
mô phỏng thiên nhiên, coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp và đạo đức. Do
vậy, Nguyễn Du dùng các biểu thức ngôn ngữ vốn chỉ thiên nhiên để quy chiếu
tới mọi phương diện của nhân vật trong Truyện Kiều.
Hơn nữa, mọi hành vi của con người trong cuộc sống cũng cần phải thuận
theo tự nhiên, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực. Do vậy, hành vi sinh hoạt đời
thường của nhân vật trong Truyện Kiều cũng được quy chiếu bằng các biểu thức
chiếu vật có từ “trăng”, thậm chí nhân vật Thúy Kiều còn được miêu tả, xây
dựng tính cách bằng cách sử dụng các biểu thức chiếu vật có từ “trăng” ở mọi
cấp độ, mọi khía cạnh (hình dáng, điệu bộ, hành động, tâm lý, tính cách, thân
thế, biến cố, vật dụng, nơi ở…).
Xuất phát từ cách ứng xử hòa hợp với tự nhiên của con người phương Đông
vốn “trọng tĩnh” dẫn đến một quy tắc tự sự quan trọng thời trung đại: “người
buồn cảnh có vui đâu bao giờ” mà Truyện Kiều gần như là một ví dụ điển hình.
Đó là ngun do của việc sử dụng các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”,để quy
chiếu tới các cung bậc cảm xúc, trạng thái tâm lý, tình cảm của con người với số
lượng và tần số rất lớn trong Truyện Kiều..
3.2. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, góp phần thể hiện quan niệm thiên
nhiên là thước đo thời gian sinh hoạt và thời gian tâm lý
Con người trung đại đo đếm thời gian sống qua nhịp tuần hồn của vũ trụ mà
thể hiện trực tiếp của nó chính là sự đổi thay của các sự vật cảnh vật thiên nhiên
theo bốn mùa: tuần trăng khuyết; dưới trăng quyên đã gọi hè … Những sự kiện
trong cốt truyện Truyện Kiều cũng được đánh dấu mốc thời gian cụ thể trong ngày
như trong một tác phẩm văn xuôi tự sự.
Cũng lại là các biểu thức chiếu vật chứa các yếu tố chỉ thiên nhiên được
dùng để quy chiếu thời gian tâm lý mang tính giãn cách, kéo dài. Đó là những
khoảnh khắc thời gian vũ trụ ngưng đọng, ngừng chảy trôi và tâm trí của con
người sống trong một thời gian khác, thời gian của nỗi niềm riêng không tính
đếm bằng mùa cỏ cây thay hoa đổi lá hay bằng ngày tháng phút giây mà bằng sự
nhớ nhung đằng đẵng (ba thu dọn lại một ngày dài ghê) hay cơ đơn tuyệt đối
(song sa vị võ phương trời – nay hồng hơn đã lại mai hơn hồng)…
3.3. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng” góp phần thể hiện quan niệm
thiên nhiên là “nguồn sống” và cũng là “nguồn họa”của con người
Các biến động, đổi thay của thiên nhiên đất trời cũng được dùng để diễn tả
hoàn cảnh sống và biến cố cuộc đời con người trong Truyện Kiều: khi yên ấm
cũng như khi gặp biến cố, tai họa của cuộc đời, lúc chia lìa, bị bứt tung ra khỏi cái
nơi ni dưỡng con người là gia đình cũng như khi sum họp, đoàn tụ… Những
biến cố, tai họa dồn dập xảy ra trong đời Kiều cũng là những chuỗi hình ảnh thiên
14
nhiên khốc liệt, những thiên tai liên tiếp xô đẩy nhau khiến cho nhịp điệu trần
thuật nhiều khi trở nên gấp gáp, gấp khúc, chồng chéo lên nhau, sự cố này chưa
kết thúc thì sự cố khác lại xảy đến. Đây cũng là một hiệu quả nghệ thuật đặc sắc
của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”nói riêng và các biểu thức chiếu vật
chứa các yếu tố chỉ thiên nhiên nói chung trong Trụn Kiều.
Phần 4. KẾT LUẬN
Trong khn khổ của một bài viết, thật khó có thể trình bày hết những đặc
điểm đầy đủ của cácbiểu thức chiếu vật chứa “trăng” trong Truyện Kiều .Người
viết chỉ mong muốn đặt ra một vấn đề và bước đầu tìm hiểu, giải quyết vấn đề
đó ở một khía cạnh nhỏ. Đó là vấn đề tiếp cận Truyện Kiều từ góc độ chiếu vật
của Ngữ dụng học có thể đem đến cho người tiếp nhận những khám phá mới
mẻ; và so sánh cách thức mà các tác giả chiếu vật trong tác phẩm cũng là một
con đường đi tìm những di sản được kế thừa và phát huy, cũng như đi tìm những
sáng tạo mang đặc trưng riêng của từng thời kỳ và từng phong cách cá nhân của
người nghệ sĩ ngôn từ.
15
Trong đề tài này, người viết đã tìm hiểu đề tài “Các biểu thức chiếu vật có từ
“trăng” trong Truyện Kiều dựa trên việc vận dụng những khái niệm cơ bản của
lý thuyết chiếu vật và lý thuyết hoạt động giao tiếp. Đặc biệt quan trọng đối với
việc triển khai đề tài là các khái niệm: biểu thức chiếu vật, chiếu vật và hệ quy
chiếu. Theo đó, người viết nhìn nhận mỗi biểu thức chiếu vật tồn tại trong hoạt
động giao tiếp với tư cách là một loại tín hiệu ngơn ngữ, và vì vậy, có tính hai
mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Duy Anh (1987), Từ điển Truyện Kiều, Nxb KHXH, Hà Nội.
[2] Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở Ngữ dụng học, tập 1, Nxb ĐHSP HN.
[3] Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN.
[4] Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung
tâm Từ điển học.
16
[5] Nguyễn Tú Quyên (2005), Các phương tiện ngôn ngữ đồng sở chỉ biểu thị
nhân vật trong Truyện Kiều, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[6] Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17