Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.79 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
(Đề có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Địa lí - Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là
A. Hồng Công và Thượng Hải.
B. Hồng Công và Ma Cao.
C. Hồng Công và Quảng Châu.
D. Ma Cao và Thượng Hải.
Câu 2. Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là
A. núi và cao nguyên xen bồn địa.
B. đồng bằng và đồi núi thấp.
C. núi cao và sơn nguyên đồ sộ.
D. núi cao và đồng bằng châu thổ.
Câu 3. Dân tộc nào sau đây chiếm số dân đông nhất ở Trung Quốc?
A. Hán.
B. Choang.
C. Tạng.
D. Hồi.
Câu 4. Gia súc nào sau đây phân bố chủ yếu ở miền Tây Trung Quốc?
A. Bò.
B. Dê.
C. Cừu.
D. Lợn.


Câu 5. Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
A. công cuộc đại nhảy vọt.
B. các kế hoạch 5 năm.
C. cơng cuộc hiện đại hóa.
D. cuộc cách mạng văn hóa.
Câu 6. Khu vực Đơng Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. Địa hình bị chia cắt mạnh.
B. Nhiều nơi núi lan ra sát biển.
C. Nhiều đồng bằng châu thổ.
D. Có rất nhiều núi lửa và đảo.
Câu 8. Mục đích chủ yếu của việc trồng cây cơng nghiệp ở Đông Nam Á là
A. mở rộng xuất khẩu để thu ngoại tệ.
B. phá thế độc canh trong nông nghiệp.
C. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Câu 9. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho sản lượng lúa gạo của khu vực Đông
Nam Á tăng lên trong những năm gần đây?
A. Khai hoang, mở rộng diện tích lúa.
B. Áp dụng các biện pháp thâm canh.
C. Dân số tăng, nhu cầu thị trường lớn.
D. Sử dụng giống mới năng suất cao.
Câu 10. Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Đông Nam Á phát triển nhanh trong những
năm gần đây chủ yếu là do
A. thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong nước.
B. nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

C. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngồi.
D. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.
Câu 11. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC,
GIAI ĐOẠN 1985 - 2015

(Đơn vị: %)
Năm
1985
1995
2015
Xuất khẩu
39,3
53,5
57,6
Nhập khẩu
60,7
46,5
42,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu giá trị xuất, nhập
khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015?

1


A. Tỉ trọng xuất khẩu tăng liên tục qua các năm.
B. Tỉ trọng nhập khẩu tăng liên tục qua các năm.
C. Năm 1985 tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
D. Năm 2015 tỉ trọng xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.

Câu 12. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA,
NĂM 2015

(Đơn vị: Tỉ USD)
Quốc gia
Ma-lai-xi-a
Thái Lan
Xin-ga-po
Việt Nam
Xuất khẩu
210,1
272,9
516,7
173,3
Nhập khẩu
187,4
228,2
438,0
181,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Để thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số quốc gia năm 2015,
biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Miền.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế

của khu vực Đông Nam Á. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
Câu 2. (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơn vị : Tỉ kwh)
Năm
2010
2012
2014
2015
Sản lượng điện
4207
4988
5650
5811
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng điện của Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2015.
b. Nhận xét về sản lượng điện của Trung Quốc trong giai đoạn trên.
===== Hết =====

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Địa lí - Lớp 11

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Câu
Đáp án
B
B
A
C
C
B
D
A
B
C
A
A

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu Nội dung
Điểm
Câu 1. (4,0 điểm) Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh
tế của khu vực Đông Nam Á. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
* Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển
kinh tế của khu vực Đơng Nam Á
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và 0.5
đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nơng
nghiệp nhiệt đới.
+ Đơng Nam Á có lợi thế về biển (trừ Lào), thuận lợi để phát triển các ngành kinh 0.5
tế biển cũng như thương mại, hàng hải.
+ Các nước Đơng Nam Á có nhiều loại khống sản là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu 0.5
cho phát triển kinh tế.
+ Diện tích lớn rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
0.5
- Khó khăn:
+ Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm 0.5
họa sóng thần…
+ Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác khơng hợp lí và do cháy rừng, nhiều loại 0.5
khống sản có nguy cơ cạn kiệt…
* Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
- Mỗi nước trong khu vực đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là
do: các vấn đề sắc tộc - tôn giáo và các thế lực bên ngoài… nên nhận thấy sự cần thiết 0.5
phải ổn định để phát triển
- Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển do nhiều nguyên nhân nên
đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển. Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các 0.5
thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực…
Câu 2. (3,0 điểm)

a) Vẽ biểu đồ
- Vẽ đúng dạng.
2.0
- Đảm bảo chính xác, có đủ tên, chú giải, số liệu.
b. Nhận xét
- Sản lượng điện lớn (d/c).
0.5
- Sản lượng điện tăng liên tục (d/c).
0.5
Tổng I + II = 10.0 điểm

3



×