BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
-------------------------------
NGUYỄN THỊ HẠNH
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI SAU
ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH
THANH HÓA NĂM 2021
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I
NAM ĐỊNH - 2021
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
-------------------------------
NGUYỄN THỊ HẠNH
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN
ĐỘNG CHO NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI SAU ĐỘT
QUỴ TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH THANH
HÓA NĂM 2021
Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội Người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS.GVC: LÊ XUÂN THẮNG
NAM ĐỊNH - 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới BGH trường đại học Điều Dưỡng
Nam Định, các thầy cơ giáo trong tồn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ths.Lê
Xn Thắng–Giảng viên chính, Trưởng Bộ mơn Vật lý trị liệu và Phục
hồi chức năng, khoa y học lâm sàng Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam
Định - người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện
chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các bác sỹ và điều dưỡng tại Bệnh viện Y học
Cổ truyền Thanh Hóa đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện chuyên đề.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ln giúp
đỡ tơi trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày
tháng
năm 2021
Học viên
Nguyễn Thị Hạnh
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tơi, do chính tơi thực hiện,
tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ cơng trình
nào khác. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Nam Định, ngày
tháng
năm 2021
Học viên
Nguyễn Thị Hạnh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM
ĐOAN……………………………………….…………………………..Error!
Bookmark not defined.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH, ẢNH ....................................... Error! Bookmark not defined.
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ ii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................4
1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................4
1.1. Định nghĩa đột quỵ........................................................................................ 4
1.2. Nguyên nhân ................................................................................................ 4
1.3. Phân loại ...................................................................................................... 5
1.4. Hậu quả của đột quỵ...................................................................................... 6
1.5. Chăm sóc người bệnh đột quỵ ....................................................................... 6
1.6. Phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ ........................................... 12
1.6.1. Định nghĩa ............................................................................................... 12
1.6.2. Mục đích của phục hồi chức năng sau đột quỵ não ..................................... 13
1.6.3. Nguyên tắc phục hồi chức năng sau đột quỵ não ........................................ 13
1.6.4. Quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ não .......................................... 14
2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................22
2.1. Tình hình đột quỵ trên Thế giới và Việt Nam ............................................... 22
2.2. Tình hình di chứng và tàn tật do đột quỵ ...................................................... 23
2.3. Thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh liệt nửa người
sau đột quỵ…………………………………………………. ................................ 24
2.3.1. Thế giới................................................................................................... 24
2.3.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG
CHO NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI SAU ĐỘT QUỴ...................................26
2.1. Thực trạng công tác phục hồi chức năng vận động cho người bệnh liệt nửa người
sau đột quỵ tại Thanh Hóa ....................................................................................26
2.2. Thực trạng cơng tác phục hồi chức năng vận động cho người bệnh liệt nửa người
sau đột quỵ tại bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2021. ....................27
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN ........................................................................................37
3.1. Ưu điểm:.............................................................................................................37
3.2. Tồn tại: ...............................................................................................................37
3.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 38
3.4. Đề xuất giải pháp: ..............................................................................................39
3.4.1. Đối với bệnh viện và cán bộ y tế ............................................................... 39
3.4.2. Đối với người bệnh .................................................................................. 40
KẾT LUẬN ...............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
BHYT
Bảo hiểm y tế
CBYT
Cán bộ y tế
PHCN:
Phục hồi chức năng
TBMMN
Tai biến mạch máu não
THA
Tăng huyết áp
WHO
World Health Organization/Tổ chức y tế thế giới
ii
DANH MỤC HÌNH, ẢNH
Hình 1.1. Các dạng đột quỵ............................................................................... 5
Hình 1.2. Nằm ngửa ................................................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 1.3. Nằm nghiêng sang bên liệt .............. Error! Bookmark not defined.
Hình 1.4. Nằm nghiêng sang bên lành ............................................................ 15
Hình 1.5. Lăn sang bên liệt ............................................................................. 15
Hình 1.6. Lăn sang bên lành............................................................................ 15
Hình 1.7. Lăn sang bên lành............................................................................ 16
Hình 1.8. Di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại ............................... 16
Hình 1.9. Di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại ............................... 16
Hình 1.010. Di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại ........................... 17
Hình 1.11. Nâng hơng lên khỏi mặt giường.................................................... 19
Hình 1.12. Cài hai tay đưa lên phía đầu .......................................................... 20
Hình 2.1. Nhân viên y tế đi buồng…………………………………………...28
Hình 2.2. Ơng Hồng Văn B được hướng dẫn tập bước lên bậc…………….29
Hình 2.3. Mẫu co cứng……………………………………………………….31
Hình 2.4;2.5. Ơng Nguyễn Văn A đang phục hồi vận động khớp khuỷu tay..32
Hình 2.6. Bà Bùi Thị B đang được phục hồi vận động khớp gối, khớp háng..34
Hình 2.7. Bệnh nhân đang được điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại….35
Hình 2.8. Phịng Phục hồi chức năng của bệnh viện…………………………36
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não luôn là vấn đề y học nói chung và y học phục hồi chức năng
quan tâm. Đây là bệnh lý mạch máu phổ biến nhất hiện nay có tỷ lệ tử vong đứng
thứ ba sau các bệnh tim mạch và ung thư. [23].
Bệnh nhân đột quỵ não được cứu sống ngày càng nhiều, nhưng tỷ lệ di
chứng tàn tật do đột quỵ vẫn còn cao[14], [15], [16].Người bị đột quỵ thường được
cấp cứu và điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện từ một, hai tuần cho đến một,
hai tháng, khi trở lại cộng đồng người bệnh vẫn cần được tiếp tục tập luyện phục
hồi chức năng.
Trên thế giới hiện có khoảng 30,9 triệu người mắc bệnh đột quỵ, các trường
hợp tử vong trên 4 triệu người một năm [23]. Ở Hoa Kỳ, cứ 100.000 dân thì có
794 người bị đột quỵ, cịn ở Pháp, trong 1000 dân có 60 người đột quỵ. Qua khảo
sát thực tế và đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ
và trung niên cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột
quỵ. Hiện con số thống kê cho nhóm đối tượng này khoảng 83.000 người/ năm
[3].
Hiện nay, tỷ lệ người bệnh đột quỵ của nước ta đang ngày càng gia tăng do
nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh huyết áp, đái tháo đường, các bệnh van
tim, béo phì [3]. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2019 đột quỵ là
nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam chiếm 21,7% với tỷ lệ tử vong hàng
năm là 200.000 người [1].
Trên thế giới đột quỵ là nguyên nhân gây ra khuyết tật trầm trọng thường
gặp nhất ở người lớn. Trên toàn cầu, chỉ có 15-30% người bệnh sống sót sau đột
quỵ độc lập về chức năng và khoảng 40-50% độc lập một phần [15]. Sự hồi phục
sau đột quỵ phụ thuộc vào can thiệp y học, sự hồi phục tự nhiên, PHCN và các
dịch vụ xã hội. Quá trình hồi phục của mỗi người bệnh khác nhau, tùy theo từng
trường hợp mỗi người bệnh cần nhận được dịch vụ PHCN khác nhau. Một số
2
người bệnh đột quỵ hồi phục tự phát một phần, nhưng phần lớn cần được PHCN
để hồi phục. Đột quỵ để lại di chứng liệt thường kéo dài nếu không phục hồi sớm
sẽ dẫn tới hậu quả teo cơ, cứng khớp, viêm phổi, loét do nằm lâu v.v…ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tâm lý sinh hoạt của người bệnh cũng như gánh nặng cho gia
đình và xã hội. Do đó việc chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh
liệt nửa người sau đột quỵ đóng vai trị rất quan trọng, việc chăm sóc đúng cách
giúp người bệnh sớm hòa nhập cộng đồng và hạn chế được nhiều biến chứng nguy
hiểm.
Mặc dù đã có những tiến bộ trong chẩn đốn, điều trị, chăm sóc ban đầu
trong thời gian gần đây, nhưng kiến thức về đột quỵ não trong người dân cịn hạn
chế. Do vậy chăm sóc người bệnh liệt nửa người sau đột quỵ não góp phần quan
trọng làm gia tăng khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và góp phần cải
tiến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trong những năm qua bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa đã khám và
điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho rất nhiều người bệnh liệt nửa người sau
đột quỵ (năm 2019 là 216 trường hợp, năm 2020 là 315 trường hợp) nhưng chưa có
tác giả nào nghiên cứu về thực trạng công tác phục hồi chức năng vận động cho người
bệnh liệt nửa người sau đột quỵ.
Xuất phát từ thực tiễn vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực
trạng công tác phục hồi chức năng vận động cho người bệnh liệt nửa người
sau đột quỵ tại Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Thanh Hóa năm 2021”, với
hai mục tiêu sau:
3
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng công tác phục hồi chức năng vận động cho người bệnh liệt
nửa người sau đột quỵ tại Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Thanh Hoá năm 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng phục hồi chức năng vận động
cho người bệnh liệt nửa người sau đột quỵ tại Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Thanh
Hóa.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Định nghĩa đột quỵ
Đột quỵ là một bệnh lý mạch máu và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
định nghĩa là một hội chứng lâm sàng bao gồm "các dấu hiệu lâm sàng của rối
loạn chức năng não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ
hoặc dẫn đến tử vong, không xác định nguyên nhân nào khác ngoài căn nguyên
mạch máu". [1].
1.2. Ngun nhân [19]
1.2.1. Nhóm các yếu tố khơng thể tác động thay đổi được
Tuổi cao, giới tính nam, chủng tộc, yếu tố gia đình hoặc di truyền...
Các đặc điểm của các yếu tố nguy cơ nhóm này như sau:
Giới: nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi (tỷ lệ nam/nữ là
2,2/1).
Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc đột quỵ cao nhất sau đó đến người da
vàng và cuối cùng là người da trắng.
Khu vực địa lý: Cư dân Châu Á mắc bệnh nhiều hơn Đông Âu, tỷ lệ mắc
bệnh thấp hơn cả là ở các cư dân Tây Âu và Bắc Mỹ. Dân thành phố mắc
bệnh nhiều hơn nông thôn.
Lứa tuổi: Người già mắc bệnh nhiều nhất sau đó đến tuổi trung niên và giảm
dần ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cuối cùng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em là thấp
nhất.
1.2.2. Nhóm các yếu tố có thể tác động thay đổi được
Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng Cholesterol máu, thuốc lá, Migraine,
thuốc tránh thai, béo phì, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, ít vận động...
5
Các nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ là tuổi cao, vữa xơ động mạch não,
cao huyết áp; sau đó, là nguyên nhân từ tim (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hẹp
van hai lá, rối loạn nhịp tim), các bệnh gây rối loạn đông máu và một số bệnh nội
ngoại khoa khác.
1.3. Phân loại [19]
Có 2 dạng đột quỵ thường gặp hiện nay:
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: bệnh thường gặp sau một cơn đau hoặc cục
máu đơng có thể hình thành trong các mạch máu của não hoặc trong mạch máu
dẫn đến não hay trong các mạch máu ở những nơi khác của cơ thể đi đến não;
những cục máu đông chặn lưu lượng máu đến các tế bào của não, dạng này chiếm
tỷ lệ cao trên 80% các ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Đột quỵ do xuất huyết não: xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là
máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng
này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng
mạch máu não bẩm sinh, do rối loạn đông máu hoặc người bệnh đang điều trị bằng
thuốc chống đơng.
Hình 1.1. Các dạng đột quỵ
6
Tùy thuộc vào sự tổn thương của mạch máu não, có thể do sự tắc nghẽn mạch
máu não làm ngưng trệ dịng máu lên ni não phía sau chỗ tắc, hoặc do sự vỡ
mạch máu trong não làm cho máu trong lịng mạch thốt ra bên ngồi tràn vào
trong mơ não gây phá hủy và chèn ép mô não. Hậu quả là phần não có liên quan
bị tổn thương khơng thể hoạt động được dẫn đến phần cơ thể vùng não đó chỉ huy
cũng khơng thể hoạt động được. Khơng giống như nhiều bộ phận khác trong cơ
thể, tế bào não không được dự trữ năng lượng cho những trạng thái khẩn cấp, mà
phụ thuộc hoàn toàn vào sự cấp máu liên tục tới não. Do vậy sự gián đoạn cung
cấp máu tới tổ chức não càng kéo dài thì tổn thương não càng nhiều và tình trạng
người bệnh càng trầm trọng.
Khi đột quỵ xảy ra, chết tế bào não đầu tiên xảy ra ở vùng lõi (core) và tiếp
tục lan rộng theo thời gian ra vùng lân cận còn gọi là vùng tranh tối tranh sáng
(penumbra) được coi là vùng có thể cứu vãn được vì tổn thương có thể đảo ngược
được nếu được cung cấp máu nhanh chóng trở lại.
1.4. Hậu quả của đột quỵ
Đột quỵ là bệnh lý nặng nề, diễn biến phức tạp. Ngoài việc gây nên tỷ lệ tử
vong cao, nếu sống sót cũng để lại nhiều di chứng, khiếm khuyết, giảm chức năng
và tàn tật, ảnh hưởng lớn cho xã hội, gia đình và chính bản thân người bệnh. Theo
tổ chức y tế thế giới, có từ 1/3 đến 2/3 người bệnh sống sót sau đột quỵ mang tàn
tật vĩnh viễn. Người bệnh đột quỵ thuộc loại đa tàn tật vì ngồi khả năng giảm vận
động, người bệnh còn nhiều di chứng khác kèm theo như rối loạn giao tiếp ngôn
ngữ, rối loạn cảm giác [24].
1.5. Chăm sóc người bệnh đột quỵ [13]
1.5.1. Nhận định tình hình
Người bệnh bị đột quỵ thường là một bệnh cấp tính, diễn biến kéo dài, có thể
ngày càng nặng dần tuỳ theo nguyên nhân và mức độ tổn thương, nhiều biến chứng
rất nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng người bệnh nếu chúng ta khơng điều trị và
7
chăm sóc chu đáo. Vì vậy, người điều dưỡng khi tiếp xúc với người bệnh cần phải
nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm.
Hỏi bệnh:
Trạng thái tinh thần của người bệnh: lo lắng, sợ hãi...
Có biết bị tăng huyết áp khơng và thời gian bị tăng huyết áp?
Có đi lại được không?
Thuốc và cách điều trị tăng huyết áp như thế nào?
Các bệnh tim mạch đã mắc?
Đã bao giờ bị liệt hay bị yếu tay chân chưa?
Có hay nhức đầu, mất ngủ hay nhìn có bị mờ khơng?
Gần đây nhất có dùng thuốc gì khơng?
Có buồn nơn, nơn và rối loạn tiêu hố khơng?
Khả năng nói của người bệnh?
Có bị bệnh thận trước đây khơng?
Có hay bị sang chấn gì khơng?
Tình trạng đi tiểu: số lượng và màu sắc?
Đánh giá bằng quan sát:
Tình trạng tinh thần của người bệnh: mệt mỏi, tỉnh táo hay hôn mê.
Quan sát vận động tay chân của người bệnh.
Quan sát các tổn thương trên da.
Tình trạng miệng và mặt có bị méo khơng?
Tuổi trẻ hay lớn tuổi?
Tự đi lại được hay phải giúp đỡ?
Người bệnh mập hay gầy?
Có bị phù khơng?
Tình trạng đại và tiểu tiện của người bệnh.
Các dấu hiệu khác.
8
Thăm khám người bệnh:
Quan trọng là đo dấu hiệu sống, trong đó huyết áp là dấu hiệu quan trọng nhất.
Phải chú ý đến cả huyết áp tối đa và tối thiểu.
Khám các dấu hiệu thần kinh khu trú.
Khám dấu cơ lực và trương lực của người bệnh. Khám mắt và các thương tổn
khác.
Ngoài ra cần chú ý các dấu chứng khác như: tình trạng tim mạch, các dấu hiệu
ngoại biên, số lượng nước tiểu, tình trạng phù.
Tham khảo hồ sơ bệnh án
Kiểm tra các xét nghiệm, các thuốc và cách sử dụng các thuốc nếu có.
Thu thập thơng tin qua gia đình, hồ sơ bệnh án.
1.5.2. Chẩn đốn điều dưỡng
Một số chẩn đốn điều dưỡng có thể gặp ở người bệnh bị đột quỵ:
Nhức đầu do tăng huyết áp.
Mất khả năng vận động do liệt.
Khả năng giao tiếp bằng lời giảm do đột quỵ.
Nguy cơ loét ép do chăm sóc không tốt.
Nguy cơ nhiễm trùng hô hấp do nằm lâu.
1.5.3. Lập kế hoạch chăm sóc
Qua khai thác các dấu chứng trên giúp cho người điều dưỡng có được các
chẩn đốn điều dưỡng. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các
dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của người bệnh, từ đó lập ra kế hoạch chăm
sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng người bệnh, đề
xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau
tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Chăm sóc cơ bản:
Để người bệnh nghỉ ngơi, nằm ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng về một bên.
9
Giải thích cho người bệnh và gia đình về tình trạng bệnh tật.
Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Hướng dẫn gia đình tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc, biểu hiện bất thường.
Thực hiện các y lệnh:
Cho người bệnh uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.
Làm các xét nghiệm cơ bản.
Theo dõi:
Tình trạng đột quỵ: tinh thần, vận động...
Theo dõi các nguyên nhân gây đột quỵ.
Theo dõi một số xét nghiệm như: bilan lipid máu, điện tim, siêu âm, soi đáy mắt.
Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
Theo dõi các biến chứng.
Giáo dục sức khoẻ:
Người bệnh và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây
đột quỵ cũng như cách phát hiện các hiệu dấu đột quỵ, cách phòng, điều trị và theo
dõi người bệnh đột quỵ.
1.5.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Đặc điểm của người bệnh đột quỵ não là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng
dần. Bệnh để lại di chứng rất nặng nề nếu không được điều trị và chăm sóc một
cách đúng đắn. Người bệnh có thể tử vong do những biến chứng của bệnh, hoặc
do tai biến điều trị.
Thực hiện chăm sóc cơ bản:
Đặt người bệnh nằm nghỉ ngơi đầu cao và nghiêng về một bên.
Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng q độ.
Vận động và xoa bóp tay chân.
Thay đổi tư thế mỗi 2 giờ /lần.
10
Động viên, trấn an người bệnh để người bệnh an tâm điều trị.
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp. Tuỳ theo từng
trường hợp cụ thể để theo dõi có thể từ 15 phút cho đến 2 giờ đo một lần.
Hút đờm dãi khi có ứ đọng đờm dãi.
Ln giữ ấm cơ thể người bệnh.
Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối dưới 5g/ngày, hạn chế mỡ,
các chất béo động vật, kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc. Đặt sonde dạ dày ni dưỡng
nếu người bệnh khơng có khả năng nuốt.
Tránh các yếu tố kích thích cho người bệnh.
Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn,
phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho người bệnh. áo quần,
vải trải giường và các vật dụng khác phải ln được sạch sẽ.
Chăm sóc chống lt bằng đệm hơi hoặc đệm nước, xoay trở người mỗi 2 giờ kèm
xoa bóp, tránh viêm phổi (ứ đọng đờm dễ gây viêm phổi) bằng vỗ rung ngực.
Chống nhiễm trùng hô hấp hoặc đường tiểu do xông tiểu.
Thực hiện các y lệnh:
Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc, như: các thuốc tiêm,
thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo bác sĩ biết.
Thực hiện các xét nghiệm: công thức máu, đường máu, ure và creatinin máu, điện
tim, protein niệu, soi đáy mắt và chụp X quang tim phổi.
Theo dõi:
Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở phải được theo dõi kỹ.
Theo dõi tình trạng liệt.
Theo dõi tình trạng thơng khí.
Theo dõi tình trạng loét ép do nằm lâu.
Tình trạng tổn thương mắt, thận và tim mạch.
11
Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra, đặc biệt chú ý các
thuốc có thể gây hạ huyết áp mạnh.
Các di chứng của đột quỵ.
Giáo dục sức khoẻ:
Người bệnh và gia đình cần phải biết nguyên nhân, yếu tố thuận lợi gây đột
quỵ cũng như cách phát hiện các dấu hiệu khi bị đột quỵ, biện pháp phịng, chăm
sóc và theo dõi người bệnh đột quỵ.
Phịng bệnh
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ, song đáng chú ý nhất là tăng huyết áp và xơ vữa động
mạch, rất thường gặp ở lứa tuổi từ 50 trở lên, nên có thơng tin rộng rãi để các đối
tượng trên theo dõi huyết áp đều đặn và áp dụng các biện pháp phòng tăng huyết
áp như tránh ăn mặn, hạn chế những căng thẳng về mặt tinh thần, tránh ăn nhiều
gây mập phì, tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, tránh gió lùa,
mặc ấm khi thay đổi thời tiết, nhất là từ nóng chuyển sang lạnh, đang nằm trong
chăn ấm tránh ra lạnh đột ngột.
Ngoài ra cần phòng thấp tim một cách hiệu quả như tránh ở nơi ẩm thấp, giữ ấm
khi trời lạnh để tránh viêm họng, khi bị thấp tim phải được theo dõi và điều trị
đúng để tránh tổn thương van tim.
Phòng bệnh cấp 1:
Khi có yếu tố nguy cơ phải điều trị để tránh xảy ra tai biến như: theo dõi và điều
trị tăng huyết áp, chống ngưng tập tiểu cầu bằng aspirin 150-300 mg/ngày hay
disgren 300 mg /ngày khi có xơ vữa động mạch, điều trị hẹp hai lá bằng chống
đơng khi có rung nhĩ hay nong van hoặc thay van.
Phòng bệnh cấp 2:
Khi đã xảy ra tai biến nhất là tai biến thống qua phải tìm các yếu tố nguy cơ
trên để can thiệp tránh xảy ra tai biến hình thành. Nếu đã xảy ra tai biến hình thành
thì tránh tái phát bằng cách điều trị các bệnh nguyên cụ thể cho từng cá thể.
12
Phịng bệnh cấp 3:
Thay đổi tư thế kèm xoa bóp mỗi 1 - 2 giờ hay nằm đệm nước để tránh loét.
Vận động tay chân để tránh cứng khớp. Kết hợp với khoa phục hồi chức năng hay
khoa y học dân tộc để luyện tập, châm cứu cho người bệnh đồng thời hướng dẫn
cho thân nhân tập luyện tại nhà.
1.5.5. Đánh giá q trình chăm sóc
Tình trạng người bệnh sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm
sóc so với lúc ban đầu của người bệnh để đánh giá tình hình bệnh tật:
Đánh giá cơng tác chăm sóc và thực hiện các y lệnh đối với người bệnh.
Đánh giá tình trạng liệt có cải thiện khơng.
Đánh giá tình trạng ý thức.
Đánh giá tình trạng huyết áp.
Đánh giá các di chứng của đột quỵ.
Đánh giá về tinh thần, vận động.
Đánh giá tình trạng thơng khí.
Đánh giá cách giải quyết các nguyên nhân.
Đánh giá các biến chứng.
Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng được
với u cầu của người bệnh khơng, nhất là vận động.
Những vấn đề sai sót hoặc thiếu hay các nhu cầu phát sinh mới cần bổ sung vào
kế hoạch chăm sóc để thực hiện trên người bệnh.
1.6. Phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ
1.6.1. Định nghĩa
Phục hồi chức năng là chuyên ngành áp dụng các biện pháp Y học, kỹ thuật
phục hồi, giáo dục học, xã hội học....nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện
được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm chức
13
năng gây nên giúp cho người tàn tật có thể sống độc lập tối đa, tái hịa nhập xã
hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội [23].
Phục hồi chức năng là "một nhóm các biện pháp hỗ trợ những người khuyết
tật hoặc có nguy cơ khuyết tật [do khiếm khuyết, bất kể xảy ra khi nào (bẩm sinh,
sớm hay muộn)] nhằm đạt được và duy trì hoạt động chức năng tối ưu trong mối
tương tác với môi trường của họ" "Các biện pháp phục hồi chức năng nhắm vào
các cấu trúc và chức năng của cơ thể, các hoạt động và sự tham gia, các yếu tố cá
nhân và các yếu tố môi trường" [23]
Các hoạt động chính của chăm sóc PHCN bao gồm:
- Sàng lọc và lượng giá đa ngành
- Xác định các khó khăn về chức năng và đo lường các khó khăn đó
- Lập kế hoạch điều trị thơng qua thiết lập mục tiêu
- Cung cấp các biện pháp can thiệp có thể cải thiện người bệnh hoặc hỗ trợ
người bệnh ứng phó với thay đổi kéo dài
- Đánh giá hiệu quả của can thiệp
- Báo cáo
1.6.2. Mục đích của phục hồi chức năng sau đột quỵ não
- Giúp người bệnh tự mình di chuyển và đi từ nơi này đến nơi khác,
- Giúp người bệnh tự làm được những công việc trong đời sống và sinh hoạt
hàng ngày.
- Giúp người bệnh thích nghi với những di chứng cịn lại.
- Giúp người bệnh trở lại với nghề cũ hoặc có nghề mới thích hợp với hồn
cảnh hiện tại của họ.
1.6.3. Nguyên tắc phục hồi chức năng sau đột quỵ não
- PHCN nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau đột quỵ, khi tình trạng tồn thân
cho phép.
14
- Tập vận động phải cân xứng 2 bên, không sử dụng vận động bên lành bù trừ
hoặc thay thế cho bên liệt.
- Điều chỉnh trương lực cơ trở lại bình thường hoặc gần bình thường bằng kỹ
thuật kích thích hay ức chế.
- Sử dụng các kỹ thuật tạo thuận lợi trong tập luyện giúp người bệnh cảm nhận
vận động bình thường.
- Sử dụng các bài tập liên quan, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt thường ngày
của người bệnh.
- Phát huy tính tích cực, chủ động của người bệnh và gia đình trong tập luyện,
hướng dẫn người bệnh và gia đình để họ có thể thực hiện các bài tập vận động.
Sau khi ra viện người bệnh cần tiếp tục tập luyện tại nhà với sự giúp đỡ của người
thân trong gia đình.
1.6.4. Quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ não [12]
Việc phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến
triển của bệnh. Ở giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng,
phục hồi chức năng cũng đồng thời phải tiến hành ngay. Nội dung các hoạt động
này bao gồm: giữ tư thế tốt và đúng để tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tập
luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ, giúp người bệnh độc lập tối đa trong
sinh hoạt hàng ngày nhờ dụng cụ trợ giúp.
* Đặt tư thế người đột quỵ
Người bệnh cần được đặt ở tư thế đúng để giảm bớt mẫu co cứng, đề phịng
biến dạng khớp. Có các tư thế đặt người bệnh sau:
15
Nằm ngửa
Vai và hông bên liệt được kê gối mềm,
khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vng
góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập
bàn chân về phía lịng bàn chân
Hình 1.2. Nằm ngửa
Nằm nghiêng sang bên liệt
Vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vng
góc với thân, thân mình nửa ngửa, chân liệt
duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía
lưng. Chân lành gập ở háng và gối.
Hình 1.3. Nằm nghiêng sang
bên liệt
16
Nằm nghiêng sang bên lành
Vai và cánh tay bên lành để tự do. Chân
lành để duỗi, thân mình vng góc với mặt
giường. Tay liệt có gối đỡ để vng góc
với thân. Chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập
háng và gối.
Hình 1.4. Nằm nghiêng sang
bên lành
* Cách lăn trở người bị đột quỵ
Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở, nếu khó khăn trong giai đoạn đầu
người nhà có thể hỗ trợ người bệnh lăn trở, cách hỗ trợ như sau:
17
Lăn sang bên liệt
Nâng tay và chân lành lên. Đưa chân
và tay lành về phía bên liệt. Xoay thân
mình sang bên liệt.
Hình 1.5. Lăn sang bên liệt
Lăn sang bên lành:
Cài tay lành vào tay liệt. Giúp người
bệnh, gập gối và háng bên liệt. Dùng
tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành.
Đẩy hơng người bệnh xoay sang bên
lành.
Hình 1.6. Lăn sang bên lành
Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa:
Người nhà ngồi bên cạnh người
bệnh. Người bệnh bám hai tay vào cánh
tay của người thân. Một tay người nhà
quàng và đỡ vai người bệnh. Đỡ người
bệnh ngồi dậy từ từ.
Hình 1.7. Ngồi dậy từ tư thế
nằm ngửa