Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam thời kỳ COVID19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.25 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: Tài chính doanh nghiệp tại Việt
Nam thời kỳ COVID-19

Hà nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 2
NỘI DUNG................................................................................................................... 3
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
.........................................................................................................................................3
1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp...................................................................... 3
2. Mục tiêu tài chính doanh nghiệp......................................................................... 3
3. Quyết định tài chính doanh nghiệp..................................................................... 3
3.1. Các loại quyết định tài chính doanh nghiệp..................................................... 3
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài chính doanh nghiệp......................4
4. Vai trị tài chính doanh nghiệp............................................................................ 5
5. Nguồn vốn............................................................................................................. 6
5.1. Phân loại nguồn vốn........................................................................................ 6
5.2. Sử dụng vốn...................................................................................................... 7
6. Tài sản................................................................................................................... 7
6.1. Khái niệm......................................................................................................... 7
6.2. Phân loại tài sản.............................................................................................. 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH.......................................... 8


1. Khái qt về VietJet............................................................................................. 8
2. Phân tích quyết định đầu tư................................................................................ 8
2.1. Các quyết định đầu tư dài hạn.......................................................................... 8
2.2. Các quyết định đầu tư ngắn hạn..................................................................... 14
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP GỢI Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CÓ THỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH COVID-19.............17
1. Cơ hội và thách thức của VietJet trong bối cảnh COVID-19..........................17
1.1. Cơ hội của hãng hàng không Vietjet trước và sau khi COVID-19 xảy ra.......17
1.2. Thách thức của hãng hàng không Vietjet trong bối cảnh COVID-19.............17
2. Một số biện pháp cho hãng hàng khơng Vietjet có thể tồn tại và phát triển
trong đại dịch COVID-19....................................................................................... 18
KẾT LUẬN................................................................................................................ 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 21


1

DANH MỤC VIẾT TẮT
ST
T
1

Ký hiệu viết
tắt
DN

Chữ viết đầy đủ

2


TCDN

Tài chính doanh nghiệp

3

TGTC

Trung gian tài chính

4

ACV

Airports Corporation of Vietnam

5

HĐQT

Tổng cơng ty Cảng hàng không Việt
Nam
Hội đồng quản trị

6

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


7

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Liên minh

Doanh nghiệp

châu Âu-Việt Nam
8

CTCP

Công ty cổ phần

9

ĐHCĐ

Đại hội cổ đông

10

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính doanh nghiệp là một chủ đề đóng vai trị rất quan trọng trong lĩnh

vực tài chính - tiền tệ. Chủ đề này giúp ta hiểu rõ hơn về cách thức huy động, phân bổ
và sử dụng nguồn lực tài chính gắn liền với các quyết định tài chính của doanh nghiệp,
từ đó thực hiện được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nắm bắt được
những kiến thức cơ bản là rất cần thiết để có thể phân tích, hiểu rõ tình hình doanh
nghiệp cũng như các quyết định, hoạt động tài chính của họ.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2019-2021 nói chung và trong tình hình đại dịch
COVID-19 nói riêng, nền kinh tế cũng như thị trường tài chính ở Việt Nam và trên
tồn thế giới đã có những biến động lớn với diễn biến phức tạp. Sự bùng nổ của đại
dịch COVID-19 làm cho nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng, các doanh nghiệp
trong hầu hết ngành nghề từ nhỏ đến lớn đều bị ảnh hưởng nặng nề: tạm dừng hoạt
động hoặc thậm chí phải đóng cửa. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành hàng
khơng cũng rơi vào tình trạng “điêu đứng”. Trước bối cảnh khủng hoảng của ngành
hàng không thế giới, ngành hàng khơng Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tác động của
đại dịch. Mặc dù, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng các doanh nghiệp vẫn
không ngừng nỗ lực để vượt qua thời kỳ khó khăn này. Một trong số các doanh nghiệp
hàng khơng Việt Nam có những “điểm sáng” trong thời kỳ COVID-19 là công ty Cổ
phần hãng hàng không VietJet. Trước tác động của đại dịch, VietJet vẫn đang phải đối
mặt với nhiều thách thức, khó khăn nhưng doanh nghiệp cũng đã có nhiều quyết định
tài chính sáng suốt để đương đầu với tình hình hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với đề tài “Tài chính doanh nghiệp tại Việt
Nam thời kỳ COVID-19”, báo cáo nghiên cứu của nhóm chúng em sẽ đưa ra các cơ sở
lý thuyết liên quan đến “Tài chính doanh nghiệp” và phân tích thực trạng quyết định
tài chính (quyết định đầu tư) của công ty Cổ phần hãng hàng không VietJet. Qua đó,
đưa ra những gợi ý để hãng có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh đại dịch hiện
nay.


NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là các cách thức huy động, phân bố và sử dụng nguồn
lực tài chính gắn liền với các quyết định tài chính của các doanh nghiệp nhằm đạt được
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu tài chính doanh nghiệp
Thứ nhất, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào khi
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, nếu như doanh nghiệp khơng
vì mục tiêu lợi nhuận (trừ doanh nghiệp mang tính cơng ích của Nhà nước) sẽ khơng
thể tồn tại lâu dài trên thị trường.
Thứ hai, tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu thường gắn với các CTCP
bởi vì tài sản của cổ đông được quyết định bởi số lượng cổ phiếu và giá cả thị trường
của cổ phiếu. Đây là mục tiêu phải áp dụng các chiến lược lâu dài để không ngừng
tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
3. Quyết định tài chính doanh nghiệp
3.1. Các loại quyết định tài chính doanh nghiệp
3.1.1. Quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư là tất cả các quyết định về sử dụng nguồn lực tài chính thực
hiện mua sắm, xây dựng, hình thành các tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
DN. Đây là quyết định quan trọng nhất vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một
quyết định đầu tư đúng đắn sẽ góp phần làm tăng giá trị cho doanh nghiệp, từ đó, tăng
giá trị tài sản cho chủ sở hữu.
Quyết định đầu tư tài sản ngắn hạn là các quyết định như: Quyết định tồn quỹ,
quyết định hàng hóa tồn kho, quyết định chính sách bán chịu, quyết định đầu tư tài
chính ngắn hạn.
Quyết định đầu tư tài sản dài hạn là các quyết định như: Quyết định mua sắm
tài sản cố định mới hay thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư tài chính dài hạn.
Ngoài ra, quyết định cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn có ảnh hưởng tới giá
trị tài sản của doanh nghiệp.
3.1.2. Quyết định nguồn vốn



Quyết định nguồn vốn liên quan đến việc lựa chọn nguồn vốn để tài trợ cho
hoạt động của doanh nghiệp và nó sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc nguồn tài trợ. Do đó, khi
đưa ra các quyết định nguồn vốn cần gắn với quyết định đầu tư để đảm bảo cân đối
nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ.
Các loại quyết định này bao gồm:
- Quyết định nguồn vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn tử TGTC hay sử
dụng tín dụng thương mại, vay ngắn hạn ở ngân hàng hay phát hành tín phiếu cơng
ty…
- Quyết định nguồn vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn hay vốn cổ
phần, vay dài hạn từ TGTC hay vay thông qua phát hành trái phiếu, sử dụng vốn cổ
phần thường hay vốn cổ phần ưu đãi...
Ngoài ra, xem xét quyết định cơ cấu nguồn vốn giữa nguồn vốn ngắn hạn với
dài hạn, nguồn vốn chủ sở hữu với nợ phải trả, do đó, mỗi quyết định về nguồn vốn
đều có ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
3.1.3. Quyết định phân phối lợi nhuận
Trong quyết định này nhà quản lý sẽ phải lựa chọn sử dụng lợi nhuận sau thuế
để chia cho các chủ sở hữu vốn hay giữ lại tái đầu tư, hình thức chia, cách thức chi
trả… Quyết định hợp lý có thể làm cho các nhà đầu tư hài lòng, đồng thời, làm tăng
cường khả năng tập trung của DN để tích lũy thêm vốn cho tái sản xuất.
Song hành với quyết định trên, các quyết định về phịng ngừa rủi ro sẽ góp
phần phịng ngừa và xử lý các rủi ro tài chính thơng qua các cơng cụ tài chính như hợp
đồng bảo hiểm, chứng khốn phái sinh... Các quyết định kiểm tra, giám sát được đan
lồng vào các quyết định tài chính khác của DN.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài chính doanh nghiệp
3.2.1. Nhóm nhân tố bên ngồi
Điều kiện kinh tế: Sự bất ổn của nền kinh tế sẽ gây ra sự biến động về doanh
thu, chi phí; ảnh hưởng đến huy động vốn và sử dụng vốn của DN, tác động trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của DN.
Sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Đây là yếu tố tạo ra những điều

kiện cạnh tranh cũng như lợi thế trong cạnh tranh, cho nên khi DN tiến hành đầu tư
máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đòi hỏi phải gắn với phương thức huy động vốn
phù hợp mới có thể tranh thủ được nguồn vốn với chi phí thấp để đáp ứng kịp thời cho
sản xuất kinh doanh.


Chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước: Các quy định pháp luật liên
quan đến chính sách thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định... Với chính sách pháp luật
bình đẳng, ổn định và đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các DN hoạt động dễ dàng hơn
trong lựa chọn lĩnh vực đầu tư dự án đầu tư.
Sự phát triển của thị trường tài chính và trung gian tài chính : Doanh nghiệp
có lúc tạm thời thặng dư nhưng cũng có lúc thiếu hụt vốn. Vì vậy, DN tham gia cung
ứng và hấp thụ vốn trong hệ thống tài chính thơng qua thị trường tài chính và TGTC.
Khi thị trường tài chính và các TGTC càng phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho DN
lựa chọn hình thức đầu tư và huy động vốn một cách dễ dàng, tiếp cận với nguồn vốn
với chi phí rẻ nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
3.2.2. Nhóm nhân tố bên trong
Hình thái tổ chức doanh nghiệp: Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có
quyết định huy động vốn, sử dụng vốn khác nhau, do đó, doanh nghiệp phải nắm vững
các quy định pháp luật về tài chính có liên quan đến hình thức pháp lý để đưa ra các
quyết định huy động vốn, quyết định đầu tư, các quyết định khác mà đảm bảo mục tiêu
của mình.
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh: Tính chất ngành kinh
doanh quyết định quy mơ vốn kinh doanh, cơ cấu tài sản..., từ đó ảnh hưởng đến hình
thức đầu tư và phương thức thanh tốn chi trả của doanh nghiệp. Chính vì vậy, DN cần
phải cân nhắc khi đưa ra các quyết định tài chính để đảm bảo các quyết định tài chính
này phù hợp với những đặc tính kỹ thuật của từng ngành nghề.
Chủ thể ra quyết định tài chính: Các chủ thể can thiệp và chi phối đến q
trình ra quyết định tài chính đó là chủ sở hữu DN, các nhà quản lý DN, chủ nợ... Khi
đưa ra các quyết định tài chính sẽ phụ thuộc vào việc các chủ sở hữu này chấp nhà khả

năng sinh lời gắn với mức rủi ro.
4. Vai trị tài chính doanh nghiệp
Thứ nhất, TCDN là cơng cụ để khai thác, thu hút nguồn vốn đảm bảo cho nhu
cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua quyết định huy động vốn bằng
cách lựa chọn phương thức huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn thích hợp với từng loại
hình, doanh nghiệp chủ động khai thác nguồn vốn trên thị trường tài chính hoặc thơng
qua các TGTC, các tổ chức khác trong nền kinh tế... đảm bảo đủ nhu cầu vốn phục vụ
cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển của mình.


Thứ hai, TCDN giúp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Cùng với việc khai
thác, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi DN tổ chức sử dụng vốn
một cách tiết kiệm, tránh tình trạng vốn ứ đọng, đảm bảo khả năng sinh lời cao của
đồng vốn đầu tư. Chính vì vậy, người quản lý tài chính phải có khả năng phân tích,
đánh giá các hoạt động đầu tư để bảo toàn được vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, nâng
cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.
Thứ ba, TCDN là cơng cụ kích thích và điều tiết hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ tài chính doanh nghiệp được mở ra
trên một phạm vi rộng lớn, khi thị trường tài chính ngày càng phát triển, DN có nhiều
cơ hội để tìm kiếm nguồn vốn và khả năng đầu tư trên thị trường. Bên cạnh, là sự xuất
hiện của nhiều TGTC giúp cho doanh nghiệp phát triển khả năng sử dụng các cơng cụ
tài chính như đầu tư, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng để kích thích tăng năng suất lao
động, sản xuất và tiêu dùng. Qua đó, thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh
doanh.
Thứ tư, TCDN là công cụ quan trọng để kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình TCDN phản ánh trung thực mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh, thơng qua các chỉ tiêu tài chính như: hệ số nợ, hiệu suất sử dụng
vốn, cơ cấu vốn... giúp nhận biết chính xác thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua đó, điều chỉnh các quyết định huy động và quyết định đầu tư kịp thời nhằm đạt
được mục tiêu của doanh nghiệp.

5. Nguồn vốn
Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau - nguồn
gốc hình thành tài sản gọi là nguồn vốn. Theo cách hiểu rộng hơn, nguồn vốn bao gồm
tất cả các khoản tiền mà DN có thể sử dụng nhằm phục cho mục tiêu nhất định.
5.1. Phân loại nguồn vốn
Căn cứ vào thời gian huy động, nguồn vốn bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và
nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động
trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm). Nguồn vốn dài hạn là nguồn huy động
trong thời gian dài (thường trên 1 năm). Việc lựa chọn loại nguồn vốn tùy thuộc vào
chi phí huy động nguồn vốn đó so với nguồn vốn khác và những lợi thế hay bất lợi của
việc huy động từng nguồn vốn đó.


Căn cứ vào phương thức huy động, nguồn vốn huy động từ phát hành cổ
phiếu, phát hành trái phiếu, nguồn vốn đi vay từ ngân hàng... Phát hành cổ phiếu là
kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp, phù hợp với loại hình CTCP và làm
tăng vốn chủ sở hữu thông qua mỗi lần phát hành. Phát hành trái phiếu là kênh huy
động vốn vay với mục đích tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp. Nguồn vốn vay từ ngân
hàng là nguồn vốn vay quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi vì các hoạt động của
DN hiện nay thường gắn với các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
Căn cứ vào phạm vi huy động, nguồn vốn bao gồm nguồn vốn bên trong là
nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn được huy động từ chính hoạt
động của DN như: nguồn từ khấu hao tài sản cố định chưa được sử dụng vào mục đích
thay thế... Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn của DN huy động từ bên ngoài để phục
vụ cho hoạt động kinh doanh như: vay từ ngân hàng và các TGTC, huy động thơng
qua phát hành chứng khốn…
Căn cứ vào quyền sở hữu, nguồn vốn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN, khơng có
nghĩa vụ phải hoàn trả, nguồn vốn này tạo điều kiện cho chủ DN hoàn toàn chủ động
trong việc thực hiện các quyết định tài chính của mình. Các khoản nợ phải trả là nguồn

vốn mà DN có thể khai thác, huy động từ các chủ thể khác qua đi vay, thuê mua, ứng
trước tiền hàng... để sử dụng trong một thời gian nhất định, sau đó hồn trả cho chủ nợ
như phải trả cho người bán, phải trả công nhân viên, vay ngân hàng...
5.2. Sử dụng vốn
Sử dụng vốn là cách thức DN quản lý và sử dụng các loại tài sản trong DN:
TỔNG TÀI SẢN = NGUỒN VỐN
= VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ PHẢI TRẢ
6. Tài sản
6.1. Khái niệm
Tài sản là nguồn lực mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt được và dự tính đem lại
lợi ích kinh tế trong tương lai.
6.2. Phân loại tài sản
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn, tài sản bao gồm: Tài sản cố định là một
bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... Tài sản lưu động là những tài sản tham gia vào
từng


chu kỳ sản xuất kinh doanh như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành
phẩm... Tài sản tài chính là giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn
như tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu...
Căn cứ vào thời hạn đầu tư, tài sản bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn
hạn: Tài sản dài hạn là toàn bộ những tài sản của DN có thời gian thu hồi vốn hoặc
thanh tốn từ 1 năm trở lên và trên 1 chu kỳ kinh doanh như: tài sản cố định và tài sản
tài chính dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu. Tài sản ngắn hạn là tồn bộ những tài sản
của DN có thời gian thu hồi vốn hoặc thanh tốn trong vịng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh
doanh bình thường như: Tài sản lưu động và tài sản tài chính ngắn hạn như tín phiếu...
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH
(CƠNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET- QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ)
1. Khái quát về VietJet

VietJet Air (Công ty Cổ phần Hàng không VietJet) là hãng hàng không tư nhân
giá rẻ đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt động từ năm 2007. Trải qua hơn 13
năm xây dựng và phát triển, VietJet ngày càng khẳng định vị thế của mình. Bên cạnh
hoạt động vận chuyển hàng khơng, doanh nghiệp cịn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng,
hàng hóa, dịch vụ thông qua các hệ thống công nghệ thương mại điện tử được phát
triển dành riêng cho doanh nghiệp. Hiện nay, VietJet Air là thành viên chính thức của
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An tồn Khai thác
(IOSA).
2. Phân tích quyết định đầu tư
Hàng khơng là một ngành có tính cạnh tranh cao, để có thể tồn tại và phát triển
lâu dài thì doanh nghiệp cần có những quyết định tài chính sáng suốt, đặc biệt là trong
thời điểm dịch bệnh. Cũng như các doanh nghiệp khác, VietJet cũng phải đứng trước 3
quyết định tài chính quan trọng: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết
định phân phối lợi nhuận. Nhận thấy quyết định đầu tư của Vietjet trong thời điểm
COVID- 19 có nhiều điểm nổi bật, nhóm chúng em quyết định đi sâu, tìm hiểu và
phân tích về quyết định này của hãng.
2.1. Các quyết định đầu tư dài hạn
2.1.1. VietJet đầu tư cơ sở vật chất và mở rộng quy mô
2.1.1.1. VietJet mở thêm đường bay và tăng số lượng máy bay


Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không, yếu tố giúp
phát triển bền vững và ổn định là các doanh thu đến từ hoạt động vận chuyển hành
khách và các doanh thu liên quan đến chuyến bay. Năm 2019, với mục tiêu mở rộng và
phát triển vững chắc, VietJet đã ra nhiều quyết định đầu tư về mở thêm đường bay và
nâng cao số lượng máy bay mang tính đột phá như: tăng đội tàu bay lên 78 tàu và tuổi
trung bình 3,2 tuổi; ký thỏa thuận mua 20 tàu bay thế hệ mới A321XLR với Airbus,
mở rộng thêm 34 đường bay; nâng mạng đường bay lên 139 trong đó bao gồm 44
đường bay nội địa và 95 đường bay quốc tế… Kết quả là cuối năm 2019, VietJet đạt
mốc 100 triệu lượt khách trong nước và quốc tế và trở thành thành viên chính thức của

Liên đồn Kinh tế Nhật Bản–Keidanren.
Khơng chỉ cơng ty mẹ VietJet Air mà các cơng ty con của doanh nghiệp cũng
có hoạt động đầu tư mở rộng quy mô, tăng số đường bay, điển hình là Thai VietJet.
Năm 2020, Thai VietJet mở rộng đầu tư được 7 đường bay và vận hành được 3 triệu
hành khách với đội tàu 15 chiếc. Ngày 06/08/2020, Thai VietJet đầu tư khai trương
chuyến bay kết nối thủ đô Bangkok với Nakhon Si Thammart-trung tâm hành chính
miền Nam Thái Lan. Ngày 30/11/2020, VietJet tiếp tục đầu tư kết nối Nakhon Si
Thammart với Chiang Mai ở phía Bắc. Đặc biệt, VietJet đã ký thỏa thuận với Quince
Investment Limited và Asia Aero Services and Infrastructure Co., Ltd. về quyền mua
cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu trong Thai VietJet lên 38% trước 31/12/2021 với giá trị là
79 triệu Baht Thái Lan (thời điểm hiện tại thì VietJet nắm giữ 9% cổ phần). Tuy nhiên,
tại ngày báo cáo tài chính hợp nhất, các bên đang đàm phán để tăng tỷ lệ sở hữu lên
38% vào năm 2022 hoặc khi thị trường phục hồi sau COVID-19. Trước diễn biến dịch
COVID-19 vẫn rất phức tạp, doanh nghiệp tăng cường nguồn lực và tập trung nguồn
vốn hỗ trợ cho dịch vụ hàng không. Ngày 31/03/2021, VietJet đặt cọc hơn 7.400 tỷ
đồng để mua tàu bay. Sáng ngày 10/04/2021, tại Phú Quốc, Kiên Giang, hãng đã mở
thêm 05 đường bay mới đi và đến Phú Quốc, đến nay VietJet Air đã khai thác 10
đường bay đi và đến Phú Quốc để phục vụ nhu cầu người dân sau khi đại dịch được
kiểm soát.
2.1.1.2. VietJet đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật
VietJet triển khai đầu tư vào nhà ga sân bay tại cảng Cam Ranh và thu về hiệu
quả tốt. Đây là bước đi ban đầu trong chương trình đầu tư nhà ga, sân bay tại các điểm
mà VietJet có thể tham gia. Hiện ACV (4) là chủ đầu tư chính tại một số sân bay, nhưng
chủ trương chính sách chung của Chính phủ là xã hội hố hạ tầng sân bay, bên cạnh


cảng Cam Ranh, cảng Vân Đồn cũng đưa vào triển khai và VietJet cũng tham gia tích
cực. Một số sân bay khác cũng trong kế hoạch cải tạo nâng cấp VietJet sẵn sàng trong
tâm thế lựa chọn dự án đầu tư.
Hãng cũng tập trung đầu tư dịch vụ sửa chữa kỹ thuật tàu bay, hàng loạt các

dự án đầu tư như phát triển các sản phẩm dịch vụ SkyBoss, dịch vụ phụ trợ với mục
đích mở rộng, đa dạng hóa dịch vụ. Nhằm tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị trong lĩnh
vực hàng không, VietJet đang nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ thủ tục trong việc đầu tư nhà
xưởng kỹ thuật chứa tàu bay tại một số cảng có tiềm năng phát triển. Ngân sách đầu tư
trung bình 10 – 20 triệu USD/cảng, hứa hẹn hiệu quả mang lại to lớn nhờ chủ động
phát triển đội ngũ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả vận hành. Bên cạnh đó, sau quá trình
đầu tư và phát triển các chức năng thì từ Q2/2019, VietJet chính thức áp dụng hệ thống
AIMS nhằm quản lý hoạt động khai thác tàu bay, phi công, tiếp viên, cũng như tích
hợp với các hệ thống lõi khác trong vận hành khai thác và thương mại như AMOS,
Intellysis...
Theo kế hoạch năm 2021, VietJet cũng sẽ triển khai các dự án xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật, thiết bị và kiến trúc; đầu tư một công viên công nghệ, sẵn sàng đón
nhận các hoạt động, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hàng không… với mục tiêu
đưa VietJet vào nhóm những hãng hàng khơng hàng đầu thế giới.
Với VietJet, việc đầu tư mua máy bay và mở thêm đường bay là rất quan
trọng. Phát triển đội bay lớn với các hợp đồng mua máy bay từ Boeing và Airbus nằm
trong chiến lược phát triển ổn định và bền vững.
2.1.2. VietJet đẩy mạnh đầu tư các dự án giúp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
VietJet luôn chú trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, trong đó con
người là nhân tố then chốt đồng hành cùng sự phát triển và vững mạnh của doanh
nghiệp. Đào tạo là chính sách quan trọng giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
là một trong những chính sách ưu tiên của VietJet. Học viện Hàng không VietJet được
thành lập từ năm 2018. Đến năm 2019, VietJet đã hoàn thành đầu tư dự án giai đoạn 1
và đưa vào sử dụng Học viện Hàng không VietJet (VJAA) tại Khu Công nghệ cao, Hồ
Chí Minh với lượng vốn đầu tư ban đầu là 170 triệu đơ-la Mỹ. Điểm nhấn của dự án
chính là Hệ thống buồng lái mô phỏng (Full Flight Simulator – SIM) với sự hợp tác
của các nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới-Airbus được đưa vào vận hành từ năm
2018 và đến nay đạt được hiệu quả cao. Từ tháng 07-12/2019, VietJet tiếp nhận đầy đủ
toàn bộ các trang thiết bị đào tạo khẩn nguy dành cho phi công và tiếp viên và khai
thác hiệu



quả các trang thiết bị này như thiết bị đào tạo khẩn nguy CEET, thiết bị giả định
khoang hành khách – Service Mock-up, thiết bị đào tạo đóng/mở cửa tàu bay - Door
Trainer, thiết bị đào tạo chữa cháy trong khoang hành khách- Fire Trainer và hồ bơi tạo
sóng.
Trong năm 2020, COVID-19 tác động đến ngành du lịch và hàng không khiến
nhu cầu đi lại sụt giảm mạnh. Trước bối cảnh ấy, doanh nghiệp triển khai tái đào tạo
đội ngũ nhân viên và hoàn tất đầu tư các trang thiết bị về công tác khẩn cấp như thiết
bị thực hành đóng/mở của tàu bay, mơ phỏng khoang hành khách giả định, thiết bị
chữa cháy, hồ bơi tạo sóng và hồn thiện khu vực nhà xưởng đào tạo học viên kỹ thuật.
Về chương trình đào tạo: VJAA được bổ sung thêm năng lực đào tạo Nhân viên phục
vụ mặt đất và thợ kỹ thuật mức A bên cạnh các chương trình đào tạo phi công, tiếp
viên, nhân viên điều phối bay, nhân viên kỹ thuật. VJAA đã thực hiện đào tạo 47.386
giờ cho nhân viên các bộ phận. Hiện tại, hãng đã hồn thành việc lắp đặt buồng đào
tạo lái mơ phỏng (SIM) thứ hai tại Học viện Hàng không VietJet nhằm nâng cao năng
lực đào tạo, đưa học viện trở thành cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành hàng không Việt
Nam và thế giới với quy mô hiện đại nhất trong khu vực. Trong tháng 07-08/2021,
Học viện Hàng không VietJet đã tăng cường hoạt động đào tạo huấn luyện online, elearning tiết kiệm chi phí và đảm bảo phịng chống dịch.
Học viện Hàng không VietJet sẽ là một trong những mắt xích quan trọng giải
quyết chiến lược nhân lực khơng những cho riêng VietJet, mà cịn cho cả các hãng
hàng khơng khác của Việt Nam và nước ngồi, góp phần vào sự phát triển của ngành
hàng không trong nước và khu vực.
2.1.3. Đầu tư vào mở rộng dịch vụ hàng khơng mới
2.1.3.1. Vận tải hàng hóa
Những năm trước, VietJet đã có các hoạt động vận chuyển hàng hố, nhưng từ
năm 2020, VietJet có những quyết định đầu tư lớn để phục vụ đẩy mạnh phát triển chất
lượng, dịch vụ vận tải hàng hố. Tháng 09/2020, VietJet cơng bố thơng tin về việc tái
cơ cấu và phát triển hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng khơng trên nền tảng
công nghệ số & thương mại điện tử thông qua M&A CTCP VietJetair Cargo và Cơng

ty TNHH SWIFT247.
Trước tình hình gần như “đóng cửa bầu trời”, VietJet Cargo đã đẩy mạnh hoạt
động vận tải hàng hóa, mở rộng mạng lưới vận tải đi khắp thế giới. VietJet đã chuyển
đổi cấu hình một số tàu bay thành vận tải hàng hóa, áp dụng phương thức khai thác
mới


để tăng cường năng lực vận tải hàng hóa cho đội bay. Doanh thu vận tải hàng tăng
75% so với năm 2019.
Hãng cũng cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngày càng đa dạng về
cách thức, các loại sản phẩm, bám sát sự phát triển của thị trường logistic để đáp ứng
nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao. VietJet đã đầu tư 67% vốn vào CTCP
Swift247, tương đương 3.150.000 số cổ phần với giá trị cổ phần là 31.500.000.000
VNĐ. Từ đó, VietJet cho ra mắt dịch vụ vận chuyển hàng không SWIFT Mega - dịch
vụ vận chuyển đơn hàng tải trọng lớn theo chuyến bay, khách hàng đặt trực tuyến dựa
trên mạng lưới bay dày đặc của VietJet.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, VietJet đã vận chuyển gần 40.000 tấn hàng hóa
khắp cả nước. Dự báo sản lượng hàng hóa được VietJet vận chuyển trong thời gian tới
sẽ tiếp tục được tăng cao do nhu cầu phòng chống dịch và phục vụ nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2019-tháng 06/2021, việc vận tải hàng hóa có những dấu hiệu
tích cực. Đây là điểm tựa trong ngắn hạn cho hãng hàng không VietJet trụ vững trong
đại dịch COVID-19.
2.1.3.2. Đầu tư dịch vụ phục vụ mặt đất
Một là, CTCP phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS): năm 2019, VietJet Air mua
vào gần 1,74 triệu cổ phiếu SGN của SAGS, nâng sở hữu lên 3,07 triệu cổ phiếu,
tương ứng tỷ lệ 9,13% cổ phiểu SGN và trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp.
SAGS có chức năng khai thác kết cấu hạ tầng, trang thiết bị của cảng hàng không, sân
bay; cung ứng dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, phụ tùng, thiết bị hàng không; cung ứng
dịch vụ phục vũ kỹ thuật thương mại mặt đất.
Hai là, VietJet đầu tư dịch vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài: VietJet đang khai

thác 18 đường bay với 15 đường bay trong nước, 16 đường bay quốc tế với trung bình
150 chuyến bay/ngày. Số lượng máy bay và chuyến bay sẽ tăng theo thời gian. Vì vậy
vào ngày 01/01/2020, VietJet có văn bản xin phép tự triển khai phục vụ mặt đất tại
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Cam Ranh và được Cục Hàng không cho phép
bắt đầu từ ngày 04/09/2020. Từ đó, VietJet trở thành hãng hàng khơng tư nhân đầu tiên
tại Việt Nam. Việc tự thực hiện các dịch vụ mặt đất sẽ giúp hãng nâng cao chất lượng
phục vụ hành khách, chủ động phục vụ, đáp ứng lịch bay theo mùa đặc biệt là vận
hành trong mùa cao điểm, kiểm sốt hiệu quả chi phí vận hành, đồng bộ về hình ảnh
và nhận diện


thương hiệu VietJet. Trung tâm dịch vụ mặt đất của VietJet là một trong dự án đầu tư
lớn nhất của hãng trong năm 2020.
Ba là, CTCP Nhà ga quốc tế Cam Ranh: cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho
ngành vận tải hàng khơng. VietJet đầu tư góp vốn 10% vào nhà ga này (tính đến năm
2020). Tháng 03/2020, do tình hình dịch bệnh Covid -19, Nhà ga quốc tế Cam Ranh
phải ngừng khai thác để thực hiện công tác phịng chống dịch. Tại ngày 25/06/2020,
Tập đồn nhận số cổ phiếu với giá trị là 15 tỷ Đồng, tương ứng 1,5 triệu cổ phần (mỗi
cổ phần có mệnh giá là 10.000 Đồng). Tại ngày 31/12/2020, Tập đồn có tổng số cổ
phần tại Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế Cam Ranh là 7,5 triệu cổ phần, tương ứng
10% vốn điều lệ của công ty này.
Việc đầu tư dịch vụ mặt đất vừa tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm lao động
trong mùa dịch vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần tăng doanh thu của hãng và
quản lý chi phí vận hành tốt.
2.1.4. Đầu tư cơng nghệ thông tin và chuyển đổi số
VietJet đầu tư vào việc mở rộng cơng nghệ, đón nhận các hoạt động, chuyên
gia trong lĩnh vực công nghệ hàng không. Năm 2020, VietJet nghiên cứu đánh giá
nhiều dự án công nghệ thông tin nhằm tăng năng suất lao động, hướng đến phát triển
nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường. Nhiều dự án nghiên cứu liên quan đến tự động
hóa và số hóa các quy trình, báo cáo, quản lý các dịch vụ cung ứng, chất lượng dịch

vụ, văn phong số.
Trong các năm qua, VietJet liên tục phát triển các tiện ích thanh tốn cho
khách hàng qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa, E-banking, hợp tác với các tổ chức
cung cấp ví điện tử trong nước. Đến năm 2020, hãng chính thức đầu tư cho dịch vụ
thanh toán trung gian. Đánh giá nhu cầu sử dụng không tiền mặt rất lớn nên HĐQT (5)
của VietJet thơng qua việc góp vốn thành lập cơng ty con là Cơng ty TNHH Galaxy
Pay có giấy chứng nhận kinh doanh được cấp ngày 08/07/2020 với vốn điều lệ 50 tỷ
đồng, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, xử lý dữ liệu và các dịch vụ khác có liên
quan đến dịch vụ trung gian thanh tốn. Galaxy Pay ra đời với mục đích phục vụ nhu
cầu thanh toán thuận tiện của các khách hàng cho các dịch vụ như mua vé máy bay,
nghỉ dưỡng, thanh toán thương mại điện tử cho các nhu cầu tiêu dùng. Các dịch vụ
trung gian thanh tốn mà Cơng ty dự định khai thác và xin cấp phép của NHNN (6) bao
gồm các dịch vụ hỗ trợ trung gian thanh toán – Ví điện tử, Cổng thanh tốn điện tử, và
Dịch vụ Hỗ trợ thu hộ, chi hộ.


Năm 2021, VietJet tiếp tục tập trung thực hiện chuyển đổi số nhằm đáp ứng
nhu cầu 4.0, nghiên cứu phát triển hệ thống gia tăng tiện lợi cho hành khách, khai thác
hàng hóa và tối ưu hóa khai thác. VietJet ra mắt phiên bản website mới: “Một chạm
thông minh - Ngàn trải nghiệm - Mọi tiện ích trong tay”. Phiên bản giao diện website
mới của VietJet được đầu tư, phát triển để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, vì lợi
ích tốt nhất của khách hàng.
Chính nhờ chính sách tập trung đầu tư cho công tác thực hiện chuyển đổi số
thích ứng với thời đại 4.0, đầu tư nghiên cứu, phát triển hệ thống, gia tăng tiện lợi cho
hành khách, khai thác và tối ưu hóa khai thác hàng hóa, VietJet ngày càng đến gần hơn
với người tiêu dùng và là một hãng hàng khơng có nhiều thành tựu trong những năm
qua, kể cả trong diễn biến dịch phức tạp.
2.2. Các quyết định đầu tư ngắn hạn
2.2.1. Đầu tư vào thị trường tài chính
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch kiêm CEO

VietJet, việc đầu tư dự vào thị trường tài chính đã đem lại nguồn thu tài chính khác để
bù đắp cho các hoạt động khai thác vận tải hàng không.
2.2.1.1. Bất động sản và giấy tờ có giá
Năm 2021, một số bất động sản của VietJet được bán với giá thị trường để thu
nguồn vốn bằng tiền mặt và thuê lại một phần tùy theo nhu cầu. Số tiền thu về được
đầu tư tài chính vào các giấy tờ có giá với độ an toàn cao, tỷ suất lợi nhuận tốt và các
dự án đầu tư có khả năng mang lại hiệu quả lợi nhuận và thanh khoản để khi cơng ty
có nhu cầu về tiền mặt thì có thể thu về được ngay. Với dự báo lượng tiền mặt trên thị
trường tăng lên, xu hướng đầu tư vào vào giấy tờ có giá, chứng khoán hay là các dự án
bất động sản đều có triển vọng tăng trưởng. Thực tế dự báo đã được xác thực và đóng
góp vào kết quả tài chính của cơng ty. Trong cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2021
vừa qua, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết thêm doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư
1 dự án đang phát triển. Căn cứ vào dự báo và kết của chủ đầu tư, dự án đã phát huy
hiệu quả ngay trong hai quý đầu năm.
2.2.1.2. Chứng khoán kinh doanh
VietJet nắm giữ đầu tư chứng khốn kinh doanh vì mục đích kinh doanh, tức
là mua vào bán ra để thu lợi nhuận trong thời gian ngắn. Chứng khoán kinh doanh
được ghi nhận ban đầu theo giá gốc bao gồm giá mua cộng các chi phí mua có liên
quan trực


tiếp. Sau ghi nhận ban đầu, chứng khoán được xác định theo giá gốc trừ đi dự phòng
giảm giá .
Chứng khoán kinh doanh của VietJet bao gồm đầu tư vào cổ phiếu Tổng Công
ty Dầu Việt Nam như sau:
Số Lượng

01/01/201
9
31/12/201

9
31/12/202
0
30/06/202
1

50.000.00
0
50.000.00
0
50.000.00
0
50.000.00
0

Giá gốc (VNĐ)

990.000.000.00
0
990.000.000.00
0
990.000.000.00
0
990.000.000.00
0

Giá trị hợp

(VNĐ)
815.500.000.0

00
435.000.000.0
00
600.000.000.0
00
760.000.000.0
00

Dự phòng
(VNĐ)
174.500.000.00
0
555.000.000.00
0
390.000.000.00
0
230.000.000.00
0

VietJet đã ký kết thỏa thuận không được hủy ngang bán quyền mua 50 triệu cổ
phiếu của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (“PV Oil”) với số tiền là 500 tỷ Đồng, trong đó
300 tỷ Đồng đã nhận được. Theo đó, bên mua sẽ có quyền chọn mua cổ phiếu PV Oil
này với mức giá đã được xác định trong thời hạn quy định.
2.2.1.3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các khoản đầu tư mà Ban Giám đốc dự
định và có khả năng nắm giữ đến ngày đáo hạn. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày
đáo hạn bao gồm tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, hợp đồng hợp tác đầu tư, trái phiếu
DN và các khoản cho vay phải thu nắm giữ đến ngày đáo hạn. Các khoản đầu tư này
được ghi nhận theo giá gốc trừ đi dự phòng cho các khoản phải thu khó địi.
Tình hình đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn của VietJet giai đoạn 201930/6/2021:

Tổng

đầu

tư nắm giữ
đến

01/01/2019

31/12/2019

31/12/2020

30/06/2021

1.400.000.000

709.756.800.00
0

4.000.000.000

4.110.000.000

ngày

đáo hạn
(VNĐ)
Tính đến thời điểm Q2/2021, việc VietJet quyết định đầu tư vào thị trường tài
chính là hợp lý. Do dịch bệnh, tài chính của VietJet cũng bị ảnh hưởng nhất định. Tuy



nhiên theo báo cáo tài chính đến Q1/2021 thì chứng khốn VietJet đang phục hồi khá
tích cực và bắt đầu thu được lợi nhuận. Số lợi nhuận này đến từ việc VietJet đầu tư dự
án, đầu tư tài chính, phát triển dịch vụ hàng khơng, nó đã bù đắp cho các hoạt động
khai thác, vận tải hàng không.
2.2.2. Đầu tư vào các dự án Cộng đồng mùa dịch
VietJet ln tích cực trong việc đưa ra các dự án Đầu tư Phát triển cộng
đồng. Năm 2020, nhờ nguồn tài chính tích lũy, VietJet đã vào cuộc từ rất sớm để
cùng Việt Nam và thế giới chống dịch. Trong thời gian từ 21/01 đến 31/03/2020, hãng
đã thực hiện hàng nghìn chuyến bay, giải cứu hàng trăm nghìn hành khách khỏi
những vùng bị ảnh hưởng của dịch; vận chuyển hàng nghìn tấn hàng hóa thiết yếu,
trang thiết bị y tế phịng chống dịch. VietJet đã sớm đầu tư các thiết bị chống dịch cho
nhân viên tuyến đầu như phi công, tiếp viên, nhân viên mặt đất, kỹ thuật, sân bay,...
lắp đặt các tấm chắn, bố trí nước sát khuẩn tại tất cả quầy của hãng ở các sân bay và
tiến hành phun khử khuẩn tàu bay hàng ngày. Dù dịch bệnh khó khăn nhưng VietJet
vẫn luôn đồng hành với cộng đồng trên những chuyến bay cứu trợ, vận chuyển thực
phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu,… Trong những năm qua, VietJet đã tiếp nối hành trình
kết nối yêu thương, lan tỏa
niềm tự hào dân tộc, hướng về cộng đồng với rất nhiều hoạt động ý nghĩa. Các hoạt
động thiện nguyện đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng, một phần khơng thể tách
rời trong mọi hoạt động tại DN. Những giá trị nhân văn, nét đẹp văn hóa đã giúp
VietJet hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững được dày công ấp ủ, xây dựng và
phát triển. Với vị thế của một DN tư nhân đi đầu, VietJet khơng chỉ góp phần phát
triển kinh tế mà cịn gắn mình với sứ mệnh san sẻ yêu thương, mang đến những giá trị
mới tốt đẹp cho xã hội.


PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP GỢI Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CÓ THỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH COVID-19

1. Cơ hội và thách thức của VietJet trong bối cảnh COVID-19
1.1. Cơ hội của hãng hàng không Vietjet trước và sau khi COVID-19 xảy ra
Du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng ngoạn mục với mức trung bình trên
20%/năm, năm 2019 Việt Nam đón lượng khách quốc tế cao kỷ lục từ trước tới nay là
hơn 18 triệu lượt khách và đang đặt mục tiêu tiếp đón cao hơn trong những năm tới.
VietJet một lần nữa tạo được lòng tin cho khách hàng và thu hút ngày càng
nhiều khách hàng hơn nhờ danh hiệu "Hãng hàng không chi phí thấp của năm tại khu
vực châu Á-Thái Bình Dương” do Trung tâm hàng khơng châu Á-Thái Bình Dương
(CAPA) trao tặng. Vì vậy, đại bộ phận người dân có thu nhập từ trung bình đến cao
đều có thể lựa chọn VietJet để thoả mãn cho nhu cầu của mình.
Trong bối cảnh dịch bệnh, hãng vẫn có thể huy động tiền mặt khi cần thiết nhờ
dòng vốn tiền mặt từ các quyết định đầu tư tài chính sáng suốt.
Việc đưa vào vận hành cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã mang lại cơ hội
cho hãng có thêm nhiều lựa chọn để khai thác thêm nhiều đường bay, để thiết kế nhiều
tour du lịch mới đến Quảng Ninh.
Việt Nam cam kết mở cửa dịch vụ hãng hàng không trong EVFTA(7) với một
số dịch vụ như cung cấp qua biên giới và tiêu dùng hàng nước ngoài cũng một phần
mang lại cơ hội cho hãng hàng không phát triển hơn.
1.2. Thách thức của hãng hàng không Vietjet trong bối cảnh COVID-19
Hàng loạt chuyến bay bị cắt giảm, máy bay "đắp chiếu", hành khách vắng
bóng, cảng hàng khơng ngưng trệ, các hãng hàng không liên tiếp thông báo lỗ... cho
thấy ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh tới hoạt động kinh doanh của ngành này.
Tăng trưởng nội địa chậm lại vì nền kinh tế suy giảm, người dân khơng có nhu
cầu đi lại mà chỉ có những chuyến bay vận chuyển cung cấp hàng tiêu dùng làm giảm
sút sự phát triển của hãng.
Cạnh tranh giữa các hãng ngày càng gay gắt hơn khi các hãng đều đẩy mạnh
các biện pháp tối ưu nhất để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngày 24/09/2021, Cục Hàng không Việt Nam đưa thông tin về cơ sở áp sàn
giá vé máy bay trong thời gian ngắn gây ra thách thức cho hãng, cụ thể là Vietjet cho
rằng chính sách quy định mức giá tối thiểu sẽ tác động tiêu cực mạnh mẽ đến các

tầng lớp


người dân trong xã hội, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, làm mất đi lợi thế cạnh tranh và
động lực phát triển của ngành hàng không.
2. Một số biện pháp cho hãng hàng khơng Vietjet có thể tồn tại và phát triển
trong đại dịch COVID-19
Từ những cơ hội và thách thức, ta nhận thấy cần có những biện pháp (ngắn
hạn và dài hạn) giúp cho hãng hàng không để có thể tồn tại và phát triển trong đại dịch
COVID-19.
Trước hết, hãng cần tiếp tục đưa ra những phương án về đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực ở ngành hàng không. Hiện nay, công tác đào tạo nhân lực hàng không
ở Việt Nam mới được đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng, bồi dưỡng ngắn hạn và
huấn luyện thực hành. Còn việc đào tạo bậc sau đại học các chun ngành hàng khơng
chưa có cở sở đào tạo nào ở Việt Nam thực hiện được trừ Học Viện Hàng không. Hãng
cần liên kết với các cơ sở đào tạo để tạo cơ hội gắn kết lý thuyết với thực hành cho
sinh viên, đào tạo thích hợp với nhu cầu xã hội. Đầu tư cho cơ sở vật chất và phát triển
đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo để giúp sinh viên có điều kiện học tập tốt
hơn. Tập trung vào huấn luyện nghiệp vụ, nghề nghiệp và công việc theo đặc thù công
nghệ và tiêu chuẩn của hãng. Xây dựng thêm các trung tâm đào tạo của riêng hãng
nhưng vẫn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Hãng nên chuyển sang sử dụng các nguồn nhiên liệu, nguyên liệu tái tạo, thân
thiện với môi trường để giảm lượng khí thải độc hại ra ngồi khơng khí. Bởi đa số hành
khách bây giờ đều quan tâm đến việc ô nhiễm môi trường sống cũng như sức khỏe của
chính họ nên họ sẽ chọn những dịch vụ an tồn, sạch sẽ, đáp ứng đủ tiêu chí của mình.
Khơng chỉ đầu tư về “trên khơng”, hãng cũng cần phải tiếp tục nâng cấp các
công nghệ tiên tiến vào các quá trình dịch vụ mặt đất, phục vụ khách hàng để có sự
cạnh tranh cơng bằng với các công ty phục vụ mặt đất khác như nâng cấp các dịch vụ
bán vé máy bay online, cho phép hành khách đặt trước các suất ăn ở những chuyến
bay ngắn hay giảm giá các suất ăn cũng như dịch vụ trên mỗi chuyến bay.

Bên cạnh việc nâng cấp dịch vụ mặt đất, hãng có thể tiếp tục hoạt động cung
cấp hàng tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử như trong tầm nhìn mà hãng đề ra
nhằm bù cho việc không thể thực hiện các chuyến bay thương mại trong thời buổi dịch
bệnh. Nhờ có các nguồn hỗ trợ của Cục Hàng khơng, hãng có thể chuyển đổi, tái cơ
cấu thị trường, chuyển từ vận chuyển hành khách sang vận chuyển hàng hóa. Hãng
có thể


tiếp tục thực hiện thêm các chuyến bay vận chuyển hàng hóa thiết yếu cũng như trang
thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu phát sinh trong mùa dịch.
Để có thể phát triển hơn sau đại dịch, trước hết hãng cần đầu tư mua thêm các
máy bay với tiêu chí hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu để phục vụ những chuyến bay cao
cấp cũng như để bù đắp vào những chuyến bay bị chậm trễ do tình hình thời tiết hay
các yếu tố khác. Bởi việc tiếp ứng các trang thiết bị và hàng hoá thiết yếu đã giúp cho
hãng khơng bị lỗ mà cịn góp phần tăng thêm doanh thu ngay trong dịch đang diễn ra
và gây thiệt hại cho tồn bộ ngành hàng khơng. Khơng chỉ vậy, hãng cũng nên tiếp tục
mở rộng các đường bay, khai thác thêm các đường bay mới để phù hợp với nhu cầu
của khách hàng.
Nhờ vào việc chuyển sang vận chuyển hàng hóa, hãng có thể cho các doanh
nghiệp uy tín thuê máy bay và nhân lực đi thiện nguyện, chống dịch, vừa giúp hãng có
thêm chi phí, vừa giúp nhân viên khơng bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. Dựa vào chi
phí phát sinh đó, hãng có thể trích ra một phần quyên góp cho nhà nước 1 khoản tiền
nhất định để thực hiện các chính sách chống dịch như tiêm vaccine đủ hai mũi để có
thể giúp đất nước trong thời buổi khó khăn.
Về đầu tư phát triển thương hiệu, hãng có thể liên hệ với cơng ty nước ngoài
để quảng bá, thúc đẩy du lịch thương mại với bạn bè quốc tế sau dịch bằng các chiến
lược như bán trước các gói du lịch Việt Nam cho khách nước ngồi để kích cầu du
lịch. Bên cạnh đó, đội ngũ marketing cũng có thể thường xuyên đăng bài truyền thơng
về những gói du lịch mà hãng phát triển cũng như hoạt động thiện nguyện của hãng.
Hãng nên tiếp tục đầu tư vào các dự án cộng đồng như hỗ trợ các tổ chức từ thiện,

chống dịch, giúp đỡ những người gặp khó khăn, đầu tư vào các chương trình mang lại
niềm vui và hạnh phúc cho người già và trẻ nhỏ trong các trại mồ côi và viện dưỡng
lão. Từ những hoạt động này sẽ giúp cho hình ảnh của hãng được lan rộng hơn, thu hút
nhiều người biết đến.


KẾT LUẬN
Đại dịch COVID-19 đã và đang có tác động mạnh đến Việt Nam và các quốc
gia trên thế giới. Trong tình hình biến động ấy, cơ hội đem lại lợi nhuận và tác nhân
gây rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam ln xuất hiện và địi hỏi doanh nghiệp phải
đưa ra quyết định phù hợp với hoạt động kinh doanh. Việc nắm bắt được các kiến thức
lý thuyết cơ bản về tài chính doanh nghiệp đã giúp chúng em hiểu hơn về hoạt động tài
chính của doanh nghiệp cũng như các quyết định mà doanh nghiệp đưa ra. Công ty Cổ
phần hàng không VietJet đã đưa ra những quyết định tài chính quan trọng bao gồm
quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, quyết định phân phối lợi nhuận. Ứng phó với
đại dịch COVID- 19, quyết định đầu tư của VietJet thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo,
thống nhất khi áp dụng vào thực tiễn bối cảnh hiện tại. Phân tích những chính sách đầu
tư của VietJet, nhìn nhận điểm mạnh và nhận thức sự hạn chế của quyết định đầu tư
trong giai đoạn hiện nay, từ đó nhóm chúng em đưa ra một vài gợi ý để doanh nghiệp
có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Những quyết định đầu tư
của Công ty Cổ phần VietJet sẽ tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phục hồi nhanh
chóng, hồn thành mục tiêu doanh nghiệp đề ra là phát triển bền vững, nâng tầm
thương hiệu, trở thành hãng hàng khơng đa quốc gia, có mạng lưới bay khắp khu vực
và thế giới để cạnh tranh với thị trường hàng không trong nước và nước ngoài.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Tài liệu học tập “ Tài chính- Tiền Tệ”- Khoa Ngân Hàng của Học viện Ngân Hàng
2. 2018, “ Các cam kết trong EVFTA và tác động đến ngành Logistics Việt Nam”,

Vietxnk
/>3. 2019, “ VietJet nhận giải Hãng hàng khơng chi phí thấp 2019 của CAPA”, Báo 24h
/>4. 2019, “ Báo cáo thường niên năm 2019”, Website VietJetair.com
/>pdf
5. 2020, “ Báo cáo tài chính thường niên 2020”, Website VietJetair.com
/>pdf
6. 2020, “ Thư của Tổng Giám đốc”, Website VietJetair.com
/>7. “ Báo cáo kiểm toán”, VietJetair.com
/>8. 2020, “ VietJet tăng cường các nguồn nhân lực vượt qua đại dịch”, Website
VietJetair.com
daidich
9. “ Thông tin hãng hàng không VietJet Air”, Website VietJetair.com
/>10. Đức Quyền- Song Ngọc, 2020,“ VietJet đã bán quyền mua lại cổ phiếu OIL trị giá
500 tỉ đồng”, Báo Vietnambiz
/>11. 2020, “ Quý 3, VietJet tiếp tục là điểm sáng trên bản đồ hàng khơng tồn cầu”,
Website VietJetair.com


/>12. 2020, “ Vận chuyển cả trăm tấn hàng hoá mỗi ngày, cứng rắn thoả thuận với
các nhà cung cấp giảm giá từ 30-70%”, Báo cafef
/>13. 2020, “ Bản tin nhà đầu tư”, Website VietJetair.com
/>14. Hà Mai, 2020, “ VietJet duy trì vị trí đứng đầu vận chuyển nội địa và phát triển
thị trường quốc tế”, Báo Nhân dân
/>15. “ Báo cáo kiểm toán”, Website VietJetair.com
/>16. Lan Chi, 2021, “ Khủng hoảng ngành hàng không trong cơn bão dịch”, Báo Đảng
Cộng Sản
/>17. Quang Tồn, 2021, “ Cục Hàng khơng Việt Nam thông tin về cơ sở áp sàn giá vé
máy bay”, Trang tin tức BNEWS
/>18. Đặng Khôi, 2021, “ VietJet có lợi nhuận nhờ tối ưu chi phí hoạt động và đầu tư
các sản phẩm, dự án mới” , Tin nhanh chứng khoán

/>19. 2021, “ VietJet mua 67% vốn của Swift247– startup giao hàng xuyên quốc gia
được sáng lập bởi con trai tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo”, Báo NDH
/>

20. Thu Hằng, 2021 “ VietJet có lãi hợp nhất quý I nhờ đầu dự án và dịch vụ
hàng không”, Báo NDH
/>21. Bạch Mộc, 2021, “ Ngành hàng không xoay sở trong đại dịch”, Báo cafef
/>

×